YOMEDIA
ADSENSE
Trắc nghiệm chương 1: Bằng chứng tiến hóa
156
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Để giúp các bạn ôn tập dễ dàng về bằng chứng tiến hóa để nắm các đột biến gen, phương thức hình thành loài, giao phối ngẫu nhiên, cách ly tập tính,...qua các câu trắc nghiệm sau đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trắc nghiệm chương 1: Bằng chứng tiến hóa
- Trắc nghiệm Chương 1: Bằng chứng tiến hóa 1.Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản vì A.làm cho tần số tương đối các alen bị thay đổi B.làm cho tần số kiểu gen trong quần thể bị thay đổi. C.tạo ra vô số biến dị tổ hợp trong quần thể. D.tạo ra sự ổn định về thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen. 2.Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì A.tần số đột biến gen trong tự nhiên không đáng kể nên tần số các alen đột biến có hại là rất thấp. B.giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy theo môi trường và tổ hợp gen. C.gen đột biến thường ở trạng thái dị hợp nên không gây hại D.đột biến gen là nguồn phát sinh biến dị di truyền trong quần thể. 3.Phương thức hình thành loài khác khu thường gặp ở A.các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. B.thực vật và động vật ít di động xa. C.thực vật D.côn trùng và vi sinh vật. 4.Chọn lọc đào thải các alen lặn thay đổi tần số các alen chậm hơn chọn lọc chống lại alen trội vì A.chọn lọc tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tieespbieesn đổi tần số kiểu hình. B.chọn lọc tác động trực tiếp lên kiểu hình nên alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp. C. chọn lọc tác động trực tiếp lên kiểu hình nên alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái dị hợp. D.chọn lọc lhoong bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. 5.Hiện tượng thể hiện cách ly mùa vụ là A.không giao phối hoặc không giao phấn được do chênh lệch mùa sinh sản như thời kỳ ra hoa, thời kỳ đẻ trứng. B.không giao phối được do không tương hợp về cơ quan giao cấu. C.không gioa phối được do khác nhau về tập tính sinh dục. D.giao phối được nhưng hợp tử không phát triển. 6.Theo quan niệm của Dacuyn sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do A.chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật B.ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời C.sự chi phối chủ yếu của ba nhân tố : đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. D.tác động trực tiếp của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật 7.Theo quan niệm hiện đại, nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là: A.đột biến và giao phối tự do B.đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. C.đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên. D.đột biến, giao phối tụ do và chọn loạc tự nhiên. 8.Nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản
- A.Giao phối không ngẫu nhiên. B.Giao phối ngẫu nhiên. C.Di nhậpp gen D.Các yếu tố ngẫu nhiên. 9.Loài lúa mì Triticum aestivum (6n =72) được hình thành bằng con đường A.lai xa và đa bội hóa B.đa bội hóa cùng nguồn. C.cấu trúc lại bộ NST. D.cách ly sinh thái 10.Hiện tượng thể hiện cách ly tập tính là các cá thể của loài A.không giao phối được với nhau do chênh lệch mùa sinh sản. B. không giao phối được với nhau do cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau. C.có tập tính sinh dục khác nhau nên không giao phối được Dcos thể giao phối được với nhau nhưng con lai chết hoặc không có khả năng sinh sản. 11.trong quá trinh hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A.tạo ra những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật B.phân hóa khản năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C.tích lũy những biến dị có lợi. D.sàng lọc những các thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẳn trong quần thể 12.Để phân biệt hai quần thể thuộc cùng loài hay khác loài thì dùng tiêu chuẩn nào là chính xác nhất. A.Tiêu chuẩn cách ly sinh sản . B.Tiêu chuẩn hình thái. C.Tiêu chuẩn sinh lý hóa sinh. D.Tiêu chuẩn địa lý sinh thái. 13.Dạng cách ly đánh dấu sự hình thành loài mới là A.cách ly cơ học. B.cách ly trước hợp tử. C.cách ly tập tính. D.cách ly sinh sản. 14.Trong quá trình tiến hóa, một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến do sự tác động của. A.yếu tố ngẫu nhiên. B.chọn lọc tự nhiên. C.di – nhập gen. D.chọn lọc vận động. 15.Cơ quan tương tự là những cơ quan. A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức năng giống nhau nên có hình thai tương tụ nhau B.có nguồn gốc khác nhau, có chức năng khác nhau nhưng có hình thái tương tự nhau C.có cấu tạo và chức năng tương tự nhau. D.có cùng nguồn gộc nên có hình thái và chức năng tương tự nhau.
