intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Top 5 hãng ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất

Chia sẻ: NguyenNHI Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

112
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy ảnh DSLR (Digital Single -Lens Reflex) hiện nay đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi tính "chuyên nghiệp" mà máy PnS (Point and Shoot) không làm được. Tuy nhiên một yếu tố rất quan trọng mà dân nghiệp dư khi lên đời DSLR hay "xem nhẹ" đó là vai trò quan trọng của ống kính (thay vì chỉ quan tâm đến thân máy).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Top 5 hãng ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất

  1. Top 5 hãng ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất Máy ảnh DSLR (Digital Single -Lens Reflex) hiện nay đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi tính "chuyên nghiệp" mà máy PnS (Point and Shoot) không làm được. Tuy nhiên một yếu tố rất quan trọng mà dân nghiệp dư khi lên đời DSLR hay "xem nhẹ" đó là vai trò quan trọng của ống kính (thay vì chỉ quan tâm đến thân máy). Mặc dù thân máy của bạn tốt nhưng một ống kính chất lượng không tốt sẽ khiến cho hình ảnh thu được không sắc nét, đôi khi lạc điệu (out nét, lệch tông màu, biến dạng) hoặc có khi còn không chụp được trong một vài trường hợp (ví dụ ống kính có tốc độ lấy nét chậm thì khó có thể chụp được những khoảnh khắc nhanh, ấn tượng trong thể thao hoặc chụp chim hoang dã…). Theo đánh giá của các "chuyên gia" thì ống kính chất lượng tốt nhất cho một dòng máy là ống kính của chính hãng đó bởi tính tương thích cao "không ai hiểu mình bằng mình". Một số hãng thứ ba sản xuất ống kính cũng cho chất lượng khá tốt nhưng không có nhiều và giá rẻ hơn. Dưới đây vnReview nhận định Top 5 hãng ống kính máy ảnh chia làm hai luồng chính là ống kính của chính hãng và ống kính của hãng thứ ba. Thứ tự của các hãng được sắp xếp không phải là đánh giá chất lượng từ cao xuống thấp mà chỉ là sự sắp xếp cho "dễ đọc", mỗi hãng đều có những điểm mạnh, điểm độc đáo riêng tuy nhiên có một điểm chung là các hãng này đều là những hãng lớn, chuyên nghiệp, có uy tín lâu năm và được nhiều người biết đến, đánh giá cao.
  2. Chính hãng Canon: ra đời năm 1933 tại Tokyo – Nhật Bản, Canon đã có những bước phát triển không ngừng để đem đến cho người sử dụng những sản phẩm máy ảnh, ống kính chất lượng cao. Hiện tại Canon là một trong những hãng lớn mạnh nhất về thương hiệu máy ảnh và các sản phẩm đi kèm máy ảnh. Các ống kính máy ảnh do Canon sản xuất luôn được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như độ bền bởi tính chuyên nghiệp và sự chắc chắn nổi tiếng của người Nhật. Để làm ra những ống kính này, Canon có một qui trình sản xuất rất phức tạp, từ khâu chọn nguyên liệu nguyên chất cho đến những khâu lắp ráp đòi hỏi sự chính xác cao. Những ống kính dòng L (Luxury – viền đỏ) là những ống kính đắt giá và chất lượng nhất của Canon, có những ống kính lên đến hàng trăm triệu đồng. Ví dụ: Canon EF85mm/1.2L II usm: đây là loại ống kính chuyên nghiệp "siêu chụp chân dung" của Canon, ống fix có độ mở khẩu lớn, có cơ chế chống rung và lấy nét siêu êm. Ngoài ra ống kính này còn rất bền và đắt (khoảng 50 triệu đồng).
  3. Canon EF85mm/1.2L II usm Nikon: là công ty con của tập đoàn Mitsubishi – Nhật Bản. Công ty được thành lập năm 1917 và tiến hành ngay việc nghiên cứu triển khai sản xuất quang kính. Năm 1921, lăng kính ống nhòm siêu nhỏ MIKRON 4x và 6x ra đời. Mười năm sau đó, năm 1931 Nikon được công nhận như là một thương hiệu ống kính máy ảnh. Trong quá trình phát triển lâu dài, Nikon không ngừng nghiên cứu, phát triển sản xuất thấu kính để phục vụ nhiều mục đích: dùng trong quân đội, y tế, thiên văn, trắc địa… Chính vì thế, hiện nay các ống kính do Nikon sản xuất được rất nhiều người biết đến, ưa chuộng bởi chất lượng thu nhận hình
  4. ảnh sáng nét, các công nghệ đi kèm tiên tiến. Những ống kính dòng N (Nano – viền vàng) là những ống kính chất lượng cao nhất của Nikon. Nikkor 50mm f/1.4 Ưu điểm của ống kính Nikon là: thiết kế dạng ngàm 3 chấu giúp gắn chặt vào máy nhưng cũng rất dễ tháo mở khi muốn thay ống kính khác và loại ngàm này không thay đổi từ trước đến nay nên các ống kính từ rất lâu rồi vẫn có thể gắn được trên các máy hiện tại. Vòng chỉnh khẩu độ được thiết lập ngay trên thân ống kính, ống kính rất dễ lắp filter. Hầu hết các thấu kính của Nikon trong quá trình sản xuất sẽ được tráng phủ nhiều lớp hóa học đặc biệt nhằm giảm hiện tượng lóa sáng đồng thời tăng hệ số truyền sáng và thu nhận màu trung thực.
  5. Ở Việt Nam, Nikon luôn được đem ra so sánh với Canon, một trong hai thương hiệu được coi là "phổ biến" nhất trong dòng máy ảnh chuyên nghiệp DSLR. Giá lens kit của Nikon phải chăng hơn so với lens kit của Canon mà chất lượng không thua kém. Leica: là tên viết tắt của LEITZ-Camera – thương hiệu máy ảnh chất lượng cao được coi là huyền thoại trong làng công nghệ máy ảnh số. Được thừa hưởng những kĩ thuật khoa học và niềm đam mê nhiếp ảnh của các kĩ sư làm việc cho công ty quang học Ernst Leitz nên hiệu suất quang học của thấu kính Leica là rất tốt. Nguyên liệu tạo nên thấu kính Leica là thủy tinh tinh khiết và trải qua những công đoạn chế tác nghiêm ngặt. Trước khi được đưa đi mài, mỗi thấu kính được hạ nhiệt từ 2 - 10 năm trong phòng lạnh để đảm bảo độ bền và độ trong tự nhiên. Sau quá trình hạ nhiệt, thấu kính được chế tác hết sức tỉ mỉ bằng thủ công. Cuối cùng, mỗi ống kính được tráng phủ 43 lớp hóa chất đặc biệt có công thức hóa học tuyệt mật của hãng, để đảm bảo độ trong và khả năng thu nhận ánh sáng, với độ bền lên tới hàng trăm năm. Những khuôn hình được chụp bằng ống kính Leica không chỉ nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải mà còn bắt được những cảm xúc tự nhiên nhất. Giá của máy ảnh và ống kính Leica thường là rất đắt đỏ. Chiếc máy ảnh cổ đắt nhất thế giới (Leica 0-Serie Nr.107) do Leica sản xuất được mua trong phiên đấu giá tại Áo vào 28/5/2011 với giá khoảng 1,9 triệu USD.
  6. Ống kính Leica Sony: là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật. Ban đầu công ty có tên gọi Tokyo Tsushin Kogyo K.K được thành lập tháng 5/1946 tại Tokyo – Nhật Bản. Tháng 1 năm 1958 công ty đổi tên thành Sony. "Sony" là kết hợp của từ "sonus" trong tiếng La-tinh là âm thanh và từ "sonny" trong tiếng Anh là cậu bé nhanh nhẹn thông minh theo cách gọi tên thân mật. Những nhà sáng lập hy vọng tên "Sony" thể hiện tinh thần nhiệt huyết và sáng tạo của giới trẻ. Ưu điểm của ống kính Sony (đặc biệt là ống kính dòng G) là sự sắc nét thu được ở vùng cần lấy nét và xóa mờ phông vùng nền.
  7. Lens Sony 50mm F1.4 SAL50F14 Hiện nay trên thị trường Việt Nam không thông dụng nhiều ống kính của Sony, ngay cả ở các cửa hàng lớn như Giang Duy Đạt, Vũ Nhật, Sông Hồng camera, Photoking, Phanhoa Digital… Máy ảnh DSLR của Sony bây giờ hay dùng ống kính của chính hãng kết hợp với các nhà sản xuất khác như Carl Zeiss, Minolta, Voigtlander. Pentax: là công ty được thành lập tháng 11 năm 1919 với tên gọi Asahi Kogaku Goshi Kaisha và bắt đầu sản xuất mắt kính. Năm 1938 công ty đổi tên thành Asahi Optical Co., Ltd, thời điểm này công ty đang sản xuất máy ảnh và ống kính dành cho máy chiếu phim. Năm 1952, Asahi Optical sản xuất máy ảnh SLR đầu tiên của Nhật Bản sử dụng phim 35mm. Năm 1957 công ty mua lại tên "Pentax" (tên gọi "Pentax" được ghép từ từ "Pentaprism" và "Contax", thương hiệu đã được đăng kí bảo
  8. hộ của VEB Zeiss Ikon Tây Đức). Năm 2002 công ty đổi tên thành Pentax và trở thành một trong những công ty sản xuất thiết bị quang học và nhiếp ảnh lớn trên thế giới. Pentax-16-45mm-f4 SMC DA DE-AI Lens Hiện tại các ống kính chuyên nghiệp (DA*) và phổ thông (DA, D-FA) được sản xuất ở Việt Nam, trong khi máy ảnh DSLR được sản xuất ở Philippines. Cũng như Sony, mặc dù thương hiệu được nhiều người Việt Nam biết đến nhưng sản phẩm về ống kính máy ảnh của Pentax ở Việt Nam lại không nhiều. Tuy nhiên chất lượng về ống kính của Pentax là điều không thể phủ nhận bởi sự lớn mạnh của công ty và công nghệ. Hãng thứ ba
  9. Carl Zeiss: là hãng sản xuất ống kính có tên tuổi chuyên sản xuất những ống kính phù hợp lắp trên máy Canon, Nikon, Sony, Panasonic… Thành lập năm 1846 tại Jena – Đức, các điểm nổi bật trong sản xuất ống kính của Carl Zeiss là: thiết kế ưu việt qua sự tính toán hơn 20 nghìn đường đi của tia sáng trong ống kính, sử dụng hơn 200 loại thủy tinh để làm thấu kính, qui trình sản xuất, cắt, đánh bóng chính xác đến 1/10.000mm, cạnh ống kính được phủ một lớp sơn đặc biệt có tác dụng giảm thiểu ánh sáng không mong muốn lọt vào ống kính, đảm bảo chất lượng màu sắc và hầu hết tất cả các công đoạn sản xuất đều được lắp ráp thủ công trong môi trường siêu sạch. Lens Carl Zeiss Tokina: được thành lập bởi nhóm kĩ sư rời khỏi Nikon để tập trung vào nghiên cứu sản xuất ống kính máy ảnh zoom chất lượng cao. Tokina
  10. hợp tác với Pentax nhưng có những mẫu thiết kế chung chỉ giống nhau ở thiết kế quang học mà khác nhau ở cấu trúc lớp vỏ và lớp tráng phủ trên bề mặt thấu kính. Các ống kính của Tokina được tích hợp công nghệ có thể di chuyển vòng lấy nét lên phía trước để sử dụng lấy nét tự động, và di chuyển về phía sau để lấy nét bằng tay. Hiện nay tập đoàn Hoya (tập đoàn mẹ của Pentax) là nhà sản xuất thấu kính cho Tokina. Hoya cung cấp cho Tokina các thấu kính đã tráng phủ theo thiết kế và tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Tokina nên có thể nói chất lượng ống kính máy ảnh của Tokia là rất tốt. Tokina AF 12-24mm f4 AT-X Pro DX II
  11. Các hãng thứ ba khác sản xuất ống kính có chất lượng như: Sigma, Tamron, Voigtlander… có ưu thế là ống kính giá rẻ, hợp với người dùng bán chuyên nghiệp (các sản phẩm này thường có giá thấp hơn khoảng 20% so với giá ống kính chính hãng cũng chức năng), có nhiều loại, đáp ứng đa dạng nhu cầu chụp ảnh và chất lượng cũng khá tốt. Để xếp hạng các hãng theo thứ tự cũng không dễ, về căn bản, mỗi hãng đều có nhưng sản phẩm danh tiếng và ưu thế hơn hãng kia. Nếu so sánh giữa Sigma và Tamron thì cũng có những đặc điểm hơn kém như ví dụ: Ở khoảng 70-300mm Sigma hơn hẳn nhưng ở góc rộng 18-50mm so với 17-50mm thì Tamron lại tốt hơn. Lens Tamron hay có cấu trúc bền vững nhưng kiểu dáng lại không đẹp như Sigma, hơn nữa, các lens Sigma hầu hết đủ túi đựng còn Tamron thì không. Về canh nét: Các lens Sigma nhất là các lens HSM có tốc độ canh nét khá nhanh, không kém USM của Canon hay AFs của Nikon. Sigma:
  12. Sigma 24-70mm/2.8DG HSM dùng được cho Canon và Nikon Tamron:
  13. Tamron AF17-50mm/2.8Di II dùng được cho Canon và Nikon Voigtlander: Voigtländer 58mm1.4 SL II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0