Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP CẤU TRÚC THỜI GIAN TÍN HIỆU NHIỄU<br />
RA ĐA MIMO THEO ĐẶC TÍNH GIẢN ĐỒ HƯỚNG BIẾT TRƯỚC<br />
CỦA ANTEN MẠNG PHA<br />
Võ Văn Phúc*, Lê Ngọc Uyên, Lê Nguyễn Hải, Cao Văn Vũ<br />
Tóm tắt: Phương pháp tổng hợp các tín hiệu MIMO (Multiple Input<br />
Multiple Output) ra đa theo giản đồ hướng cho trước trên cơ sở giải hệ phương<br />
trình tuyến tính bằng phương pháp QR-phân tích. Đồng thời phân tích so sánh<br />
đánh giá với các phương pháp khác.<br />
Từ khóa: MIMO (nhiều đầu vào – nhiều đầu ra), Hệ thống ra đa, Tín hiệu trực giao, Tổng hợp giản đồ hướng.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng ra đa với mạng anten thích nghi nhiều chấn tử<br />
được điều khiển bởi pha (AR). Ưu điểm của ra đa với mạng anten dạng này (Anten mạng<br />
pha) có độ tin cậy cao, hệ thống đường truyền gọn nhẹ, chế độ làm việc linh hoạt hơn.<br />
Nhược điểm - chi phí cao, tỷ lệ thuận với số lượng phần tử thu phát (module). Để giảm số<br />
lượng các mô đun anten hoạt động, tương ứng giá thành mạng anten (AR), trong khi vẫn<br />
duy trì số lượng các kênh thu, cách tốt nhất chuyển đổi sang MIMO (Multiple Input<br />
Multiple Output) ra đa. Trong MIMO ra đa có M các phần tử anten phát khác nhau, phát<br />
xạ M tín hiệu trực giao, còn N phần tử thu cho phép nhận đồng thời các tín hiệu này.<br />
Một trong những lợi thế của MIMO ra đa sau khi phân tích ưu và nhược điểm với ra đa<br />
mạng pha là khả năng thích nghi thay đổi dạng giản đồ hướng hệ thống anten (GĐH). Lợi<br />
thế này, làm giảm khả năng tác động nhiễu tích cực trên búp sóng chính, đồng thời điều<br />
chỉnh phản xạ ký sinh (nhiễu thụ động) [1,2].<br />
Có hai phương pháp để giải bài toán tổng hợp giản đồ hướng của hệ thống anten:<br />
Phương pháp thứ nhất có các chức năng sau:<br />
Đối với các tín hiệu trực giao lẫn nhau, ma trận tương quan tiêu chuẩn R (ma trận đơn vị<br />
đầy đủ), có độ rộng giản đồ hướng cực đại, bằng giản đồ hướng của một phần tử phát xạ.<br />
Đối với các tín hiệu kết hợp (như đối với mạng pha thông thường), ma trận R bao gồm<br />
một ma trận (bậc một), có giản đồ hướng hẹp tương ứng.<br />
Trong trường hợp trung gian, bằng cách lựa chọn ma trận tương quan R thích hợp (cho<br />
phép tương quan chéo một phần của tín hiệu nhiễu), có thể tổng hợp giản đồ hướng mạng<br />
anten phát theo yêu cầu [3,4,5].<br />
Phương pháp thứ hai:<br />
Trong phương pháp này chỉ sử dụng các tín hiệu trực giao lẫn nhau. Khi phát xạ M tín<br />
hiệu trực giao bởi M phần tử anten. M tín hiệu phản xạ được nhận bởi mỗi M phần tử. Tín<br />
hiệu được đưa đến các khối tạo giản đồ hướng, ở đây thiết lập giản đồ hướng ảo bằng cách<br />
nhân với hệ số phức M2.<br />
Phương pháp thứ nhất có nhiều chức năng hơn, vì nó cho phép khả năng điều khiển<br />
theo số lượng búp sóng, theo hướng và theo độ rộng giản đồ hướng của hệ thống anten. Có<br />
điều khi tương quan giữa các tín hiệu trực giao, đó là điều bất lợi. Phương pháp thứ hai ít<br />
chức năng hơn, vì nó chỉ cho phép khả năng điều khiển theo hướng và theo số lượng búp<br />
sóng của giản đồ hướng anten, nhưng không làm ảnh hưởng đến tín hiệu trực giao.<br />
Trong bài báo này, ta sẽ xem xét phương pháp thứ nhất về vấn đề thay đổi thích nghi<br />