- 16.Chọn lọc tự nhiên có vai trò. A.sàn lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số những kiểu hình có sẳn trong quần thể. B.tạo ra đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. C.làm thay đổi đột ngột tần số alen của một gen nào đó trong quần thể D.tác động trực tiếp lên kiểu gen của cá thể và gián tiếp làm biến đổi tần số tương đối các alen theo hướng xác định. 17.Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên. A.chọn lọc tự nhiên tạo ra đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật B.chọn lọc tự nhiên làm cho tần số tương đối các alen ở mỗi gen thay đổi theo hướng xác định C. chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm có lợi D. chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen. 18.Nhân tố tiến hóa là nhân tố A.có khả năng làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể B.làm thay đổi tần số tương đối các alen theo hướng xác định. C. khả năng làm duy trì không đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. D.định hướng cho tiến hóa. 19.Hiện tượng các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn cuả loài này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác . Điều này thể hiện A.cách ly thời gian B.cách ly cơ học C.cách ly tập tính D.cách ly hợp tử 20.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý A.cách ly địa lý có thể dẫn đến hình thành loài mowsiqua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. B.Hình thành loài bằng con đường địa lý xảy ra đối với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh. C. Hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. D.Các ly địa lý luôn dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành loài mới 21.Các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò. A.làm cho tần số tương đối các alen và thành phần kiểu gen trong quần thể nhỏ thay đổi đột ngột. B. làm cho tần số tương đối các alen thay đổi theo hướng xác định. C. làm cho thay đổi thành phân kiểu gen trong mọi quần thể. D.hình thành nòi, thú, loài mới nhanh chóng. 22.Nhân tố có vai trò định ướng tiến hóa là. A.đột biến . B.giao phối không ngẫu nhiên.
- C.chọn lọc tự nhiên. D.các yếu tố ngẫu nhiên. 23.Quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối các nhân tố. A.đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly địa lý. C. đột biến, giao phối, cách ly địa lý. D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, điều kiện môi trường. 24.Các cơ chế cách ly sinh sản bao gồm A.cách ly địa lý và cách ly hợp tử. B.cách ly trước hợp tử và cách ly sau hợp tử. C.cách ly nơi ở, cách ly mùa vụ và cách ly cơ học. D.cách ly tập tính, cách ly mùa vụ và cách ly sau hợp tử. 25.Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì A.hệ gen chỉ có 1 ADN nên alen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình và khả năng sinh sản nhanh làm gia tăng số lượng vi khuẩn. B.tiềm năng thích nghi cao với môi trường bất lợi. C.các loại kháng sinh dần dần mất hiệu lực với vi khuẩn. D. hệ gen chỉ có 1 ADN nên alen đột biến khó biểu hiện ngay ra kiểu hình 26.Kết quả của sự tiến hóa theo Lamac là A.do tác động của đột biến và chọn lọc tự nhiên. B.các cơ quan hoạt động và phát triển như nhau. C.các cơ quan hoạt động cùng với sự xuất hiện đột biến D.cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó phát triển. 27.Việc giải thích nguồn gốc chung các loài dựa vào A.quá trình giao phối. B.quá trình đột biến. C.quá trình phân ly tính trạng. D.quá trình chọn lọc tự nhiên. 28.Những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển muộn của phôi ở các loài động vật có xương sống chứng tỏ A.Quan hệ họ hàng càng gần gũi B.quan hệ thân thuộc. C.quan hệ họ hàng xa D.không có quan hệ họ hàng 29.Cặp cơ quan nào sau đây thuộc cơ quan tương đồng A.Cánh dơi, cách chim. B.Vây cá mập và vây cá voi. C.Cánh dơi và cánh sâu bọ. D.Cánh bướm và cánh chim 30.Theo Dacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa A.khả năng sống sót của những cá thể trong loài. B. khả năng sinh sản của những cá thể trong loài. C. mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau. D.khả năng phát sinh biến dị của những cá thể trong loài. 31.Quan niệm nào dưới đây không phải của Dacuyn?
