intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng" được nghiên cứu với mục tiêu: Hệ thống hóa và luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cho CGT sữa tươi; Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THỊ THANH HẢO NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9 34 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023 0
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Nga Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Xuân Luận Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: TS. Đào Lan Phương Trường Đại học Lâm nghiệp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam nói chung và tại khu vực Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh. Tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa và sản lượng sữa bình quân của khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) lần lượt là 7% và 9%/năm, đứng thứ 2 trong cả nước trong giai đoạn 2016-2020. Chuỗi giá trị (CGT) là mô hình tổ chức hoạt động phổ biến của ngành sữa ở Việt Nam và tại khu vực ĐBSH những năm qua. CNBS đóng vai trò quan trọng trong CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH nhưng gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư ảnh hưởng tới mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả hoạt động của hộ CNBS và toàn chuỗi. Quy mô nhỏ, năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng yêu cầu thu mua của nhà máy, giá bán thấp, rủi ro cao đã khiến nhiều hộ CNBS phải bỏ đàn. Hệ quả là ngành CNSB chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước. Khó khăn trong CNBS tại khu vực ĐBSH ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các cơ sở thu gom và doanh nghiệp SX, chế biến sữa trong khu vực. Cơ sở thu gom hoạt động kém hiệu quả, chi phí hoạt động cao do lượng sữa thu gom/hộ thấp, phân tán. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu đã khiến các doanh nghiệp SX, chế biến sữa không chủ động được số lượng, chất lượng và giá bán sản phẩm. Ngoài ra, các tác nhân trong CGT sữa tươi đều có nhu cầu lớn về tài chính để đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền SX và yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng sản phẩm và sự hoạt động bền vững của CGT. Liên kết giữa các tác nhân trong CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH chưa chặt chẽ, việc phân phối lợi ích – chi phí chưa hài hòa và các tác nhân trong CGT gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn SXKD. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tài chính cho các tác nhân thực hiện chức năng của mình trong CGT có thể đến từ tự tài trợ, tài chính trực tiếp giữa các tác nhân bên trong chuỗi và tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT. Tuy nhiên, thực hành về tài chính cho CGT sữa tươi ở Việt Nam và tại khu vực ĐBSH còn chưa phổ biến và tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt là đối với các hộ SX quy mô nhỏ. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao mà sản xuất (SX) trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu cho thấy thị trường sữa và ngành CNBS trong nước nói chung và tại khu vực ĐBSH nói riêng còn nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa tại khu vực ĐBSH phát triển thì cần có giải pháp mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính cho các tác nhân CGT sữa tươi nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho CGT này. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi ở Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSH nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực này là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của chuỗi, đem lại lợi ích cho các tác nhân CGT, phát triển kinh tế, tăng cường an sinh xã hội của khu vực. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực này trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (i) Hệ thống hóa và luận giải, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cho CGT sữa tươi; (ii) Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; (iv) Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH trong thời gian tới. 1
  4. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH. Đối tượng điều tra bao gồm: (1) Các tác nhân trong CGT sữa tươi: Hộ CNBS, cơ sở thu gom, cơ sở chế biến, cơ sở phân phối và; (2) Nhà cung ứng và các bên liên quan hỗ trợ CGT: Nhà nước và chính quyền địa phương; các nhà cung cấp dịch vụ (thú y, tài chính...). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH xuất phát từ người SX sữa tới người phân phối sữa (bán buôn, bán lẻ) theo quan điểm quản trị, bao gồm: (1) Tài chính của chính các tác nhân (gọi tắt là tự tài trợ); (2) Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT; (3) Tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT. Về sản phẩm của CGT sữa tươi: đề tài tập trung nghiên cứu dòng sản phẩm sữa từ sữa tươi nguyên liệu tới sữa tươi thanh trùng, tiệt trùng. Do CNBS là khâu có vai trò rất quan trọng trong CGT nhưng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tài chính từ tín dụng chính thức nên ngoài phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tài chính của nhóm tác nhân này, từ đó có cơ sở đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính cho hộ CNBS. 1.3.2.2. Phạm vi không gian Nghiên cứu được tiến hành tại thị xã Duy Tiên tỉnh Hà Nam và huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 1.3.2.3. Phạm vi thời gian - Thời gian phản ánh của số liệu thứ cấp: 2015-2020 - Thời gian điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: 12/2019 – 6/2021 và các đợt thu thập bổ sung trong các năm tiếp theo. - Thời gian giải pháp: 2023-2030 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về tài chính cho CGT sữa tươi. Đề xuất quan niệm, nội dung nghiên cứu và xây dựng khung phân tích về tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; Mỗi tác nhân trong CGT có thể hỗ trợ các tác nhân khác để đảm bảo CGT hoạt động thông suốt nên phát sinh các dòng tài chính giữa các tác nhân khác nhau trong CGT. Tài chính cho CGT sữa tươi bao gồm: Tài chính của từng tác nhân (tự tài trợ); Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT và; Tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT. - Về thực tiễn: Đúc rút 5 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH; Xác định 03 CGT sữa tươi tại khu vực nghiên cứu căn cứ vào tác nhân chủ chuỗi và đặc điểm sản phẩm chuỗi. Trừ cơ sở chế biến địa phương, phần lớn vốn đầu tư của các tác nhân trong CGT sữa tươi là tự tài trợ, phần còn lại là các khoản vay bên ngoài, đây là khó khăn đối với các hộ CNBS quy mô nhỏ. Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn lưu động với công cụ phổ biến là tín dụng đầu vào, tín dụng thương mại và hộ chăn nuôi là tác nhân được hưởng lợi ít hơn; Tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT chủ yếu là từ NHNN&PTNT, NHCSXH, theo hình thức cho vay trực tiếp, chưa dựa trên các mối liên kết từ chuỗi và bị hạn chế bởi yêu cầu về tài sản thế chấp và thủ tục phức tạp. Vốn vay từ ngân hàng có tác động tích cực tới kết quả hoạt động CNBS của hộ CNBS. Từ đó, các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH đã được đề xuất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu cung cấp các tài liệu mang tính học thuật về tổng quan tài chính cho CGT sữa tươi nói chung và tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH nói riêng với góc tiếp cận mới và toàn diện. Việc xác định các CGT sữa tươi tại khu vực là phù hợp với đặc điểm sản phẩm, tác nhân chuỗi và đặc trưng ngành; 03 nội dung tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH được 2