dạng giản đồ hướng của hệ thống anten.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 35<br />
Ra đa<br />
<br />
2. TỔNG HỢP THUẬT TOÁN<br />
Xét hệ thống anen phát gồm M phần tử tuyến tính cách đều. Mỗi phần tử thứ m phát xạ<br />
tín hiệu nhiễu thứ m (đối với độ rộng giản đồ hướng cực đại). Khi đó tín hiệu có dạng:<br />
<br />
∫ ( ). ∗( ) ( )= 1 ℎ =<br />
,;<br />
0 ℎ ≠<br />
Trong đó: Sm(t) và Sn(t) – cấu trúc thời gian của tín hiệu thứ m và n.<br />
Hình 1 cấu trúc thời gian liên tiếp của tín hiệu phát xạ nhiễu (TPXN)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Chọn các thành phần ô vuông liên tiếp của TPXN.<br />
Tổng tín hiệu phát xạ dải hẹp với mục tiêu được biểu diễn như sau [5]:<br />
<br />
( , )= ( ) l (1)<br />
<br />
Ở đây: bm và Sm(t) – Giá trị hiệu dụng của biên độ và hình bao phức tiêu chuẩn của tín<br />
hiệu từ phần tử thứ m của anten phát, λ – độ dài bước sóng, xm – tọa độ phần tử thứ m của<br />
anten phát (gốc tọa độ có thể chọn bất kỳ), θ - Tọa độ góc của mục tiêu.<br />
Khi đó công suất trung bình tiêu chuẩn của tín hiệu đối với mục tiêu:<br />
∗( ( )<br />
= ∑ ∑ ∫ ( ). ) ( ). l , (2)<br />
Ở đây: có nghĩa là phương trình thống kê theo thời gian.<br />
Ký hiệu véc tơ biểu diễn hướng xác định tín hiệu phát xạ của anten phát :<br />
<br />
=[ l … l ] và ∫ ( ). ∗( ) ( )= - phần tử ma<br />
trận tương quan xác định R của tín hiệu phát xạ. Khi đó (1) có thể đưa về dạng:<br />
∗<br />
= . (3)<br />
Công thức (3) đưa ra biểu thức chung đối với giản đồ hướng theo công suất của anten<br />
phát. Từ (3) dễ thấy rằng, để tổng hợp giản đồ hướng theo dạng yêu cầu, khi vị trí các<br />
phần tử mạng anten được xác định trước (giá trị véc tơ a), cần phải tìm ma trận tương quan<br />
tiêu chuẩn của các tín hiệu phát xạ R. Trong tài liệu [6] vấn đề này được đưa ra như sau:<br />
, −<br />
( )∗ ( ) − ( )∗ ( )≥ , ∈W<br />
⎧ ∗ ⎫<br />
( ) ( ) = ( )∗ ( )<br />
(4)<br />
⎨ ( )∗ ( ) = ( )∗ ( ) ⎬<br />
⎩ ≥0 ⎭<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36 V. V.Phúc, L.N.Uyên, L.N.Hải, C.V.Vũ, “Tổng hợp cấu trúc thời gian… anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Ở đây: θ0 - hướng góc cực đại; θ1 và θ2 xác định độ rộng búp sóng của giản đồ hướng;<br />
k- mức búp sóng bên; Ω - vùng búp sóng bên; μl=l.Δθ - hướng góc trong vùng búp sóng<br />
bên, Δθ - bước xây dựng giản đồ hướng, l=0,1…,180/ Δθ.<br />
Nhiệm vụ (4) được giải quyết bởi phương pháp lập trình bậc hai [4,5]. Giải (4) bởi<br />
phương pháp trên gọi là ma trận tương quan tiêu chuẩn của các tín hiệu phát xạ, mà nó đưa<br />
ra dạng yêu cầu của giản đồ hướng.<br />
Xem xét thuật toán tổng hợp giản đồ hướng khác so với phương pháp lập trình bậc 2<br />
(4), sẽ cho cách giải chính xác hơn.<br />
Cho mạng anten tuyến tính với khoảng cách các phần tử cách đều nhau 0,5λ. Bằng cách<br />
thiết lập giá trị Δθ của giản đồ hướng, ta có thể thiết lập (3) về dạng:<br />
∗ ( ). . ( ),<br />
=<br />
⎧ ∗<br />
= ( ). . ( ),<br />
(5)<br />
⎨ …<br />
∗ ( ). . ( ),<br />
⎩ =<br />
Ở đây: θi=i.Δθ (i=0.1,…N-1); N- số điểm của giản đồ hướng.<br />
Kích thước của vector cột a bằng M, trong đó M - số phần tử anten phát (Số lượng tín<br />
hiệu phát xạ). Theo đó, kích thước ma trận tương quan tiêu chuẩn R là MxM. Ký hiệu:<br />
∗<br />