- A.kết quả của chọn lọc tự nhiên tạo ra những loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi với môi trường B.Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C.Chọn lọc nhân tạo là nhân tố quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. D.Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. 32.Phá biểu nào không đúng về quá trình tiến hóa nhỏ? A.là quá trình hình thành nhóm phân loại trên loài. B.là quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C.kết quả là loài mới được hình thành. D.diễn ra trên phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. 33.hai loài sinh vật không có họ hàng gần gũi , sống ở hai châu lục khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm giống nhau, điều đó có thể là do A.kết quả của quá trình tiến hóa phân ly. B.điều kiện hai môi trường 2 khu vực địa lý giống nhau nên phát sinh đột biến như nhau. C. điều kiện hai môi trường 2 khu vực địa lý giống nhau nên chọn lọc tự nhiên chọn các đặc điểm thích nghi giống nhau. D.hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền nhau. 34.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên. A.vốn gen của quần thể. B.kiểu gen của cá thể. C.kiểu hình của cá thể. D.thành phần kiểu gen của quần thể. 35.Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì A.làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B.làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. D.làm giảm sự đa dạng di truyền. 36.Ở các loài động vật ít di chuyển, sự hình thành loài diễn ra phổ biến là do A.cách ly tập tính B.cách ly sinh thái C.cách ly địa lý D.cách ly nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa. 37.Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên là đúng? A.Chọn lọc tự nhiên sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại. B. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường. C. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số các alen của quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen. 38.Theo Lamac sự hình thành đặc điểm thích nghi là do. A.dưới tác dụng của ngoại cảnh các dạng kép thích nghi bị dào thải, chỉ còn những dạng thích nghi nhất
- B.ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật thích nghi kịp thời , không có dạng sinh vật nào bị đào thải C.kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ngoại cảnh. D.tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh 39.Ở sinh vật lưỡng bội các gen trội chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các gen lặn vì. A.alen trội ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biể hiện ra kiểu hình. B.alen trội phổ biến ở trạng thái đồng hợp. C.các alen lặn có tần số luôn luôn cao. D.các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. 40.Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về hình thái , cấu tạo các cơ quan tương đồng là do A.sự thoái hóa trong quá trình phát triển. B.thực hiện các chức năng khác nhau. C.phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau. D.có nguồn gốc khác nhau 41.sự xuất hiện một đặc điểm thích nghi nào đó trên cơ thể sinh vật là do A.đột biến và biến dị tổ hợp. B.đột biến, giao phối và chon lọc tự nhiên C.tác động của các yếu tố môi trường. Phản ứng của sinh vật trước những biến đổi của môi trường. 42.Quá trình tiến hóa của sinh vật chịu tác động của các nhân tố 1.đột biến 2.chọn lọc tự nhiên 3.qiao phối ngẫu nhiên 4.cách ly 5.giao phối không ngẫu nhiên 6.các yếu tố ngẫu nhiên Các yếu tố có thể làm thay đổi tần số alen các gen trong quần thể là A.1, 2, 6 B.2, 3, 6 C.3, 4, 5 D.1, 2, 3 43.Khi các quần thể khác nhau có hình thái tương tự sống cùng nhau trong cùng một khu vực địa lý, cùng ăn một loại thức ăn nhưng không giao phối hoặc giao phối không có kết quả.. Điều này chứng tỏ giữa chúng đã tồn tại A.cách ly nơi ở. B.cách ly tập tính. C.cách ly cơ học. D.cách ly sinh sản 44.Con lai trong phép lai xa sau khi đa bội hóa có thể coi là đại diện của loài mới vì chúng. A.có số lượng NST tăng lên gấp bội B.có đặc điểm hình thái sinh lý khác xa với loài ban đầu. C.có thể giao phối với loài ban đầu nhưng sinh con bất thụ. D.không thể giao phối với loài ban đầu. 45.Theo quan niệm của Lamac loài hưu cao cổ hiện nay được hình thành do. A.ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
- B.ảnh hưởng của thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. C.kết quả chon lọc lâu dài D.ảnh hưởng của tập quán hoạt động. 46.Di nhập gen được xem là nhân tố tiến hóa vì nó A.được thực hiện thông qua trao đổi giao tử, cá thể giữa các quần thể. B.làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể C.làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. D.làm nghèo vốn gen của quần thể. 47.Các cơ quan không phải cơ quan tương đồng là A.tuến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt ở chó. B.vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sâu bọ. C.gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan D.cánh chuồn chuồn và cánh dơi 48.Quá trinh giao phối tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa bằng cách A.tạo ra vô số biến dị tổ hợp. B.làm phát tán các đột biến trong quần thể C.Làm trung hòa tính có hại của đột biến D.tạo điều kiện co các alen có lợi được biểu hiện 49.Sự tồn tại song song các chủng tộc người hiện nay với sự khác biệt về nhiều đặc điểm hình thái, kích thước cơ thể, màu da…. Chứng tỏ A.quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết phải hình thành loài mới B.quá trình hình thành loài gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi C.quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra chậm chạp. D.hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ravới những loài di chuyển tốt. 50.Thí nghiệm của Kapetrenco trên cây bắp cải năm 1928 là thí nghiệm cứng minh A. quá trình hình thành loài bằng cách li sinh thái. B. quá trình hình thành loài bằng cách li địa lý. C. quá trình hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa D. quá trình hình thành loài bằng cách ly tập tính. 51.tiêu chuẩn cách ly sinh sản không thể ứng dụng để phân biệt A.hai loài thực vật thân thuộc. B. hai loài động vật thân thuộc. C.các loài sinh sản vô tính D.các loài sinh sản hữu tính 52.Đối với động vật trong quá trình tiến hóa loài mới được hình thành chủ yếu theo con đường A.bằng cách ly địa lý, bằng lai xa và đa bội hóa. B.bằng cách ly địa lý, bằng cách ly sinh thái C.bằng cách ly sinh thái , bằng những đột biến lớn. D.phân ly tính trạng và đồng quy tính trạng. 53.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của qía trình tiến hóa là A.đột biến gen B.đột biến.
- C.biến dị tổ hợp. d.đột biến tự nhiên. 54.Ở người những cơ quan được xem là cơ quan thoái hóa là A.ruột thừa, răng khôn, xương cùng. B. ruột thừ, xương cùng., có nhiều đôi tuyến vú C. ruột thừ, tuyến vú, xương cùng. D. tuyến vú, răng khôn, xương cùng. 55.Nhận định nào không đúng khi nhận xét về tác động của chọn lọc tự nhiên. A.Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể . B.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình qua đó làm biến đổi tần số các laen và thành phần kiểu gen của quần thể C.Chọn lọc tự nhiên tác động lên alen trội nhanh hơn tác động lên alen lặn D.Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật nhân thực 56.Trong quá trình tiến hóa của sinh vật chọn lọc tự nhiên không bao giờ loại được hết các alen lặn ra khỏi quần thể vì A.các alen lặn xuất hiến rất phổ biến trong quần thể. B.các đột biến gen lặn có hại thường ít gây hại đối với cá thể trong quần thể . C.tác động của chọn lọc tự nhiên lên các alen lặn rất chậm chạp. D.các alen lặn có thể tồn tại với tần số thấp trong các cá thể có kiểu gen dị hợp 57.Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa ít gặp ở động vật vì. A.động vật thường có khả năng di chuyển tốt nên hình thành loài bằng cách ly đại lý. B.có chế cách ly sinh sản 2 loài rất phức tạp và đa bội hóa thường gây rối loạn giới tính. C.các loài động vật khác nhau thường có đặc điểm hình dạng và kích thước khác nhau. Dcác loài động vật khác nhau thương có chu kỳ và tập tính sinh sản khác nhau 58.Theo thuyết tiến hóa tổng hợp đơn vị tiến hóa cơ sở là A.tế bào. B.quần thể C.cá thể. D.loài. 59.Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung một nguồn gốc là A.tất cả các loài sinh vật hiên nay đều có chung một bộ mã di truyền B.sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống. C.sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẩu giữa các loài D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau. 60.Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số các alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể A.các yếu tố ngẫu nhiên.
- B.đột biến. C.giao phối không ngẫu nhiên. D.di-nhập gen 61.Người đàu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A.Dacuyn B.Menden C.Moocgan D.Lamac 62.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên A.chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp B. chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng loại bỏ alen trội ra khỏi quần thể C. chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ. D. chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn sẽ làm thay đổi tần số các alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. 63.Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế. A.cách ly địa lý. B.cách ly sinh thái. C.lai xa và đa bội hóa D.cách ly tập tính 64.Ở một lòi thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đay là ví dụ về A.biến động di truyền B.di- nhập gen C.giao phối không ngẫu nhiên D.thoái hóa giống. 65.Hiện nay tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A.quá trình tiến hóa đồng quy của sinh giới. B.nguồn gốc thống nhất của các loài. C.sự tiến hóa không ngừng của sinh giới. D.vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa 66.Nguồn biến dị di truyền trong quần thể là A.đột biến và thường biến. B.đột biến và biến dị tổ hợp. C.đột biến gen và đột biến NST D.thường biến và biến dị tổ hợp. 67.Nhân tố nào không làm thay đổi tần số alen trong quần thể ? A.giao phối ngẫu nhiên. B.các yueesu tố ngẫu nhiên C.chọn lọc tự nhiên . D.đột biến. 68.trong quá trình tiến hóa, cách ly địa lý có vai trò.
- A.hạn chế sự giao phối rự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. B.hạn chế sự giao phối rự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. C.làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. D.làm phát sinh alen mới , qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong loài. 69.Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên với quá trình tiến hóa của sinh vật? A.yếu tố ngẫu nhiên làm tăng vốn gen của quần thể. B. yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật. C. yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định D. yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi 70.Từ quần thể cây 2n người ta tạo ra quần thể cây 4n, quần thể cây 4n có thể xem là loài mới vì A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST B. quần thể cây 4n không giao phấn được với các cây của quần thể 2n. C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n tạo ra cây lai 3n bất thụ. D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước, có quan sinh dưỡng khả năng chống chịu hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn