intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triết học Tây Âu trung cổ

Chia sẻ: Pham Tien Si | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

526
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài lỉệu tham khảo cho các bạn ôn thi triết tốt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triết học Tây Âu trung cổ

  1. Triết học Tây Âu trung cổ Phan Thị Hoa – Phương Thị Kiều Oanh I. Điều kiện kinh tế - xã hội và đặc điểm của triết h ọc Tây Âu thời Trung cổ 1. Điều kiện kinh tế - xã hội Triết học thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu xuất hi ện và phát tri ển bắt đầu t ừ kho ảng th ế k ỷ thứ V đến thế kỷ XV - tức là trong khoảng một ngàn năm lịch sử với những đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật. Vào thế kỷ V, những cuộc n ổi dậy c ủa nô l ệ và nh ững cu ộc đấu tranh giai c ấp bên trong cùng với sự tiến công của những man tộc bên ngoài đã đ ưa t ới s ự s ụp đ ổ c ủa đ ế qu ốc La Mã phương Tây. Chính những sự kiện đó đã dẫn đ ến k ết qu ả ch ấm d ứt hình thái kinh t ế - xã hội nô lệ cổ đại, và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời. Nền kinh tế trong xã hội phong ki ến mang tính ch ất t ự nhiên, t ự c ấp, t ự túc. B ởi vì, s ản phẩm làm ra chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu của các công xã và thái ấp. Các thái ấp là m ột thế giới đóng kín; quyền chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất cũng nh ư sản ph ẩm làm ra không hoàn toàn thuộc về người lao động (nông dân hay nông nô) mà thu ộc v ề giai c ấp đ ịa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào đấu tranh của nông dân lao đ ộng, th ợ th ủ công, dân nghèo thành thị chống bọn phong kiến và tầng lớp bóc lột khác là m ột n ội dung chủ yếu c ủa l ịch s ử hội kiến. xã phong Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần h ọc là h ệ t ư t ưởng th ống tr ị trong đ ời s ống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác c ủa ý th ức xã h ội ph ải ph ụ thu ộc vào nó. Ăng-ghen viết: "Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo lối phong ki ến của nó là mối liên hệ thực tế giữa các nước khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã dùng tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc. Thêm vào đó, giáo sỹ là giai c ấp đ ộc nh ất có học thức. Do đó mà tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát và là c ơ s ở c ủa m ọi s ự suy nghĩ. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học - tất c ả n ội dung c ủa các khoa h ọc đó đ ều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ. Vai trò của tôn giáo bi ểu hi ện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúng nhân dân và dùng sự áp b ức v ề tinh th ần của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn phong ki ến. Điều đó gi ải thích vì sao giai c ấp nông dân hết sức đông đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" và bị tước hết mọi quyền hành”. Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong th ời kỳ này b ước đ ầu đã có s ự phát triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn công của thập tự quân đã giúp cho ph ương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông. Thiên văn học và toán học phát tri ển khá m ạnh vào th ế k ỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học hình thành mà tiêu biểu là Lêônar ơ Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Bêcơn. Rôgie Như vậy, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế đ ộ phong ki ến, ở th ời kỳ đ ầu xét về mặt phát triển triết học và văn hoá có sự thụt lùi so với th ời kỳ c ổ đ ại, song xét trên bình diện toàn thể thì đã có những tiến bộ lịch sử nhất định. Đó là th ời kỳ chu ẩn b ị cho m ột nền văn minh mới, chuẩn bị cho lịch sử tương lai của châu Âu về khoa học và văn hoá, tạo c ơ sở cho sự ra đời những "bộ tộc hiện đại".
