intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Rủi ro cảm nhận và ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:247

62
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chất lượng HTTT, RRCN theo quan điểm nguồn gốc và YDSD của NTD Việt Nam đối với TTD. Từ các kết quả đạt được, các nhà quản lý NHVN có thể ban hành các quyết sách, triển khai các hoạt động để nâng cao chất lượng của các HTTT trong ngân hàng, làm giảm sự lo lắng của NTD về các thiệt hại tiềm tàng liên quan tới TTD, qua đó khuyến khích họ sử dụng TTD trong thanh toán hóa đơn hằng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Rủi ro cảm nhận và ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trịnh Hoàng Nam RỦI RO CẢM NHẬN VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trịnh Hoàng Nam RỦI RO CẢM NHẬN VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62 34 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Rủi ro cảm nhận và ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận án này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận án này mà không được trích dẫn đúng quy định. Luận án này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021 Người thực hiện TRỊNH HOÀNG NAM TRỊNH HOÀNG NAM i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân, người hướng dẫn khoa học của Luận án, đã hướng dẫn tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm giúp tôi các quy chuẩn về kiến thức và nội dung để hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Khoa đào tạo sau đại học cùng các quý Thầy, Cô tham gia chương trình giảng dạy nghiên cứu sinh đã truyền đạt những kiến thức, phương pháp nghiên cứu mới giúp tôi hoàn thành Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi luôn trân trọng và cảm ơn những chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, các khách hàng đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình yêu thương của những người thân và gia đình, đây là động lực to lớn để tôi hoàn thành Luận án này. Trân trọng cám ơn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021 Người thực hiện TRỊNH HOÀNG NAM TRỊNH HOÀNG NAM ii
  5. TÓM TẮT Luận án nhằm khám phá cấu trúc đa chiều của rủi ro cảm nhận theo quan điểm nguồn gốc cũng như vai trò trung tâm của nó trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống thông tin và ý định sử dụng trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại Việt Nam. Luận án đã phát triển và kiểm định thang đo lường các khái niệm dựa trên chức năng thanh toán điện tử và vay tiêu dùng của thẻ tín dụng. Luận án đã xây dựng một mô hình lý thuyết thể hiện sự tác động của chất lượng hệ thống thông tin đối với rủi ro cảm nhận, sau đó là ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến sự hữu dụng, tính dễ sử dụng và ý định sử dụng, ba khái niệm quan trọng trong nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ. Luận án thực hiện nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về hành vi tiêu dùng và lược khảo các nghiên cứu trước về ý định sử dụng thẻ tín dụng. Từ đó, Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết về vai trò trung gian của rủi ro cảm nhận đa chiều theo quan điểm nguồn gốc trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống thông tin với sự hữu dụng, tính dễ sử dụng và ý định sử dụng. Mô hình đo lường các khái niệm nghiên cứu được kế thừa từ một số nghiên cứu trước trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ. Thang đo được điều chỉnh, bổ sung trong nghiên cứu định tính với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực thẻ tín dụng. Sau đó, một nghiên cứu định lượng sơ bộ với sự tham gia của 224 khách hàng được thực hiện để đánh giá sơ bộ thang đo. Cuối cùng, nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu có kích thước 538 khách hàng để kiểm định mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy 9 khái niệm nghiên cứu được xác định bởi 38 biến quan sát; các biến này đạt giá trị hội tụ và độ tin cậy. Điều này sẽ góp phần vào hệ thống thang đo chất lượng hệ thống thông tin, các trạng thái nhận thức và ý định sử dụng của người tiêu dùng đã có trên thế giới bằng cách bổ sung một hệ thống thang đo tại thị trường Việt Nam. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu có được hệ thống thang đo phù hợp để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi sử dụng thẻ tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ. iii
  6. Mô hình cấu trúc với sự hiện diện của ba khía cạnh rủi ro cảm nhận theo quan điểm nguồn gốc được xác định là phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM chỉ ra rằng 19 trong số 21 giả thuyết đề xuất trong nghiên cứu được chấp nhận, bao gồm tất cả các giả thuyết về mối liên hệ giữa chất lượng hệ thống thông tin, rủi ro cảm nhận và ý định sử dụng. Kết quả này góp phần hoàn thiện khung nghiên cứu hành vi tiêu dùng theo hướng tiếp cận rủi ro cảm nhận. Trước tiên, nghiên cứu này củng cố quan điểm nguồn gốc của rủi ro cảm nhận với ba thành phần rủi ro giao dịch, rủi ro thanh toán và rủi ro tín dụng. Sau đó, nghiên cứu này chứng minh được vai trò quan trọng của rủi ro cảm nhận đối với ý định sử dụng, điều chưa được khẳng định trong các nghiên cứu trước về thẻ tín dụng. Cuối cùng, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tác động của chất lượng hệ thống thông tin đối với rủi ro cảm nhận. Các kết quả này có giá trị tham khảo tốt trong các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi sử dụng thẻ tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ. Trên cơ sở kết quả đạt được, Luận án đề xuất tám nhóm kiến nghị cho các ngân hàng nhằm cải thiện ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng. Các đề xuất chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng hệ thống thông tin ngân hàng và giảm mức độ đánh giá của người tiêu dùng Việt Nam về các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam có động lực để gia tăng ý định sử dụng thẻ tín dụng trong tiêu dùng hằng ngày. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ xi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7 1.6 Điểm mới của luận án ............................................................................................... 7 1.7 Ý nghĩa của luận án .................................................................................................. 8 1.7.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ....................................................................................... 8 1.7.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................................... 9 1.8 Kết cấu của nghiên cứu .......................................................................................... 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 11 2.1 Cơ sở lý thuyết........................................................................................................ 11 2.1.1 Hành vi tiêu dùng và ý định sử dụng ...................................................................... 11 2.1.2 Mô hình kích thích chủ thể phản hồi ...................................................................... 12 2.1.3 Các lý thuyết về ý định sử dụng ............................................................................. 13 2.1.4 Lý thuyết rủi ro cảm nhận ...................................................................................... 18 2.1.5 Chất lượng hệ thống thông tin ................................................................................ 23 2.2 Tổng quan các nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.2.1 Nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng............................................................ 25 2.2.2 Nghiên cứu về rủi ro cảm nhận .............................................................................. 34 v
  8. 2.2.3 Nghiên cứu về chất lượng cảm nhận ...................................................................... 44 2.3 Khoảng trống lý thuyết cho nghiên cứu ................................................................. 46 2.4 Mô hình nghiên cứu................................................................................................ 47 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................... 49 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 55 2.5 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 62 3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 62 3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................... 63 3.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo CR’s alpha ............................................................ 64 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 64 3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................................ 64 3.2.4 Phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM ...................................................... 65 3.2.5 Kỹ thuật Bootstrap .................................................................................................. 65 3.2.6 Phân tích phương sai .............................................................................................. 66 3.3 Thang đo tham khảo ............................................................................................... 66 3.3.1 Thang đo chất lượng hệ thống thông tin ................................................................ 66 3.3.2 Thang đo rủi ro cảm nhận....................................................................................... 67 3.3.3 Thang đo hữu dụng cảm nhận ................................................................................ 67 3.3.4 Thang đo dễ sử dụng cảm nhận .............................................................................. 67 3.3.5 Thang đo ý định sử dụng ........................................................................................ 68 3.4 Nghiên cứu định tính .............................................................................................. 68 3.4.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 68 3.4.2 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................. 69 3.4.3 Kết luận .................................................................................................................. 79 3.5 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................................. 80 3.5.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 80 3.5.2 Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................ 80 3.5.3 Kết luận .................................................................................................................. 84 vi
  9. 3.6 Nghiên cứu định lượng chính thức ......................................................................... 84 3.6.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 84 3.6.2 Chọn mẫu................................................................................................................ 84 3.6.3 Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................. 85 3.7 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................... 86 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 87 4.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 87 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu chính thức .......................................................................... 87 4.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo CR’s alpha ............................................................ 89 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 90 4.1.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................................ 91 4.1.5 Phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM ...................................................... 94 4.1.6 Ước lượng mô hình bằng Bootstrap ....................................................................... 97 4.1.7 Phân tích phương sai một chiều ANOVA .............................................................. 98 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 100 4.2.1 Chất lượng hệ thống thông tin .............................................................................. 100 4.2.2 Rủi ro cảm nhận.................................................................................................... 106 4.2.3 Hữu dụng cảmn nhận............................................................................................ 114 4.2.4 Dễ sử dụng cảm nhận ........................................................................................... 114 4.2.5 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................. 116 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................... 117 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 117 5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................................... 119 5.2.1 Nhóm kiến nghị liên quan đến hữu dụng cảm nhận ............................................. 120 5.2.2 Nhóm kiến nghị liên quan đến dễ sử dụng cảm nhận .......................................... 120 5.2.3 Nhóm kiến nghị liên quan đến rủi ro giao dịch điện tử ........................................ 121 5.2.4 Nhóm kiến nghị liên quan đến rủi ro thanh toán .................................................. 121 5.2.5 Nhóm kiến nghị liên quan đến rủi ro tín dụng ..................................................... 122 5.2.6 Nhóm kiến nghị liên quan đến chất lượng thông tin ............................................ 123 vii
  10. 5.2.7 Nhóm kiến nghị liên quan đến chất lượng hệ thống ............................................ 124 5.2.8 Nhóm kiến nghị liên quan đến chất lượng dịch vụ .............................................. 125 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 126 5.3.1 Hạn chế của luận án .............................................................................................. 126 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 129 viii
  11. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các thành phần rủi ro cảm nhận........................................................................ 20 Bảng 2.2. Một số thành phần rủi ro cảm trong thương mại điện tử .................................. 22 Bảng 2.3. Các nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng ................................................ 25 Bảng 2.4. Các nghiên cứu sử dụng rủi ro cảm nhận đơn .................................................. 34 Bảng 2.5. Các nghiên cứu sử dụng rủi ro cảm nhận đa chiều ........................................... 39 Bảng 2.6. Các nghiên cứu sử dụng rủi ro cảm nhận bậc hai ............................................. 42 Bảng 3.1. Thang đo chất lượng thông tin .......................................................................... 69 Bảng 3.2. Thang đo chất lượng hệ thống .......................................................................... 71 Bảng 3.3. Thang đo chất lượng dịch vụ ............................................................................ 72 Bảng 3.4. Thang đo rủi ro giao dịch điện tử ...................................................................... 73 Bảng 3.5. Thang đo rủi ro thanh toán ................................................................................ 75 Bảng 3.6. Thang đo rủi ro tín dụng ................................................................................... 76 Bảng 3.7. Thang đo hữu dụng cảm nhận ........................................................................... 77 Bảng 3.8. Thang đo dễ sử dụng cảm nhận ........................................................................ 79 Bảng 3.9. Thang đo ý định sử dụng ................................................................................... 79 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................... 81 Bảng 3.11. Thống kê lao động theo giới tính tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội .......... 85 Bảng 3.12. Thống kê người nhận thư mời tham gia khảo sát ........................................... 85 Bảng 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ..................................................... 88 Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả kiểm định CR’s alpha .......................................................... 89 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả phân tích EFA ...................................................................... 91 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả phân tích CFA ...................................................................... 93 Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan .................................................................................. 93 Bảng 4.6. Kết quả phân tích SEM lần hai ......................................................................... 95 Bảng 4.7. Kết quả phân tích đường dẫn ............................................................................ 97 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N=3.000 .............................................. 98 ix
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Mô hình S-O-R (Mehrabian và Russell, 1974) ................................................. 12 Hình 2.2. Lý thuyết TRA (Fishbein và Ajzen, 1975) ........................................................ 14 Hình 2.3. Lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) ............................................................................ 15 Hình 2.4. Mô hình TAM (Davis và ctg., 1989) ................................................................. 16 Hình 2.5. Lý thuyết UTAUT (Venkatesh và ctg., 2003) ................................................... 18 Hình 2.6. Các tiền đề nhận thức của ý định sử dụng ......................................................... 48 Hình 2.7. Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án ........................................................... 48 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 49 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án...................................................................... 62 Hình 4.1. Kết quả phân tích CFA lần hai .......................................................................... 92 Hình 4.2. Kết quả phân tích SEM lần hai .......................................................................... 94 Hình 4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức ......................................................................... 96 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CLDV : Chất lượng dịch vụ CLHT : Chất lượng hệ thống CLTT : Chất lượng thông tin CNTT : Công nghệ thông tin DSDCN : Dễ sử dụng cảm nhận ĐVCNTT : Đơn vị chấp nhận thanh toán HDCN : Hữu dụng cảm nhận HTTT : Hệ thống thông tin NHĐT : Ngân hàng điện tử NHVN : Ngân hàng Việt Nam NTD : Người tiêu dùng RRCN : Rủi ro cảm nhận RRGD : Rủi ro giao dịch điện tử RRTD : Rủi ro tín dụng RRTT : Rủi ro thanh toán TMĐT : Thương mại điện tử TTD : Thẻ tín dụng TTĐT : Thanh toán điện tử YDSD : Ý định sử dụng TIẾNG ANH ATM : Automatic teller machine (máy giao dịch tự động) ATC : Attitude toward credit card (thái độ đối với thẻ tín dụng) ATD : Attitude toward debt (thái độ đối với nợ) ATT : Attitude (thái độ) AWR : Awareness (nhận thức) BA : Brand awareness (nhận biết thương hiệu) BC : Perceived behavioral control (kiểm soát hành vi cảm nhận) xi
  14. BCO : Perceived utilitarian benefits: convenience (lợi ích thực dụng: sự thuận tiện) BEI : Perceived utilitarian benefits: economic and informational (lợi ích thực dụng: kinh tế và thông tin) BEN : Perceived hedonic benefits: enjoyment (lợi ích tinh thần: sự hứng thú) BES : Perceived hedonic benefits: experiential (lợi ích tinh thần: sự trải nghiệm) BI : Brand image (hình ảnh thương hiệu) BSO : Perceived symbolic benefits: social (lợi ích biểu tượng: tính xã hội) CFA : Confirmatory factor analysis (phân tích nhân tố khẳng định) CPA : Compatibility (khả năng tích hợp) CUP : Thương hiệu thẻ quốc tế China Union Pay EFA : Exploratory factor analysis (phân tích nhân tố khám phá) EMT : Emotion (cảm xúc) EXP : Experience (kinh nghiệm) FA : Familiarity (sự quen thuộc) FC : Financial cost (chi phí tài chính) IIT : Innovativeness toward information technology (sự đổi mới về công nghệ) INQ : Information quality (chất lượng thông tin) IT/IS : Information Technology/ Information System (công nghệ thông tin/hệ thống thông tin) JCB : Thương hiệu thẻ quốc tế Japan Credit Bureau KN : Knowledge (sự hiểu biết) MasterCard : Thương hiệu thẻ quốc tế MasterCard NFC : Near Field Communication (giao tiếp cự ly gần) NU : Need to use (nhu cầu sử dụng) OBS : Observability (khả năng quan sát) PAS : Perceived after-sale risk (rủi ro sau bán) PB : Perceived benefit (lợi ích cảm nhận) PC : Perceived credibility (sự tin cậy) xii
  15. PDE : Perceived delivery risk (rủi ro giao hàng) PE : Performance expectation (hiệu quả kỳ vọng) PEN : Perceived enjoyment (hứng thú cảm nhận) PES : Perceived ease of use (dễ sử dụng cảm nhận) PFI : Perceived financial risk (rủi ro tài chính) POP : Perceived online payment risk (rủi ro thanh toán trực tuyến) POS : Point of sale (điểm bán hàng) PPH : Perceived physical risk (rủi ro sức khỏe) PPR : Perceived performance risk (rủi ro hiệu quả) PPS : Perceived psychological risk (rủi ro tâm lý) PR : Perceived risk (rủi ro cảm nhận) PRI : Perceived privacy risk (rủi ro riêng tư) PSE : Perceived security risk (rủi ro bảo mật) PSO : Perceived social risk (rủi ro xã hội) PTI : Perceived time risk (rủi ro thời gian) PUS : Perceived usefulness (hữu dụng cảm nhận) PV : Perceived value (giá trị cảm nhận) QUA : Perceived quality (chất lượng cảm nhận) RA : Relative advantage (ưu điểm tương đối) REL : Religious beliefs (niềm tin tôn giáo) SAT : Satisfaction (sự hài lòng) SEM : Structural equation model (mô hình phương trình cấu trúc) SEQ : Service quality (chất lượng dịch vụ) SI : Social influence (ảnh hưởng xã hội) SN : Subjective norm (chuẩn chủ quan) S-O-R : Stimulus-Organism-Response (mô hình kích thích chủ thể phản hồi) SSA : Satisfaction with smartphone (sự hài lòng với điện thoại di động) SYQ : System quality (chất lượng hệ thống) TAM : Technology acceptance model (mô hình chấp nhận công nghệ) xiii
  16. TIA : Trialability (khả năng dùng thử) TMCP : Thương mại cổ phần TPB : Theory of planning behaviors (lý thuyết hành vi dự định) TPR : Theory of perceived risk (lý thuyết rủi ro cảm nhận) TPS : Third-party seal (chứng thực của bên thứ ba) TR : Trust (sự tin tưởng) TRA : Theory of rationed actions (lý thuyết hành động hợp lý) TRE : Economy-based trust (sự tin tưởng dựa trên nền kinh tế) TRM : Trust toward members (sự tin tưởng đối với các thành viên) TRP : Trust in mobile money service provider (sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ tiền di động) TRW : Trust toward the website (sự tin tưởng đối với trang web) TSA : Satisfaction with travel (sự hài lòng đối với dịch vụ lữ hành) UTAUT : Unified theory of acceptance and use technology (lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ VISA : Thương hiệu thẻ quốc tế VISA xiv
  17. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân (2018). “Cấu trúc đa chiều của rủi ro tín dụng đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt Nam”. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 151, 33-48. 2. Trịnh Hoàng Nam và Vương Đức Hoàng Quân (2019). “Mô hình các nhân tố tác động đến ý định sử dụng: trường hợp thẻ tín dụng tại Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, 159, 5-14. 3. Trinh, H.N. and Vuong, D.H.Q. (2019). “Multi-dimensional Analysis of Perceived Risk on Credit Card Adoption”. In: Kreinovich V., Thach N., Trung N., Van Thanh D. (eds) Beyond Traditional Probabilistic Methods in Economics: Studies in Computational Intelligence, 809, 606-620. Springer, Cham. 4. Trinh, H.N., Tran, H.H. and Vuong, D.H.Q. (2020). “Determinants of consumers’ intention to use credit card: a perspective of multifaceted perceived risk”. Asian Journal of Economics and Banking, 4(3), 105-120. 5. Trinh, H.N., Tran, H.H. and Vuong, D.H.Q. (2021). “Credit Card Adoption in Vietnam: A Perspective of Stimulus Organism Response Model”. International Journal of Innovation, Creativity and Change (SCOPUS Q2), 15(8), 905-923. 6. Trinh, H.N., Tran, H.H. and Vuong, D.H.Q. (2021). “Perceived Risk and Intention to Use Credit Cards: A Case Study in Vietnam”. Journal of Asian Finance, Economics and Business (SCOPUS Q2), 8(4), 949-958. 7. Vuong, D.H.Q and Trinh, H.N. (2017). “Developing credit card market from Vietnamese consumers’ perspective”. Journal of Science Ho Chi Minh City Open University, 21(1), 61-74 8. Vương Đức Hoàng Quân và Trịnh Hoàng Nam (2017). “Ứng dụng mô hình TPB và TAM trong nghiên cứu sự chấp nhận thẻ tín dụng của người tiêu dùng Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế & kinh doanh châu Á, 28(5), 56-82 9. Vuong, D.H.Q. and Trinh, H.N. (2017). “Perceived risk and the intention to use credit cards”. International Research Journal of Finance and Economics, 159, 76-89.
  18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Giới thiệu Nghiên cứu này nhằm khám phá cấu trúc đa chiều của rủi ro cảm nhận theo quan điểm nguồn gốc và vai trò trung tâm của nó trong mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống thông tin ngân hàng và ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam. Chương 1 trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, các đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. 1.1 Vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam trở nên sôi động với sự xuất hiện của các thương hiệu thẻ quốc tế như VISA, Master, JCB, CUP. Các ngân hàng Việt Nam (NHVN) dành một phần ngân sách để đầu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ, bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Trong đó, thẻ tín dụng (TTD) được xem là công cụ tài chính với hai chức năng chính là thanh toán điện tử (TTĐT) và vay tiêu dùng (Kaynak và Harcar, 2001). Mỗi khi thanh toán hóa đơn bằng TTD, khách hàng được vay số tiền đúng bằng giá trị hóa đơn và có trách nhiệm hoàn trả trong thời gian quy định. Cùng với thẻ ghi nợ, TTD được kỳ vọng là phương tiện TTĐT phổ biến nhất tại Việt Nam. Sự kỳ vọng của các NHVN khi triển khai hoạt động kinh doanh TTD xuất phát từ thị trường tiềm năng rộng lớn với gần 57,36 triệu người trong độ tuổi lao động. Báo cáo của Tổng cục Thống kê (2020) cho biết trình độ học vấn của người lao động Việt Nam được cải thiện, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong năm 2019 là 22,8% so với 14,8% trong năm 2009. Thu nhập bình quân năm 2019 của người Việt Nam là 2.715 USD/người, tăng hơn hai lần so với mức 1.317 USD/người trong năm 2010; tầng lớp trung lưu dự kiến đạt 26% vào năm 2026 tăng gấp đôi hiện nay. Báo cáo chỉ số tài chính toàn cầu (Ngân hàng Thế giới, 2020b) cho thấy khoảng 40% người lao động Việt Nam có tiền tiết kiệm và sẵn sàng mua sắm nhằm cải thiện chất lượng sống bằng cách tham gia các chương trình tín dụng tiêu dùng để có thể trả góp cho khoản ứng trước cấp thiết (Đoàn, 2019). 1
  19. Thẻ tín dụng đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1996. Từ đó trở đi, các NHVN không ngừng đầu tư nhằm phát triển hệ thống TTD và mạng lưới đơn vị chấp nhận thanh toán (ĐVCNTT). Ngân hàng kết hợp với nhà bán lẻ đưa ra các chương trình khuyến khích người tiêu dùng (NTD) phát hành và sử dụng TTD như là miễn phí phát hành, miễn phí thường niên cho năm đầu tiên và/hoặc các năm sau đó, tích lũy điểm thưởng đổi quà tặng hoặc hoàn tiền, ... Các dịch vụ ngân hàng điện tử (NHĐT), ứng dụng thanh toán di động theo mã phản hồi nhanh (Quick Response Code - QR Code), giải pháp thanh toán giao tiếp cự ly gần (Near Field Communication - NFC) ... cũng được các NHVN tích hợp nhằm giúp khách hàng thanh toán bằng TTD dễ dàng. Kết quả là thị trường TTD Việt Nam đạt được một số kết quả về số lượng thẻ lưu hành và doanh số sử dụng thẻ. Cụ thể, tại thời điểm 31/12/2019, các NHVN đang lưu hành khoảng 4,9 triệu TTD trong tổng số 103 triệu thẻ ngân hàng các loại, tăng gần 900 nghìn thẻ (tương đương 22,5%) so với cuối năm 2018 (Hội thẻ Ngân hàng, 2020). Với xấp xỉ 57,36 triệu người lao động, bình quân trong 12 người có 1 người sở hữu TTD (tỷ lệ 0,08 thẻ/người). Tỷ lệ sở hữu TTD trong dân cư năm 2019 tăng gần 20% so với năm 2018 và tăng hơn 200% so với năm 2015 (Phụ lục 1). Doanh số sử dụng TTD trong năm 2019 tiếp tục duy trì ở mức cao với tổng doanh số vượt trên 237 nghìn tỷ đồng (hơn 10,4 tỷ USD), bình quân mỗi TTD phát sinh doanh số 48,5 triệu đồng (hơn 2.200 USD). Tuy nhiên, thị trường TTD Việt Nam vẫn còn thua kém khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2019, thị trường thế giới đang lưu hành khoảng 2,8 tỷ TTD; với lực lượng lao động 3,46 tỷ người (Ngân hàng Thế giới, 2020c), bình quân mỗi người lao động sở hữu 0,81 TTD. Tại Đông Nam Á, 326,8 triệu người lao động đang sử dụng 70,68 triệu TTD các loại, tỷ lệ sở hữu TTD tại đây là 0,22 thẻ/người, cao hơn mức 0,08 thẻ/người tại Việt Nam. Tương tự, doanh số sử dụng TTD bình quân tại Việt Nam cũng thấp (2.200 USD thẻ/năm) so với thế giới (6.530 USD/thẻ/năm) và các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore (Phụ lục 2). Báo cáo chỉ số tài chính toàn cầu (Ngân hàng Thế giới, 2020) chỉ ra rằng trong 1.000 lao động Việt Nam chỉ có 47 người sở hữu TTD. Như vậy, chỉ 2,65 triệu người trong tổng số 57,36 triệu người lao động Việt Nam sở hữu TTD và bình quân mỗi người trong số họ 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0