  5. xác định dựa trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong, ngoài nước và các phát hiện của nghiên cứu thực địa. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp các kết quả thực tiễn phục vụ cho các tác nhân trong CGT và các bên liên quan (Nhà nước, Bộ NN & PTNT, tổ chức tài chính…) trong việc quản trị, nâng cấp CGT nhằm tăng cường tài chính cho CGT sữa tươi tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, vận dụng linh hoạt, phù hợp cho khu vực CNBS khác ở Việt Nam nhằm phát triển ngành sữa theo hướng đảm bảo chất lượng, sản lượng, lợi ích của tác nhân CGT, người tiêu dùng và nền kinh tế. Ngoài ra, kết quả của luận án cũng là tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực quản trị, nông nghiệp và tài chính. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi 2.1.1.1. Chuỗi giá trị sữa tươi a. Khái niệm: Chuỗi giá trị sữa tươi là một tập hợp các tác nhân và các hoạt động để đưa sản phẩm sữa tươi từ nơi sản xuất tới nơi phân phối cuối cùng và tại mỗi khâu giá trị lại được thêm vào sản phẩm. b. Tác nhân và liên kết của chuỗi giá trị sữa tươi Tác nhân tham gia CGT sữa tươi bao gồm hộ CNBS, người thu gom, nhà máy chế biến, nhà phân phối, thực hiện các chức năng chăn nuôi (SX sữa), thu gom, chế biến và phân phối sữa tươi tới tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn có nhà cung ứng và các nhà hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cấp chuỗi như Nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tài chính (TCTC), dịch vụ thú y... Liên kết của CGT sữa tươi bao gồm liên kết ngang (giữa các tác nhân trong cùng một mắt xích chuỗi với nhau) và liên kết dọc (giữa các tác nhân theo dòng chảy của sản phẩm, hàng hóa), cùng hoạt động để hướng tới việc cung cấp sữa ra thị trường. c. Dòng chảy trong chuỗi giá trị sữa tươi Các dòng chảy cơ bản trong CGT bao gồm: dòng sản phẩm, dòng thông tin, dòng tiền. Dòng sản phẩm: là dòng chảy của nguyên liệu, sản phẩm, từ các nhà cung cấp đầu vào đến người tiêu dùng. Dòng thông tin trong chuỗi: có tính chất hai chiều, từ khách hàng tới nhà cung cấp và từ nhà cung cấp tới khách hàng. Dòng tiền: Dòng tiền được đưa vào chuỗi bởi người tiêu dùng. Thông thường dòng tiền có xu hướng vận động ngược chiều với dòng sản phẩm. d. Đặc điểm chuỗi giá trị sữa tươi Đòi hỏi vốn đầu tư lớn ở tất cả các khâu trong CGT sữa tươi. Các khâu đều cần chú trọng tới áp dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học để đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; Sản xuất sữa đóng vài trò rất quan trọng nhưng chủ yếu được thực hiện bởi nông hộ nên kết quả hoạt động của CGT phụ thuộc vào năng lực sản xuất của hộ CNBS; Tác nhân chế biến sữa thường có nhiều quyền quyết định trong CGT sữa tươi và ảnh hưởng tới hoạt động của các tác nhân khác; Các hoạt động hỗ trợ CGT sữa tươi thường tập trung vào khâu SX và chế biến sữa; Mức độ liên kết trong CGT sữa tươi rất cao. 2.1.1.2. Tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi a. Khái niệm: Tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi là các dòng tiền, sản phẩm, dịch vụ tài chính được bỏ ra và/hoặc đến và/hoặc giữa các tác nhân trong chuỗi, được tạo lập và sử dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra của các tác nhân và toàn CGT sữa tươi. Với cách tiếp cận này, nghiên cứu đề cập tới nguồn hình thành, mục đích sử dụng và kết quả sử dụng của tất cả các dòng tiền, sản phẩm, dịch vụ tài chính được vận dụng để vận hành CGT sữa tươi. Các dòng tiền, sản phẩm, dịch vụ tài chính này có thể: được chính các tác nhân CGT bỏ ra (tự tài trợ); và/hoặc giữa các tác nhân trong CGT trao đổi với nhau dựa trên liên kết chuỗi; và/hoặc tài chính được đưa từ bên ngoài vào chuỗi dưới hình thức cho vay, hỗ trợ tài chính. c. Vai trò của tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi Tài chính cho CGT sữa tươi sẽ góp phần: (1) Tăng cường tài chính toàn diện cho các tác 3
  6. nhân CGT; (2) Thúc đẩy CGT phát triển bền vững; (3) Phát triển thị trường mới, công cụ mới cho các TCTC. Thiếu tài chính sẽ gây ra khó khăn đối với tất cả các tác nhân trong chuỗi trong việc đảm bảo số lượng, chất lượng, mở rộng thị trường và có lợi nhuận. d. Tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi theo các mô hình chuỗi giá trị Mô hình CGT sữa tươi khác nhau sẽ có thành phần định hướng và lợi thế riêng biệt nên nội dung tài chính cho CGT sữa tươi sẽ được thực hiện linh hoạt theo các mô hình CGT sữa tươi. Mô hình định hướng người sản xuất (Producer - driven): Các hiệp hội SX/HTX cung cấp tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, yếu tố đầu vào, thị trường, bảo lãnh khoản vay cho nhà SX; Mô hình định hướng người mua (Buyer-driven): Thương nhân, nhà chế biến, nhà xuất khẩu và nhà bán lẻ xây dựng CGT, cung cấp tài chính dưới dạng tiền, yếu tố đầu vào, bảo lãnh khoản vay cho nhà SX. Mô hình người định hướng (Facilitator-driven): Các tổ chức phi chính phủ và Chính phủ tạo điều kiện cho các mối quan hệ giữa nhà SX và tổ chức tài chính, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và tài chính. Mô hình chuỗi giá trị tích hợp: kết nối nhà SX với các tác nhân khác trong chuỗi, không chỉ có người cung cấp dịch vụ tài chính mà còn thực hiện tích hợp nhiều thông qua quyền sở hữu và/hoặc hợp đồng chính thức. 2.1.2 Nội dung tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi 2.1.2.1. Tự tài trợ: Được hình thành từ tiền tiết kiệm, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động SXKD sữa tươi của các tác nhân; Thường sử dụng để đầu tư vào các tài sản cố định, chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động SXKD. Thông thường các khoản chi cho chăn nuôi, chế biến sữa có giá trị lớn nên hộ CNBS, nhà chế biến quy mô nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do hạn chế về năng lực tự tài trợ. Trong nghiên cứu này nội dung tự tài trợ được phản ánh qua (1) Nguồn hình thành tự tài trợ (Tự có; Kết quả hoạt SXKD); (2) Mục đích sử dụng (nội dung chi của tự tài trợ); và (3) Kết quả sử dụng vốn tự tài trợ. 2.1.2.2. Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi Được hình thành từ các hỗ trợ tài chính diễn ra giữa các tác nhân trong CGT, phần lớn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi (Miller & Jones, 2010; AfDB, 2013; Prasun & Marlowe., 2013; Birthal & cs., 2017; Gouri & Mahajan, 20017). Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân chủ yếu dưới dạng vật chất (TACN, phân bón, thiết bị) và/hoặc các khoản vay ngắn hạn nhằm mục đích đảm bảo sự lưu thông của dòng sản phẩm cả về chất lượng và số lượng. TD đầu vào TDTM TDTM TD TM Nhà cung Nhà sản Nhà thu Nhà chế Nhà ứng đầu xuất gom biến phân Cho vay Cho vay Cho vay vào phối Cho vay Ghi chú: : Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân : Dòng luân chuyển sản phẩm. Hình 2.1. Hoạt động tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Nguồn: AfDB (2013); Gouri & Mahajan (2017). Các công cụ tài chính trực tiếp chủ yếu giữa các tác nhân CGT sữa tươi bao gồm: Tín dụng (TD) đầu vào; Tín dụng thương mại (TDTM); Cho vay ngắn hạn từ người mua; và Tài chính từ doanh nghiệp dẫn dắt chuỗi. Hình thức tài chính này có thể diễn ra cùng chiều hoặc ngược chiều với dòng sản phẩm của CGT và khắc phục được rào cản về tài sản thế chấp cho các tác nhân, đặc biệt là nhà SX nhỏ, khi tiếp cận tài chính từ ngân hàng (Mani & cs., 2017) nhưng chi phí thường gộp trong giá sản phẩm, 4
  7. rất ít đầu tư tài chính dài hạn, ít tác động tới việc xây dựng, cải thiện các kỹ năng quản lý kinh doanh ở các tác nhân Campion (2006), KIT & IIRR (2010), AfDB (2013). Nghiên cứu này có cùng quan điểm tiếp cận về tài chính trực tiếp giữa các tác nhân với các nghiên cứu của KIT & IIRR (2010), Prasun & Marlowe.(2013), Birthal & cs.(2017) nên sẽ tập trung phản ánh việc hình thành, sử dụng đối với các công cụ tài chính trực tiếp và kết quả của tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT sữa tươi khu vực ĐBSH. 2.1.2.3. Tài chính gián tiếp từ ngoài chuỗi giá trị sữa tươi Nhu cầu về vốn của các tác nhân trong chuỗi được đáp ứng bởi các nhà hỗ trợ chuỗi như Nhà nước, chính quyền địa phương, các TCTC và người cho vay phi chính thức. Các hỗ trợ tài chính của Nhà nước, chính quyền địa phương thường được thực hiện dưới hình thức hiện vật và/hoặc tiền, nhằm mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho nhóm tác nhân nhất định, thúc đẩy chuỗi phát triển. Các khoản vay từ TCTC và người cho vay phi chính thức được thực hiện: (1) dựa trên liên kết giữa các tác nhân trong CGT (KIT & IIRR, 2010, Gouri & Mahajan, 2017) và (2); dựa trên mối quan hệ trực tiếp giữa người cho vay với từng tác nhân của CGT (AfDB, 2013). Các công cụ tài chính gián tiếp bên ngoài CGT chủ yếu bao gồm: Khoản vay có kỳ hạn; Thẻ tín dụng hộ SX; Bảo hiểm; Hỗ trợ thanh khoản của Chính phủ. Tài chính gián tiếp bên ngoài CGT được vận dụng sẽ đem lại lợi ích cho các tác nhân và TCTC nhưng chi phí giao dịch tài chính cao, thiếu thông tin, thiếu linh hoạt đang là những rào cản của hình thức này. Nhà cung cấp Nhà sản xuất Thương nhân/ Nhà xuất khẩu người bàn lẻ Tài chính Tài chính Thanh toán Tổ chức tài chính vi mô (Bảo lãnh) Ngân hàng HTX tiết kiệm và TD Ghi chú: : Cơ chế tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT : Dòng luân chuyển sản phẩm. Hình 2.2. Mô hình tài chính gián tiếp từ ngoài chuỗi dựa trên liên kết của các tác nhân Nguồn: Gouri & Mahajan (2017) Trong nghiên cứu này, tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT là các dòng tài chính từ bên ngoài được đưa vào chuỗi, bao gồm: (1) Hỗ trợ tài chính của Nhà nước, chính quyền địa phương và, (2) Vốn vay của các tác nhân CGT từ tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Sự kết hợp tự tài trợ, tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT và tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT sẽ đáp ứng đầy đủ về tài chính cho các tác nhân CGT, thúc đẩy sự phát triển của CGT và đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. 2.1.3. Yếu tố ảnh hưởng tới tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi Bao gồm: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Chính sách của Nhà nước và các địa phương; (3) Đặc điểm thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn và sự gắn kết về chuyên môn của TCTC với CGT; (4) Cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật; (5) Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; (6) Liên kết của các tác nhân trong CGT; (7) Đặc điểm tổ chức SXKD của các tác nhân CGT sữa tươi. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI 2.2.1. Kinh nghiệm về tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp Chú trọng vào bảo hiểm nông nghiệp: thực hiện đối với các loại cây lương thực, cây trồng thương mại giá trị cao, chăn nuôi cho các hộ nông dân nhỏ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và được quản lý bởi Nhà nước. Bắt buộc người đi vay phải có thỏa thuận sản xuất, kỹ 5
  8. thuật và marketing với doanh nghiệp thu mua; Bắt buộc khách hàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp để giảm rủi ro vỡ nợ; Cho vay qua kênh dẫn vốn như các HTX, ngân hàng nông nghiệp để giảm chi phí hoạt động; Tăng cường huy động tiền gửi từ các đơn vị Nhà nước và người gửi tiền quy mô nhỏ để có sức mạnh tài chính tốt. Tăng cường công nghệ và đổi mới tài chính cho chuỗi giá trị nông nghiệp được vận dụng tại Ấn Độ đã góp phần quản lý rủi ro và dỡ bỏ rào cản tiếp cận tài chính của các tác nhân trong CGT nông nghiệp ở nước này. 2.2.2. Kinh nghiệm về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi của một số vùng trên thế giới Tại nhiều quốc gia đang phát triển, nông nghiệp nói chung và CNBS nói riêng là lĩnh vực chưa nhận được sự quan tâm của các TCTC dù đóng vai trò quan trọng và có xu hướng ngày càng phát triển (KIT&IIRR, 2010, Birthal & Negi, 2012; Birthal & cs., 2017). Các hộ CNBS quy mô nhỏ ở Ấn Độ, Bolivia gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận thị trường và tài chính bởi mức độ tín nhiệm thấp và chi phí giao dịch cao. Vì vậy, tài chính cho CGT sữa tươi đã được quan tâm và vận dụng linh hoạt ở hai quốc gia này nhằm tăng cường tài chính cho hộ CNBS và các tác nhân trong CGT. Một số kinh nghiệm được thực hiện như đẩy mạnh vai trò của SX tập thể; Sử dụng thẻ tín dụng; Cho vay ưu đãi với hộ CNBS; Thực hiện các Quỹ phát triển cơ sở hạ tầng và chế biến sữa; Kết hợp tài chính với kỹ thuật để giảm rủi ro; Có sự tham gia của nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để kết nối các tác nhân CGT với nhau, kết nối tác nhân CGT với TCTC. 2.2.3. Kinh nghiệm tài chính cho chuỗi giá trị sữa ở Việt Nam Theo báo cáo của Cục chăn nuôi (2019), ở Việt Nam gần 100% hộ, cơ sở chăn nuôi tham gia liên kết từ SX, thu mua, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi bò sữa là lĩnh vực có tính rủi ro cao, tập trung chủ yếu ở khâu sản xuất và ảnh hưởng lớn tới kết quả chăn nuôi của hộ. Vì vậy, bảo hiểm cho CNBS được cho là công cụ chia sẻ rủi ro đối với hộ CNBS đã được thực hiện tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Nguyễn Mậu Dũng & Lê Kim Oanh. 2016). Thành công của mô hình này xuất phát từ việc xác định loại bảo hiểm, đối tượng tham gia phù hợp, cơ cấu tổ chức theo mô hình tự quản và hình thức bồi thường linh hoạt. Tuy nhiên, doanh thu của quỹ bảo hiểm vật nuôi chưa đủ để bù đắp tiền bồi thường rủi ro về vật nuôi và việc xác định nguyên nhân xảy ra rủi ro chưa thực sự thuyết phục. Đây cũng là 2 hạn chế dẫn tới khó khăn trong việc triển khai mô hình BHNN trên diện rộng tại Việt Nam. 2.2.3. Một số bài học rút ra về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm về tài chính CGT sữa tươi của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, một số bài học sau được rút ra về tài chính cho CGT sữa tươi khu vực ĐBSH, bao gồm: (1) Vai trò của Chính phủ & chính quyền địa phương rất quan trọng; (2) Đẩy mạnh mô hình kinh tế tập thể dưới hình thức các tổ, nhóm SX, HTX, hiệp hội nhà sản xuất CNBS; (3) Kết hợp tài chính, kỹ thuật, công nghệ giữa các tác nhân CGT, giữa nhà thúc đẩy chuỗi với tác nhân chuỗi; (4) Đổi mới hình thức tài sản thế chấp bằng chính các công cụ liên kết trong CGT; (5) Huy động các khoản vay, cho thuê tài chính từ bên trong CGT khi không tiếp cận được tài chính bên ngoài. 2.3. KHOẢNG TRỒNG TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về tài chính cho CGT sữa tươi đã được thực hiện trên thế giới nhưng chưa được thực hiện ở Việt Nam. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về CGT sữa tươi trong nước đã được thực hiện nhưng chủ yếu tập trung vào việc lập bản đồ chuỗi, phân tích thực trạng hoạt động, đề xuất giải pháp nâng cấp CGT. Nhiều nghiên cứu cho thấy hộ CNBS và các tác nhân CGT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về tài chính và đề cập tới việc cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn này. Một số nghiên cứu về tín dụng cho CGT đã được thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện đối với sữa tươi. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu sâu, đầy đủ nào về tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi ở Việt Nam, đặc biệt là đối với CGT sữa tươi ở khu vực ĐBSH. Vì vậy, nghiên cứu về tài chính cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH cần được tiến hành nghiên cứu để khỏa lấp khoảng trống này. 6
  9. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Khu vực đồng bằng Sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đây cũng là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, trong đó có sữa tươi là rất lớn. Giai đoạn 2016-2020 khu vực này có đóng góp rất quan trọng về quy mô CNBS và sản lượng sữa của cả nước. Tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa bình quân đạt xấp xỉ 7%/năm và tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng sữa đạt hơn 9%/năm, đứng thứ 2 cả nước. Chăn nuôi, chế biến sữa có những đóng góp lớn vào kinh tế, xã hội của khu vực nhưng các tác nhân CGT sữa tươi, đặc biệt là hộ CNBS còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về tài chính. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận: Tiếp cận theo chuỗi giá trị; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận có sự tham gia 3.2.2. Khung phân tích Khung phân tích tài chính cho CGT sữa tươi được thể hiện tại Hình 3.1, tập trung làm rõ các vấn đề về tạo lập, sử dụng và đánh giá kết quả của tài chính cho CGT theo các nội dung: (1) Tự tài trợ; (2) Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi; (3) Tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi. 3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu 3.2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn: (1) thành phố Hà Nội đại diện cho các tỉnh có quy mô lớn trong vùng (chiếm 40,53% đàn bò sữa khu vực), lịch sử CNBS lâu đời nhưng tốc độ tăng trưởng chậm (xấp xỉ 0,1% trong giai đoạn 2016-2020), quy mô chăn nuôi nhỏ (trung bình 5,9 con/hộ), năng suất sữa thấp, chất lượng không đồng đều, thiếu hấp dẫn nhà máy sữa; (2) Tỉnh Hà Nam, đại diện cho các tỉnh có quy mô nhỏ trong khu vực (chiếm 11,21% đàn bò sữa của khu vực) nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh (đạt 17,33% trong giai đoạn 2016-2020) với quy mô chăn nuôi bình quân là 21 con/hộ. 3.2.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp quả cầu tuyết (Snowball sampling hay còn gọi là phương pháp phát triển mầm do chuỗi sữa tươi bao gồm các tác nhân có mối liên kết khá chặt chẽ với nhau. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, NSM là tác nhân dẫn dắt chuỗi, đóng vai trò quan trọng trong tài chính cho CGT sữa tươi, do đó, tác nhân chế biến trên địa bàn nghiên cứu (NMS, cơ sở chế biến địa phương) được chọn đầu tiên. Ngược về phía đầu chuỗi, tác nhân chế biến sẽ giới thiệu các tác nhân thu gom là người cung cấp sữa cho tác nhân chế biến. Tác nhân thu gom sẽ giới thiệu những tác nhân cung cấp sữa tươi cho họ, đó là các hộ CNBS. Nghiên cứu sẽ điều tra các hộ chăn nuôi cho đến khi nào không tìm ra điểm khác biệt, điểm mới từ hộ chăn nuôi so với các hộ chăn nuôi trước đó thì dừng lại. Cũng theo phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết, nghiên cứu phát hiện có 11 nhà cung ứng trên địa bàn nghiên cứu cung cấp tài chính cho các hộ CNBS nên cũng thu thập thông tin từ các nhà cung ứng này. Tương tự như thế, xuôi về phía cuối chuỗi, tác nhân chế biến sẽ giới thiệu tác nhân phân phối sữa tươi. Nghiên cứu sẽ điều tra tác nhân phân phối cho đến khi nào không tìm ra điểm khác biệt, điểm mới so với nhà phân phối trước đó thì dừng lại. Kết quả, tổng cộng 218 mẫu là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sữa tươi được chọn để thu thập thông tin, bao gồm 5 nhà máy sữa, 8 cơ sở thu gom, 184 cơ sở chăn nuôi, 10 cơ sở phân phối, và 11 nhà cung ứng. Bên cạnh đó, đại diện của các bên liên quan hỗ trợ chuỗi, có tác động hoặc liên quan tới tài chính cho chuỗi cũng được chọn, bao gồm 21 người là cán bộ của chính quyền địa phương các cấp, cán bộ ngân hàng, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh. 7
  10. TẠO LẬP TÀI CHÍNH SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ (Nguồn tài chính) TÀI CHÍNH KẾT QUẢ Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi Yếu tố Tín dụng thương mại Cho vay Giải ảnh Nhà cung Tín dụng Tín dụng Tín dụng Tín dụng Cơ sở phân phối Hộ chăn nuôi Cơ sở thu gom Cơ sở chế biến pháp hưởng ứng thương mại thương mại thương mại đầu vào Tự tài trợ Tự tài trợ Tự tài trợ Tự tài trợ thúc tới tài đẩy tài chính chính cho cho chuỗi Hỗ trợ tài chuỗi giá trị Cho vay Cho vay Cho vay giá trị chính sữa Tín dụng bán Chính phủ, chính quyền sữa tươi Tín dụng Tín dụng chính thức địa phương, Tổ chức tươi phi chính phủ chính thức phi chính thức Tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị Hình 3.1. Khung phân tích tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng Nguồn: Tác giả (2021) 8 8
  11. 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Bên cạnh các thông tin thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê và các cấp chính quyền địa phương, các nghiên cứu trong, ngoài nước về và tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua: (i) phỏng vấn cán bộ chủ chốt; (ii) Điều tra bằng bảng hỏi tiêu chuẩn các tác nhân CGT; (iii) Thảo luận nhóm; (iv) Phỏng vấn sâu; (v) Quan sát địa bàn; (vi) Phương pháp tính điểm trung bình. 3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin Phương pháp phân tổ thống kê, tính tỷ lệ được dựa trên việc tập hợp và hệ thống hóa thông tin theo từng vấn đề; Rà soát, kiểm tra độ chính xác của các thông tin, lựa chọn thông tin từ các nguồn tin cậy, phù hợp với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS/STATA. 3.2.5. Phương pháp phân tích 3.2.5.1. Thống kê mô tả Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất, phương sai, độ lệch chuẩn để mô tả thực trạng chăn nuôi bò sữa, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sữa tươi, thực trạng tài chính cho chuỗi giá trị sản phẩm sữa tươi. 3.2.5.2 Phương pháp so sánh Sử dụng chỉ tiêu như tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để đánh giá hiện trạng của các tác nhân tham gia vào hoạt động chuỗi giá trị sữa tươi, so sánh lợi ích, chi phí của các tác nhân tham gia chuỗi; so sánh thực trạng tiếp cận tài chính, tín dụng của các nhóm hộ CNBS và của từng nhóm tác nhân trong CGT sữa tươi. Một số tiêu thức phân loại hộ CNBS sử dụng trong nghiên cứu: Theo quy mô chăn nuôi; Theo khả năng tiếp cận tài chính; Theo chuỗi giá trị (theo khách hàng) 3.2.5.4. Phân tích tài chính Phương pháp này được sử dụng để: (1) Xác định và phân tích các dòng tiền thu, chi và kết quả hoạt động SXKD (năng suất, giá bán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận) của từng tác nhân trong CGT; (2) Tính toán, phân tích các tỷ số, hệ số tài chính để phản ánh kết quả tài chính cho CGT sữa tươi ở từng khâu như: hệ số tự tài trợ (tỷ lệ tự tài trợ trên tổng vốn đầu tư); hệ số nợ (tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư); tỷ suất sinh lời; tỷ lệ doanh thu chi phí, tỷ lệ vốn vay trên nhu cầu vay...nhằm làm rõ thực trạng tài chính cho CGT sữa tươi; (3) Xác định tỷ lệ phân phối chi phí và lợi ích giữa các tác nhân trong CGT thông qua việc xác định tỷ lệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng tác nhân trong tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của toàn chuỗi nhằm làm rõ mức độ đóng góp và hưởng lợi của các tác nhân khi tham gia CGT. 3.2.5.5. Phương pháp phân tích hồi quy a. Mô hình hồi quy 2 bước của Heckman, trong đó bước 1 sử dụng mô hình Probit nhị phân, bước 2 sử dụng mô hình Tobit được sử dụng để đánh giá yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng của hộ CNBS. Bước 1: Sử dụng mô hình Probit nhị phân có dạng: Y = α + β Xi + ui (1) Trong đó: Y = 1: nếu hộ CNBS vay được vốn; Y = 0: nếu hộ CNBS không vay vốn; Bước 2: Sử dụng mô hình Tobit: Yi = α + β Xi + ui Trong đó: Yi = Y : nếu hộ CNBS vay được vốn và lượng vốn vay là Y*; Yi = 0: nếu hộ CNBS * không vay được vốn, hay lượng vốn vay của hộ nhận giá trị bằng 0; Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng (xác suất) tiếp cận được với vốn vay của các hộ; α là hệ số chặn của mô hình; β là các hệ số hồi quy; ui là sai số của mô hình. Biến phụ thuộc của mô hình này là: Khả năng tiếp cận tín dụng (có giá trị 1 nếu hộ vay vốn; giá trị 0 nếu hộ không vay vốn) và lượng vốn vay. Biến độc lập là các biến đại diện cho: tuổi, giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô đàn bò sữa, khách hàng, tài sản thế chấp, tham gia tổ chức đoàn thể, hội địa phương (HPN, HND), thủ tục vay vốn, địa điểm chăn nuôi (trong, ngoài khu dân cư), kỹ thuật 9
  12. b. Mô hình hồi quy bội được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới GTGT của hộ CNBS. Mô hình có dạng như sau VA = b0 + b1*X1i + b2 + b3*X3i + b4*X4i +… +ui (5) Trong đó: b0: là hệ số chặn; bj (j = 1, 2, 3,…, n) là các hệ số hồi quy riêng, nó cho biết sự thay đổi của VA khi X1 thay đổi một đơn vị còn các Xh (Xh ≠ j) bằng 0; ui : là các nhiễu ngẫu nhiên; Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy bội là Giá trị gia tăng của hộ CNBS Biến độc lập là các biến thể hiện: Trình độ của chủ hộ, quy mô đàn bò sữa, lượng vốn vay, kinh nghiệm chăn nuôi, số lượng lao động nông nghiệp của hộ, kỹ thuật, thành viên HTX CNBS, khách hàng. 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích (i) Các chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động, thực trạng sử dụng và đánh giá kết quả sử dụng theo các nội dung tài chính cho CGT sữa tươi: Tự tài trợ của từng tác nhân; Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi; (Tài chính gián tiếp từ bên ngoài CGT; (ii) Chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính cho CGT sữa tươi; (iii) Các chỉ tiêu nghiên cứu khác PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4. 1. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.1.1. Khái quát về chuỗi giá trị sữa tươi khu vực đồng bằng sông Hồng CGT sữa tươi khu vực ĐBSH bao gồm các chức năng: SX sữa; bảo quản; chế biến và phân phối; Các chức năng này được thực hiện bởi các tác nhân: Hộ chăn nuôi; Cơ sở thu gom; Cơ sở chế biến và cơ sở phân phối. Ngoài ra còn có nhà cung ứng các bên liên quan hỗ trợ chuỗi như cơ quan quản lý các cấp và các tổ chức cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tín dụng… Mô hình vận hành của các CGT sữa tươi khu vực ĐBSH được mô tả tại hình 4.1 Chức Sản xuất năng Thu gom Chế biến Phân phối Tác nhân CGT 1 Nhà cung Hộ chăn Cơ sở thu Nhà máy Cơ sở ứng nuôi gom NMS sữa phân phối CGT 2 Cơ sở [[ Nhà cung Hộ chăn HTX CB Cơ sở sữa ứng nuôi phân phối TGĐL Cửa hàng sữa, bánh CGT 3 Cơ sở Nhà cung Hộ chăn nuôi bò sữa - chế biến phân phối ứng Ghi chú: : Dòng lưu chuyển của hàng hóa : Dòng tiền khi thanh toán Hình 4.1. Các chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực ĐBSH Nguồn: Tác giả mô phỏng (2021) Trên địa bàn nghiên cứu có 3 CGT sữa tươi sau: Chuỗi giá trị sữa tươi 1 (CGT1): Mỗi tác nhân thực hiện một chức năng riêng biệt, hạch toán kinh tế độc lập, trong đó 02 NMS (Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Công ty FrieslandCampina) đóng vai trò chủ chuỗi, thiết lập các quy định, kiểm soát hoạt động toàn 10
  13. chuỗi: lựa chọn hộ CNBS, quyết định địa điểm và lựa chọn cơ sở thu gom, tổ chức kênh phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Có 144/184 hộ CNBS tham gia CGT sữa tươi này. Có 90,24% tổng sản lượng sữa trên địa bàn nghiên cứu được thu gom bởi các trạm thu gom của NMS và 99,17% sản lượng này đạt tiêu chuẩn thu mua của NMS. Có 91,22% sản phẩm sữa tươi của các NMS tiêu thụ qua các tác nhân phân phối; và 8,78% sản phẩm sữa tươi còn lại được tiêu thụ qua kênh trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể và chương trình sữa học đường. Chuỗi giá trị sữa tươi 2 (CGT2): Mỗi tác nhân cũng thực hiện một chức năng riêng biệt nhưng cơ sở thu gom độc lập (TGĐL) đóng vai trò chủ chuỗi. Trong nghiên cứu này, cơ sở TGĐL được hiểu là các cơ sở trực tiếp mua sữa tươi của hộ CNBS, sau đó bán lại sữa tươi cho các đối tượng khách hàng của họ. Các cơ sở TGĐL có quyền quyết định trong việc mua sữa tươi, xác định thời gian thanh toán với hộ CNBS và lựa chọn khách hàng. Có 39/144 hộ CNBS (chiếm 21,2% hộ CNBS) bán sữa cho cơ sở TGĐL với 6,47% tổng sản lượng sữa tươi trên địa bàn nghiên cứu. Khoảng 20% sữa tươi của cơ sở TGĐL được bán cho HTX chế biến sữa và 80% còn lại được bán cho cửa hàng sữa, bánh sữa. Sữa tươi của HTX chế biến sữa được phân phối tới người tiêu dùng qua các siêu thị, đại lý trong khu vực (80%), còn lại bán cho bệnh viện, trường học. Chuỗi giá trị sữa tươi 3 (CGT3): Trong mô hình này các chức năng sản xuất, thu gom, chế biến được thực hiện bởi hộ CNBS kiêm cơ sở chế biến sữa. Tác nhân này đóng vai trò chủ chuỗi, có quyền quyết định phương thức chăn nuôi, chế biến, lựa chọn yếu tố đầu vào và lựa chọn cơ sở phân phối sản phẩm. Tại thời điểm nghiên cứu, CGT này đang được vận hành tại 02 cơ sở CNBS – chế biến ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là: Công ty cổ phần sữa Mộc Bắc và Trang trại Mục Đồng, trong đó Công ty cổ phần sữa Mộc Bắc chỉ đưa vào chế biến 11% sản lượng sữa tươi của đàn bò; 89% sản lượng sữa tươi còn lại bán cho NMS trong CGT1. Mô hình này góp phần tiêu thụ 2,74% tổng sản lượng sữa tươi trên địa bàn nghiên cứu. Sản phẩm sữa tươi của các cơ sở chế biến này được tiêu thụ qua chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, cửa hàng bán lẻ và bán tại trang trại. 4.1.2. Đặc điểm các tác nhân & các bên liên quan trong chuỗi giá trị sữa tươi khu vực đồng bằng sông Hồng 4.1.2.1. Hộ chăn nuôi bò sữa Đặc điểm chủ hộ CNBS: Nam giới chiếm 88,59%; Hầu hết chủ hộ có trình độ phổ thông và có độ tuổi bình quân là 50 tuổi, thời gian chăn nuôi bình quân là 14,4 năm; Tỷ lệ tham gia vào các tổ chức đoàn, hội là 96,74% hộ CNBS; Tỷ lệ hộ CNBS là thành viên HTX CNBS còn thấp, chỉ chiếm 9,24% số hộ CNBS trong nghiên cứu và đều là hộ CNBS trong CGT1. * Quy mô chăn nuôi: Quy mô đàn bò bình quân của cơ sở CNBS trên địa bàn nghiên cứu là 15,68 con/hộ, trong đó 61,23% bò sữa đang khai thác. Quy mô đàn bò có sự khác biệt lớn giữa các hộ CNBS trong các CGT. Phân loại theo quy mô: có 55,98% hộ chăn nuôi ở quy mô nông hộ; 44,02% đạt quy mô trang trại với số lượng bò/đàn từ 10 con trở lên (trang trại nhỏ chiếm 28,26%) và trang trại trung bình chiếm 15,76%, chưa có trang trại lớn). * Địa điểm chăn nuôi: Tỷ lệ đàn bò chăn nuôi trong khu vực dân cư là 61,92% và 38,06% chăn nuôi ngoài dân cư (70% trong số đó được chăn nuôi tại khu quy hoạch CNBS của địa phương). 4.1.2.2. Tác nhân thu gom Trong CGT1, cơ sở thu gom sẽ do NMS thiết lập và vận hành theo yêu cầu, tiêu chuẩn của NMS. Các cơ sở thu gom này đóng vai trò trung gian giữa hộ CNBS và NMS. Trong CGT2, cơ sở thu gom hoạt động độc lập, trực tiếp mua sữa của hộ CNBS rồi bán ra thị trường (gọi là cơ sở TGĐL). Trong CGT3, chức năng thu gom được thực hiện bởi chính hộ CNBS kiêm cơ sở chế biến địa phương. 4.1.2.3. Cơ sở chế biến sữa Cơ sở chế biến trong CGT1 là các NMS của 02 công ty sữa có lịch sử hoạt động lâu đời và chiếm phần lớn thị phần trên thị trường sữa Việt Nam đó là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty FrieslandCampina (Cô gái Hà Lan, CGHL). Cơ sở chế biến trong CGT2 (HTX chế biến sữa bò Phù Đổng) và CGT3 (Công ty cổ phần Mộc Bắc, Trang trại sữa Mục 11
  14. Đồng) là các cơ sở chế biến địa phương, phát triển theo hướng phát huy nội lực nguồn sữa tươi nguyên liệu của địa phương và gia tăng giá trị sản phẩm. 4.1.2.4. Tác nhân phân phối Sữa tươi Vinamilk và sữa tươi CGHL chủ yếu được vận chuyển từ nhà phân phối tới siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tới tay người tiêu dùng. Sữa tươi của các cơ sở chế biến còn lại được phân phối trực tiếp từ nhà SX tới siêu thị, cửa hàng bán lẻ. 4.1.2.5. Nhà cung ứng và các bên liên quan hỗ trợ chuỗi giá trị sữa tươi Nhà cung ứng đầu vào bao gồm hộ gia đình, HTX, cơ sở TGĐL, doanh nghiệp… cung cấp đầu vào cho CNBS là giống, thức ăn chăn nuôi (TACN), thuốc thú y, vitamin, thiết bị chăn nuôi… Các bên liên quan đóng vai trò hỗ trợ CGT sữa tươi khu vực ĐBSH bao gồm: (1) Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát triển CGT sữa tươi trong khu vực thông qua khung chính sách của nhà nước và khung chính sách của địa phương; (2) Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ như: ngân hàng & các tổ chức tín dụng (cung cấp dịch vụ tài chính); Trung tâm Thú y huyện, thị xã (cung cấp dịch vụ thú y); Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, thị xã; Dự án/đề tài (tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn). 4.2. TÀI CHÍNH CHO CHUỖI GIÁ TRỊ SỮA TƯƠI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.2.1. Tự tài trợ 4.2.1.1. Nguồn hình thành Được hình thành từ tiền tiết kiệm, doanh thu, lợi nhuận hoạt động SXKD sữa tươi của các tác nhân. 4.2.1.2. Sử dụng tự tài trợ Tùy thuộc vào từng tác nhân nhưng tập trung chủ yếu vào 2 nội dung: Đầu tư tài sản phục vụ hoạt động SXKD và chi thường xuyên cho hoạt động SXKD. a. Hộ chăn nuôi bò sữa (*) Tự tài trợ trong đầu tư tài sản: Bình quân, mỗi hộ CNBS trên địa bàn nghiên cứu phải đầu tư 818,6 triệu đồng, trong đó gần 71% đầu tư vào đàn bò; 21,16% đầu tư vào chuồng trại, phần còn lại là máy móc, thiết bị và tài sản khác. Tỷ lệ tự tài trợ bình quân của các hộ CNBS là 73,49%. Xét theo CGT sữa tươi, tỷ lệ tự tài trợ trong vốn đầu tư của hộ CNBS trong CGT2 là lớn nhất với 93,82%. Tỷ lệ tự tài trợ trong vốn đầu tư cho chăn nuôi của các hộ CNBS trong CGT1 và CGT3 lần lượt là 73,37% và 39,59%. Hộ CNBS trong CGT2 có quy mô vốn đầu tư bằng 20% vốn đầu tư BQ của các hộ CNBS và đây cũng là nhóm hộ có tỷ lệ vốn đầu tư vào chuồng trại thấp nhất trong 3 CGT. (*) Tự tài trợ tài sản cố định: Có 38,59% cơ sở CNBS mở rộng quy mô chăn nuôi từ chính đàn bò sữa của mình. Số lượng bò mua bổ sung từ bên ngoài bình quân chỉ chiếm 17,91% quy mô đàn bò sữa hiện tại và 58,24% số bò sữa đang được chăn nuôi là do các hộ “gột” từ bê cái khi bò sữa sinh sản. (*) Tự tài trợ trong chi phí CNBS thường xuyên hàng năm của hộ: Chi phí bằng tiền cho CNBS hàng năm/hộ bình quân là 421,41 triệu đồng, trong đó tỷ lệ tự tài trợ của hộ chiếm 56,31%. Hộ CNBS trong CGT3 có tỷ lệ tự tài trợ các khoản chi phí bằng tiền cho CNBS là lớn nhất với gần 70% trong khi tỷ lệ này của nhóm hộ trong CGT1 chỉ xấp xỉ 55%. b. Tác nhân thu gom (*) Tự tài trợ vốn đầu tư hình thành tài sản: Tỷ lệ tự tài trợ bình quân của các cơ sở thu gom BQ là 78,72%. Đối với các cơ sở không vay vốn, 100% vốn đầu tư hình thành tài sản là do cơ sở tự tài trợ. Tỷ lệ tự tài trợ tài sản của các cơ sở đi vay là 52,38%. (*) Tự tài trợ chi phí hoạt động thu gom: Với mỗi kg sữa tươi thu gom, cơ sở TGĐL chỉ phải tự tài trợ cho 5,95% chi phí. Tỷ lệ tự tài trợ trong chi phí/kg sữa của cơ sở thu gom cho NMS là 59,17% c. Cơ sở chế biến (*) Tài trợ trong vốn đầu tư tài sản: Đối với các cơ sở chế biến địa phương: Tỷ lệ tự tài trợ bình quân là 41,18%. Trong đó cơ sở chế biến trong CGT2 là HTX tự tài trợ gần 67% vốn đầu tư hình thành tài sản do gặp nhiều khó khăn trong vay vốn từ ngân hàng. Cơ sở chế biến trong CGT3 có 12
  15. nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận vốn vay do chính sách của địa phương nên tỷ lệ vốn tự tài trợ chỉ chiếm 19,08% vốn đầu tư vào TSCĐ. (*) Tự tài trợ trong chi phí chế biến: Trong mỗi kg sữa chế biến, các NMS trong CGT1 tự tài trợ 30,94% chi phí trung gian và 36,31% tổng chi phí chế biến sữa tươi. Tỷ lệ tự tài trợ trong chi phí trung gian và tổng chi phí chế biến sữa của HTX chế biến sữa cao hơn các NMS. d. Cơ sở phân phối (*) Tự tài trợ trong vốn đầu tư: bình quân mỗi tác nhân phân phối tự tài trợ hơn 76% vốn đầu tư vào tài sản thực hiện hoạt động SXKD. (*) Tự tài trợ trong chi phí hoạt động phân phối: Tỷ lệ tự tài trợ của các tác nhân phân phối trong chi phí trung gian tính cho 1 lít sữa tươi là rất thấp, chỉ từ 0,5% - 2% tùy từng CGT sữa tươi. Tự tài trợ tính trong tổng chi phí phân phối/lít sữa BQ là từ 5,27% -10,22% tùy từng CGT sữa tươi. 4.2.1.3. Đánh giá kết quả sử dụng tự tài trợ Nghiên cứu thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động SXKD và hiệu suất sử dụng tự tài trợ để phản ánh kết quả sử dụng tự tài trợ của các tác nhân trong CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH. a. Hộ chăn nuôi bò sữa Với sản lượng sữa BQ hơn 51,6 tấn/hộ đã đem lại doanh thu từ bán sữa là 746,18 triệu/hộ/năm và thu nhập hỗn hợp từ sữa BQ là 267,83 triệu/hộ/năm. Tính cả các khoản thu ngoài sữa thì hoạt động CNBS hàng năm đã đem lại thu nhập hỗn hợp hơn 309,29 triệu//hộ/năm. Thu nhập hỗn hợp BQ của các hộ CNBS trong các CGT khác nhau nhưng đều cho thấy khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy của nông hộ. Tuy nhiên, khi xem xét tới chi phí lao động gia đình trong tổng chi phí thì các hộ CNBS trong CGT2 và các hộ có quy mô chăn nuôi từ 10 con bò trở xuống ghi nhận mức lợi nhuận từ sữa lần lượt là âm 33,72 triệu/hộ và âm 4,6 triệu/hộ. Bình quân, cứ mỗi đồng chi phí bằng tiền hộ chăn nuôi bỏ ra sẽ đem về được 3,14 đồng doanh thu và 1,71 đồng GTGT. Các hộ CNBS trong CGT1 có hiệu suất sử dụng chi phí bằng tiền tự tài trợ đạt mức cao nhất tính trên các chỉ tiêu GO, VA và thu nhập hỗn hợp. Tỷ lệ chi phí bằng tiền do hộ CNBS trong CGT2 tự tài trợ là lớn nhất trong 3 CGT nhưng các chỉ tiêu thể hiện hiệu suất tự tài trợ của nhóm hộ này lại thấp hơn các hộ trong CGT3. b. Cơ sở thu gom Nhìn chung, cơ sở thu gom trong các CGT sữa tươi đều đạt mức doanh thu đảm bảo chi trả được tất cả các khoản chi phí phát sinh và có lợi nhuận. Cơ sở thu gom trong CGT1 đã tạo ra GTGT từ 383,16-422,18 đồng/kg sữa tươi qua đó thu lợi nhuận từ 206,88-245,89đ/kg sữa tươi thu gom. Với mỗi kg sữa tươi bán được, cơ sở TGĐL thu được từ 2.087,72 VNĐ – 2196,02 VNĐ GTGT và đạt mức lợi nhuận từ 1.687,84 VNĐ-1796,14VNĐ/kg sữa. Trong CGT1, 1 đồng chi phí bằng tiền tự tài trợ sẽ đem về cho cơ sở thu gom 2,57 đồng GO và 1,24 đồng VA. Tỷ lệ sử dụng tự tài trợ tài sản cho thấy cơ sở thu gom bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư tài sản sẽ thu về được 1,9-22,42 đồng GO, tùy CGT sữa tươi. Tỷ suất lợi nhuận tự tài trợ tài sản của cơ sở thu gom trong CGT2 cao gấp gần 5 lần so với cơ sở thu gom trong CGT1. c. Cơ sở chế biến Với mỗi lít sữa tươi thành phẩm, các cơ sở chế biến nhận được từ 7.954,55 - 19.916,36 đồng GTGT. Kết quả sử dụng chi phí tự tài trợ cho thấy với mỗi đồng chi phí bằng tiền bỏ ra, tác nhân chế biến nhận được từ 4,26-11,77 đồng GO và 0,91 – 3,53 đồng lợi nhuận. Trong các CGT sữa tươi, cơ sở chế biến trong CGT2 có kết quả sử dụng chi phí bằng tiền tự tài trợ là thấp nhất. d. Cơ sở phân phối Với mỗi kg sữa tươi được đưa tới tay người tiêu dùng, tác nhân phân phối trong CGT sữa tươi 1 thu được 3,18 nghìn đồng, đạt tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 9,63%. cứ mỗi đồng chi phí bằng tiền tự tài trợ bỏ ra sẽ đem về cho tác nhân phân phối từ 11,91-22,04 đồng GO và 2,25- 3,96 đồng VA. Nhìn chung tác nhân phân phối trong CGT 2 có kết quả sử dụng chi phí tự tài trợ là lớn nhất. 13
  16. 4.2.2. Tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng Được hình thành từ liên kết giữa các tác nhân trong CGT và vận động cùng chiều với dòng lưu thông hàng hóa. Hoạt động tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT sữa tươi tập trung chủ yếu vào: tín dụng (TD) đầu vào, tín dụng thương mại (TDTM) và khoản đặt cọc của người bán. 4.2.2.1. Tín dụng đầu vào a. Nguồn hình thành: Đây là hình thức tài chính diễn ra giữa nhà cung ứng đầu vào và hộ CNBS. b. Sử dụng tín dụng đầu vào: 100% hộ CNBS trong CGT1, CGT2 trả chậm đối với TAHH cho bò sữa. Hộ CNBS trong CGT3 vừa trả chậm TAHH vừa ứng trước tiền cho nhà cung ứng để mua nguyên liệu tự sản xuất TAHH. Ngoài TAHH, tỷ lệ hộ CNBS mua chịu TACN khác (cám ngô, đỗ tương...) chiếm 31,69%. Chỉ có 12,57% hộ CNBS mua chịu thuốc thú y, vitamin bởi nhiều hộ sử dụng các loại thuốc nằm trong chương trình cấp miễn phí của Nhà nước. Điều kiện, đặc điểm TD đầu vào là khác nhau giữa các yếu tố đầu vào, hình thức tổ chức của nhà cung cấp và các CGT. Tín dụng đầu vào đối với thức ăn hỗn hợp (TAHH) được thực hiện theo quy định chặt chẽ, có nhiều ràng buộc giữa nhà cung ứng – hộ CNBS – NMS (CGT1) hoặc cơ sở TGĐL thu gom – hộ CNBS (CGT2). Ngoài ra, TD đầu vào đối với TAHH có liên quan tới đặc điểm thanh toán sữa tươi. c. Đánh giá kết quả sử dụng tín dụng đầu vào Tỷ lệ được tài trợ từ nhà cung cấp trên các loại chi phí: chi phí thức ăn, chi phí trung gian (IC) và tổng chi phí của các hộ CNBS trong CGT1 luôn cao hơn các hộ CNBS trong CGT2, CGT3. Riêng đối với CGT 3, hộ CNBS vừa nhận được khoản tín dụng từ nhà cung cấp, vừa ứng trước tiền mua đầu vào của nhà cung cấp khác nên tỷ lệ hỗ trợ vốn từ nhà cung cấp trong CGT3 là thấp nhất trong ba CGT sữa tươi. Bảng 4.1. Kết quả hoạt động tín dụng đầu vào đối với hộ chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT CGT1 CGT2 CGT3 1. Tỷ lệ TD đầu vào/Chi phí thức ăn % 62,59 36,83 16,83 2. Tỷ lệ TD đầu vào/Chi phí trung gian % 54,78 31,96 15,86 3. Tỷ lệ TD đầu vào/Tổng chi phí % 41,66 21,52 9,09 Nguồn: Kết quả điều tra (2021) 4.2.2.2. Đặt cọc của hộ chăn nuôi bò sữa Trong CGT1, NMS giữ lại 10 ngày tiền sữa của hộ CNBS và trong CGT2 cơ sở TGĐL giữ lại 5-15 ngày tiền sữa của hộ CNBS. Điều này được quy định tại điều khoản “Thanh toán” trong hợp đồng mua, bán sữa giữa NMS và hộ CNBS. Đối với cơ sở TGĐL điều khoản này là thỏa thuận giữa cơ sở thu gom và hộ CNBS. Như vậy, khoản tiền sữa mà NMS và TGĐL giữ lại của hộ CNBS chính là khoản đặt cọc của hộ CNBS (người bán) với người mua nhằm nâng cao trách nhiệm, thực hiện đúng hợp đồng/thỏa thuận với người mua. Số tiền đặt cọc bình quân/kg sữa/hộ trong CGT1, CGT2 lần lượt là 370 đồng và 250 đồng (Bảng 4.2- Bảng 4.3). 4.2.2.3. Tín dụng thương mại (Trade credit) a. Nguồn hình thành: Tín dụng thương mại (TDTM) được thực hiện dưới hình thức bán hàng trả chậm, được vận hành cùng chiều với sự dịch chuyển của hàng hóa. Theo đó, những tác nhân đứng trước (ở vị trí bán) sẽ cấp TDTM cho các tác nhân phía sau (ở vị trí mua) b. Sử dụng tín dụng thương mại Tín dụng thương mại giữa hộ CNBS với người mua (NMS, TGĐL) trong CGT1, CGT2 là đều liên quan chặt chẽ với tới TD đầu vào của TAHH. Thời hạn hộ CNBS sử dụng TD đầu vào của nhà cung cấp tương đương thời hạn hộ cấp TDTM cho NMS và cơ sở TGĐL. Trong CGT1, việc mua, bán, thanh toán đều được quy định chặt chẽ trong hợp đồng giữa hộ CNBS và NMS. Trong CGT2, việc mua bán giữa hộ CNBS và cơ sở TGĐL dựa trên thỏa thuận miệng. Tín dụng thương mại được sử dụng phổ biến giữa NMS (các Công ty sữa), cơ sở TGĐL, HTX CB, cơ sở chế biến địa phương với các tác nhân phân phối trong các CGT để thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa trên thị trường. Hoạt động TDTM giữa các tác nhân này thường dựa trên hợp đồng mua, 14
  17. bán sữa. Thời hạn thanh toán dao động từ 3-30 ngày tùy thuộc từng NMS và từng tác nhân phân phối. Tỷ lệ trả chậm dao động từ 70-100% giá trị đơn hàng. c. Đánh giá kết quả sử dụng tín dụng thương mại trong các chuỗi giá trị sữa tươi Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác nhân phân phối có tỷ lệ phải trả trên phải thu lớn nhất trong các CGT sữa tươi; tiếp theo là cơ sở TGĐL và cơ sở chế biến. Trong CGT1, trong 100 đồng phải thu khách hàng, tác nhân phân phối được tài trợ từ 87,74- 95,96 đồng từ NMS, còn NMS được hộ CNBS tài trợ 50,62% giá trị khoản phải thu. Bảng 4.2. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 1 Cơ sở Phân phối Siêu thị; Chỉ tiêu ĐVT Hộ CNBS NMS cấp 1 bán lẻ 1. Số tiền phải thu/kg sữa BQ Ng.đ/kg 14,05 27,76 28,94 32,98 a. Giá bán sữa BQ/kg Ng.đ/kg 13,68 27,76 28,94 32,98 b. Số tiền đặt cọc/kg Ng.đ/kg 0,37 2. Số tiền phải trả/kg sữa BQ Ng.đ/kg 3,70 14,05 27,76 28,94 3. Tỷ lệ khoản phải trả/phải thu từ sữa % 27,04 50,62 95,92 87,74 4. Tỷ lệ tổng khoản phải trả/tổng phải thu % 26,33 50,62 95,92 87,74 Nguồn: Kết quả điều tra (2021) Trong các CGT, tác nhân hộ CNBS có tỷ lệ khoản phải trả/khoản phải thu từ bán sữa là thấp nhất trong toàn chuỗi. Nếu tính cả khoản tiền sữa bị người mua giữ lại thì tỷ lệ vốn bị chiếm dụng của hộ CNBS càng cao. Hộ CNBS trong CGT2 bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với hộ CNBS trong CGT1. Trung bình hộ CNBS tài trợ cho cơ sở TGĐL 100 đồng thì chỉ nhận được phần tài trợ từ họ là 17,53 đồng. Như vậy hộ CNBS tài trợ thuần cho cơ sở TGĐL là 82,47 đồng. Bảng 4.3. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 2 Hộ Cơ sở HTX Siêu thị; Chỉ tiêu ĐVT CNBS TGĐL CB sữa bán lẻ 1. Số tiền phải thu/kg sữa BQ Ng.đ/kg 11,31 13,44 29,67 36,36 a. Giá bán sữa BQ/kg Ng.đ/kg 11,06 13,44 29,67 36,36 b. Số tiền đặt cọc/kg Ng.đ/kg 0,25 2. Số tiền phải trả/kg sữa BQ Ng.đ/kg 1,98 11,31 12,88 29,67 3. Tỷ lệ khoản phải trả/phải thu từ sữa % 17,91 84,15 43,40 81,58 4. Tỷ lệ tổng khoản phải trả/tổng phải thu % 17,53 84,15 43,40 81,58 Nguồn: Kết quả điều tra (2021) Như vậy, đang có sự mất cân đối lớn giữa khoản khoản phải trả so và khoản phải thu của hộ CNBS từ cùng một tác nhân (cơ sở TGĐL) hoặc các tác nhân có mối liên kết với nhau (công ty TACN-NMS). Điều này có thể buộc hộ phải sử dụng tiền tích lũy hoặc vay vốn từ bên ngoài để chi trả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, do đó làm tăng chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, hộ CNBS cũng bị mất đi khoản tiền lãi (chính là chi phí cơ hội) được tạo ra từ số tiền đang bị NMS và TGĐL chiếm dụng. Bảng 4.4. Kết quả tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị 3 Hộ CNBS – Siêu thị; cửa hàng Chỉ tiêu ĐVT Cơ sở CB thực phẩm sạch 1. Số tiền phải thu/kg sữa BQ Ng.đ/kg 41,71 55,49 a. Giá bán sữa BQ/kg Ng.đ/kg 40,95 55,49 b. Số tiền đặt cọc/kg Ng.đ/kg 0,86 0 2. Số tiền phải trả/kg sữa BQ Ng.đ/kg 0 40,95 3. Tỷ lệ khoản phải trả/phải thu từ sữa % 0 73,80 4. Tỷ lệ tổng khoản phải trả/tổng phải thu % 0 73,80 Nguồn: Kết quả điều tra (2021) 4.2.3. Tài chính gián tiếp từ bên ngoài chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng 4.2.3.1. Hỗ trợ tài chính của Chính phủ và chính quyền địa phương a) Nguồn hình thành Các hỗ trợ tài chính của Chính phủ, chính quyền địa phương cho CNBS và CGT sữa tươi được thực hiện trực tiếp, gián tiếp, bằng hiện vật, tiền tới các tác nhân CGT và các bên liên quan. Nguồn kinh 15
  18. phí thực hiện lấy từ ngân sách nhà nước, ngân sách các địa phương và các tổ chức tín dụng. b. Sử dụng hỗ trợ tài chính của Chính phủ và chính quyền địa phương (*) Hỗ trợ tài chính trực tiếp: Tập trung chủ yếu vào khâu CNBS, hỗ trợ bằng tiền, hiện vật với mục tiêu phát triển CNBS theo hướng tăng quy mô, giảm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. (*) Hỗ trợ tài chính gián tiếp: xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống tiêu thoát nước tại các khu quy hoạch CNBS; Hỗ trợ kinh phí dồn, đổi ruộng đất…Cấp vật tư và kinh phí tập huấn, đào tạo nhằm tăng cường năng lực của công tác hỗ trợ thú y, kỹ thuật cho CNBS. c. Kết quả sử dụng Tại địa bàn nghiên cứu, 100% hộ CNBS nhận được khoản hỗ trợ về tinh nhân giống, vaccine và hóa chất vệ sinh chuồng trại từ Nhà nước và địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nhân giống bò sữa, phòng chống dịch bệnh cho CNBS, giảm chi phí, giảm rủi ro cho hộ CNBS. Tỷ lệ hộ CNBS tiếp cận được các hỗ trợ về lãi suất vay vốn mua bò sữa giống, mua mới thiết bị chăn nuôi, xây bể biogas còn thấp bởi chỉ những hộ CNBS đáp ứng được các điều kiện liên quan tới quy mô, địa điểm chăn nuôi mới được nhận các hỗ trợ này. Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ các tác nhân nhận được hỗ trợ tài chính từ Nhà nước và chính quyền địa phương trên địa bàn nghiên cứu Cơ sở CNBS Cơ sở thu gom Nội dung Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (n=184) (%) (n = 8) (%) 1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn mua bò sữa giống 14 7,6 2. Hỗ trợ tiền mua mới máy thái cỏ 30 16,3 3. Hỗ trợ tiền xây biogas 40 21,74 4. Hỗ trợ tinh bò; vaccine, hóa chất vệ sinh chuồng trại 184 100 5. Hỗ trợ bồn Cif 1 12,5 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2021) Ngoài tác nhân chăn nuôi, trong nghiên cứu này có 1 cơ sở thu gom sữa ở tỉnh Hà Nam nhận được hỗ trợ về tiền mua thiết bị bảo quản sữa (bồn Cif). 4.2.3.2. Nguồn vốn vay từ bên ngoài chuỗi giá trị sữa tươi a. Nguồn hình thành (1) Tín dụng chính thức: cung cấp vốn vay cho 82,26% tổng số tác nhân vay vốn trong CGT sữa tươi. Tại từng nhóm tác nhân, tỷ lệ tác nhân vay vốn từ tín dụng chính thức là 80-100% số tác nhân vay vốn. Nguồn cung tín dụng chính thức cho các tác nhân CGT sữa tươi bao gồm: NHNN&PTNT, NHCSXH, QTDND & NHTM với tỷ lệ số khoản vay của từng nguồn trong tổng số khoản vay từ tín dụng chính thức của toàn CGT lần lượt là: 55,08%; 20,83% và 11,02%. (2) Tín dụng bán chính thức: chủ yếu từ Quỹ của Hội Phụ nữ (HPN), Hội Nông dân (HND, Hội Cựu chiến binh (HCCB) từ Trung ương tới địa phương và chỉ cho vay đối với hộ CNBS. Tỷ lệ hộ CNBS vay vốn từ nguồn này chỉ chiếm 7,26% tổng số tác nhân vay vốn. Trong tổng số hộ CNBS có nhu cầu vay vốn thì chỉ có 8,11% tiếp cận được nguồn tài chính này. (3) Tín dụng phi chính thức: cung cấp vốn vay cho 52,42% tổng số tác nhân vay vốn và trở thành nguồn cung vốn vay lớn thứ 2 cho CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH. (*) Nguồn hình thành vốn vay của hộ CNBS Trong CGT1, CGT2 tỷ lệ hộ CNBS vay vốn là từ 70,14-100% tổng số hộ CNBS tham gia chuỗi, cao gấp từ 3 - 4 lần so với tỷ lệ hộ CNBS vay vốn trong CGT2. Trong các hộ CNBS của CGT1 thì có 59,03% vay vốn từ tín dụng chính thức, 36,11% hộ vay vốn từ tín dụng phi chính thức, tỷ lệ hộ vay tín dụng bán chính thức chiếm 5,56%. Trong CGT2, có 44,44% hộ vay vốn tiếp cận được tín dụng chính thức và 55,55% hộ vay vốn phải vay vốn từ anh em, họ hàng. Xét trong từng nguồn vốn vay thì hơn 97% hộ CNBS vay vốn của NHNN&PTNT và 100% hộ vay vốn từ QTD &NHTM thuộc CGT1 trong khi không có hộ CNBS nào thuộc CGT2 vay vốn từ các ngân hàng này. Các hộ CNBS trong CGT2 chỉ thực hiện vay vốn ở NHCSXH và 16
  19. từ HPN, HND, HCCB bởi đây là các nguồn vay không yêu cầu về tài sản thế chấp. 100% hộ CNBS trong CGT3 huy động vốn từ tín dụng chính thức Kết quả hoạt động chăn nuôi thấp, quy mô chăn nuôi nhỏ, lẻ, thiếu tài sản thế chấp là nguyên nhân khiến các hộ CNBS trong CGT2 gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn vay từ bên ngoài. Như vậy, các hộ CNBS trong CGT2 gặp nhiều khó khăn cả về tài chính trực tiếp giữa các tác nhân bên trong CGT và tài chính gián tiếp từ bên ngoài. b. Đặc điểm vay vốn bên ngoài CGT sữa tươi (*) Phương thức cho vay chuỗi giá trị sữa tươi Tất cả các khoản cho vay từ các nguồn cung tài chính bên ngoài CGT đều thực hiện trực tiếp giữa bên cho vay hoặc tổ chức đại diện của bên cho vay với từng tác nhân CGT sữa tươi. Không có khoản vay nào được thực hiện giữa tổ chức tài chính với tác nhân CGT dựa trên liên kết của chuỗi. Điều này có thể hạn chế cơ hội tiếp cận tài chính của một số tác nhân do rào cản về tài sản thế chấp như đã đề cập trong cơ sở lý luận và thực tiễn. (*) Điều kiện, quy trình vay vốn và thời gian chờ đợi khoản vay Tất cả các khoản vay từ NHNN&PTNT, QTDND & NHTM đều yêu cầu tài sản thế chấp. Ngược lại tất cả các khoản vay của NHCSXH và tín dụng bán chính thức không đòi hỏi tài sản thế chấp nhưng phải có sự bảo lãnh của chính quyền xã, HND, HPN... Tại Ngân hàng NN&PTNT huyện, thị xã: Ngoài yêu cầu về tài sản thế chấp, việc cho vay đầu tư phát triển chăn nuôi, chế biến sữa còn có những điều kiện về quy mô, phương án sử dụng vốn, địa điểm chăn nuôi, hợp đồng bán sữa, hợp đồng thu gom...Ngân hàng NN&PTNT huyện, thị xã cho vay trực tiếp đối với các khách hàng có nhu cầu, có cán bộ tín dụng phụ trách trực tiếp từng xã và có sự hỗ trợ của tổ vay vốn địa phương nên thời gian xét duyệt vốn vay của ngân hàng này thường chỉ trong vòng 7-9 ngày. Tại Ngân hàng CSXH: các khoản vay chủ yếu được thực hiện thông qua các tổ Hội, đoàn thể (HPN, HND) theo mô hình Tổ tiết kiệm & vay vốn (TK&VV) nên người đi vay phải tham gia vào Tổ TK&VV, là thành viên của Hội PN, HND, HCCB và phải có tên trong danh sách xét duyệt của địa phương. Do đó, thời gian chờ đợi để nhận được khoản vay của NHCSXH thường là 2 tuần (khoảng 13- 14 ngày) sau khi ngân hàng nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn. Tín dụng bán chính thức: Các khoản vay từ quỹ của HPN, HND không yêu cầu tài sản thế chấp, nhưng cũng phải trải qua quá trình xét duyệt từ cấp hội cơ sở (chi hội) cho tới cấp trực tiếp quản lý quỹ và cho vay nên thời gian chờ đợi nhận được khoản là từ 13-15 ngày. Tín dụng phi chính thức: Các khoản vay từ tín dụng phi chính thức có thời gian chờ đợi dưới 3 ngày bởi chủ yếu là các khoản vay từ người thân, người quen nên dự báo được khả năng tài chính và thiện chí của người cho vay, vì vậy không mất nhiều thời gian chờ đợi. Tỷ lệ vốn vay trên nhu cầu vay của nguồn này cao hơn so với tín dụng chính thức, bán chính thức. c) Kết quả vay vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài chuỗi giá trị sữa tươi (*) Lãi suất vay vốn: Các khoản vay từ NHNN&PTNT và NHTM của các tác nhân trong CGT sữa tươi có mức lãi suất dao động từ 9,96% - 10,8%/năm, nằm trong mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020; Lãi suất vay vốn của NHCSXH phụ thuộc vào chương trình cho vay, dao động từ 6-9%/năm; Lãi suất vay vốn từ nguồn tín dụng phi chính thức của hộ CNBS là khoảng 3%, cơ sở thu gom chịu lãi suất 5,5%; tiếp đó là cơ sở phân phối với 7,0% và cao nhất là đối với cơ sở chế biến 11,0%. (*) Mức vốn vay: Phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư, khả năng đáp các điều kiện cho vay của các nguồn tín dụng, mục tiêu hoạt động của các tác nhân và năng lực tài chính của người cho vay. Mỗi hộ CNBS vay vốn vay bình quân 219,23 triệu từ NHNN&PTNT, chiếm 61,1% tổng mức vốn vay của tác nhân này. Tín dụng phi chính thức đóng góp hơn 25%, trong khi số tiền vay tại tổ chức tín dụng bán chính thức chiếm chưa tới 1% trong tổng mức vay của cơ sở CNBS. Bình quân mỗi hộ chăn nuôi vay vốn trong CGT1 nhận được 371,47 triệu từ các nguồn vay, lớn gấp 8,4 lần mức vốn vay/hộ vay vốn trong CGT2. Hộ chăn nuôi trong CGT3 có mức vốn vay lớn gấp 2,8 lần 17
  20. mức vốn vay BQ của các hộ chăn nuôi vay vốn trên địa bàn nghiên cứu. Mức vốn vay/hộ BQ trong CGT1 là 260,51 triệu đồng, cao gấp 25,59 lần mức vốn vay/hộ BQ trong CGT2. Mức vốn vay bình quân/cơ sở thu gom vay vốn là 633,33 triệu đồng trong đó 57,89% được hình thành từ tín dụng chính thức và tỷ lệ vốn vay huy động từ tín dụng phi chính thức với tác nhân này là 42,11%. Mức vốn vay BQ/cơ sở thu gom là 237,5 triệu đồng. Cơ sở chế biến và cơ sở phân phối có mức vốn vay lớn nhất trong các tác nhân CGT sữa tươi, trong đó khoản vay từ tín dụng chính thức chiếm 89,47%-95,42% tổng số tiền vay của các tác nhân này. Tín dụng phi chính thức tài trợ từ 4,58-10,53% trong tổng vốn vay của cơ sở chế biến và cơ sở phân phối. Mức vốn vay bình quân/cơ sở chế biến địa phương là 3.800 triệu đồng, chiếm 58,82% vốn đầu tư bình quân/cơ sở chế biến. (*) Tỷ lệ vốn vay so với nhu cầu: không có nguồn cung tín dụng chính thức nào đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn của các tác nhân GT sữa tươi. Trong đó, vốn vay từ NHNN&PTNT, chỉ đáp ứng từ 73,33%-80,11%, NHTM đáp ứng 80,0-90,0% nhu cầu về mức vay của các tác nhân. Nhiều tác nhân phải vay vốn đồng thời từ 2-3 nguồn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho SXKD. d) Sử dụng vốn vay (*) Thời gian sử dụng vốn vay Thời gian sử dụng vốn vay cũng chính là thời gian vay vốn của các tác nhân CGT sữa tươi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian vay vốn bình quân từ tín dụng chính thức dao động từ 3-5 năm tùy từng tác nhân. Các tác nhân sử dụng đồng thời nhiều nguồn vốn vay chính thức như cơ sở CNBS và cơ sở chế biến sữa thì thời gian vay vốn của mỗi nguồn đều từ 3 năm trở lên. Tín dụng phi chính thức có thời gian cho vay linh hoạt, có những khoản vay ngắn hạn, vài ngày cho tới 2-3 hoặc 6 tháng, có những khoản vay kéo dài vài năm hoặc “khi nào có thì trả”. Các khoản vay của cơ sở CNBS từ quỹ HND, HPN có thời gian cho vay phổ biến là 3 năm, một số khoản vay có thời gian 1 năm. (*) Thực trạng sử dụng vốn vay Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% cơ sở thu gom, cơ sở chế biến, cơ sở phân phối vay vốn để đầu tư vào TSCĐ. Có 52,35% - 82,6% hộ CNBS vay vốn để đầu tư vào bò sữa giống, 36,03% hộ chăn nuôi vay vốn để đầu tư vào máy vắt sữa, máy cắt cỏ và các thiết bị chăn nuôi khác. Như vậy, tài chính bên ngoài CGT sữa tươi đã góp phần giải quyết nhu cầu về tài chính cho đầu tư, tài chính dài hạn cho các tác nhân CGT sữa tươi, điều mà tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT sữa tươi còn chưa chú trọng. Từ đó, góp phần tăng cường tài chính cho các tác nhân CGT sữa tươi để thực hiện hoạt động SXKD. e) Đánh giá kết quả sử dụng vốn vay Vốn vay bên ngoài đã góp phần đáp ứng từ 26,6% - 58,82% vốn đầu tư hình thành tài sản phục vụ hoạt động SXKD của các tác nhân CGT sữa tươi tại khu vực ĐBSH. Cơ sở chế biến địa phương có tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn đầu tư cho tài sản là lớn nhất với 58,82%, tiếp theo là tác nhân thu gom. Dù mức vốn vay được của tác nhân phân phối là rất lớn so với hộ CNBS và cơ sở thu gom nhưng cũng chỉ chiếm 26,6% vốn đầu tư của tác nhân này bởi mức vốn đầu tư của các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, nhà phân phối cấp 1 là rất lớn. Kết quả sử dụng vốn vay cho thấy, cứ một đồng vốn vay dược đưa vào hoạt động chăn nuôi sẽ đem lại cho hộ CNBS 3,25 đồng doanh thu BQ. Hiệu suất sử dụng vốn vay của cơ sở chế biến, cơ sở phân phối, cơ sở thu gom là từ 4,37-4,7. Như vậy hộ CNBS là tác nhân có hiệu suất sử dụng vốn vay thấp nhất trong CGT sữa tươi. 4.2.4. Kết quả tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng 4.2.4.1. Kết quả huy động tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi Tự tài trợ là nguồn tài chính không thể thiếu của 100% các tác nhân CGT sữa tươi. Đối với tài chính trực tiếp giữa các tác nhân trong CGT, tác nhân đóng vai trò “người mua” được tài trợ bởi những “người bán” trong chuỗi dưới hình thức mua hàng trả chậm thông qua công cụ TD đầu 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2