Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ<br />
THEO NĂM THỜI ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI<br />
Đặng Thị Vân Trang*, Lê Thị Anh Thư*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Lây truyền vi sinh vật thông qua bàn tay là con ñường chính lây nhiễm chéo<br />
trong bệnh viện và có thể phòng ngừa bằng cách rửa tay. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ vẫn còn<br />
thấp trong nhân viên y tế. Mục ñích của nghiên cứu này nhằm ñánh giá tỷ lệ tuân thủ rửa tay<br />
của nhân viên y tế theo năm thời ñiểm của Tổ chức y tế thế giới tại các khoa lâm sàng.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, ñiều dưỡng, kỹ thuật viên<br />
và các nhân viên y tế khác ñang làm việc tại khoa nghiên cứu. Nghiên cứu quan sát mô<br />
tả. Xác ñịnh tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế trong tất cả cơ hội tiếp xúc với bệnh<br />
nhân mà bắt buộc phải rửa tay theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới.<br />
Kết quả: Trong số 3013 cơ hội rửa tay ñược quan sát (ĐD: 67,5%, BS: 24,6%, KTV:<br />
3,1% và NVYT khác: 4,8%), tỷ lệ tuân thủ rửa tay trung bình là 25,7%. Theo năm thời ñiểm<br />
rửa tay của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc<br />
bệnh nhân, 31,8% trước thao tác vô khuẩn, 56,7% sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc bệnh<br />
nhân và 12,3% sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa các ñối<br />
tượng khác biệt không có ý nghĩa, 26,6% ở bác sĩ, 26,3% ở ñiều dưỡng, 23,9% ở kỹ thuật<br />
viên và 22,9% ở các ñối tượng khác. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở các khoa như sau: 36,1% ở các<br />
khoa hồi sức cấp cứu, 21,6% ở các khoa nội và 28,4% ở các khoa ngoại.<br />
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay còn thấp ở các thời ñiểm trước khi tiếp xúc bệnh nhân<br />
và sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu gợi ý chương trình giáo<br />
dục về rửa tay cần chú ý ñến những thời ñiểm thường bỏ sót, ñồng thời nên tập trung vào<br />
từng khoa và từng ñối tượng.<br />
Từ khóa: tỷ lệ tuân thủ rửa tay, năm thời ñiểm rửa tay, Tổ chức y tế thế giới.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
COMPLIANCE WITH HAND HYGIENE ACCORDING TO WHO’s 5<br />
MOMENTS FOR HAND HYGIENE AT CHO RAY HOSPITAL<br />
Dang Thi Van Trang, Le Thi Anh Thu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 436 - 439<br />
Background and Objective: Transmission of microorganisms from the hands of health<br />
care workers is the main source of cross-infection in hospitals and can be prevented by hand<br />
hygiene. However, the compliance with HH is still low. The purpose of this study is to identify<br />
the compliance with handwashing of healthcare workers in clinical departments accordings<br />
to 5 moments for hand hygiene of WHO.<br />
Subjects: Healthcare workers who are working in clinical wards include physicians,<br />
nurses, technician and others.<br />
Results: In 3013 observed opportunities (nurses: 67.5%, physicians: 24.6%, technicians:<br />
3.1% and other health care workers: 4.8%) for handwashing, average compliance was<br />
* Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tác giả: BS.Đặng Thị Vân Trang, ĐT: 0932040488. Email: dtvantrang@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
436<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
25.7%. Accordings to 5 moments for hand washing of WHO, the compliance was 17% before<br />
patient contact, 31.8% before aseptic procedures, 56.7% after blood or body fluid contact,<br />
29.2% after patient contact and 12.3% after environment contact. The compliance among<br />
participants was non different 26.6% among phycians, 26.3% among nurses, 23.9% among<br />
technicians and 22.9% among others participants. The compliance was 36.1% in intensive<br />
care units, 21.6% in internal medicine units and 28.4% in surgical units.<br />
Conclusions: Compliance with handwashing was low at two moments: before patient<br />
contact and after environment contact. Results suggested that HH education should focus on<br />
the moments that usually missed and target to each hospital ward and type of health care<br />
workers.<br />
Key words: compliance of handwashing, 5 moments for hand hygiene, WHO.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi<br />
những tác nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn ñề nan giải ngay cả ở các nước tiên<br />
tiến, với tỷ lệ nhiễm khuẩn chung khá cao 7-10%. Thống kê cho thấy tỷ lệ NKBV vào<br />
khoảng 5-10% ở các nước ñã phát triển và lên ñến 15-20% ở các nước ñang phát triển. 510% NKBV gây thành vụ dịch trong bệnh viện. NKBV kéo dài thời gian nằm viện trung<br />
bình từ 7 ñến 15 ngày, làm gia tăng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh (3).<br />
Hầu hết việc lây truyền bệnh là qua trung gian bàn tay. Do ñó, một trong những khuyến<br />
cáo nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là thực hành rửa tay khi chăm sóc bệnh nhân(1).<br />
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo năm thời ñiểm cần rửa tay: (1). Trước khi tiếp xúc bệnh<br />
nhân (2). Trước khi làm thao tác cần vô khuẩn (3). Sau khi tiếp xúc bệnh nhân (4). Sau khi có<br />
nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch tiết bệnh nhân (5). Sau khi ñụng chạm những ñồ vật, bề mặt<br />
xung quanh bệnh nhân (2). Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế vẫn còn thấp, tỷ<br />
lệ tuân thủ thường nhỏ hơn 50% tất cả cơ hội cần phải rửa tay (4). Một khảo sát ngẫu nhiên tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy 2007 cho thấy tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa hồi sức<br />
cấp cứu rất thấp (12,5%). Nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai cũng cho kết quả tương tự<br />
(12,2%). Tỷ lệ rửa tay cao ở một số khoa ñặc biệt như săn sóc ñặc biệt, hồi sức sơ sinh,<br />
nhưng rất thấp ở các khoa lâm sàng, phòng khám(5).<br />
Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát này nhằm ñánh giá lại tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân<br />
viên y tế ở các khoa lâm sàng theo năm thời ñiểm của Tổ chức y tế thế giới.<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nhân viên y tế ñang làm việc tại các khoa lâm sàng. Nhân viên y tế có thể là bác sĩ, ñiều<br />
dưỡng, kỹ thuật viên, khác (hộ lý, sinh viên…).<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực hiện bằng cách quan sát mô tả trực tiếp. Người thực hiện quan sát là<br />
nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và ñiều dưỡng trưởng ñã ñược tập huấn về phương<br />
pháp nghiên cứu và không bị chi phối bởi các khoa lâm sàng. Dữ liệu ñược ñiền vào mẫu<br />
ñiều tra chuẩn.<br />
Thời gian quan sát: 20 phút trong một ca và quan sát cả ba ca trong ngày làm việc. Thời<br />
gian quan sát kéo dài cho ñến khi thu ñược cỡ mẫu dự kiến.<br />
Xác ñịnh tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế trong tất cả cơ hội tiếp xúc với bệnh<br />
nhân mà bắt buộc phải rửa tay.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
437<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ tuân thủ Số cơ hội có rửa tay × 100<br />
=<br />
rửa tay (%)<br />
Số cơ hội cần phải rửa tay<br />
KẾT QUẢ<br />
Quan sát ñược thực hiện tại 21 khoa, bao gồm 12 khoa nội (Nội thần kinh, nội tiêu hoá,<br />
nội phổi, nội tim mạch, Nhiệt ñới, Nội tiết, Nội thận và 4 khoa ñiều trị theo yêu cầu), 6 khoa<br />
ngoại (ngoại thần kinh, ngoại tiêu hoá, ngoại gan mật tuỵ, ngoại tiết niệu, ngoại chỉnh hình và<br />
Phỏng) và 2 khoa hồi sức cấp cứu (Hồi sức cấp cứu và hồi sức ngoại thần kinh).<br />
Quan sát 3013 cơ hội rửa tay, trong ñó số cơ hội của ñiều dưỡng là 67,5%, của bác sĩ là<br />
24,6%, của kỹ thuật viên là 3,1%, và các nhân viên khác là 4,8%. Tỉ lệ tuân thủ rửa tay trung<br />
bình là 25,7%, trong ñó, 17,1% là rửa tay nhanh và 8,6% là rửa tay bằng xà bông và nước. Tỉ<br />
lệ mang găng cũ là 13,0%.<br />
Theo năm thời ñiểm rửa tay của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ tuân thủ rửa tay lần lượt là<br />
17,0% trước khi tiếp xúc bệnh nhân, 31,8% trước thao tác vô khuẩn, 56,7% sau tiếp xúc dịch,<br />
29,2% sau tiếp xúc bệnh nhân và 12,3% sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân.<br />
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa các ñối tượng khác biệt không có ý nghĩa, 26, 6% ở bác sĩ,<br />
26,3% ở ñiều dưỡng, 23,9% ở kỹ thuật viên và 22,9% ở các ñối tượng khác.<br />
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở các khoa như sau: 36,1% ở các khoa hồi sức cấp cứu, 21,6% ở<br />
các khoa nội và 28,4% ở các khoa ngoại. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở từng khoa theo thứ tự từ<br />
cao ñến thấp là 40,1% (115/287) ở nội tim mạch, 39,9% (343/860) ở hồi sức cấp cứu, 28,8%<br />
(75/226) ở ngoại tiêu hoá, 26,5% (78/294) ở nội phổi, 19,8% (98/494) ở ngoại thần kinh,<br />
16,7% (7/42) ở nhiệt ñới, 13,0% (18/139) ở hồi sức ngoại thần kinh, 10,9% (11/102) ở nội<br />
thần kinh, 10,5% (12/115) ở ngoại chỉnh hình, 5,9% (5/84) ở phỏng, 4,2% (3/71) ở nội tiết,<br />
2,7% (1/37) ở nội thận và 1,5% (2/132) ở các khoa ñiều trị theo yêu cầu.<br />
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo giờ làm việc như sau: 23,3% lúc 7 giờ, 31,2% lúc 8 giờ,<br />
21,1% lúc 9 giờ, 23,8% lúc 10 giờ, 13,7% lúc 11 giờ, 18,6% lúc 13 giờ, 30,0% lúc 14 giờ,<br />
43,3% lúc 15 giờ.<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ rửa tay chung của nhân viên y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy không cao 25,7% so với<br />
các nghiên cứu khác ở các nước (5, 6). Ví dụ, khảo sát báo cáo của Pitter năm 2000 tại một<br />
bệnh viện ở Thuỵ Sĩ, quan sát 2834 cơ hội rửa tay, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung của nhân viên<br />
y tế là 48%.<br />
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay còn thấp ở các thời ñiểm trước khi tiếp xúc bệnh nhân và sau sờ<br />
môi trường xung quanh bệnh nhân. Điều này cho thấy rằng nhân viên y tế chỉ chú ý rửa tay ở<br />
những tình huống quan trọng khi nguy cơ lây nhiễm rõ ràng và bỏ qua việc rửa tay trong<br />
những tình huống khi nguy cơ lây nhiễm không rõ ràng (trước khi tiếp xúc bệnh nhân và sau<br />
sờ môi trường xung quanh bệnh nhân). Kết quả này cũng tương tự như khảo sát tại Bệnh viện<br />
Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, tỷ lệ tuân thủ rửa tay sau khi sờ vào môi<br />
trường là thấp nhất trong 5 tình huống cần rửa tay.<br />
Tỷ lệ rửa tay giữa các khoa không ñồng ñều. Tỷ lệ rửa tay ở các khoa hồi sức cấp<br />
cứu, nơi có cường ñộ làm việc cao, lại có tỷ lệ tuân thủ rửa tay cao hơn các khoa khác.<br />
Điều này có thể do trang bị rửa tay nhanh ñầy ñủ, thuận tiện cho việc rửa tay và nhân<br />
viên y tế ở các khoa hồi sức cấp cứu ñược huấn luyện, nhắc nhở thường xuyên.<br />
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa các ñối tượng khác biệt không có ý nghĩa. Ở các nghiên cứu<br />
khác, tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở bác sĩ thường cao hơn ñiều dưỡng. Tuy nhiên ở nghiên cứu này,<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
438<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa bác sĩ và ñiều dưỡng không có khác biệt.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế còn thấp. Việc sử dụng găng và rửa<br />
tay không ñược thực hiện theo ñúng hướng dẫn. Cần có nhiều chương trình giáo dục, tập<br />
huấn liên tục nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu gợi<br />
ý chương trình giáo dục về rửa tay cần chú ý ñến những thời ñiểm thường bỏ sót, ñồng thời<br />
nên tập trung vào từng khoa và từng ñối tượng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1 Akyol A, Ulusoy H, Ozen I. Handwashing (2006): a simple, economical and effective<br />
method for preventing nosocomial infections in intensive care units. J Hosp Infect. 2006<br />
Apr;62 (4): 395-405. Epub 2006 Feb 14. Review. Retraction in: Dancer S. J Hosp Infect.<br />
2006 Oct;64 (2): 99.<br />
2 Allegranzi B, Storr J, Dziekan G, Leotsakos A, Donaldson L, Pittet D (2007). First<br />
Global Patient Safety Challenge, WHO World Alliance for Patient Safety, World Health<br />
Organization, Geneva, Switzerland. The First Global Patient Safety Challenge "Clean<br />
Care is Safer Care": from launch to current progress and achievements. J Hosp Infect.<br />
Jun;65 Suppl 2: 115-23.<br />
3 Ban chống nhiễm khuẩn Bộ y Tế (2005). Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện của 19 bệnh<br />
viện. Báo cáo trong hội nghị chống nhiễm khuẩn toàn quốc 2005<br />
4 Bischoff, W.E., et al. (2000), Handwashing compliance by health care workers. The<br />
impact of introducing an accessible, alcohol based hand antiseptic. Archives Internal<br />
Medicine 160: page 1017-21.<br />
5 Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Lê Thị Thanh Thủy (2006), Hiroshi Ohara. Đánh<br />
giá phương tiện, nhận thức, tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế tại một số cơ sở y tế của<br />
Việt Nam. Báo cáo trong hội nghị quốc tế JICA về chống nhiễm khuẩn tổ chức tại Hà<br />
Nội<br />
6 Pittet D, Mourouga P, Perneger TV (1990). Compliance with hand washing in a<br />
teaching hospital. Ann Intern Med, 130: 126-130<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2010<br />
<br />
439<br />
<br />