intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRC và VSC

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

317
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái quát về TRC (Hệ thống điều khiển lực kéo) và quan về VSC (hệ thống điều khiển tính ổn định xe) Khái quát Khái quát về TRC (Hệ thống điều khiển lực kéo) Đôi khi bàn đạp ga bị nhấn quá nhiều trong khi chuyển hành hoặc tăng tốc trên các bề mặt trơn trượt, v.v.., tạo ra monen dư thừa làm cho các bánh dẫn động quay trượt khiến xe bị mất khả năng chuyển bánh/ tăng tốc và khả năng điều khiển lái. Việc điều khiển áp suất thuỷ lực của phanh bánh dẫn động và điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRC và VSC

  1. TRC và VSC Khái quát về TRC (Hệ thống điều khiển lực kéo) và quan về VSC (hệ thống điều khiển tính ổn định xe) Khái quát Khái quát về TRC (Hệ thống điều khiển lực kéo) Đôi khi bàn đạp ga bị nhấn quá nhiều trong khi chuyển hành hoặc tăng tốc trên các bề mặt trơn trượt, v.v.., tạo ra monen dư thừa làm cho các bánh dẫn động quay trượt khiến xe bị mất khả năng chuyển bánh/ tăng tốc và khả năng điều khiển lái. Việc điều khiển áp suất thuỷ lực của phanh bánh dẫn động và điều chỉnh công suất của động cơ bằng cách giảm nhiên liệu sẽ hạ thấp lực dẫn động khi nhấn bàn đạp ga. Như vậy TRC có tác dụng bảo đảm khả năng chuyển bánh/ tăng tốc và điều khiển lái.
  2. Tổng quan về VSC (hệ thống điều khiển tính ổn định xe) Trong khi ABS và TRC chủ yếu được sử dụng để làm ổn định hoạt động của phanh và hoạt động bàn đạp ga trong khi phanh và tăng tốc, thì hệ thống VSC đảm bảo sự ổn định việc lái và hướng lái của xe. Hệ thống này phát hiện sự lái đột ngột và sự trượt ngang trên các mặt đường trơn, và sau đó tạo ra sự điều khiển tối ưu của phanh ở mỗi bánh xe và công suất của động cơ để giảm độ trượt của bánh trước và độ trượt của bánh sau. Phương pháp điều khiển phanh (kiểm soát các bánh xe) đối với các bánh khác nhau tuỳ thuộc vào kiểu xe (FF, FR). Khái quát Hệ thống TRC và VSC gồm có các bộ phận sau đây: 1. ECU điều khiển trượt 2. Bộ chấp hành phanh 3. Cảm biến tốc độ 4. Cảm biến giảm tốc 5. Công tắc đèn phanh
  3. 6. Đồng hồ táp lô (1) Đèn báo của hệ thống phanh (2) Đèn báo của ABS (3) Đèn báo của VSC Đèn này bật sáng để báo cho người lái khi có một sự cố ở hệ thống VSC hoặc TRC. (4) Đèn báo trượt Đèn này nhấp nháy để báo cho người lái khi hệ thống VSC hoặc TRC hoạt động. (5) Đèn báo TRC OFF Hoạt động của hệ thống TRC dừng lại khi công tắc TRC OFF bật ON và đèn này bật sáng. 7. Bộ cảm biến góc xoay vô lăng Bộ cảm biến góc xoay vô lăng gồm có một đĩa có rãnh, một máy vi tính và 3 bộ ngắt quang học (SS1, SS2 và SS3). Các tín hiệu do các bộ ngắt quang học SS1, SS2 và SS3 phát hiện được máy vi tính biến đổi thành các tín hiệu chuỗi để đưa vào ECU. ECU sẽ phát hiện một vị trí trung gian của vô lăng, chiều quay hoặc góc xoay của vô lăng bằng sự tổ hợp của các tín hiệu này. 8. Cảm biến độ lệch của xe
  4. Cảm biến độ lệch của xe được lắp ở mặt cắt ngang bên phải của dầm ngang trong khoang hành lý. Cảm biến độ lệch của xe sử dụng một con quay kiểu rung có h ình âm thoa. Mỗi cái cộng hưởng gồm có một phần rung và một phần phát hiện được dịch chuyển 90 độ để hình thành một bộ phận. Một miếng gốm áp điện được lắp vào cả phần rung và phần phát điện. Đặc tính của miếng gốm áp điện là bị biến dạng khi có điện áp đặt vào, và sinh ra điện áp khi có một ngoại lực tác độn g làm biến dạng miếng gốm này. Để phát hiện độ lệch hướng, người ta đặt điện áp xoay chiều vào phần rung, điện áp này làm cho nó rung. Sau đó, mức lệch hướng được phát hiện từ phần phát hiện theo mức lệch và hướng lệch của miếng gốm áp điện, do tác động của lực coriolis được tạo ra quanh cái cộng hưởng. 9. Bộ trợ lực phanh có chức năng nạp trước (chỉ có ở một số kiểu xe). Bộ trợ lực này tạo ra áp suất thuỷ lực làm việc của hệ thống TRC và VSC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1