TỔNG HỢP ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
MÔN SINH HỌC LỚP 7 (CÓ ĐÁP ÁN)<br />
<br />
1. Đề kiểm tra 1 tiết HK 1 môn Sinh học 7 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Thủy An<br />
2. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 năm 2017-2018 có đáp án Trường PTDTBT THCS Ngô Quyền<br />
3. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Phan Chu Trinh<br />
4. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 năm 2017-2018 có đáp án Trường THCS Võ Nguyên Giáp<br />
5. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 - Trường THCS Biên Giới<br />
(Kèm đáp án)<br />
6. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 - Trường THCS Lê Hồng<br />
Phong (Kèm đáp án)<br />
7. Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Sinh học 7 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh<br />
Khiêm (Kèm đáp án)<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU<br />
TRƯỜNG THCS THỦY AN<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
<br />
Câu 1 (2,0 điểm):<br />
Trình bày đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.<br />
Câu 2 (2,0 điểm):<br />
Trình bày vai trò của ngành ruột khoang.<br />
Câu 3: (2,5 điểm)<br />
Sơ đồ dưới đây mô tả hệ cơ quan nào ở giun đất? Hãy chú thích vào sơ đồ cho<br />
phù hợp?<br />
<br />
Câu 4: (3,5 điểm):<br />
a. Giải thích vì sao giun kim lại khép kín được vòng đời của mình?<br />
b. Theo thống kê năm 2013 của tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam số người<br />
mắc bệnh sốt rét sống ở miền núi chiếm tỉ lệ 65%, người sống ở đồng bằng<br />
chiếm tỉ lệ 35%. Hãy nhận xét và giải thích tại sao?<br />
-----------Hết ---------<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU<br />
TRƯỜNG THCS THỦY AN<br />
<br />
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT<br />
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC 7<br />
Câu<br />
Câu 1<br />
(2<br />
điểm)<br />
<br />
Nội dung<br />
+ Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức<br />
năng sống.<br />
+ Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng<br />
+ Sinh sản vô tính và hữu tính.<br />
+ Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi<br />
hoặc tiêu giảm.<br />
* Lợi ích<br />
- Tạo vẻ đẹp thiên nhiên<br />
<br />
Điểm<br />
(mỗi ý<br />
đúng 0,5<br />
điểm)<br />
<br />
(mỗi ý<br />
đúng 0,25<br />
điểm)<br />
<br />
- Có ý nghĩa sinh thái đối với biển<br />
- Làm đồ trang trí, trang sức: san hô<br />
- Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô<br />
<br />
Câu 2<br />
(2<br />
điểm)<br />
<br />
- Làm thực phẩm có giá trị: sứa<br />
- Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.<br />
* Tác hại:<br />
- Một số loài gây độc, ngứa cho người: sứa.<br />
- Tạo đá ngầm, ảnh hưởng đến giao thông.<br />
<br />
Câu 3<br />
(2,5<br />
điểm)<br />
Câu 4<br />
(3,5<br />
điểm)<br />
<br />
a<br />
b<br />
<br />
- Sơ đồ hệ tiêu hóa của giun đất:<br />
1. Miệng<br />
2. Hầu<br />
3. Thực quản<br />
4. Diều<br />
5. Dạ dày<br />
6. Ruột tịt<br />
7. ruột<br />
Vì ban đêm giun kim bò ra hậu môn đẻ trứng gây<br />
ngứa, trẻ em dùng tay ngãi và có thói quen mút<br />
tay-> Giun kim khép kín được vòng đời.<br />
- Nhận xét: Người sống ở miền núi có tỉ lệ mắc<br />
bệnh sốt rét cao hơn người sống ở đồng bằng.<br />
- Giải thích: Vì ở miền núi có nhiều cây cối, là<br />
điều kiện thuận lơi để muỗi anophen cư trú sinh<br />
trưởng và phát triển. Người miền núi có thói quen<br />
không mắc màn khi đi ngủ.<br />
<br />
0,75<br />
(mỗi ý<br />
đúng 0,25<br />
đ)<br />
2<br />
<br />
0.5<br />
1<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH<br />
<br />
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016<br />
<br />
TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI<br />
<br />
MÔN: SINH HỌC LỚP 7<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
<br />
Câu 1: 2,0 điểm<br />
Giải thích tại sao trong dạ dày cơ của chim bồ câu, gà thường có các hạt sạn, sỏi?<br />
Câu 2: 4,0 điểm<br />
a/ Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẫn trốn kẻ thù?<br />
b/ Tại sao thỏ chạy với tốc độ nhanh (74km/h) trong khi thú ăn thịt chạy không bằng thỏ<br />
(64km/h) mà một số trường hợp thỏ lại làm mồi cho thú ăn thịt?<br />
Câu 3: 2,0 điểm<br />
Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?<br />
Câu 4: 2,0 điểm<br />
So sánh sự giống nhau và khác nhau của hệ tuần hoàn ở chim bồ câu và thằn lằn?<br />
<br />