YOMEDIA
ADSENSE
Vai trò của cảm nhận rủi ro trong quan hệ giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại đối với cá
50
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm định các vai trò khác nhau của cảm nhận rủi ro dưới góc độ một nhân tố tác động và một nhân tố trung hòa trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của người tiêu dùng và mức độ mua lại.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của cảm nhận rủi ro trong quan hệ giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại đối với cá
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA CẢM NHẬN RỦI RO TRONG QUAN HỆ GIỮA SỰ THỎA MÃN VÀ<br />
MỨC ĐỘ MUA LẠI ĐỐI VỚI CÁ<br />
THE ROLE OF PERCEIVED RISK IN THE SATISFACTION – REPURCHASE FREQUENCY<br />
TOWARDS FISH<br />
<br />
Hồ Huy Tựu<br />
<br />
Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Mục đích của nghiên cứu này nhằm kiểm định các vai trò khác nhau của cảm nhận rủi ro dưới<br />
góc độ một nhân tố tác động và một nhân tố trung hòa trong mối quan hệ giữa sự thỏa mãn của người<br />
tiêu dùng và mức độ mua lại. Dựa trên một mẫu chéo 846 hộ gia đình được thu thập ở ba thành phố<br />
(Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt) và sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc, kết quả đã chỉ ra rằng<br />
quan hệ giữa cảm nhận rủi ro và sự thỏa mãn là âm, trong khi sự thỏa mãn có tác động dương lên<br />
mức độ mua lại, nói cách khác cảm nhận rủi ro chỉ có tác động gián tiếp lên mức độ mua lại thông<br />
qua sự thỏa mãn. Quan trọng hơn, cảm nhận rủi ro đã trung hòa âm mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và<br />
mức độ mua lại, có nghĩa là mức độ mua lại sẽ giảm đi khi người tiêu dùng cảm nhận một mức rủi ro<br />
cao hơn mặc dù họ có mức độ hài lòng như nhau trong tiêu dùng. Vì vậy, nghiên cứu này đề nghị rằng<br />
các nhà quản trị nên chú ý đến việc giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng bằng cách sản xuất các sản<br />
phẩm an toàn, và tuyên truyền rộng rãi về các dấu hiệu an toàn trong các sản phẩm sản xuất.<br />
Từ khóa: cảm nhận rủi ro, sự thỏa mãn, mức độ mua lại, tác động gián tiếp và trung hòa.<br />
Abstract<br />
The purpose of this study is to test the roles of perceived risk as an antecedent and a moderator<br />
in the satisfaction-repurchase frequency. Basing on a cross-section sample of 846 households in three<br />
cities (Ho Chi Minh, Nha Trang, Da Lat) and using structural equation modeling, the results indicated<br />
that the relationship between perceived risk and satisfaction is negative and satisfaction has a<br />
significantly positive effect on repurchase frequency. More importantly, perceived risk proved to<br />
moderate negatively both the relationship between satisfaction and repurchase frequency. Thus, this<br />
study suggests that management attention should focus on reducing risks through producing fresh or<br />
safety fish products, and communicating broadly safe signals of their products.<br />
I. GIỚI THIỆU<br />
An toàn và rủi ro thực phẩm là vấn đề sống<br />
<br />
giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại đối đối với<br />
cá, mà theo hiểu biết của tác giả, có lẽ chưa có<br />
<br />
còn trong các bữa ăn của người tiêu dùng<br />
<br />
nghiên cứu nào trước đây đã công bố liên quan<br />
<br />
(Bredbenner và cộng sự, 2007). Cảm nhận rủi<br />
ro là nhân tố quan trọng để giải thích động cơ,<br />
<br />
đến thị trường thủy sản Việt Nam cũng như<br />
trong lĩnh vực thực phẩm nói chung.<br />
<br />
hành vi của người tiêu dùng, tuy nhiên, rất ít<br />
nghiên cứu điều tra sự tác động của cảm nhận<br />
<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
<br />
rủi ro đến sự sự thỏa mãn và mức độ tiêu dùng<br />
(Lobb và cộng sự, 2006). Vì vậy, nghiên cứu<br />
này muốn cung cấp chứng cứ về vai trò của<br />
cảm nhận rủi ro dưới góc độ một nhân tố ảnh<br />
hưởng, một biến số trung hòa đối với quan hệ<br />
<br />
Sự thỏa mãn thường được hiểu là phản<br />
ứng hài lòng của người tiêu dùng liên quan đến<br />
việc tiêu dùng một sản phẩm (Oliver, 1997). Các<br />
nghiên cứu trước đây đề xuất rằng quan hệ<br />
giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại là dương<br />
nhưng thay đổi giữa các sản phẩm (Olsen,<br />
<br />
47<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
2002; Szymanski và Henard, 2001). Điều này<br />
<br />
Dựa vào các cơ sở trên, các giả thuyết sau<br />
<br />
hàm ý rằng có các biến số trung hòa làm thay<br />
đổi cường độ quan hệ giữa hai biến số này<br />
<br />
được đề nghị để kiểm định:<br />
H1: Sự thỏa mãn có tác động dương đến<br />
<br />
(Mittal và Kamakura, 2001).<br />
Khái niệm cảm nhận rủi ro là rất rộng trong<br />
<br />
mức độ mua lại.<br />
H2: Cảm nhận rủi ro có tác động âm đến<br />
<br />
marketing (Conchar và cộng sự, 2004; McCathy<br />
và Henson, 2005), nhưng nói chung có thể hiểu<br />
<br />
sự thỏa mãn<br />
H3: Cảm nhận rủi ro có tác động âm đến<br />
<br />
cảm nhận rủi ro là sự không chắc chắn hoặc<br />
<br />
mức độ mua lại, và một tác động gián tiếp lên<br />
<br />
các kết cục tiêu cực của việc mua một sản<br />
phẩm hoặc dịch vụ (Dowling và Staelin, 1994).<br />
<br />
mức độ mua lại thông qua sự thỏa mãn.<br />
H4: Cảm nhận rủi ro trung hòa âm cho mối<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, cảm nhận rủi ro được<br />
hiểu là các tác động tiêu cực đến sức khỏe liên<br />
<br />
quan hệ giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại<br />
hay cường độ quan hệ giữa sự thỏa mãn và<br />
<br />
quan đến việc tiêu dùng một sản phẩm (Espejel<br />
và cộng sự, 2007). Các nghiên cứu đã chứng tỏ<br />
<br />
mức độ mua lại sẽ yếu đi khi người tiêu dùng<br />
cảm nhận mức độ rủi ro cao khi tiêu dùng một<br />
<br />
rằng cảm nhận rủi ro có tác động âm đến sự<br />
<br />
sản phẩm.<br />
<br />
thỏa mãn (Chen và Li, 2007), ý định tiêu dùng<br />
(Grewal và cộng sự, 2007) và trung hòa đối với<br />
<br />
Mô hình lý thuyết có thể được minh họa<br />
trên Hình 1.<br />
<br />
mối liên hệ giữa thái độ và hành vi mua hàng<br />
(Gurhan và cộng sự 2004).<br />
<br />
_<br />
<br />
Cảm nhận<br />
rủi ro<br />
<br />
Sự thỏa<br />
mãn<br />
<br />
+<br />
_<br />
<br />
Cảm nhận<br />
rủi ro<br />
<br />
_<br />
<br />
Mức độ mua<br />
hàng lại<br />
<br />
Sự thỏa<br />
mãn<br />
<br />
1a. Tác động trực tiếp và gián tiếp<br />
<br />
Mức độ mua<br />
hàng lại<br />
<br />
1.b. Tác động trung hòa<br />
Hình 1: Mô hình lý thuyết<br />
<br />
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp<br />
<br />
(62,9 %), được đào tào chính quy dưới 15 năm<br />
(63,2 %), và tuổi bình quân là 37, trải dài từ 18<br />
<br />
lấy mẫu<br />
Việc thu thập thông tin từ những người nội<br />
trợ thông qua phỏng vấn trực tiếp tại các hộ gia<br />
<br />
đến 77.<br />
3.2. Đo lường các khái niệm<br />
Sự thỏa mãn được đo lường bởi ba mục<br />
<br />
đình. Người trả lời với tuổi từ 18 và ít nhất ăn cá<br />
một lần mỗi tuần được lựa chọn. Tổng cộng có<br />
<br />
hỏi về thái độ và sở thích trên thang đo Likert 7<br />
điểm như sau: “Khi ăn cá cho bữa ăn hàng<br />
<br />
846 người tiêu dùng từ ba thành phố (310 ở<br />
<br />
ngày, tôi cảm thấy: (1) thỏa mãn; (2 hài lòng; và<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh, 299 ở Nha Trang, còn<br />
lại ở Đà Lạt) được sử dụng cho nghiên cứu này,<br />
<br />
(3) thích thú”. Những mục hỏi này đã được sử<br />
dụng trong các nghiên cứu trước đây (Olsen,<br />
<br />
trong đó đa số là nữ (72,6 %), đã lập gia đình<br />
<br />
2002).<br />
<br />
48<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
Mức độ mua lại là kết hợp của hành vi mua<br />
<br />
chứa mầm bệnh”. Các thang đo này đã được<br />
<br />
hàng lặp lại và ý định mua hàng (Nijssen, 2003).<br />
Đo lường tần số hành vi trong năm qua được<br />
<br />
điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đây (Espejel<br />
và cộng sự, 2007).<br />
<br />
người trả lời tự báo cáo trên thang đo 7 điểm,<br />
có hình thức như sau: “Bạn hãy vui lòng cho<br />
biết trung bình trong năm qua bạn đã ăn cá bao<br />
nhiêu lần tại nhà trong các bữa ăn hàng ngày? 7<br />
= 13 đến 14 lần một tuần, 6 = 9 đến 12 lần một<br />
tuần, …, 1 = ít hơn”. Đo lường tần số tiêu dùng<br />
gần đây và ý định mua hàng lặp lại được đánh<br />
giá bởi đề nghị người trả lời rằng: “Bạn hãy vui<br />
lòng ước lượng số lần mà bạn đã ăn cá trong<br />
tuần qua và số lần mà bạn có ý định sẽ mua cá<br />
về ăn trong tuần đến kể cả ngày hôm nay (1 đến<br />
14 lần)?”.<br />
Cảm nhận rủi ro được đánh giá bằng cách<br />
yêu cầu người tiêu dùng đánh giá trên ba đo<br />
lường trên thang đo hai cực 7 điểm dưới hình<br />
thức: “Vui lòng chỉ ra đánh giá của bạn về rủi ro<br />
hay an toàn ra sao khi mua cá cho bữa ăn hàng<br />
ngày: (1) An toàn/ không an toàn; (2) Rủi ro<br />
<br />
IV. KẾT QUẢ<br />
4.1. Độ tin cậy và độ giá trị của các đo lường<br />
Các thang đo lường khái niệm cảm nhận<br />
rủi ro, sự thỏa mãn và mức độ mua lại, sẽ là đối<br />
tượng của một phân tích nhân tố xác định gồm<br />
3 nhân tố trên phầm mềm AMOS. Kết quả cho<br />
thấy mô hình đo lường phù hợp rất tốt so với dữ<br />
2<br />
<br />
liệu [χ (24) = 40.4, p = 0.02; GFI = 0.99; CFI =<br />
1.00; RMSEA = 0.03). Tiếp theo, các trọng số<br />
nhân tố của các chỉ báo đều có ý nghĩa thống kê<br />
ở mức 0.001 (với các giá trị thống kê t > 20), và<br />
trải dài từ 0.66 đến 0.94. Cuối cùng, các thang<br />
đo đều có độ tin cậy tổng hợp rất cao, từ 0.80<br />
trở lên, với các phương sai trích đều lớn hơn<br />
0.60. Kết quả này chứng tỏ các thang đo là đơn<br />
nghĩa, có độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cao.<br />
<br />
thấp/ rủi ro cao; và (3) Không chứa mầm bệnh/<br />
<br />
Bảng 1: Các thang đo, trọng số nhân tố và độ tin cậy của các thang đo khái niệm<br />
Khái niệm và các chỉ báo<br />
<br />
Trọng số<br />
nhân tố<br />
<br />
Thống kê<br />
t<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro<br />
An toàn / không an toàn<br />
<br />
0.83<br />
<br />
27.5<br />
<br />
Rủi ro thấp / rủi ro cao<br />
<br />
0.88<br />
<br />
29.7<br />
<br />
Không chứa / chứa mầm bệnh<br />
<br />
0.66<br />
<br />
20.9<br />
<br />
Sự thỏa mãn<br />
Thỏa mãn<br />
<br />
0.87<br />
<br />
32.5<br />
<br />
Hài lòng<br />
<br />
0.88<br />
<br />
33.0<br />
<br />
Thích thú<br />
<br />
0.87<br />
<br />
32.0<br />
<br />
Mức độ mua lại<br />
Tần số tiêu dùng năm qua<br />
<br />
0.83<br />
<br />
30.5<br />
<br />
Tần số tiêu dùng tuần qua<br />
<br />
0.94<br />
<br />
37.5<br />
<br />
Ý định tiêu dùng tuần đến<br />
<br />
0.93<br />
<br />
36.5<br />
<br />
Độ tin cậy<br />
tổng hợp<br />
<br />
Phương sai<br />
trích<br />
<br />
0.84<br />
<br />
0.63<br />
<br />
0.91<br />
<br />
0.76<br />
<br />
0.93<br />
<br />
0.81<br />
<br />
Tất cả các trọng số nhân tố đều có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0.001<br />
<br />
49<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
<br />
Bảng 2: Trung bình, sai số chuẩn và hệ số tương quan của các khái niệm<br />
Trung bình<br />
<br />
Sai số chuẩn<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1. Cảm nhận rủi ro<br />
<br />
3.03<br />
<br />
1.18<br />
<br />
-<br />
<br />
2. Sự thỏa mãn<br />
<br />
5.28<br />
<br />
1.31<br />
<br />
-0.40<br />
<br />
-<br />
<br />
3. Mức độ mua lại<br />
<br />
5.11<br />
<br />
2.28<br />
<br />
-0.20<br />
<br />
0.42<br />
<br />
3<br />
<br />
-<br />
<br />
Các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0.01<br />
<br />
Các hệ số tương quan, trung bình và sai số<br />
chuẩn của các khái niệm trong mô hình được<br />
<br />
4.2. Kiểm định các tác động trực tiếp và gián tiếp<br />
<br />
cho ở bảng 2. Hầu hết các hệ số tương quan<br />
đều khá cao và có ý nghĩa thống kê ở mức dưới<br />
<br />
đến các giả thuyết H1, H2 và H3 được thể hiện<br />
trên Hình 1a sẽ được kiểm định đồng thời. Sử<br />
<br />
1%. Bên cạnh đó, các hệ số tương quan đủ nhỏ<br />
<br />
dụng thủ tục ước lượng mẫu lặp (bootstrapping)<br />
<br />
(r < 0.5) để chỉ ra các khái niệm có độ giá trị<br />
phân biệt cao.<br />
<br />
trong AMOS (Edwards và Lambert, 2007), kết<br />
quả được cho ở Bảng 3.<br />
<br />
Trước tiên các tác động trực tiếp liên quan<br />
<br />
Bảng 3: Kiểm định các tác động trực tiếp, gián tiếp<br />
Các quan hệ nhân quả<br />
<br />
Trực tiếp<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro → Sự thỏa mãn<br />
<br />
–0.40***<br />
<br />
Cảm nhận rủi ro → Mức độ mua lại<br />
Sự thỏa mãn<br />
<br />
→ Mức độ mua lại<br />
<br />
–0.03<br />
<br />
ns<br />
<br />
0.41***<br />
<br />
Các tác động<br />
Giá trị t<br />
Gián tiếp<br />
–10.9<br />
<br />
Giá trị t<br />
<br />
–<br />
<br />
–<br />
<br />
–0.8<br />
<br />
–0.17***<br />
<br />
–7.9<br />
<br />
10.7<br />
<br />
–<br />
<br />
–<br />
<br />
2<br />
<br />
Thống kê độ phù hợp: χ (24) = 40.4, p = 0.02; GFI = 0.99; CFI = 1.00; RMSEA = 0.03<br />
*** p < 0.001; ns: Không có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Kết quả ủng hộ giả thuyết H1 rằng sự thỏa<br />
mãn có tác động dương đến mức độ mua lại (β<br />
<br />
4.3. Kiểm định tác động trung hòa<br />
<br />
= 0.41, t = 10.7). Cảm nhận rủi ro có một tác<br />
động trực tiếp âm lên sự thỏa mãn (β = –0.40, t<br />
<br />
ro trung hòa âm cho mối quan hệ giữa sự thỏa<br />
mãn và mức độ mua lại như được thể hiện trên<br />
<br />
= –10.9), vì vậy giả thuyết H2 cũng được ủng<br />
hộ. Mặc dù tác động của cảm nhận rủi ro lên<br />
<br />
Hình 1b sẽ được kiểm định sử dụng phương<br />
pháp phân tích hồi quy trung hòa hai giai đoạn<br />
<br />
mức độ mua lại không có ý nghĩa thống kê (β =<br />
<br />
cho biến mờ (Ping, 1995) mà cho phép vượt<br />
<br />
–0.03, t = –0.8), tức giả thuyết H3a bị bác bỏ,<br />
nhưng tác động gián tiếp của cảm rủi ro lên<br />
<br />
qua được các hạn chế của các cách tiếp cận<br />
khác, như sự suy giảm sức mạnh thống kê của<br />
<br />
mức độ mua lại thông qua sự thỏa mãn có ý<br />
nghĩa thống kê (β = –0.17, t = –7.9), vì vậy giả<br />
<br />
phương pháp phân tích nhóm hay bất tiện trong<br />
sử dụng của phương pháp hồi quy tích số các<br />
<br />
thuyết H3b được ủng hộ bởi dữ liệu. Tóm lại,<br />
cảm nhận rủi ro chỉ có ảnh hưởng âm gián tiếp<br />
<br />
chỉ báo (Edwards và Lambert, 2007). Kết quả<br />
ước lượng cho ở Bảng 4.<br />
<br />
đến mức độ mua lại thông qua sự thỏa mãn.<br />
<br />
50<br />
<br />
Tiếp đến, giả thuyết H4 rằng cảm nhận rủi<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008<br />
Bảng 3: Kiểm định tác động trung hòa<br />
Các quan hệ nhân quả<br />
Cảm nhận rủi ro<br />
<br />
Dự báo mức độ mua lại<br />
Hệ số chuẩn hóa<br />
Giá trị t<br />
–0.06<br />
<br />
Sự thỏa mãn<br />
<br />
ns<br />
<br />
0.49***<br />
<br />
Sự thỏa mãn x Cảm nhận rủi ro<br />
<br />
–0.20*<br />
<br />
–1.4<br />
9.0<br />
–2.4<br />
<br />
2<br />
<br />
Thống kê độ phù hợp: χ (30) = 44.4, p = 0.02; GFI = 0.99; CFI = 1.00; RMSEA = 0.02<br />
*** p < 0.001; ns: Không có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Đúng như kỳ vọng, thành phần tích giữa sự<br />
thỏa mãn và cảm nhận rủi ro có một tác động<br />
<br />
tiêu dùng nói chung (Szymanski and Henard,<br />
2001), cũng như trong lĩnh vực thực phẩm và<br />
<br />
âm lên mức độ mua lại (β = –0.20, t = –2.4) vì<br />
<br />
thủy sản (Olsen, 2002). Điều này là quan trọng<br />
<br />
