intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh" trình bày các nội dung chính sau: Khởi sự kinh doanh, ý định và hành vi khởi sự kinh doanh; Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và ứng dụng trong khởi sự kinh doanh; Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ ý định – hành vi khỏi sự kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của các yếu tố cá nhân và bối cảnh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ LOAN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TRONG KHỞI SỰ KINH DOANH: VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN VÀ BỐI CẢNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ THỊ LOAN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TRONG KHỞI SỰ KINH DOANH: VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN VÀ BỐI CẢNH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Khoa QTKD) Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Thủy HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Lê Thị Loan i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................................... i  MỤC LỤC ....................................................................................................................................... ii  DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................ iv  DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................................... v  DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................................................... v  PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1  CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................. 7  1.1. Khởi sự kinh doanh, ý định và hành vi khởi sự kinh doanh...........................7  1.1.1. Khởi sự kinh doanh (Entrepreneurship) .........................................................7  1.1.2. Ý định khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial intention) .................................8  1.1.3. Hành vi khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial behaviour) ..............................9  1.2. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh ...............................................10  1.2.1. Cách tiếp cận theo đặc điểm, tính cách doanh nhân .....................................10  1.2.2. Cách tiếp cận hành vi ...................................................................................11  1.2.3. Cách tiếp cận nhận thức ...............................................................................12  1.3. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và ứng dụng trong khởi sự kinh doanh19  1.3.1. Nội dung lý thuyết hành vi có kế hoạch .......................................................19  1.3.2. Ứng dụng Lý thuyết hành vi có kế hoạch trong khởi sự kinh doanh ...........23  1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................24  TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 27  CHƯƠNG 2 CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............. 28  2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh .28  2.1.1. Kinh nghiệm kinh doanh (Prior business experience)..................................28  2.1.2. Nền tảng kinh doanh gia đình (Family business background) .....................29  2.1.3. Lo sợ thất bại (Fear of Failure).....................................................................30  2.1.4. Sự hối tiếc đoán định (Anticipated regret) ...................................................31  2.1.5. Tính chủ động (Proactive personality) .........................................................32  2.1.6. Giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial education) ..............33  2.1.7. Môi trường khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial environment) ..................34  2.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ..................................................................36  2.2.1. Mối quan hệ giữa các biến trong lý thuyết hành vi có kế hoạch ..................36  2.2.2. Vai trò của các yếu tố cá nhân ......................................................................41  2.2.3. Vai trò của các yếu tố bối cảnh ....................................................................46  TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 51  ii
  5. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 52  3.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................52  3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................52  3.1.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................52  3.2. Thang đo ............................................................................................................55  3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .........................................................................64  3.3.1. Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu .................................................64  3.3.2. Phương pháp và thời gian thu thập dữ liệu...................................................66  3.4. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................................67  TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 72  CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 73  4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................73  4.2. Kết quả kiểm định thang đo .............................................................................76  4.2.1. Tính phân phối chuẩn và độ tin cậy của biến ...............................................76  4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA) ......................................................................................................................85  4.2.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích yếu tố khẳng định (CFA) ....................92  4.3. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........98  4.3.1. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .......................................................98  4.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .........................................................100 4.4. So sánh mô hình nghiên cứu theo vùng miền bằng phương pháp cấu trúc đa nhóm......................................................................................................................107 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................................ 110  CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ.......................... 111  5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................111  5.1.1. Thảo luận về các mối quan hệ trong mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ....................................................................................................................111  5.1.2. Thảo luận về vai trò điều tiết của các yếu tố cá nhân .................................112  5.1.3. Thảo luận về vai trò điều tiết vai trò của các yếu tố bối cảnh ....................115  5.2. Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu ...................................................................117  5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.............................................................117  5.2.2. Đối với các trường đại học .........................................................................119  5.3. Một số đóng góp của luận án .........................................................................121  5.3.1. Đóng góp về mặt lý luận ............................................................................121  5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .........................................................................122  5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................122  iii
  6. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................................ 124  KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 125  DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................................... 127  TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 128  PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 159  _Toc108099998  _Toc108099999  DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thang đo hành vi khởi sự kinh doanh...........................................................56  Bảng 3.2. Thang đo ý định khởi sự kinh doanh ............................................................57  Bảng 3.3. Thang đo thái độ với hành vi khởi sự kinh doanh ........................................58  Bảng 3.4. Thang đo chuẩn chủ quan .............................................................................59  Bảng 3.5. Thang đo cảm nhận khả năng kiểm soát .......................................................59  Bảng 3.6. Thang đo giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh ............................................60  Bảng 3.7. Thang đo lo sợ thất bại ..................................................................................61  Bảng 3.8. Thang đo tính cách chủ động ........................................................................62  Bảng 3.9. Thang đo sự hối tiếc đoán định .....................................................................63  Bảng 3.10. Thang đo môi trường cơ chế chính sách của Chính phủ.............................63  Bảng 3.11. Thang đo môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh .............................64  Bảng 3.12. Thang đo môi trường nhận thức kinh doanh ...............................................64  Bảng 4.1. Thông tin nhân khẩu học ...............................................................................74  Bảng 4.2. Các giá trị thống kê mô tả và Cronbach’s alpha của các biến ......................80  Bảng 4.3. Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) lần cuối sau khi loại biến ..........87  Bảng 4.4. Trọng số yếu tố chuẩn hóa của các quan sát trong phân tích yếu tố khẳng định ..... 93  Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan, độ tin cậy tổng hợp và giá trị phân biệt của các biến .... 97  Bảng 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................................100  Bảng 4.7. Kết quả đánh giá các mối quan hệ trung gian .............................................107  iv
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ học viên đã từng học khóa học về khởi sự kinh doanh ...................75  Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ học viên có kinh nghiệm kinh doanh ...............................................75  Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ học viên có Bố Mẹ hoặc Anh/Chị em ruột làm nghề kinh doanh ...76  DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Lý thuyết hành động hợp lý - TRA ...............................................................20  Hình 1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB ............................................................21  Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................50  Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................54  Hình 4.1. Mô hình đo lường (CFA)...............................................................................92  Hình 4.2. Mô hình cấu trúc tuyến tính (chuẩn hoá) ......................................................99  Hình 4.3. Tác động điều tiết của kinh nghiệm kinh doanh tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh ...................................................................................103  Hình 4.4. Tác động điều tiết của lo sợ thất bại tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh ....................................................................................................103  Hình 4.5. Tác động điều tiết của tính cách chủ động tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh .......................................................................................104  Hình 4.6. Tác động điều tiết của sự hối tiếc đoán định tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh .......................................................................................104  Hình 4.7. Tác động điều tiết của giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh ...............................................................105  Hình 4.8. Tác động điều tiết của môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh ..............................................105  Hình 4.9. Tác động điều tiết của môi trường nhận thức về kinh doanh tới mối quan hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh ...............................................................106  v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Khởi sự kinh doanh đang trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới vì đóng góp tích cực của nó vào sự phát triển kinh tế trên toàn cầu. Guerrero và cộng sự (2008) cho rằng khởi sự kinh doanh là một quá trình đổi mới và sáng tạo, có vai trò tiềm năng trong việc tạo ra giá trị gia tăng và giá trị mới cho sản phẩm/dịch vụ, tăng năng suất, tạo cơ hội việc làm mới, phục hồi và đa dạng hóa thị trường, cải thiện phúc lợi xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Ở các nước công nghiệp phát triển, khởi sự kinh doanh từ lâu đã được công nhận là một cách để thúc đẩy đổi mới và phát triển công nghệ, tạo ra cạnh tranh và tạo ra việc làm, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng quốc gia. Trong khi đó, ở các nước kém tiên tiến hơn, chính phủ coi khởi sự kinh doanh là phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết những khó khăn cấp bách về kinh tế và xã hội (Ozaralli và Rivenburgh, 2016). Vì những tác động đáng kể này, khởi sự kinh doanh đã và đang thu hút nhiều sự chú ý tích cực từ các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu. Về mặt lý luận: Mặc dù khởi sự kinh doanh đã là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong vài thập kỷ gần đây, nhưng trong phạm vi khoa học quản lý, khởi sự kinh doanh vẫn được coi là một lĩnh vực nghiên cứu đang phát triển. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu và kiến thức trong lĩnh vực này vẫn cần được phát triển (Churchill và Bygrave, 1989; Kot và cộng sự, 2016). Khởi sự kinh doanh đã được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh khác nhau nhưng nhìn chung các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh được nhóm theo ba cách tiếp cận chính. Cách tiếp cận thứ nhất theo quan điểm của kinh tế, coi khởi sự kinh doanh như một chức năng của thị trường. Cách tiếp cận thứ hai theo quan điểm tâm lý học, coi khởi sự kinh doanh như những đặc điểm của một cá nhân. Và cách tiếp cận thứ ba coi khởi sự kinh doanh là một quá trình. Trong các chủ đề nghiên cứu trên, các học giả và nhà hoạch định chính đã tập trung vào tìm hiểu quá trình một người quyết định theo đuổi sự nghiệp khởi sự kinh doanh (Zahra và cộng sự, 2014). “Để hiểu lý do tại sao một người chọn khởi sự kinh doanh, cần phải hiểu về các ý định khởi sự kinh doanh và các yếu tố tác động tới ý định khởi sự kinh doanh” – Lập luận này được xuất phát từ quan điểm cho rằng ý định là điểm khởi đầu của một hành vi (Ajzen, 1991), do đó gợi ý rằng có một mối liên hệ giữa ý định và hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. Theo Ajzen (1991, trang 181), ý định là “những biểu hiện về mức độ mà mọi người sẵn sàng cố gắng, về mức độ nỗ lực mà họ dự định thực hiện để thực hiện hành vi”. Do đó, ý định khởi sự kinh doanh có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy 1
  9. mức độ sẵn sàng cố gắng của mọi người cũng như mức độ nỗ lực mà họ dự định thực hiện để bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Ý định thường được cho là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi (Lee và cộng sự, 2011), ý định thực hiện hành vi càng cao thì khả năng thực hiện nhiệm vụ càng cao (Ajzen, 1991). Bởi những lập luận trên, phần lớn các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh của doanh nhân trong ba thập kỷ qua chỉ tập trung vào việc dự đoán và giải thích điều khác biệt giữa những cá nhân có ý định khởi sự kinh doanh với những người không có ý định đó là gì (Schlaegel và Koenig, 2014). Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy hạn chế sự hiểu biết về các hành vi khởi sự kinh doanh thực tế, vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng không phải tất cả các ý định bắt đầu thành lập và vận hành một doanh nghiệp mới đều được chuyển thành hành vi (Shirokova và cộng sự, 2016). Trong khi nhiều người nảy sinh ý định bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình, việc thực hiện những ý định này đôi khi bị hoãn lại hoặc bị từ bỏ do những thay đổi trong sở thích hoặc do sự xuất hiện của một rào cản nào đó (Van Gelderen và cộng sự, 2015). Vì lý do trên, các nghiên cứu gần đây (ví dụ: Gielnik và cộng sự, 2014; Kautonen và cộng sự, 2013; Shirokova và cộng sự, 2016) bắt đầu kiểm tra thực nghiệm các yếu tố xác định mối liên hệ giữa ý định khởi sự kinh doanh và hành vi khởi sự kinh doanh từ các khía cạnh khác nhau. Trong các nghiên cứu này, mối liên kết giữa các ý định và hành vi được cho là không hoàn hảo, ý định chỉ giải thích được khoảng 30% sự biến động của hành vi khởi sự kinh doanh thực tế (Shirokova và cộng sự, 2016). Điều này gợi ý rằng chỉ riêng ý định khởi sự kinh doanh không phải là yếu tố dự báo lý tưởng cho hành vi khởi sự kinh doanh. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi khởi sự kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố điều tiết như nền tảng cá nhân và môi trường xung quanh (Shirokova và cộng sự, 2016), kinh nghiệm trong quá khứ và sự giúp đỡ của người khác (Ajzen, 2020). Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn có rất ít thông tin về cách thức và mức độ ý định khởi sự kinh doanh dẫn đến hành vi khởi sự kinh doanh thực tế (Gieure và cộng sự, 2020). Về mặt thực tiễn: Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường sau thời kỳ “Đổi mới” năm 1986 (Nguyen và cộng sự, 2015). Cùng với đó, Việt Nam không chỉ trở thành một nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, mà còn được xem là một đất nước có tốc độ phát triển khởi sự kinh doanh đáng kể (Tran và cộng sự, 2019). Thực tế, hoạt động khởi sự kinh doanh ngày càng gia tăng nhanh chóng và được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây (Cuong, 2017; Hoang và cộng sự, 2020; Pham và cộng sự, 2021; Zhu và cộng sự, 2019). Vượt qua rất nhiều khó khăn, Việt Nam đã phát triển quan điểm chính sách từ không ủng hộ khởi sự kinh doanh sang ủng hộ khởi sự kinh doanh, tạo 2
  10. dựng một hệ sinh thái thuận lợi hơn cho các hoạt động phát triển khởi sự kinh doanh của đất nước (Nguyen và cộng sự, 2015; Ngo, 2014). Kể từ sau thời kỳ “Đổi mới” năm 1986, các lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, cải cách thanh toán, giá cả và ngoại thương đã thay đổi hoàn toàn (Van Arkadie và Mallon, 2004). Sau đó, một số vấn đề quan trọng chẳng hạn như sự ổn định của hệ thống tài khóa và tiền tệ, cải cách thể chế và sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân tiếp tục được mở rộng (Nguyen và cộng sự, 2015). Trong quá trình chuyển đổi, hệ sinh thái khởi sự kinh doanh đã được cải thiện và được đánh giá là có vai trò then chốt trong việc hình thành hoạt động khởi sự kinh doanh (Nguyen và cộng sự, 2016). Chỉ số đổi mới toàn cầu - The Global Innovation Index (2019) khẳng định Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng đầu trong nhóm thu nhập trung bình thấp và trở thành nước đi đầu trong đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua (Hoang và cộng sự, 2020). Những điều này đã dẫn đến sự xuất hiện các hoạt động khởi sự kinh doanh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh của một quốc gia. Làn sóng khởi sự kinh doanh bắt đầu được chú ý ở Việt Nam vào năm 2014, khi chính phủ Việt Nam kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào cộng đồng và thể hiện ý chí chính trị của mình bằng một số động thái ủng hộ khởi sự kinh doanh. Chính phủ đã đưa ra rất nhiều hành động nhằm thức đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh, ví dụ như “Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2020”, “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - TECHFEST Việt Nam 2020” hay “Supporting Student Entrepreneurship 2017-2020 with a Vision Towards 2025” (OECD/ERIA, 2018). Động thái lớn nhất là việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” vào năm 2018. Mặc dù vậy, ý định khởi sự kinh doanh ở Việt Nam trong ba năm 2014, 2015 và 2017 chỉ đạt lần lượt 18,2%, 22,3% và đạt 25%, xếp thứ 19/54 (GEM, 2019), thấp hơn so với tỷ lệ trung bình là 30,3% ở các nền kinh tế chuyển đổi khác như Trung Quốc và Ấn Độ (Ủy ban Thương mại và Đầu tư Australia, 2019). Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ khởi sự kinh doanh thực tế ở Việt Nam đạt 15,3% vào năm 2014, 13,7% vào năm 2015 và 23.3% vào năm 2017. Có thể thấy rằng, tỷ lệ khởi sự kinh doanh thực tế luôn thấp hơn tỷ lệ ý định khởi sự kinh doanh, điều này cho thấy thực tế rằng không phải tất cả các ý định khởi sự kinh doanh đều được chuyển đổi thành hành vi. Nguyen và cộng sự (2015) nhấn mạnh rằng vẫn còn một số trở ngại trong khởi sự kinh doanh mà Việt Nam phải đối mặt, bao gồm thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu vốn nhân lực, không đủ các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như dịch vụ kế toán, kiểm toán, quản lý và pháp lý , dịch vụ thuế, tư vấn kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Do đó, cần phải có nhiều hành động mạnh mẽ hơn trên lộ trình cải cách để thúc đẩy các hoạt động 3
  11. khởi sự kinh doanh ở Việt Nam (Nguyen và Mort, 2016). Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh nhưng tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn thấp. Đây có thể là kết quả của việc hiểu biết chưa đầy đủ về các động lực tác động đến ý định khởi sự kinh doanh trong các bối cảnh quốc gia khác nhau, cũng như chưa hiểu rõ quá trình thúc đẩy ý định chuyển tiếp sang hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả xác định nghiên cứu về khoảng cách ý định - hành vi trong khởi sự kinh doanh là một điều cần thiết. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ cho biết các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở quá trình từ ý định chuyển đổi thành hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. Từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà giáo dục xác định những bước đi cần thiết để thúc đẩy hành vi khởi sự kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Như đã đề cập ở phần lý do lựa chọn đề tài. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh vẫn là một chủ đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu sâu. Vì vậy, luận án này xác định mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ ý định - hành vi khởi sự kinh doanh và các yếu tố tác động lên mối quan hệ này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối liên hệ giữa ý định - hành vi khởi sự kinh doanh và các yếu tố tác động lên mối liên hệ ý định – hành vi khởi sự kinh doanh.  Khách thể nghiên cứu Với nội dung đề tài là “Nghiên cứu mối quan hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh: Vai trò của yếu tố cá nhân và bối cảnh”, luận án xác định khách thể nghiên cứu là học viên cao học tại Việt Nam. Hầu như các nghiên cứu trước đây về ý định khởi sự kinh doanh đều khảo sát sinh viên đại học vì họ được xác định là nhóm đối tượng có xu hướng thành lập doanh nghiệp mới sau khi tốt nghiệp (Nowiński và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng mặc dù sinh viên đại học có ý định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm, nhưng họ là những đối tượng có rất ít kinh nghiệm về kinh doanh và làm việc nói chung và họ có thể dễ dàng thay đổi ý định ban đầu sau khi tốt nghiệp (Kautonen và cộng sự, 2015a). Vì vậy, nghiên cứu này xác định khách thể nghiên cứu là các học viên cao học, những người có kinh nghiệm làm việc và kinh doanh thực tế, để giải thích các mối liên hệ giữa ý định và hành vi khởi sự kinh doanh cũng như cách thức các yếu tố kiểm soát mối liên kết này. 4
  12.  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung Thứ nhất: Mặc dù hiện nay có rất nhiều mô hình lý thuyết nghiên cứu về ý định, hành vi khởi sự kinh doanh, nhưng trong luận án này tác giả chỉ ứng dụng và mở rộng mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để kiểm định mối quan hệ ý định - hành vi khởi sự kinh doanh. Thứ hai: Trong một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa ý định và hành vi trong khởi sự kinh doanh, ý định được đo lường vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi đo lường hành vi (Gielnik và cộng sự, 2014; Kautonen và cộng sự, 2013). Đúng là tồn tại một ‘khoảng cách thời gian’ giữa ý định và hành vi, tuy nhiên, ý định có thể thay đổi theo thời gian. Những thông tin mới xuất hiện sau khi một người hình thành ý định có thể thay đổi một số niềm tin về hành vi, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi của họ và kết quả là thay đổi ý định của họ. Do đó, khoảng thời gian giữa phép đo ý định và hành vi càng dài thì khả năng xảy ra các sự kiện không lường trước dẫn đến thay đổi ý định càng lớn (Ajzen, 2020). Những ý định ban đầu sẽ không còn dự đoán được hành vi sau này của họ. Điều này ngụ ý rằng mối tương quan giữa ý định và hành vi sẽ mạnh nhất khi ý định được đánh giá ngay trước khi quan sát hành vi. Mối tương quan giữa ý định và hành vi có xu hướng giảm khi khoảng thời gian giữa việc đo lường ý định và hành vi tăng lên. Vì vậy, trong luận án này tác giả tập trung vào những các yếu tố khác ảnh hưởng tới mối quan hệ ý định-hành vi khởi sự kinh doanh (cá nhân và theo bối cảnh), ngoài khía cạnh thời gian đã được nêu ở các nghiên cứu trước. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian Nhằm tăng độ tin cậy của mẫu nghiên cứu, luận án được thực hiện ở cả ba miền của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian Luận án được thực hiện trong khoảng thời gian 02 năm, từ năm 2020 tới năm 2022. Số liệu sử dụng để phân tích trong luận án được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 02/2022 đến tháng 04/2022. 4. Những đóng góp mới của luận án  Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu đã góp phần lấp đầy khoảng cách ý định - hành vi khởi sự kinh doanh. Cụ thể, nghiên cứu này chỉ ra rằng ngoài khoảng cách thời gian, tồn tại một số yếu tố có vai trò thu hẹp hoặc gia tăng khoảng cách ý định - hành vi khởi sự kinh 5
  13. doanh. Kết quả xác nhận bốn yếu tố có có tác động tích cực tới liên kết giữa ý định và hành vi khởi sự kinh doanh là kinh nghiệm kinh doanh, sự hối tiếc đoán định, cảm nhận giáo dục/đào tạo khởi sự kinh doanh và môi trường nhận thức về kinh doanh. Bên cạnh đó, kết quả cũng xác nhận ba yếu tố khác có tác động tiêu cực tới mối liên hệ ý định - hành vi khởi sự kinh doanh là nỗi lo sợ thất bại, tính cách chủ động và môi trường văn hoá và xã hội về kinh doanh. Như vậy, với các nghiên cứu về hành vi khởi sự kinh doanh, kết quả này phần nào giúp giải thích tại sao khoảng cách từ ý định đến hành vi là tồn tại.  Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục nhằm thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách và nhà giáo dục có thể đưa ra các phương hướng và chính sách, chương trình đào tạo thích hợp để nâng cao ý định khởi sự kinh doanh, đồng thời thúc đẩy khả năng thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh thực tế. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng, biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của luận án được trình bày trong 5 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Cơ sở xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Bình luận kết luận và kiến nghị 6
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Khởi sự kinh doanh, ý định và hành vi khởi sự kinh doanh 1.1.1. Khởi sự kinh doanh (Entrepreneurship) Trong nhiều thập kỷ, khởi sự kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các học giả và các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến việc tìm hiểu các yếu tố cơ bản dẫn tới sự phát triển của hoạt động khởi sự kinh doanh. Lĩnh vực nghiên cứu này ngày càng được chú ý do tầm quan trọng của nó trong việc giúp tăng trưởng GDP quốc gia, tạo ra hàng trăm và hàng nghìn việc làm (Birley, 1987; Reynolds, 1999), cũng như tăng doanh thu của chính phủ, doanh thu xuất khẩu, và tăng năng suất chung của đất nước (Low và MacMillan, 1988). Khởi sự kinh doanh vẫn được coi là một khái niệm tương đối mới mặc dù sự xuất hiện của nó có thể bắt nguồn từ giữa thế kỷ XVII khi thuật ngữ này được nhà kinh tế học Richard Cantillon phát triển lần đầu tiên vào năm 1755 (Mcstay, 2008). Kể từ đó khái niệm này đã có nhiều phát triển, tuy nhiên vẫn có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này. Các định nghĩa về khởi sự kinh doanh nhìn chung xuất phát từ các quan điểm khác nhau bao gồm các quan điểm kinh tế, xã hội, nhận thức và hành vi. Những quan điểm này tập trung vào các đặc điểm khác nhau cần thiết để hình thành khởi sự kinh doanh. Một số học giả đã định nghĩa khởi sự kinh doanh là một quá trình tạo ra, đánh giá và khai thác các cơ hội cho hàng hóa hoặc dịch vụ mới (Shane và cộng sự, 2003). Những người khác lại cho rằng khởi sự kinh doanh được thiết lập với quyền sở hữu cơ sở tài sản vốn; suy nghĩ này vượt ra ngoài khái niệm về việc tạo ra doanh nghiệp mới và tập trung vào việc tạo ra tài sản vốn để tăng trưởng kinh tế (Foss và cộng sự, 2008; GEM, 2015; Göksel và Aydintan, 2011). Khởi sự kinh doanh cũng được định nghĩa từ góc độ hành vi, vì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khởi sự kinh doanh là hành vi của một doanh nhân (Abouzeedan và cộng sự, 2010). Với vô số định nghĩa về khởi sự kinh doanh, việc tìm kiếm một định nghĩa duy nhất có thể là vô ích (Gartner, 1988; Fiet, 2002). Tuy nhiên, có vẻ như hiện tượng khởi sự kinh doanh có thể khác nhau đáng kể giữa các bối cảnh khác nhau, do đó việc xác định cách sử dụng thuật ngữ khởi sự kinh doanh trong mỗi nghiên cứu là rất quan trọng. Trong luận án này, tác giả kế thừa định nghĩa của Shane và Venkataraman (2000), định nghĩa khởi sự kinh doanh là việc thành lập một doanh nghiệp mới. Tác giả tin rằng định nghĩa này có ý nghĩa nhất đối với cả học giả và các nhà thực tiễn. Theo quan điểm của các nhà 7
  15. thực tiễn, việc tạo ra các dự án kinh doanh mới có thể tăng việc làm và dẫn đến phát triển kinh tế. Từ quan điểm của giới học thuật, khái niệm khởi sự kinh doanh là việc thành lập một doanh nghiệp mới phù hợp với phần lớn các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh hiện có. 1.1.2. Ý định khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial intention) Ý định được định nghĩa là một trạng thái tâm lý hướng sự chú ý tới một đối tượng, mục tiêu hoặc một quá trình cụ thể nào đó nhằm đạt được kết quả mong muốn (Bird, 1988). Ý định phản ánh các yếu tố động lực ảnh hưởng tới hành vi và là một chỉ số đáng tin cậy đánh giá mức độ sẵn sàng cố gắng và nỗ lực để thực hiện hành vi của một người (Ajzen, 1991). Vì vậy, ý định được xem là yếu tố dự đoán mạnh mẽ về hành vi của một người, đặc biệt là trong trường hợp hành vi có mục đích, có kế hoạch và hướng tới mục tiêu (Bagozzi và cộng sự, 1989). Trong khởi sự kinh doanh, ý định có thể giúp giải thích được lý do một người lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp trước khi họ tìm kiếm cơ hội kinh doanh (Krueger và cộng sự, 2000; Wang và cộng sự, 2016) và là yếu tố tiên quyết để dự đoán hành vi khởi sự kinh doanh (Krueger, 1993; Bird, 1988; Thompson, 2009). Bird (1988) định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh là một trạng thái tâm lý định hướng doanh nhân thực hiện các hành vi để phát triển các nội dung kinh doanh mới. Krueger và cộng sự (1993) định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh chính là cam kết của một người về việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Trong khi đó, Doan Winkel và cộng sự (2011) xác định ý định khởi sự kinh doanh đơn giản là mong muốn và quyết tâm của một cá nhân trong việc tham gia vào việc tạo ra một doanh nghiệp mới. Định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh thường được hình thành dựa trên ý tưởng rằng ý định thể hiện niềm tin rằng một người sẽ thực hiện một hành vi cụ thể (Krueger và cộng sự, 2000) và khởi sự kinh doanh là ‘quá trình tạo lập doanh nghiệp mới’ (Shane và Venkataraman, 2000). Luận án tiếp tục kế thừa ý tưởng này. Đồng thời luận án kế thừa định nghĩa của Thompson (2009) - “ý định khởi sự kinh doanh là sự tự thừa nhận của một người về việc họ dự định thiết lập một doanh nghiệp mới và có ý thức lên kế hoạch làm như vậy vào thời điểm nào đó trong tương lai”. Đây được coi là định nghĩa thực tế và phù hợp nhất (Ernst, 2011). Tóm lại, trong luận án này, ý định khởi sự kinh doanh là sự tự thừa nhận của một người về việc họ dự định thiết lập một doanh nghiệp mới và có ý thức lên kế hoạch làm như vậy vào thời điểm nào đó trong tương lai. 8
  16. 1.1.3. Hành vi khởi sự kinh doanh (Entrepreneurial behaviour) Khởi sự kinh doanh là một quá trình (Kessler và Frank, 2009). Quá trình này bắt đầu khi một cá nhân phát triển và được định hướng bởi ý định tham gia vào các hoạt động kinh doanh (Lee và Wong, 2004; Shook và cộng sự, 2003; Wurthmann, 2014) và kết thúc khi cá nhân đó tạo ra và bắt đầu điều hành một doanh nghiệp. Doanh nghiệp này có thể có vô số hình thức, bao gồm cả việc tự kinh doanh hoặc trở thành đối tác trong một doanh nghiệp đã thành lập trước đó. Nói một cách ngắn gọn, hành vi kinh doanh đề cập đến việc bắt đầu một công việc kinh doanh thay vì làm việc cho những người khác (Kolvereid, 1996a). Hành vi của doanh nhân rất khó khám phá và đo lường (Auteri, 2003; Brown và cộng sự, 2001) và nó thường được coi là hành vi có chủ đích hướng tới một sự kiện cụ thể. Đáng chú ý, cho đến nay vẫn thiếu một định nghĩa chung về hành vi khởi sự kinh doanh. Thật vậy, Gieure và cộng sự (2020, trang 542) đã định nghĩa hành vi khởi sự kinh doanh là khả năng, năng lực và kiến thức về các yếu tố cấu thành nên một doanh nghiệp. Hành vi khởi sự kinh doanh phản ánh kiến thức và bí quyết kinh doanh giúp một người thực hiện một hoạt động khởi sự kinh doanh. Do đó, hành vi khởi sự kinh doanh cho thấy những kỹ năng, khả năng và năng lực có được sẽ thúc đẩy một doanh nhân non trẻ thành lập và quản lý một công ty (Kautonen và cộng sự, 2015a). Việc một người phát hiện ra bản thân có khả năng thực hiện các hành vi khởi sự kinh doanh nhất định hoặc thậm chí quan tâm đến các hoạt động khởi sự kinh doanh phản ánh khả năng họ sẽ hành động theo ý định ban đầu và tham gia vào hành vi khởi sự kinh doanh. Những hành vi này diễn ra trước khi thành lập một doanh nghiệp mới (Gieure và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, định nghĩa này không hoàn toàn nhận được sự đồng tình từ các nghiên cứu gần đây (ví dụ: Duong và cộng sự, 2022; Calza và cộng sự, 2020; Le và cộng sự, 2021). Meoli và cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng mặc dù có những cách tiếp cận và đo lường khác nhau thang đo “hành vi khởi sự kinh doanh” cũng như có những định nghĩa khác nhau về biến phụ thuộc này, song nó cần phản ánh chính xác hơn hành vi liên quan tới việc tạo lập một doanh nghiệp mới, ví dụ như đã nghiên cứu thị trường hoặc đã viết một bản kế hoạch kinh doanh. Theo Mair (2002, trang 1), hành vi của doanh nhân trong các tổ chức hiện tại là “...một tập hợp các hoạt động và thực hành trong đó các cá nhân ở nhiều cấp độ, tự động tạo ra và sử dụng các kết hợp nguồn lực sáng tạo để xác định và theo đuổi cơ hội...”. Trong khi Gartner và cộng sự (1992) định nghĩa hành vi khởi sự kinh doanh là vô số hình thức hoạt động khác nhau mà các cá nhân tham gia khi họ tạo ra một doanh nghiệp 9
  17. mới, và những hoạt động này trái ngược với làm thuê cho người khác. Ngoài ra, hành vi khởi sự kinh doanh còn được định nghĩa là một loạt các hành động phát hiện, đánh giá và khám phá các cơ hội kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000). Theo Shirokova và cộng sự (2016), hành vi khởi sự kinh doanh đề cập đến khả năng của cá nhân để biến ý tưởng thành hành động dẫn đến việc tạo ra doanh nghiệp mới. Bất kỳ loại hành vi nào cũng bao gồm một loạt các hành động được thực hiện bởi các cá nhân kết hợp với sở thích cá nhân và các điều kiện bên ngoài. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự xuất hiện của mọi tổ chức kinh doanh đều là quá trình được tạo thành từ nhiều hoạt động khởi sự kinh doanh (Carter và cộng sự, 1996; Gartner và cộng sự, 2004). Càng nhiều hoạt động được thực hiện, một doanh nhân càng tiến gần đến việc tạo lập một doanh nghiệp mới (Alsos và Kolvereid, 1998; Carter và cộng sự, 1996). Trong luận án này, tác giả kế thừa định nghĩa của Shirokova và cộng sự (2016), hành vi khởi sự kinh doanh là một loạt các hoạt động khởi sự kinh doanh mà một người đã thực hiện trên con đường tạo lập doanh nghiệp mới. Số lượng các hoạt động khởi sự mà một cá nhân tham gia xác định mức độ tiến gần của người đó đối với việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới. 1.2. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh Trong nhiều năm qua, khởi sự kinh doanh ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý bởi sự tác động đáng kể của nó tới nền kinh tế. Khởi sự kinh doanh là một hiện tượng toàn cầu giúp giảm tỷ kệ thất nghiệp, đóng góp vào sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế (Acs và Audretsch, 2006). Các nhà nghiên cứu cho rằng để hiểu quá trình khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, cần phải hiểu chất xúc tác cho khởi sự kinh doanh, tức là một doanh nhân với tư cách là một cá nhân. Theo dòng lập luận này, khởi sự kinh doanh đã được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh khác nhau nhưng nhìn chung các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh được nhóm theo ba cách tiếp cận chính, cụ thể như sau: 1.2.1. Cách tiếp cận theo đặc điểm, tính cách doanh nhân Một thách thức trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh là xác định những người có khả năng trở thành doanh nhân trong toàn bộ dân số chung. Các học giả đã nhấn mạnh vai trò của đặc điểm, tính cách và sự ảnh hưởng của nó đối với hành vi của doanh nhân (Espíritu và Sastre, 2015). Theo cách tiếp cận này, các đặc điểm tính cách là yếu tố quyết định của hành vi, khiến một người thực hiện hành vi một cách tương đối nhất quán trong các hoàn cảnh khác nhau. Cách tiếp cận đặc điểm tính cách cá nhân giả định doanh nhân 10
  18. là một nhân cách, một trạng thái tồn tại cố định, một tập hợp các đặc điểm nhất định mô tả thực thể - doanh nhân (Gartner, 1988). Một số lượng lớn các đặc điểm tính cách đã được xác định để xem xét sự khác biệt giữa doanh nhân và những người không phải là doanh nhân. Những đặc điểm tính cách này bao gồm khả năng tự kiểm soát cao, nhu cầu thành đạt cao (Lau và Busenitz, 2001; Espíritu và Sastre, 2015), khả năng chấp nhận sự mơ hồ cao (Lau và Busenitz, 2001; Espíritu và Sastre, 2015), thiên hướng chấp nhận rủi ro cao (Baron và Tang, 2011; Steward và Roth, 2001), nhu cầu tự chủ và độc lập,…v.v. . Năm 1985, mô hình đặc điểm tính cách năm yếu tố (Five Factor Model) xuất hiện và cung cấp một khuôn khổ lý thuyết tương đối toàn diện cho cách tiếp cận này (McCrae và Costa, 1987). Năm đặc điểm này bao gồm tính hướng ngoại (extraversion), sự dễ chịu (agreeableness), sự tận tâm (conscientiousness), sự cởi mở hay sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience), và tâm lý bất ổn (neutroticism). Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận này cho rằng một cấu trúc đặc điểm tính cách thay vì một đặc điểm độc lập có thể áp dụng tốt nhất cho nghiên cứu khởi sự kinh doanh (Schmitt-Rodermund, 2004, 2007). Mặc dù đặc tính cá nhân là một cách tiếp cận thu hút nhiều nhà nghiên cứu và là một bước phát triển đáng kể trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh, nhưng kết quả của những nghiên cứu này không thực sự thành công, không giải thích được sự không đồng nhất của đa số doanh nhân, cũng như không đạt được giá trị dự đoán cao (Brockhaus, 1982; Begley và Boyd, 1987; Low và MacMillan, 1988). Cách tiếp cận này thường xuyên bị chỉ trích nặng nề (Fayolle, 2007; Stokes và cộng sự, 2010). Phần lớn sự chỉ trích tập trung vào bản chất tĩnh của cách tiếp cận này vì không quan tâm đến quá trình phát triển, học hỏi và thay đổi của doanh nhân khi họ thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình (Stokes và cộng sự, 2010). Một vấn đề lớn khác ở cách tiếp cận này là tính xác định. Chúng ta có thực sự mong đợi mối liên hệ chặt chẽ giữa các đặc điểm tính cách, nhân khẩu học và hành vi khởi sự kinh doanh không? Theo ý nghĩa tiêu cực, điều này có nghĩa là doanh nhân là những người máy được lập trình sẵn từ những đặc điểm nhất định và không có sự lựa chọn riêng (Autio và cộng sự, 2001). Thực tế, hành vi được xác định bởi các phản ứng cụ thể đối với hoàn cảnh chứ không phải bởi một tập hợp các đặc điểm nhất định (Katz, 1992). 1.2.2. Cách tiếp cận hành vi Hạn chế của cách tiếp cận đặc tính cá nhân đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về tính năng động của khởi sự kinh doanh. Cách tiếp cận hành vi, gắn với quan điểm của Schumpeter (1934) về khởi sự kinh doanh, đề cập đến việc thành lập các doanh 11
  19. nghiệp mới. Quan điểm này tập trung vào những việc doanh nhân làm hơn là họ là ai (Gartner, 1988). Do đó, mục tiêu chính của cách tiếp cận này là giải thích “các chức năng, hoạt động và hành động gắn liền với việc nhận thức các cơ hội và tạo ra các tổ chức để theo đuổi chúng" (Bygrave và Hofer, 1991) Cách tiếp cận hành vi đối với khởi sự kinh doanh tập trung vào việc nhận biết cơ hội và khai thác cơ hội (Venkataraman, 1997). Cơ hội khởi sự kinh doanh là sự kết hợp giữa ý niệm và việc lập kế hoạch trong việc hình thành hàng hóa và dịch vụ trong tương lai, đặc biệt khi thị trường vẫn chưa tồn tại loại sản phẩm/ dịch vụ này (Sarasvathy và cộng sự, 2003). Việc thành lập một doanh nghiệp mới là một quá trình năng động liên quan đến việc một cá nhân (với tư cách là doanh nhân) tham gia mua nguyên vật liệu, thành lập pháp nhân, xây dựng quy trình sản xuất và thu hút nguồn nhân lực phù hợp (Shane, 2007). Chính vì vậy, lập kế hoạch là một phần không thể thiếu đối với việc thành lập một doanh nghiệp mới. Cách tiếp cận hành vi nhấn mạnh đến hành vi cụ thể liên quan đến việc khởi sự kinh doanh từ các tổ chức khác nhau vì vậy cũng tạo ra nhiều luồng nghiên cứu khác nhau về khởi sự kinh doanh. Cách tiếp cận hành vi và đặc tính cá nhân đã kêu gọi các nhà nghiên cứu về khởi sự kinh doanh giải quyết những phức tạp của khởi sự kinh doanh thông qua các câu hỏi và phương pháp nghiên cứu phù hợp (Gartner, 1988). Tuy nhiên, Audretsch (2012) cho rằng cách tiếp cận này nhìn chung không thể đo lường các cấu trúc bao gồm phát hiện cơ hội kinh doanh, nhận biết và tận dụng cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả vì cần phải có một bộ dữ liệu rất lớn. Ngoài ra, Amit (1993) cũng kết luận rằng cách tiếp cận hành vi thiếu sự rõ ràng về tình trạng khởi sự kinh doanh và cách tiếp cận này không thể chỉ ra được sự khác nhau giữa doanh nhân và nhà quản lý. Venkataraman (1997) đã mô tả một cách ngắn gọn vấn đề định nghĩa của khởi sự kinh doanh thông qua các cách tiếp cận đặc điểm và hành vi, ông cho rằng hai cách tiếp cận này chỉ mới giải quyết các khía cạnh của khởi sự kinh doanh mà không giải quyết được bức tranh toàn cảnh về khởi sự kinh doanh. Hơn nữa, Venkataraman (1997) cũng cho rằng phương pháp tiếp cận đặc điểm và hành vi đã bỏ qua các yếu tố quan trọng khác khác liên quan đến các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, trình độ học vấn, quá trình nhận thức và ảnh hưởng từ gia đình và xã hội. 1.2.3. Cách tiếp cận nhận thức Trả lời câu hỏi "ai là doanh nhân", cách tiếp cận đặc điểm tính cách tập trung vào tính cách của một doanh nhân là gì. Tuy nhiên, Gartner (1988) cho rằng các nghiên cứu nên đi theo hướng hiểu “doanh nhân làm gì”, không phải về đặc điểm tính cách của họ. 12
  20. Vì vậy, các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh dần chuyển trọng tâm từ con người sang quá trình (cách tiếp cận hành vi). Ngược lại với quan điểm này, Shaver và Scott (1991) cho rằng con người là một yếu tố quan trọng trong khởi sự kinh doanh và vai trò của họ không thể bị bỏ qua, vì họ là người tích hợp tất cả các nguồn lực để có thể tiến hành thành lập một doanh nghiệp mới. Từ những hạn chế của các cách tiếp cận trước, các nhà nghiên cứu đã dần chuyển đổi sang cách tiếp cận nhận thức, chủ yếu là nghiên cứu các tiền nhân khác nhau của hành vi khởi sự kinh doanh và các khái niệm liên quan đến nhận thức và động cơ (Sivarajah và Achchuthan, 2013). Cách tiếp cận này khác với cách tiếp cận đặc điểm ở chỗ nó nhấn mạnh vào nhận thức của doanh nhân chứ không phải đặc điểm tính cách của họ. Do đó, đối tượng của cách tiếp cận này là con người cụ thể, không phải tính cách cụ thể (Shaver và Scott, 1991). Mitchell và cộng sự (2002) đã giải thích vai trò kép của tâm lý học nhận thức trong việc giúp hiểu hành vi của doanh nhân, cũng như các quá trình tâm lý của doanh nhân liên quan đến sự tương tác với môi trường và những người khác. Các nhà nghiên cứu trong cách tiếp cận nhận thức cho rằng ý định là yếu tố tiên đoán quan trọng nhất đối với hành vi (Bagozzi và cộng sự, 1989), đặc biệt đối với hành vi khó quan sát, liên quan đến thời gian trễ không thể đoán trước và hiếm gặp (Katz và Gartner, 1988; Krueger và Brazeal, 1994). Khởi sự kinh doanh là một trong những hành vi có kế hoạch như vậy, do đó, ý định kinh doanh là một quá trình thiết yếu trong khởi sự kinh doanh vì nó là quá trình đầu tiên trong một chuỗi các hành động để hình thành doanh nghiệp (Bird, 1988). Lập luận này đã thu hút nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và trở thành một chủ đề nghiên cứu lớn trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh. Cho đến nay, nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh rất đa dạng. Nhưng nhìn chung, các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh có thể nhóm thành 3 hướng tiếp cận chính, cụ thể như sau: 1.2.3.1. Kiểm định và phát triển các mô hình về ý định khởi sự kinh doanh Ở hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu cố gắng kiểm định các mô hình gốc hoặc mở rộng mô hình về ý định khởi sự kinh doanh xoay quanh các lý thuyết nền tảng. Mặc dù có nhiều lý thuyết về ý định khởi sự kinh doanh, nhưng các nghiên cứu chủ yếu xoanh quanh ba lý thuyết nền tảng là Lý thuyết sự kiện khởi sự (EEM-Entrepreneurial Event Model) của Shapero và Sokol (1982); Lý thuyết ý tưởng khởi sự (EIM- entrepreneurial intention model) của Bird (1988) và Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior-TPB) của Ajzen (1991). Cho đến nay, đã có nhiều bằng chứng thực nghiệm ủng hộ khả năng áp dụng mô hình của Shapero và lý thuyết hành vi 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2