= . Sử dụng tính chất của ma trận, có thể chứng minh được:<br />
. . = + …+ +⋯+<br />
<br />
= .<br />
<br />
Khi đó (4) có dạng hệ phương trình đại số tuyến tính:<br />
⎧ = ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( ) +⋯ ( ) ( ) ,<br />
⎪ = ( ) ( ) +⋯+ ( ) ( ) +⋯ ( ) ( ) , (6)<br />
⎨ …<br />
⎪ = ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( ) +⋯ ( ) ( ) ,<br />
⎩<br />
∗<br />
Nó được gọi là ma trận tương quan của tín hiệu là Hermitian, nghĩa là: = , và sự<br />
cần thiết đường chéo chính phải là các số thực. Điều kiện cho trước cần được xem xét (6).<br />
Có thể được chỉ ra rằng:<br />
∗<br />
+ = + = . + +<br />
+ . − ( ) +<br />
− (7)<br />
Để đơn giản, ta có thể biểu thị:<br />
+ = − ( ) + − .<br />
Khi đó với sự tính đến (7), hệ phương trình (6) có dạng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 37<br />
Ra đa<br />
<br />
= ( ) ( ) +⋯+ ( ) ( )+ ( ) ( ) ( )+<br />
⎧<br />
⎪ + ( ) ( ), ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( )<br />
⎪<br />
⎪ = ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( )+ ( ) ( ) ( )+<br />
( ) ( ), ( ) ( ) +⋯+ ( ) ( ) (8)<br />
⎨ +<br />
⎪ …<br />
⎪ = ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( )+ ( ) ( ) ( )+<br />
⎪<br />
⎩ + ( ) ( ), ( ) ( ) + ⋯+ ( ) ( )<br />
Hệ phương trình đại số tuyến tính (8) có N phương trình với MxM ẩn số. Hệ phương<br />
trình có thể viết ở dạng ma trận:<br />
A.X=B, (9)<br />
ở đây, A – Ma trận của các hệ số bởi kích thước xác định vị trí hình học của các phần tử<br />
anten NxM2; X – véc tơ cột các phần tử chưa xác định của ma trận tương quan tiêu chuẩn<br />
kích thước M2x1; B – véc tơ cột của các thành phần tự do kích thước Nx1, được đưa ra<br />
dạng giản đồ hướng yêu cầu.<br />
Ma trận A là ma trận suy biến, với số hạng nhỏ hơn M2. Trong tất cả các phương pháp<br />
được biết về giải hệ phương trình đại số tuyến tính [3,4,5,6], ta chọn phương pháp QR –<br />
triển khai, vì nó phổ cập.<br />
Vì vậy, trong kết quả của thuật toán, chúng ta tìm được giá trị của các phần tử ma trận<br />
tương quan tiêu chuẩn của các tín hiệu phát xạ R. Từ kết quả đó ta xác định được cấu trúc<br />
thời gian của các tín hiệu này [6]:<br />
s(t)=H. w(t), (10)<br />
ở đây, s(t)=‖ ( ) … ( )‖ – hàm số véc tơ M được tổng hợp các tín hiệu phát xạ<br />
nhiễu dải hẹp tương quan lấn nhau; w(t) = ‖ ( ) … ( )‖ − hàm số véc tơ M của<br />
1/2<br />
các tín hiệu nhiễu tương quan dải hẹp; H = R – Căn bậc hai của ma trận R.<br />
Hình 2 sơ đồ thực hiện thuật toán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ thực hiện sự thay đổi thích nghi<br />
hình dạng giản đồ hướng trên đường truyền.<br />
Đưa hình dạng giản đồ hướng theo yêu cầu (Gyc(θ)) vào hệ thống giải tính (GT). Hệ<br />
thống giải tính sẽ giải hệ phương trình (9) và tìm được căn bậc hai của ma trận tín hiệu<br />
tương quan Hermitian R. Sơ đồ tạo giản đồ hướng thực hiện phép toán (10).<br />
<br />
<br />
<br />
38 V. V.Phúc, L.N.Uyên, L.N.Hải, C.V.Vũ, “Tổng hợp cấu trúc thời gian… anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Các kết quả tổng hợp giản đồ hướng có thể nhận được bằng phân tích (thay thế ma trận R<br />
vào (3)), hoặc với sự trợ giúp của mô phỏng ảo (thay thế các tín hiệu tổng hợp s(t) vào (2)).<br />
Trên hình 3 cho thấy kết quả mô phỏng của giản đồ hướng với điều kiện: khoảng cách<br />
giữa các phần tử là 0,5λ, số lượng phần tử M = 10, Δθ = 1º, hướng của búp sóng chính –<br />
00, độ rộng búp sóng - 6º. và cho thấy kết quả phương pháp phân tích và kết quả của<br />
phương pháp mô phỏng gần như giống hệt nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Kết quả mô phỏng giản đồ hướng.<br />
Hình 4 cho giá trị tức thời của giản đồ hướng tại bốn thời điểm khác nhau nhận được<br />
bằng cách thay thế s(t) vào (1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Giá trị tức thời GĐH tại bốn thời điểm khác nhau.<br />
Phân tích so sánh kết quả sự tổng hợp của giản đồ hướng sử dụng thuật toán, dựa trên<br />
cơ sở giải phương trình đại số tuyến tính (7), và thuật toán (3) bằng mô hình toán học.<br />
Hình 5, 6 và 7 cho thấy kết quả so sánh của các phương pháp mô phỏng thuật toán và thuật<br />
toán được đề xuất trong [6].<br />
Điều kiện chung mô phỏng: bước sóng λ = 3 cm, khoảng cách giữa các phần tử anten<br />
mạng 0,5λ, số lượng phần tử M = 10, đối với phương pháp giải phương trình đại số tuyến<br />
tính Δθ = 1º, đối với phương pháplập trình bậc hai Δθ = 0,01º.<br />
Hình 8 cho thấy kết quả tổng hợp giản đồ hướng khi thiết lập các giá trị yêu cầu của<br />
giản đồ hướng theo điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Kết quả so sánh của các mô phỏng.<br />
Điều kiện mô phỏng: độ rộng cánh sóng 60º, hướng 0º:<br />
a) phương pháp lập trình bậc hai, b) phương pháp giải phương trình đại số tuyến tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 39<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả so sánh các mô phỏng. Điều kiện mô phỏng trước loại trừ: số lượng cực<br />
đại 3, theo hướng tối đa -40º, 0º, 40º, độ rộng búp sóng 20 º: a) phương pháp lập trình<br />
bậc hai, b) phương pháp giải phương trình đại số tuyến tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả so sánh các mô phỏng. Điều kiện mô phỏng trước loại trừ:<br />
số lượng cực đại 3, theo hướng tối đa -60º, 0º, 40º, độ rộng búp sóng 10 º:<br />
a) phương pháp lập trình bậc hai, b) phương pháp giải phương trình đại số tuyến tính.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Kết quả của các mô phỏng, khi giản đồ hướng theo yêu cầu với độ chính xác theo<br />
giá trị Δθ:Nét đậm – giản đồ hướng theo tính toán, Nét đứt – giản đồ hướng theo yêu cầu.<br />
Việc thực hiện các thuật toán có thể tăng trong số liệu tính toán. Phần chính của số liệu<br />
tính toán đảm nhiệm QR khai triển, phụ thuộc vào số lượng phần tử mạng và giá trị Δθ.<br />
Đối với một dạng cụ thể của mạng anten QR khai triển được thực hiện một lần ở giai đoạn<br />
thiết kế và ghi vào bộ nhớ.<br />
Trong quá trình hoạt động, chỉ có thay đổi hình dạng giản đồ hướng theo yêu cầu<br />
(vector cột B trong biểu thức (9)). Thuật toán (4) phụ thuộc vào các giá trị Δθ, số lượng<br />
các phần tử của mạng anten và số búp sóng của giản đồ hướng. Theo đó, khi thay đổi số<br />
lượng búp sóng sẽ thay đổi về số lượng các điều kiện (4), và sẽ thay đổi các số liệu tính<br />
toán. Càng lớn số lượng búp sóng thì số liệu tính toán càng lớn.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
1. Khi sử dụng hệ thống mà trong đó các tín hiệu nhiễu dải hẹp phát ra bằng cách điều<br />
khiển các mối tương quan lẫn nhau của các tín hiệu có thể tạo ra giản đồ hướng theo hình<br />
dạng yêu cầu;<br />
2. Thuật toán tổng hợp giản đồ hướng, dựa trên phương pháp giải hệ phương trình<br />
đại số tuyến tính (phương pháp QR-triển khai), cho phép tính toán các ma trận tương<br />
quan thông thường của các tín hiệu thăm dò, để giản đồ hướng nhận được hình dạng<br />
mong muốn;<br />
<br />
<br />
<br />
40 V. V.Phúc, L.N.Uyên, L.N.Hải, C.V.Vũ, “Tổng hợp cấu trúc thời gian… anten mạng pha.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. Thuật toán tổng hợp giản đồ hướng, dựa trên phương pháp giải hệ phương trình đại<br />
số tuyến tính (phương pháp QR-triển khai), có một số ưu điểm so với các thuật toán dựa<br />
trên các phương pháp lập trình bậc hai (các phương pháp khác): khả năng thiết lập giản đồ<br />
hướng có hình dạng theo yêu cầu với độ chính xác cao hơn khi lựa chọn giá trị Δθ của giản<br />
đồ hướng và độ chính xác cũng cao hơn khi tổng hợp giản đồ hướng với nhiều phần tử<br />
anten;<br />
4. Một lợi thế quan trọng của thuật toán tổng hợp giản đồ hướng (phương pháp QR-<br />
triển khai) là số liệu tính toán ít hơn. Từ (4) cho thấy rằng khi tăng số lượng búp sóng của<br />
giản đồ hướng đồng nghĩa với việc tăng số lượng điều kiện tương ứng với số liệu tính<br />
toán. Như vậy, số liệu tính toán phụ thuộc vào số lượng các điểm của giản đồ hướng, số<br />
lượng phần tử anten và số lượng các tia của giản đồ hướng.<br />
5. Để điều khiển hình dạng của giản đồ hướng cần phải có một tập hợp các ma trận R,<br />
được ghi lại trong bộ nhớ hoặc được tính toán bằng cách sử dụng hệ thống máy tính.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. J. Li and P. Stoica. “MIMO Ra đa: Diversity Means Superiority”.2010, pp.23-<br />
45<br />
[2]. Frazer G.J., Abramovich Y.I., Johnson B.A et al. “Proc. IEEE Radar Conf.<br />
Rome”, Italy. P. 789–794..<br />
[3]. Hai Deng, Braham Himed. “IEEE transactions on antennas and propagation”.<br />
2009. Vol. 57, №2.<br />
[4]. Jiane Li, Petre Stoica. “MIMO radar signal processing”, 2009.<br />
[5]. Богачев К.Ю. “Практикум на ЭВМ. Методы решения линейных систем и<br />
нахождения собственных значений”. М., 1998.<br />
[6]. Воеводин В.В. “Численные методы алгебры. Теория и алгорифмы”. М.,<br />
1986.<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIS OF TIME STRUCTURE OF SYSTEM OF NOISE SIGNALS MIMO<br />
RADAR UNDER THE SET TRANSMITTING ANTENNA<br />
BEAMS OF ACTIVE ANTENNA ARRAY<br />
The new approach to the decision of a problem of synthesis of system of signals<br />
MIMO (Multiple Input - Multiple Output) radar under the set transmitting antenna<br />
beams, based on the decision of system of the linear equations, is presented by way<br />
of QR-decomposition. The review of approaches to the decision of the given<br />
problem, also the comparative analysis with available algorithms is spent.<br />
<br />
Keywords: MIMO (Multiple Input Multiple Output), Raar systems, Orthogonal signals, Pattern synthesis<br />
<br />
Nhận bài ngày13 tháng 5 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 22 tháng 10 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa, Viện KH – CN Quân sự;<br />
*<br />
Email: Phuchvktqs@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 40, 12 - 2015 41<br />