vậy giả thuyết H4 được ủng hộ. Nói cụ thể hơn,<br />
nếu hai người tiêu dùng báo cáo cùng một mức<br />
<br />
đối với các doanh nghiệp thủy sản trong việc<br />
xây dựng một lượng khách hàng thường xuyên<br />
<br />
thỏa mãn, người nào có cảm cảm nhận rủi ro<br />
cao hơn sẽ có mức tiêu dùng ít hơn và ngược<br />
<br />
với chi phí thấp. Muốn thế các doanh nghiệp<br />
cần hướng các chiến lược truyền thông của<br />
<br />
lại.<br />
<br />
mình vào việc củng cố thái độ tích cực của<br />
khách hàng đối với sản phẩm của doanh<br />
<br />
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT<br />
Nghiên cứu này, theo hiểu biết của tác giả,<br />
là đầu tiên thực hiện tại Việt Nam, đồng thời<br />
cũng là nghiên cứu duy nhất xem xét một cách<br />
đầy đủ các vai trò của cảm nhận rủi ro trong<br />
khung quan hệ giữa sự thỏa mãn và mức độ<br />
mua lại của người tiêu dùng, vì vậy các phát<br />
hiện từ nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định<br />
đóng góp vào kho tàng kiến thức marketing nói<br />
chung và trong quản trị kinh doanh thực phẩm<br />
nói riêng.<br />
Bên cạnh đó, cách tiếp cận về phương<br />
pháp phân tích trong nghiên cứu này là rất mới<br />
mẻ. Việc ước lượng trực tiếp tác động gián tiếp<br />
và kiểm định ý nghĩa thống kê của nó đã khắc<br />
phục được nhược điểm của các phương pháp<br />
kiểm định biến số trung gian khác (Edwards và<br />
Lambert, 2007). Tương tự, việc kiểm định tác<br />
động trung hòa bằng phương pháp phân tích<br />
hồi quy trung hòa hai giai đoạn cho biến mờ<br />
cũng là một cách tiếp cận chặt chẽ nhất hiện<br />
nay để kiểm định các tác động tương tác (Ping,<br />
1995).<br />
Nghiên cứu này trước tiên khẳng định một<br />
quan niệm truyền thống về mối quan hệ dương<br />
giữa sự thỏa mãn và mức độ mua lại của người<br />
<br />
nghiệp.<br />
Tiếp đến, nghiên cứu này chỉ ra rằng, cảm<br />
nhận rủi ro là một biến số quan trọng không chỉ<br />
ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người tiêu<br />
dùng mà còn gián tiếp tác động đến mức độ tiêu<br />
thụ của họ (Lobb và cộng sự, 2006). Quan trọng<br />
hơn, cảm nhận rủi ro còn làm gia tăng thêm<br />
khoảng cách giữa sự thỏa mãn và mức độ mua<br />
lại (Gurhan và cộng sự, 2004). Điều này có có<br />
thể giúp giải thích một phần lý do tại sao nhiều<br />
khách hàng nói rằng họ hài lòng nhưng thực tế<br />
họ không hề quay lại với doanh nghiệp, một vấn<br />
đề mà đã và đang thu hút sự quan tâm mạnh<br />
mẽ của cả giới nghiên cứu lẫn quản trị (Oliver,<br />
1999). Phát hiện này đề xuất rằng doanh nghiệp<br />
có thể củng cố sự thỏa mãn của người tiêu<br />
dùng thông qua các chiến lược giảm thiểu rủi ro<br />
cho khách hàng bằng các sản phẩm an toàn, từ<br />
đó góp phần làm tăng thêm sự tin tưởng và gắn<br />
bó họ chặt chẽ hơn với doanh nghiệp (Angulo<br />
và Gil, 2007).<br />
Cuối cùng, một số hạn chế của nghiên cứu<br />
này cũng đáng quan tâm. Thứ nhất, cảm nhận<br />
rủi ro là một khái niệm đa chiều (McCathy và<br />
Henson, 2005), nghiên cứu này chỉ tập trung<br />
<br />
51<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn