intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:196

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhà nước, QTCT trong DNNN và Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong doanh nghiệp nhà nước; Thực trạng QTCT tại DNNN và một số thực tiễn vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD trong DNNN tại Việt Nam thời gian qua; Giải pháp vận dụng Bộ hướng dẫn của OECD về QTCT trong các DNNN tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào quản trị công ty trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬN DỤNG BỘ HƯỚNG DẪN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (OECD) VÀO QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN MẠNH HÙNG Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬN DỤNG BỘ HƯỚNG DẪN CỦA TỔ CHỨC HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (OECD) VÀO QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 934.01.01 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Hùng Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Ngô Quốc Chiến 2. PGS, TS Tăng Văn Nghĩa
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ..............................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................vi DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .............................................................................................ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Luận giải về việc lựa chọn tên đề tài ............................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................5 6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................7 7. Những đóng góp mới của Luận án ............................................................... 8 8. Kết cấu của luận án .......................................................................................9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 10 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu QTCT (corporate governance) ............................. 10 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về QTCT tại DNNN ..............................................12 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý vốn và cổ phần hóa DNNN .......................................................................................................................................18 1.1.4. Nhóm công trình liên quan đến QTCT trong các DNNN ở Việt Nam .................24 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................ 29 1.2.1. Những vấn đề đã được làm rõ .............................................................................29 1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................30 1.2.3. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu .........................................................31 Kết luận Chương 1 ..........................................................................................32
  4. ii CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ BỘ HƯỚNG DẪN CỦA OECD VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .............................................................................................. 33 2.1. Khái quát về doanh nghiệp và DNNN ....................................................33 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ......................................................................................33 2.1.2. Khái quát về DNNN ............................................................................................. 34 2.1.2.1. Khái niệm.....................................................................................34 2.1.2.2. Vai trò của DNNN .......................................................................38 2.1.2.3. DNNN và xu hướng cổ phần hóa ................................................40 2.2. Quản trị công ty trong DNNN .................................................................42 2.2.1. Khái quát về QTCT .............................................................................................. 42 2.2.1.1. Khái niệm.....................................................................................42 2.2.1.2. Vai trò của QTCT ........................................................................45 2.2.1.3. Nội dung của QTCT ....................................................................46 2.2.1.4. Các mô hình QTCT .....................................................................48 2.2.2. Những đặc thù và vấn đề đặt ra đối với QTCT trong DNNN ............................. 51 2.2.2.1. Khái niệm về QTCT trong DNNN ..............................................51 2.2.2.2. Những đặc thù của QTCT trong DNNN......................................52 2.3. Hướng dẫn về QTCT trong DNNN của OECD .....................................57 2.3.1. Giới thiệu Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) .................................57 2.3.1.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................57 2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của OECD ................................................57 2.3.1.3. Một số thành tựu cơ bản .............................................................. 58 2.3.2. Nội dung và các nguyên tắc của Bộ Hướng dẫn về QTCT trong DNNN của OECD .......................................................................................................................................59 2.3.2.1. Đảm bảo khuôn khổ pháp lý & hiệu quả quản lý cho DNNN .....60 2.3.2.2. Nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu...............................................61
  5. iii 2.3.2.3. Đối xử bình đẳng với cổ đông .....................................................62 2.3.2.4. Quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan ................................ 63 2.3.2.5. Về minh bạch hóa và công bố thông tin ......................................64 2.3.2.6. Trách nhiệm của HĐQT .............................................................. 65 Kết luận Chương 2 ..........................................................................................67 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TY TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ THỰC TIỄN VẬN DỤNG BỘ HƯỚNG DẪN CỦA OECD TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ......68 3.1. Thực trạng QTCT trong DNNN ............................................................. 68 3.1.1. Khái quát .............................................................................................................68 3.1.2. Đối với mô hình QTCT ........................................................................................70 3.1.3. Hoạt động của HĐQT và BKS.............................................................................72 3.1.3.1. HĐQT ..........................................................................................72 3.1.3.2. Ban Kiểm soát..............................................................................73 3.1.4. Về lương thưởng và đãi ngộ đối với HĐQT và BKS ...........................................73 3.1.4.1. Cơ chế lương thưởng ...................................................................73 3.1.4.2. Một số cơ chế đãi ngộ khác .........................................................74 3.1.5. Hoạt động quan hệ cổ đông và công bố thông tin...............................................74 3.1.5.1. Quyền của cổ đông được đáp ứng đầy đủ ...................................74 3.1.5.2. Đảm bảo chi trả cổ tức .................................................................75 3.1.5.3. Đảm bảo việc đối xử bình đẳng với cổ đông ............................... 75 3.1.5.4. Tăng cường minh bạch thông tin .................................................75 3.2. Nhận xét thực trạng QTCT tại DNNN Việt Nam ..................................76 3.2.1. Về nhận thức về QTCT ........................................................................................76 3.2.2. Về các nội dung QTCT tại DNNN .......................................................................77 3.2.3. Về hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả QTCT ..................................78 3.2.4. Đánh giá chung ...................................................................................................79
  6. iv 3.3. Một số thực tiễn vận dụng Bộ hướng dẫn của OECD vào QTCT trong DNNN tại Việt Nam..................................................................................................80 3.3.1. Tại Tập đoàn Bảo Việt .........................................................................................80 3.3.1.1. Giới thiệu chung ..........................................................................80 3.3.1.2. Thực trạng QTCT tại Tập đoàn Bảo Việt ....................................81 3.3.1.3. Đánh giá QTCT tại Tập đoàn Bảo Việt .......................................95 3.3.2. Tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) .........................................97 3.3.2.1. Giới thiệu chung về ACV ............................................................ 97 3.3.2.2. Thực trạng QTCT tại ACV ..........................................................99 3.3.2.3. Nhận xét về sự phối hợp trong công tác giữa BKS và HĐQT, Ban TGĐ .................................................................................................................103 3.3.2.4. Chế độ thù lao của HĐQT, Ban kiểm soát, Ban TGĐ và các nhân sự quản lý.........................................................................................................104 3.3.2.5. Việc thực hiện các quy định về QTCT ......................................104 3.4. Một số nhận xét .......................................................................................104 3.4.1. Đối với nguyên tắc “Đảm bảo khuôn khổ pháp lý & quản lý hiệu quả cho DNNN” .....................................................................................................................................104 3.4.2. Đối với nguyên tắc “Nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu” ................................106 3.4.3. Đối với nguyên tắc “Đối xử bình đẳng với cổ đông” .......................................107 3.4.4. Đối với nguyên tắc “Quan hệ với Bên có quyền lợi liên quan” .......................108 3.4.5. Đối với nguyên tắc “Minh bạch và công bố thông tin” ....................................109 3.4.6. Đối với nguyên tắc “Trách nhiệm của HĐQT trong DNNN” ..........................110 Kết luận Chương 3 ........................................................................................111 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG BỘ HƯỚNG DẪN CỦA OECD VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM .....................................................................................................................................113 4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc vận dụng Bộ Hướng dẫn về QTCT trong các DNNN của OECD .....................................................................113
  7. v 4.1.1. Đối với việc đảm bảo một khuôn khổ pháp lý & quản lý đối với sở hữu nhà nước tại DNNN .....................................................................................................................113 4.1.2. Đối với việc cạnh tranh bình đẳng của các DNNN trên thị trường ..................119 4.1.3. Đối với việc đối xử công bằng giữa các cổ đông và các nhà đầu tư khác ........121 4.1.4. Đối với việc quan hệ giữa các bên có quyền lợi liên quan và kinh doanh có trách nhiệm ...........................................................................................................................123 4.1.5. Đối với việc công bố và minh bạch thông tin ....................................................126 4.1.6. Đối với trách nhiệm của HĐQT trong các DNNN ............................................130 4.2. Nhận thức về vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT tại DNNN ở Việt Nam ..............................................................................................................136 4.3. Các giải pháp cụ thể ...............................................................................138 4.3.1. Đối với nguyên tắc “Đảm bảo một khuôn khổ pháp lý & quản lý hiệu quả cho DNNN” ........................................................................................................................139 4.3.2. Đối với nguyên tắc “Nhà nước đóng vai trò chủ sở hữu” ................................140 4.3.3. Đối với nguyên tắc “Đối xử bình đẳng với cổ đông” .......................................141 4.3.5. Đối với nguyên tắc “Công bố và minh bạch thông tin” ...................................142 4.3.6. Đối với nguyên tắc “Trách nhiệm của HĐQT trong DNNN” ..........................143 4.3.7. Đối với khung pháp lý về QTCT ........................................................................145 4.3.8. Nâng cao nhận thức về QTCT tại DNNN theo hướng dẫn của OECD .............147 Kết luận Chương 4 ........................................................................................148 KẾT LUẬN ........................................................................................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................151 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ................................................................................................................................160 PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY .........175 PHỤ LỤC 3: CÁC DNNN THAM GIA KHẢO SÁT ....................................183
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐH Ban điều hành BGĐ Ban giám đốc BKS Ban kiểm soát BTC Bộ Tài chính CBTT Công bố thông tin Central Institute for Economic Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế CIEM Management Trung ương (Việt Nam) CEO Chief executive officer Tổng giám đốc điều hành Commission for Management of Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại CMSC State Capital doanh nghiệp CPH Cổ phần hóa CSH Chủ sở hữu CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp China Securities Regulatory CSRC Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc Commission CTCP Công ty cổ phần ĐHĐ Đại hội đồng ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DNNN Doanh nghiệp nước ngoài FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GĐ Giám đốc GLCs Government-linked companies Doanh nghiệp nhà nước HĐTV Hội đồng thành viên HĐQT Hội đồng quản trị International Financial Reporting Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc IFRS Standards tế IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KTNN Kiểm toán nhà nước
  9. vii KTTT Kinh tế thị trường NĐT Nhà đầu tư NN Nhà nước ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Organization for Economic OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cooperation and Development QLNN Quản lý nhà nước QSH Quyền sở hữu QTDN Quản trị doanh nghiệp QTCT Quản trị công ty QTKD Quản trị kinh doanh SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán State Capital Investment Tổng công ty đầu tư và kinh doanh SCIC Corporation vốn nhà nước (Việt Nam) SOE State-owned Enterprise Doanh nghiệp nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng công ty TĐKT Tập đoàn kinh tế TGĐ Tổng giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXH Trách nhiệm xã hội TTCK Thị trường chứng khoán TV Thành viên WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Sự khác biệt giữa QTCT DNNN và DN khu vực tư nhân……. 56 Bảng 3. 1. Danh sách thành viên HĐQT ....................................................... 87 Bảng 3. 2. Danh sách thành viên Ban điều hành .......................................... 90 Bảng 3. 3. Danh sách BKS (tính đến ngày 31/12/2021) ................................ 90 Bảng 3. 4. Mức trả thù lao đối với các thành viên không chuyên trách HĐQT và BKS năm 2021 ..................................................................................................... 92 Bảng 3. 5. Mức thù lao đối với TGĐ và nhân sự quản lý khác năm 2021 . 92 Bảng 3.6. Cổ tức được trả qua các năm 2008- 2021 ..................................... 94 Bảng 3. 7. Danh sách thành viên HĐQT ..................................................... 101 Bảng 3. 8. Thành viên và cơ cấu của Ban kiểm soát .................................. 102 Bảng 4. 1. Các đạo luật và các quy định chính liên quan đến hoạt động QTCT tại Việt Nam ............................................................................................... 146
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1. Hệ thống quản trị công ty .....................................................................44 Hình 2. So sánh các hoạt động trong QTCT với các hoạt động trong quản trị khác ........45 Hình 3. Các cấp độ trong QTCT và lợi ích của QTCT ...................................45 Hình 4. Mô hình QTCT (cổ phần) theo Luật Doanh nghiệp 2020 (1) ...........50 Hình 5. Mô hình QTCT (cổ phần) theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 (2) ...50 Hình 6. Các bên quản lý nhà nước đối với DNNN ...........................................53 Hình 7. Cơ chế truyền thông trong doanh nghiệp nhà nước ..........................55 Hình 8. Mô hình QTCT của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ..........................71 Hình 9. Các nguyên tắc QTCT trong DNNN ...................................................72 Hình 10. Mối quan hệ giữa Tập đoàn Bảo Việt với các công ty .....................82 Hình 11. Khung quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn Bảo Việt ...................83 Hình 12. Các nguyên tắc QTCT của Tập đoàn Bảo Việt ................................ 84 Hình 13. Mô hình QTCT bền vững của Bảo Việt ............................................85 Hình 14. Giá trị cốt lõi trong QTCT của Tập đoàn Bảo Việt .........................86 Hình 15. Mô hình quản trị của ACV...............................................................100
  12. MỞ ĐẦU 1. Luận giải về việc lựa chọn tên đề tài Đề tài “Vận dụng Bộ Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) vào QTCT trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam” được NCS lựa chọn và được Trường Đại học Ngoại thương đồng ý để nghiên cứu làm luận án nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2016 - 2017. Tại thời điểm đó, khái niệm DNNN được nêu tại Luật DN (2014), theo đó, DNNN là những DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Điều 4, Khoản 8). Thực tế hoạt động của các DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các DN mà Nhà nước nước nắm giữ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ (các công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên mà phần vốn góp của Nhà nước trên 50%) cho thấy đang có nhiều hạn chế, yếu kém và đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước khi được giao quản lý một lượng vốn và tài sản rất lớn. Từ thực tế được giao nhiệm vụ tham gia quản lý vốn nhà nước tại các DN lớn, hoạt động tại các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, tại thời điểm năm 2016 – 2017, tác giả đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu rộng hơn so với khái niệm DNNN của Luật Doanh nghiệp năm 2014, đó là các DN có vốn nhà nước chi phối (trên 50% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối), vừa đảm bảo đối tượng nghiên cứu đủ lớn, có nhiều điểm chung về mô hình quản lý, giải quyết được khoảng trống nghiên cứu, làm căn cứ đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị và phù hợp với đối tượng mà Bộ Hướng dẫn của OECD hướng tới. Sau đó, đến năm 2020, Luật Doanh nghiệp mới (2020), theo đó, Khoản 11, Điều 4 của Luật này quy định “DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”; theo Điều 88 thì CTCP hay TNHH có hai loại hình là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc đa số cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, khái niệm về DNNN đã được điều chỉnh và cơ bản phù hợp với tên và đối tượng, phạm vi mà tác giả đã chọn cho đề tài nghiên cứu trước đó. Do vậy, để đảm bảo tính lịch sử của đề tài nhưng vẫn đảm bảo tính cập nhật, không làm thay đổi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin được giữ nguyên tên đề tài và sử dụng cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” thay cho cụm từ “doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối” trong các nội dung của luận án. Tác giả xin cam đoan việc điều chỉnh này
  13. 2 không làm thay đổi bản chất và các kết quả nghiên cứu của Luận án. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, DNNN luôn đồng hành với quá trình xây dựng nền kinh tế của Việt Nam, đã và đang khẳng định là lực lượng sản xuất quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ an sinh xã hội (Báo cáo tại Đại hội XIII của Đảng, 2021). Theo Bộ KH&ĐT (2022), các DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (0,08% số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020) nhưng lại quản lý nguồn lực lớn của nền kinh tế (khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp có kết quả SXKD). Đối với việc đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN), mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,08%) nhưng DNNN đóng góp 28% tổng số thuế và các khoản phải nộp NSNN; trong đó, con số này của DNNN là 576 tỷ đồng, gấp 02 lần DN có vốn nhà nước, 43 lần DN có vốn đầu tư nước ngoài và 14 lần DN dân doanh. Về tạo việc làm, số lao động tại các DN có vốn nhà nước khoảng 0,7 triệu người (trong đó có khoảng 0,43 triệu người làm việc trong khu vực DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), tương đương tỷ lệ 7,3% tổng số lao động trong nền kinh tế tại DN. Các DNNN của Việt Nam đang chiếm thị phần rất lớn trong một số lĩnh vực như năng lượng, viễn thông, ngân hàng… và đóng góp hơn 29% GDP của đất nước (Bộ KH&ĐT, 2022). Với nhiệm vụ được giao là nòng cốt và động lực phát triển kinh tế, trong những năm gần đây vấn đề đổi mới quản lý để tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối được Chính phủ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hết sức quan tâm, trong đó có vấn đề QTCT. QTCT (corporate governance) trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tập trung xử lý các nhiệm vụ nảy sinh trong mối quan hệ ủy quyền trong DN. Quy định về QTCT chủ yếu liên quan đến HĐQT hay HĐTV và các TV cũng như BGĐ. QTCT tốt sẽ giúp đạt được các mục tiêu mà DN đặt ra thông qua việc hỗ trợ ban hành các quyết định, sự phối hợp hành động của các tổ chức, cá nhân quản lý, đáp ứng lợi ích của
  14. 3 các bên liên quan (bao gồm Nhà nước, DN, cổ đông và bên liên quan). Dựa trên việc hệ thống hóa lý luận về QTCT và kinh nghiệm vận dụng tại các quốc gia thành viên, năm 2004, OECD đã công bố Bộ hướng dẫn về QTCT trong DNNN với mục đích giúp chính phủ các nước xem xét và vận dụng nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện QSH trong điều hành DNNN; theo đó, để QTCT tốt, OECD đề xuất 06 nhiệm vụ cần tập trung giải quyết bao gồm: (i) Khuôn khổ pháp lý và quản lý hiệu quả, (ii) Vai trò CSH của Nhà nước, (iii) Đảm bảo bình đẳng cho các cổ đông, (iv) Quan hệ các bên liên quan, (v) Thông tin minh bạch, và (vi) Vai trò HĐQT. Các nội dung mà OECD khuyến nghị được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và dựa trên bài học thành công của nhiều nền kinh tế trên thế giới, có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc xem xét, áp dụng đối với QTCT trong DNNN tại các nền kinh tế khác nhau, nhất là các nước có nền kinh tế đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bao gồm Việt Nam. Mặc dù vẫn được coi là thành phần kinh tế trọng yếu, được Nhà nước giao số vốn và tài sản lớn, đóng vai trò dẫn dắt và điều tiết nhiều ngành sản xuất quan trọng, cốt lõi của nền kinh tế, tuy nhiên, hiệu quả SXKD của các DNNN không tương xứng với nguồn lực và ưu đãi được giao, nhiều DNNN bị thua lỗ, chậm đổi mới, sức cạnh tranh thấp, phương pháp quản trị lạc hậu, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Để có được thành công trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, cùng với việc tái cơ cấu đầu tư công và các TCTD, việc tái cơ cấu DNNN là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, cần được triển khai hết sức khẩn trương và hiệu quả. Mặc dù Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật khá đầy đủ hướng dẫn về chuyển đổi mô hình quản lý, công tác CPH, thoái vốn được đẩy mạnh, phương pháp quản trị hiện đại được nghiên cứu áp dụng … tuy nhiên, hiệu quả mang lại của việc tái cấu trúc DNNN thời gian qua là tương đối hạn chế, thậm chí gây ra các hệ lụy như các dự án thua lỗ, chậm tiến độ, vốn và tài sản nhà nước bị thất thoát, lãng phí lớn. Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra đối với tình trạng nêu trên là do mô hình quản trị của DNNN còn lạc hậu, bị chi phối bởi cơ chế xin cho, chưa đáp ứng được yêu cầu trong xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường quốc tế, thiếu sự kiên quyết và mạnh mẽ trong việc vận dụng thống nhất và đầy đủ mô hình quản trị hiện đại đã được đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia trên thế
  15. 4 giới. Có thể khẳng định rằng, sự yếu kém của hệ thống quản trị DNNN là nguyên nhân căn bản làm chậm quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại, cải thiện chất lượng hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNN hiện nay. Từ những phân tích trên, NCS đã chọn chủ đề “Vận dụng Bộ hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) vào QTCT trong các doanh nghiệp có nguồn vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ với mục tiêu góp phần thay đổi căn bản mô hình vận hành QTCT theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại của DNNN. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên việc nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về QTCT trong DNNN, Bộ Hướng dẫn về QTCT trong các DNNN của OECD, phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD để đánh giá thực trạng QTCT trong DNNN ở Việt Nam, Luận án đưa ra các khuyến nghị, giải pháp vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD vào QTCT tại DNNN nhằm hiện đại hóa và cải thiện năng lực hệ thống QTCT, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của DNNN. Các nhiệm vụ cơ bản của Luận án bao gồm: Thứ nhất, luận giải và hệ thống hóa, bổ sung vào lý luận về QT CT và QT CT trong DNNN gắn với cơ sở khoa học của Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong DNNN. Thứ hai, phân tích làm rõ và đánh giá tình hình QTCT trong DNNN ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong tổ chức và hoạt động của DNNN tại Việt Nam có dựa trên các nguyên tắc QTCT trong các DNNN của OECD; nghiên cứu các case studies trên thực tế và thực hiện điều tra xã hội học. Thứ ba, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đánh giá bối cảnh hiện nay và kết quả đạt được trong việc vận dụng Bộ hướng dẫn của OECD đối với việc QTCT trong các DNNN tại một số nền kinh tế trên thế giới. Thứ tư, nghiên cứu xu hướng và đưa ra các giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong DNNN tại Việt Nam trong thời gian tới.
  16. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là QTCT trong DNNN, việc vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD trong QTCT tại các DNNN (bao gồm cả lý luận và thực tiễn) và những vấn đề liên quan đến vận dụng những hướng dẫn này đối với QTCT tại DNNN ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: phạm vi của Luận án bao gồm 5 vấn đề: (i). Các khái niệm cơ bản liên quan đến QTCT và DNNN; (ii). Các nội dung của QTCT trong DNNN; (iii). Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong DNNN; (iv). Các kết quả và tồn tại, hạn chế trong hoạt động QTCT trong DNNN ở Việt Nam; (v). Kinh nghiệm quốc tế trong việc vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD; và (vi). Xu hướng và đề xuất giải pháp vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD vào QTCT trong DNNN tại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu tại các DNNN ở Việt Nam; những vấn đề lý thuyết được mở rộng sang những quốc gia khác thuộc OECD. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận án nghiên cứu bắt đầu từ năm 1995 khi khung QTCT nhà nước bắt đầu hình thành từ khi có Luật DNNN năm 1995 đến năm 2030 thông qua việc đề xuất các giải pháp vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD vào QTCT trong DNNN tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp diễn giải, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp nghiên cứu khảo sát trên thực địa, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu... Cụ thể: Thứ nhất, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối chiếu được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu những
  17. 6 vấn đề tổng quan gắn với đề tài nghiên cứu của Luận án đối với QTCT trong DNNN. Dựa trên việc thu thập dữ liệu thứ cấp có tính định hướng, tính khoa học và tính chọn lọc, tác giả đã khái quát, phân tích, đánh giá, tổng hợp để làm rõ bản chất, quan điểm đối với các nội dung cần nghiên cứu, thuyết minh những vấn đề mà các nghiên cứu hiện nay chưa được đề cập và phân tích một cách đầy đủ, thỏa đáng, có tính thuyết phục cao, từ đó nêu ra khoảng trống nghiên cứu, làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc vận dụng các nguyên lý quản trị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả quản trị cho các doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối tại Việt Nam. Thứ hai, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê được áp dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu về DNNN, các nội dung của quản trị DNNN, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và sự ra đời của Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong DNNN. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh – đối chiếu cũng được vận dụng trong chương này nhằm làm rõ sự khác biệt của DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác, góp phần lý giải sự cần thiết phải có những phương thức QTCT riêng có cần được tìm hiểu, đánh giá, vận dụng để giúp DNNN hoàn thành các mục tiêu đề ra. Thứ ba, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê được sử dụng trong Chương 3 để phân loại, xử lý các thông tin thứ cấp từ các nguồn có độ tin cậy cao và thông tin sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát thực địa bằng hình thức sử dụng phiếu điều tra xã hội học, trao đổi trực tiếp với tổ chức, cá nhân liên quan nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu dựa trên đánh giá thực trạng QTCT trong các DNNN tại Việt Nam gắn với các nội dung của Bộ Hướng dẫn OECD, làm căn cứ xác định các giải pháp của Luận án. Thứ tư, phương pháp luận giải và phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong Chương 4 khi nghiên cứu các đề xuất nhằm vận dụng Bộ Hướng dẫn về QTCT trong DNNN của OECD vào quản trị các DNNN tại Việt Nam. Thứ năm, phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng bằng cách xây dựng phiếu điều tra tại các DNNN về QTCT và gửi tới các DNNN tại một số địa phương của Việt Nam. Dựa trên kết quả của những phiếu thu về đủ điều kiện đối với phiếu hoàn chỉnh, tác giả tính toán, phân tích và đưa ra các nhận xét, đánh giá.
  18. 7 Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện đầy đủ theo 3 bước, cụ thể như sau: - Bước 1: Chuẩn bị điều tra + Xác định đối tượng điều tra: là các cá nhân nắm giữ các vị trí, chức danh phù hợp trong DN có vốn nhà nước chi phối (Luật Doanh nghiệp, 2020), hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác nhau, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bảo đảm tính đại diện ở mức độ phù hợp. + Chọn mẫu điều tra: do hạn chế về thời gian, lực lượng, kinh phí… nên khi nghiên cứu tác giả phải chọn mẫu điều tra, bảo đảm mẫu điều tra phù hợp với yêu cầu về mục tiêu nghiên cứu, giúp thu thập được thông tin tốt, có độ tin cậy cao và tiến hành trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm nhất có thể; trong đó xác định rõ khu vực, địa bàn mà DNNN hoạt động. + Số lượng phiếu điều tra căn cứ trên số lượng các DNNN được thống kê, thời gian và kinh phí cho phép, bảo đảm nguyên tắc số lượng phiếu điều tra càng nhiều thì thông tin thu được để đánh giá, phân tích có ý nghĩa và độ chính xác cao hơn. + Thiết kế bảng hỏi: bảo đảm hài hòa giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở, sắp xếp có tính logic, nội dung dễ hiểu, dễ trả lời, tạo cảm hứng trả lời cho người được hỏi. - Bước 2: Tiến hành điều tra Xây dựng đội ngũ điều tra viên để hỗ trợ việc chuyển phiếu điều tra đến đúng đối tượng, bảo đảm số lượng phiếu điều tra đủ lớn khi thu về; kết hợp gửi phiếu điều tra trực tiếp, qua thư (bưu điện) hoặc qua mạng internet (thư điện tử); có điều tra thử để rút kinh nghiệm. - Bước 3: Xử lý và phân tích thông tin điều tra Xử lý bằng phần mềm máy tính đối với những câu hỏi đóng để có được các kết quả mang tính thống kê. Những câu hỏi mở hoặc phỏng vấn chuyên sâu hơn một số nội dung được tổng hợp lại, chia theo nhóm vấn đề, giúp phân tích, đánh giá kết quả phiếu điều tra thu được. 6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, Luận án hướng tới trả lời những câu hỏi cụ
  19. 8 thể như sau: Câu hỏi 1: QTCT trong DNNN theo hướng dẫn của OECD là gì? Gồm những nội dung mới nào so với quản trị công ty thông thường? Câu hỏi 2: Những vấn đề đặt ra đối với QTCT tại các DNNN Việt Nam hiện nay là gì? Câu hỏi 3: Vì sao việc áp dụng các nguyên tắc QTCT theo Bộ hướng dẫn của OECD tại các DNNN Việt Nam là cần thiết? Câu hỏi 4: Xu hướng vận dụng Bộ hướng dẫn của OECD là gì và đâu là những giải pháp hiệu quả để cải thiện hoạt động QTCT trong DNNN đồng thời tăng tính ứng dụng bộ hướng dẫn của OECD tại Việt Nam? Để giải đáp bốn câu hỏi trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu đó là: Hiện nay tại Việt Nam, các DNNN đóng vai trò trọng yếu trong đời sống KTXH, nhưng việc quản trị DNNN còn một số bất cập nên chưa phát huy được hiệu quả như yêu cầu đặt ra. Trên thực tế, đa số các DNNN đều xây dựng khung QTCT riêng, tuy nhiên, việc áp dụng khung QTCT theo Bộ hướng dẫn của OECD còn chưa đồng bộ và mới ở mức sơ khai ban đầu. Với tính ưu việt đã được thực tiễn chứng minh, việc nghiên cứu và vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT đối với DNNN được kỳ vọng sẽ giúp các DNNN của Việt Nam thực hiện thành công việc tái cơ cấu hoạt động, đáp ứng được các nhiệm vụ, trọng trách phát triển KTXH được giao. 7. Những đóng góp mới của Luận án Tiếp thu kết quả các nghiên cứu đã thực hiện, áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, có độ tin cậy cao để thu thập và phân tích thông tin, Luận án được kỳ vọng sẽ có những đóng góp mới cho lĩnh vực nghiên cứu, bao gồm: Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về QTCT nói chung và những điểm nhấn khác biệt của QTCT tại các DNNN nói riêng, gắn với các đặc điểm về khái niệm, vị trí, vai trò, mô hình quản lý, phương thức sở hữu và hiệu quả hoạt động của DNNN. Thứ hai, Luận án làm rõ về bối cảnh, sự ra đời và nội dung cốt lõi của Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong DNNN; làm rõ tính phù hợp và hiệu quả của
  20. 9 Bộ Hướng dẫn này thông qua kinh nghiệm vận dụng tại các quốc gia và những gợi ý về tính khả thi của Bộ Hướng dẫn OECD khi vận dụng tại Việt Nam. Thứ ba, Luận án đưa ra bức tranh thực trạng QTCT trong các DNNN tại Việt Nam, nhất là những hạn chế, yếu kém, thách thức, khó khăn trong quản trị DNNN, những vấn đề phát sinh trong thực tiễn có liên quan đến việc áp dụng Bộ Hướng dẫn của OECD vào QTCT tại DNNN. Thứ tư, Luận án chỉ ra xu hướng vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD vào QTCT đối với DNNN tại một số quốc gia trên thế giới và sự cần thiết nghiên cứu, vận dụng các nội dung của Bộ Hướng dẫn đối với việc quản trị các DNNN tại Việt Nam; từ đó đưa ra được những đề xuất và giải pháp để tăng cường hiệu quả QTCT dựa trên vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, lời mở đầu và kết luận, nội dung của Luận án bao gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhà nước, QTCT trong DNNN và Bộ Hướng dẫn của OECD về QTCT trong doanh nghiệp nhà nước. Chương 3. Thực trạng QTCT tại DNNN và một số thực tiễn vận dụng Bộ Hướng dẫn của OECD trong DNNN tại Việt Nam thời gian qua. Chương 4. Giải pháp vận dụng Bộ hướng dẫn của OECD về QTCT trong các DNNN tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2