  2. 2. Những đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ Thứ nhất, sự phát triển của những tư tưởng triết học các n ước Tây Âu thời Trung c ổ b ị chi phối rất mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học. Theo Ăngghen, trong th ời kỳ Trung c ổ ở Tây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho th ần h ọc. B ởi vì, nhi ệm v ụ c ủa tri ết h ọc là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tín đi ều tôn giáo do nhà th ờ Kitô giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặt ra. Đây là th ời kỳ l ịch s ử mà ti ếng nói "trí tuệ và lương tri nhân loại" bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo h ội v ề đ ức tin n ơi Thiên chúa. Đây cũng là thời kỳ các nhà thần học đ ược phép tuyên b ố r ằng m ọi tri th ức c ủa nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân ước); rằng tất c ả nh ững gì trái v ới kinh thánh đều đáng nguyền rủa và xử tội. Thứ hai , sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh vi ện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu. Tri ết h ọc th ời kì này gi ải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống. Vấn đề trung tâm mà các nhà kinh viện chú ý nghiên cứu là vấn đề mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin (tôn giáo). Những căn cứ để triết học kinh viện "luận chứng" chính là những tín điều trong các cuốn kinh thánh, chứ không phải là những kiến thức khoa học, không phải là thực tiễn quan sát và thí nghi ệm c ủa khoa h ọc như giai đoạn sau này, cũng không phải là thực ti ễn kinh tế xã h ội hi ện th ực. B ởi v ậy, nh ững luận chứng của nó mang tính "sáo rỗng" hình thức mà thi ếu đi n ội dung hi ện th ực c ủa cu ộc sống sinh động. Triết học kinh viện là tri ết học chính th ức c ủa giai c ấp phong ki ến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật. Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc tr ưng c ủa t ư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Cuộc đấu tranh gi ữa hai phái trên ch ứa đ ựng kh ả năng phát triển tiếp tục hai khuynh hướng cơ bản trong triết học- ch ủ nghĩa duy tâm và ch ủ nghĩa duy vật. Phái Duy thực luận chứng về mặt triết học sự tồn tại có thật, duy nhất của cái chung; còn phái Duy danh thì ngược lại, chứng minh cho sự tồn tại duy nhất, có th ật c ủa cái riêng. Phái Duy danh có khuynh hướng duy vật, phái Duy thực lại có xu hướng duy tâm về triết học. II. Một số học thuyết triết học của các triết gia tiêu biểu thời Trung cổ. 1. Téctuliêng (khoảng năm 160-230) Ông sinh ở thành phố Cáctagiơ (La Mã) là một cha cố nhà thờ, ông đã hết lời ca ngợi đạo Cơ Đốc, mạnh dạn tuyên bố nguyên tắc tách triết học khỏi tôn giáo. Téctuliêng đối lập chân lý của chúa trời với chân lý c ủa con ng ười và đi đ ến m ột k ết luận nổi tiếng mang đầy đủ đặc điểm thế giới quan c ủa nhà sáng l ập tri ết h ọc đ ạo C ơ đ ốc “tôi tin bởi vì điều đó là vô lý!”. Niềm tin tôn giáo theo ông là không th ể ch ứng minh b ằng trí tuệ triết học. Nó là niềm tin mù quáng vào những điều phi lý. Téctulieng cũng phân rõ ranh gi ới gi ữa lý trí và lòng tin tôn giáo. Lý trí ch ỉ nh ận th ức được giới tự nhiên. Còn niềm tin tôn giáo (ông gọi là ý thức) thì v ượt ra ngoài gi ới hạn đó. Mục đích của nó là nhận thức thượng đế. Lên án tri thức triết h ọc, Téctulieng mu ốn nh ấn mạnh đến ưu thế của tôn giáo- một niềm tin không thể chứng minh bằng trí tuệ triết học.
  3. Tuy là nhà thần học đấu tranh chống tri ết h ọc, đòi tách tri ết h ọc kh ỏi th ần h ọc và tôn giáo, nhưng Téctulieng cũng không triệt để trong cuộc đấu tranh đó. Nh ư v ậy, t ư t ưởng c ơ bản của nhà thần học Téctulieng là hạ thấp tri thức và lý trí, thù đ ịch v ới tri ết h ọc phi tôn giáo, ca ngợi lòng tin mù quáng. 2. Ôguýtxtanh (354-430) Ông sinh ở Taghết (Bắc Phi), nay thuộc Angiêri; là giáo ch ủ, nhà văn, nhà tri ết h ọc. Ông viết một loạt tác phẩm: "Sự thú tội", "Về thành đô của Thượng đế", "Về những tà đ ạo", "V ề sự bất tử của linh hồn", "Chống các nhà hàn lâm viện "v.v. Tư tưởng cơ bản trong học thuyết triết học c ủa ông là: Toàn b ộ th ế gi ới là do Th ượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức m ạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình", ý chí c ủa con người là t ự do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức c ủa con người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao. Theo Ôguýtxtanh, chỉ có ơn huệ tối cao của "Thượng đế, mà đại bi ểu trên trái đất là giáo hội mới cứu vớt được đời sống tương lai. Bởi vì, toàn bộ lịch sử là cu ộc đấu tranh gi ữa những người theo thần linh để củng cố "Thành phố thần thánh" và những người theo qu ỷ d ữ để tổ chức ra "thành phố trần gian". Vì vậy phải có uy th ế c ủa quyền l ực tinh th ần đ ối v ới quyền lực thế tục, cần có uy quyền thế giới của giáo hội. Tuy nhiên, trong quan điểm triết học của Ôguýtxtanh cũng bộc lộ những mâu thuẫn không thể gi ải quyết được. M ột mặt, ông thừa nhận Thượng đế sáng tạo ra tất cả; nhưng mặt khác ông lại cho rằng "không có Th ượng đế trong các sự vật cảm biết". Thí dụ, khi quan sát giới tự nhiên thấy vẻ đẹp của thân thể, sự rực rỡ của ánh sáng, sự dịu dàng của âm điệu, mùi th ơm c ủa hoa lá v.v. ông cho r ằng nó không được đánh giá bởi Thượng đế. Ôguýtxtanh cũng gặp phải mâu thuẫn không gi ải quyết đ ược t ừ lập tr ường tôn giáo v ề vấn đề tự do ý chí của con người. Nếu thừa nhận con người không có t ự do ý chí thì có nghĩa là con người vô tội và trong sạch. Vì vậy, ông đi đ ến kh ẳng đ ịnh: ý chí c ủa con ng ười là t ự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của Thượng đế. Về lý luận nhận thức, Ôguýtxtanh gắn li ền với thần h ọc. Ông cho r ằng quá trình nh ận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế. Và nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn giáo. Cho nên cần phải tin đ ể mà hi ểu và c ần ph ải hi ểu đ ể mà tin. Khi gi ải quyết vấn đề chân lý, ông cho rằng con người không cần đi khỏi tâm h ồn mình; trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối cao và từ chân lý tối cao mà n ảy sinh ra m ọi chân lý. Thượng đế là chân lý tối cao. Tóm lại, Ôguýtxtanh là nhà tri ết học ra sức b ảo v ệ tôn giáo, ch ống khoa h ọc và tri ết học duy vật. 3. Giăngxicốt Ơrigiennơ (810 - 877)
  4. Là người Ai Len, là một trong những nhà t ư t ưởng n ổi ti ếng th ời Trung c ổ, là ng ười theo chủ nghĩa duy thực triệt để. Ông viết một loạt tác phẩm n ổi ti ếng nh ư: "V ề s ự ti ền đ ịnh của Thượng đế", "Về sự phân chia giới tự nhiên" v.v. - Trong triết học của Ơrigiennơ n ổi lên một số vấn đ ề sau: + Triết học của ông là một hệ thống duy tâm tìm cách k ết h ợp ch ủ nghĩa Pla-tôn v ới Thiên chúa giáo. Ông nói; "Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một". +Trung tâm trong học thuyết của ông là chứng minh cho s ự t ồn t ại và vai trò t ối cao c ủa Thượng đế đối với đời sống con người và giới tự nhiên.Theo ông, bản thân quá trình th ế gi ới là sự giáng thế liên tục của Thượng đế. Như vậy đó đã bao hàm nh ững nhân t ố phi ếm th ần luận. Trong tác phẩm "Về sự phân chia giới tự nhiên", ông đã chia sự phát tri ển c ủa gi ới t ự nhiên qua 4 giai đoạn: Giai đoạn một, giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa được sáng tạo- đó là Thượng đế được xem như cơ sở đầu tiên c ủa quá trình th ế gi ới. Giai đoạn hai, giới tự nhiên biểu hiện như là vật vừa sáng tạo, vừa được sáng tạo tạo - đó là "con" c ủa Th ượng đ ế - là kẻ trung gian giữa Thượng đế và thế giới. Giai đoạn ba, giới tự nhiên biểu hiện như là vật được sáng tạo - đó là thế giới các sự vật cụ thể, thế giới muôn loài trong đó có con người . Giai đoạn bốn, giới tự nhiên biểu hiện là vật không phải sáng tạo, cũng không đ ược sáng t ạo - đó là Thượng đế, nhưng ở đây Thượng đế được xem như mục đích của quá trình thế giới. + Triết học của G. Ơrigiennơ đã trình bày mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí - m ột v ấn đề trung tâm của triết học Trung cổ. Theo ông, gi ữa lòng tin và lý trí là hoàn toàn có th ể dung hợp được; nếu phủ nhận lý trí đề cao tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ nhận tôn giáo đ ều là nguy hiểm cho nhà thờ. + Về nhận thức luận, ông cho rằng cái chung có tr ước cái riêng và c ơ s ở c ủa cái riêng; cái chung là cái bản chất của sự vật; bởi vì các sự v ật đ ều bắt ngu ồn t ừ cái chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong. Ở đây bộc lộ rõ tính chất duy tâm trong nh ận th ức luận ở Ơrigiennơ. Như vậy, toàn bộ học thuyết của G. Ơrigienn ơ là sự ti ếp t ục c ủa quan đi ểm Platôn dưới hình thức mới. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã làm cho phái tôn giáo chính th ống nghi ngờ những tác phẩm của ông và cuối cùng những tác phẩm c ủa ông b ị chính th ức k ết án là "những tà thuyết nguy hiểm" cổ vũ "Phái dị giáo" nên đã bị đốt. 4. Pie Abơla (1079 -1142) Là người Pháp, giảng viên nổi tiếng ở các trường đại học Pa-ri. Ông là người theo chủ nghĩa duy danh. Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí, ông đề cao vai trò của lý trí: Lòng tin phải lấy lý trí làm cơ sở. Bởi vì, theo ông, nguyên lý xuất phát là "hiểu để mà tin", và lý trí cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn b ộ n ội dung c ủa chân lý tôn giáo và câu trả lời đúng đắn về một tín điều tôn giáo nào đó là xác đáng hay không xác đáng. Nhi ệm vụ của sự tìm kiếm triết học là vạch ra và lập luận chân lý, bởi lẽ "sự linh c ảm" không thể là
  5. tiêu chuẩn cho tính chân lý của các thành quả của lý trí, trái lại lý trí m ới b ảo đ ảm cho nh ững điều linh cảm. Pie Abơla cho rằng: Khái niệm chung không tồn tại bên ngoài s ự v ật c ụ th ể, không có đời sống độc lập, nhưng nó không tồn tại trong bản thân các sự vật; khái ni ệm chung cũng không nằm trong bản thân từ ngữ, mà nằm trong ý nghĩa của từ ngữ. Như vậy, triết học của Pie Abơla ở mức độ nhất định đã báo hi ệu s ự xu ất hi ện m ột khoa học thực nghiệm của giai đoạn mới, phần nào xa lìa tín đi ều chính th ống c ủa nhà th ờ. Nhà thờ gọi ông là kẻ "chống chúa trời", là kẻ tà đạo. 5. Tômát Đacanh (1225 - 1274) Sinh ở Italia, là nhà thần học, nhà tri ết h ọc kinh vi ện n ổi ti ếng; Ngoài ra ông còn nghiên cứu những vấn đề pháp quyền đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế. Tri ết h ọc c ủa ông được đạo Thiên chúa coi là triết học duy nhất đúng đắn và lấy làm h ệ t ư t ưởng c ủa mình. Tômát Đacanh coi đối tượng c ủa tri ết học là nghiên c ứu "chân lý c ủa lý trí", còn đ ối tượng của thần học là nghiên cứu "chân lý của lòng tin tôn giáo”. Gi ữa tri ết h ọc và th ần h ọc không có mâu thuẫn, vì Thượng đế là khách thể cuối cùng của tri ết h ọc và th ần h ọc, nh ưng triết học thấp hơn thần học, giống như lý trí con người thấp hơn "lý trí của thần" Trong những tác phẩm của mình, Tômát Đacanh đã nêu lên h ọc thuy ết v ề b ản ch ất và tồn tại. Sự tồn tại của Thượng đế đã được chứng minh trên c ơ sở t ồn t ại c ủa th ế gi ới v ật chất do Thượng đế sáng tạo ra. Theo ông, giới tự nhiên và trật tự của nó, sự phong phú và hoàn thiện của nó đều do trời tạo ra "từ hư vô", đều được quyết định bởi sự thông minh c ủa trời. Mọi cái trên thế giới đều sắp xếp theo các bậc thang tôn ty trật t ự, b ắt đ ầu các s ự v ật không có linh hồn, tiến qua con người tới các thiên thần, các thánh, và sau cùng đ ến b ản thân chúa trời. Mỗi bậc ở dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên; còn toàn bộ hệ thống thì mong mu ốn tiến tới chúa trời. Do đó chúa trời, Thượng đế là mục đích t ối cao, là "quy lu ật” vĩnh c ửu đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái, là hình thức thuần tuý tước b ỏ v ật chất, là nguyên nhân tác động cuối cùng của thế giới. Con người cũng do Chúa trời tạo ra "theo hình dáng c ủa mình", sống trên trái đất - trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên đ ều thích ứng v ới con người như thế nào là do chúa trời quy định. Tômát Đacanh còn khẳng đ ịnh rằng: Đ ẳng c ấp của mỗi người trong xã hội là do trời sắp đặt, nếu người nào v ươn lên cao h ơn đ ẳng c ấp c ủa mình là có tội. Chính quyền, nhà vua là do "ý tr ời", thân xác con ng ười ph ải ph ục tùng chính quyền nhà vua còn quyền lực tối cao bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội. Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ôn hoà để gi ải quyết v ấn đ ề b ản ch ất của cái chung. Ông cho rằng, cái chung tồn tại trên ba phương di ện; Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật, trong trí tuệ chúa trời như là mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng l ẻ. Thứ hai, cái chung được tìm thấy trong các sự vật, nó chỉ tồn tại khách quan khi nó ch ứa đ ựng các sự vật riêng lẻ. Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.
  6. Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh cho r ằng nhận th ức di ễn ra trong ch ủ th ể nh ờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể, chứ không phải mọi t ồn t ại c ủa khách th ể đều được tiếp thu; đó là hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự vật. Ông đã chia "hình dạng" thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đó hình d ạng lý tính cao h ơn hình dạng cảm tính. Bởi vì, nhờ nó ta m ới bi ết đ ược cái chung ch ứa đ ựng nhi ều th ực th ể riêng biệt, còn hình dạng cảm tính cũng có vai trò quan tr ọng, b ởi vì, nh ờ nó c ảm giác tr ở nên cảm thụ tích cực. Như vậy, lý luận nhận thức c ủa Tômát Đacanh áp d ụng h ọc thuy ết v ề "hình d ạng" của Arixtốt; là một bước tiến trong triết học kinh viện Trung c ổ. Tuy nhiên, nó ch ỉ khôi ph ục về hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó không lấy cái sinh khí, cái sống đ ộng, s ự tìm tòi chân lý trong học thuyết của Arixtốt. Về quan điểm chính trị - xã hội, ông tuyên truyền cho s ự th ống tr ị c ủa nhà th ờ đ ối v ới xã hội và coi cuộc sống trần gian là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia. 6. Đơn Xcốt (1265 – 1308) Ông là một trong những nhà kinh vi ện, nhà duy danh lu ận l ớn nh ất th ế k ỉ XIII. Ông sinh trưởng ở Anh, tốt nghiệp và là giáo sư của trường đại học Ôcxpho. Về mặt triết học, cũng như các nhà tư tưởng khác thời trung cổ, Đơn Xcốt coi vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học là vấn đề chủ yếu. Theo ông, đối tượng của thần học là nghiên cứu Thượng đế, còn đối tượng của triết học (siêu hình học) là t ồn t ại (hi ện th ực khách quan- vật chất, giới tự nhiên). Về quan hệ gi ữa lý trí và lòng tin tôn giáo thì ông đ ề cao vai trò của lòng tin hơn lý trí. Về vấn đề tồn tại của Thượng đế, Đơn Xc ốt đã gi ải quyết t ừ lập tr ường th ần h ọc. Theo ông, vì thượng đế là một tồn tại bất tận, cho nên chứng minh về s ự t ồn t ại c ủa th ượng đế có nghĩa là chứng minh rằng “cái tồn tại bất tận” đó là có. Trong học thuyết triết học của mình, ông cho rằng ngoài Thượng đế là hình thức thuần túy phi vật chất ra thì mọi thực thể còn lại (kể cả tinh thần và thiên th ần) đ ều là v ật ch ất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất. Song về căn bản, tri ết h ọc c ủa ông v ẫn là duy tâm, chưa phải duy vật. Là một nhà duy danh luận, trong h ọc thuyết c ủa mình, Đ ơn Xc ốt cũng nghiên cứu vấn đề cái chung. Ông cho rằng cái chung không ch ỉ là sản ph ẩm c ủa lý trí, nó là cơ sở trong bản thân các sự vật. Trong lĩnh vực nhận thức lu ận, ông đã đ ề c ập v ấn đ ề vai trò của yếu tố tinh thần, của lý trí và ý chí. Về vai trò của lý trí và ý chí, ông đã chó rằng thống trị mọi dạng hoạt động của con người không phải là lý trí mà là ý chí. Ý chí cao h ơn lý trí, và hơn nữa ở Thượng đế thì ý chí trở thành tự do. Về vấn đề quan hệ giữa lý trí và lòng tin ông cho r ằng lý trí và lòng tin, tri th ức và th ần học là không thể và không nên dung hòa, vị trí hàng đ ầu ph ải thu ộc v ề lòng tin còn lý trí đóng vai trò phụ thuộc.
  7. 7. Rôgiê Bêcơn (khoảng 1214 - 1294) Là người Anh, một tu sĩ đã phải sống 14 năm trong các nhà giam c ủa Giáo h ội. Ông đóng một vai trò là người đi tiên phong trong khoa h ọc th ực nghi ệm c ủa th ời đ ại m ới. Tri ết học của Rôgiê Bêcơn cũng đóng một vai trò quan trọng trong cu ộc đ ấu tranh ch ống tri ết h ọc kinh viện; chống giáo hội, lên án bọn giáo sỹ và sự áp b ức c ủa giai c ấp phong ki ến, bênh v ực quyền lợi của nhân dân; song không chống tôn giáo nói chung. Rôgiê Bêcơn đã đưa ra quan niệm mới về đ ối t ượng c ủa tri ết h ọc. Theo ông, tri ết h ọc là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ gi ữa các khoa h ọc b ộ ph ận và đem l ại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản; còn bản thân tri ết học đ ược xây d ựng trên thành quả của các khoa học đó. Sức mạnh và bản chất của học thuyết R. Bêc ơn ch ủ yếu là s ự phê phán ph ương pháp kinh viện chủ nghĩa. Ông cho rằng: phải dựa vào kinh nghiệm để "đạt tới ch ỗ nh ận th ức nguyên nhân của hiện tượng" để thay thế cho cái lõi rỗng tuếch, hình th ức ch ủ nghĩa c ủa phương pháp kinh viện. R. Bêcơn nêu ra những nguyên nhân c ản tr ở chân lý là : do s ự sùng bái tr ước các uy tín không có căn cứ và không xứng đáng ; do thói quen lâu đời đối v ới những quan ni ệm đã có; do tính vô căn cứ của những phán đoán về số đông sự che dấu những đi ều ngu d ốt c ủa các nhà bác học dưới cái mặt nạ của sự thông thái hư ảo. Theo R.Bêcơn, nguồn gốc c ủa nhận thức là uy tín, lý trí và kinh nghi ệm, nh ưng uy tín phải được chứng minh bằng kinh nghiệm và thực nghiệm. Ông coi kinh nghi ệm là tiêu chu ẩn của chân lý, thước đo của lý luận: đồng thời ông rất coi tr ọng tri th ức khoa h ọc b ởi l ẽ "không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt". Chính đây là sự tiến bộ của thời ông và có tác dụng chống chủ nghĩa kinh viện. Khác với chủ nghĩa kinh vi ện chính th ống chuyên nghiên c ứu th ần h ọc, R.Bêc ơn ch ủ yếu hướng sự nghiên cứu của mình vào khoa học tự nhiên. Do đó ông coi khoa h ọc th ực nghiệm là chúa tể của khoa học và ông đã có nhiều đóng góp cho các ngành khoa học này. Triết học của R. Bêc ơn bộc lộ nh ững xu h ướng duy v ật, ông n ắm b ắt đ ược nh ững biến đổi xã hội chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra và đi trước thời đại ông trong những ước m ơ và ý tưởng về sự tiến bộ của khoa học. Vì vậy, ông luôn bị nhà nước phong ki ến và giáo h ội truy nã, cầm tù. Triết học R. Bêcơn có nhiều tư tưởng ti ến b ộ, nh ưng không thoát ra kh ỏi h ạn ch ế c ủa thời đại mình - thời đại thống trị của tôn giáo và nhà th ờ; ông đã tuyên b ố s ự ph ụ thu ộc c ủa triết học vào lòng tin; ông nghiên c ứu về "tính ch ất rõ ràng c ủa t ư t ưởng" xu ất phát t ừ m ẫu mực đầu tiên của Thượng đế, và về "lý trí hoạt động tiên nghiệm". 8. Guyôm Ốccam (1300 – 1350)
  8. Là nhà văn, nhà chính tri n ổi ti ếng th ời đ ại mình, nhà th ần h ọc và tri ết h ọc kinh vi ện Anh, nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến thế tục trong cuộc đấu tranh chống Gíao hoàng. Gắn với các hoạt động có tính ch ất chính tr ị ch ống Gíao hoàng, b ảo v ệ nhà n ước phong kiến thế tục là hoạt động triết học của Ôccam. Triết h ọc c ủa ông đã ch ống đ ối k ịch liệt hệ tư tưởng chính thống (hệ tư tưởng đao thiên chúa). Trong vấn đ ề trung tâm c ủa tri ết học trung cổ - vấn đề mối quan hệ giữa lòng tin và lý trí, gi ữa linh c ảm và tri th ức, Ốccam đã làm sâu sắc thêm những quan điểm cỉa Đơn Xcốt. Tuy là người bảo vệ nhiệt tâm lòng tin tôn giáo như mọi nhà triết học khác ở thời đại phong kiến, nhưng ở Ốccam chúng ta cũng thấy rõ sự tan vỡ của chính c ơ s ở tri ết h ọc kinh viện và sự mất tác dụng của nó. Bởi vì, cái trục của triết học Ốccam là chủ nghĩa duy danh có khuynh hướng duy vật. Là một nhà duy danh luận, Ốccam cho r ằng ch ỉ có nh ững s ự v ật riêng l ẻ, đ ơn nh ất là tốn tại thực. Khái niêm, danh từ theo Ốccam chỉ là những kí hiệu của sự vật. Trong lý luận nhận thức c ủa mình, Ốccam cũng chia nh ận th ức làm 2 lo ại: nh ận th ức trực giác (ông hiểu là nhận thức kinh nghiệm) và nhận thức trừu tượng. Nhận th ức tr ực giác được ông đặt cao hơn nhận thức trừu tượng, nó bao gồm cảm tính và sự tự quan sát. Trong lý thuyết đạo đức Ốccam cũng phát tri ển quan đi ểm c ủa Đ ơn Xc ốt. Ông ph ủ nhận sự khác nhau tuyệt đối giữa điều thiện và điều ác. Vì theo ông ý chí của Thượng đ ế có thể biến hành vi tội lỗi của con người thành hành vi tốt. Kết luận: Chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống của xã hội phong ki ến Tây Âu th ời Trung cổ. Đặc điểm chủ yếu nhất của khuynh hướng này là: phục tùng thần h ọc, theo ch ủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ nghĩa tín ngưỡng đ ối l ập v ới tư tưởng khoa học... Mục đích cao nhất c ủa chủ nghĩa kinh vi ện là ph ục v ụ tôn giáo và nhà thờ, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời c ổ đại, đặc bi ệt là tri ết học của Arixtốt. Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này cũng xu ất hiện cu ộc đ ấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào "tà giáo" ch ống ch ủ nghĩa ngu dân của nhà thờ. Các trào lưu tự nhiên bằng thực nghiệm xuất hi ện, sự gi ải phóng khoa học tự nhiên thoát khỏi ách thống trị của thần học bắt đầu. Tất cả những cái đó đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và cho sự phát tri ển m ới của khoa h ọc t ự nhiên và triết học trong thời đại Phục hưng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2