intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

54
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp trong lâm nghiệp; Đánh giá thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp; Đề xuất hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ CÔNG NGÂN NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ CÔNG NGÂN NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9 34 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS BÙI VĂN HUYỀN 2. PGS.TS NGUYỄN QUANG HỒNG HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận án này được tác giả nghiên cứu và thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân dưới sự hướng dẫn của hai giáo viên hướng dẫn. Các tài liệu được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Các số liệu và thông tin đưa ra trong luận án đảm bảo tính trung thực và khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án và các công trình công bố của tác giả không trùng với bất kỳ công trình nào./. TÁC GIẢ Lê Thị Công Ngân i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của tập thể, cá nhân trong và ngoài Học viện Khoa học Xã hội. Trước tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Bùi Văn Huyền và PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng , những người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, Ban Chủ nhiệm và tập thể cán bộ giảng viên Khoa Khoa học Quản lý, đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ môn Quản trị kinh doanh; Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ Khoa Sau Đại học đã giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổng cục lâm nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công ty lâm nghiệp tại các tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các cán bộ viên chức Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè, luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả Lê Thị Công Ngân ii
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................18 1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .....................................................18 1.1.1. Các nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ...............18 1.1.2. Các nghiên cứu về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp .....21 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .....................................................24 1.2.1.Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp ....24 1.2.2. Những nghiên cứu về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng ..........................29 1.3. Kết quả đạt đƣợc và khoảng trống rút ra từ các nghiên cứu .................32 1.3.1. Một số kết quả rút ra từ các công trình ...........................................32 1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu..................................34 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................37 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG LÂM NGHIỆP ............38 2.1. Cơ sở lý luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ....................38 2.1.1. Khái niệm về tiêu chí và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp .....38 2.1.2. Đối tượng để áp dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp........41 2.1.3. Vai trò của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ....................41 2.1.4. Các phương pháp và tiêu chí sử dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp ..............................................................................................42 2.1.5. Nội dung các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước .....48 2.2. Cơ sở thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp .................................................................................................................51 2.2.1. Nội dung các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp ...........................................................51 iii
  6. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp......................................................................................61 2.2.3. Một số kinh nghiệm Quốc tế liên quan đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp và bài học rút ra cho Việt Nam ........................66 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................75 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP .......76 3.1. Khái quát tình hình các doanh nghiệp nhà nước trong lình vực lâm nghiệp ..........................................................................................................76 3.1.1. Tình hình đổi mới và phát triển của các công ty lâm nghiệp trong những năm qua .................................................................................76 3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty lựa chọn nghiên cứu .........................................................................................85 3.2. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của các Công ty lâm nghiệp đƣợc lựa chọn nghiên cứu .........................................................90 3.2.1. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của của công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn ........................................................90 3.2.2. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn. ...........................................94 3.2.3. Thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà ..........................................................97 3.2.4. Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp của công ty TNHH lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi khi tiến hành cổ phần hóa ........................100 3.2.5. Đánh giá của các chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp................................................103 3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣớng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp.................................................................................109 3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố chung ..................................................109 iv
  7. 3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm sản xuất của các công ty lâm nghiệp........................................................................................................113 3.4. Đánh giá chung thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty lâm nghiệp ...........................................................................................120 3.4.1. Những thành công..........................................................................120 3.4.2. Những hạn chế ...............................................................................122 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................124 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................126 Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP.......................................................................................127 4.1. Bối cảnh, quan điểm và định hƣớng hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam ....................................127 4.1.1. Bối cảnh về phát triển sản xuất lâm nghiệp ..................................127 4.12. Quan điểm hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp tại Việt Nam ..............................................................128 4.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc trong sản xuất lâm nghiệp .................................................129 4.2.1. Đề xuất hoàn thiện các tiêu chí chung xác định giá trị cho các công ty lâm nghiệp...................................................................................129 4.2.2. Đề xuất hoàn thiện các tiêu chí chi tiết.........................................139 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................153 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................154 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ .........................................................158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................159 v
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ tài chính CP Cổ phần CPH Cổ phần hóa CTLN Công ty Lâm nghiệp DCF Chiết khấu dòng tiền DDM Chiết khấu dòng cổ tức DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNLN Doanh nghiệp Lâm nghiệp ĐTDH Đầu tư dài hạn ĐTNH Đầu tư ngắn hạn FCFE Dòng tiền vốn chủ GTDN Giá trị doanh nghiệp GTTSVH Giá trị tài sản vô hình GT Giá trị GW Lợi thế kinh doanh LN Lâm nghiệp LNST Lợi nhuận sau thuế MTV Một thành viên NĐ-CP Nghị định – Chính phủ NQ/TW Nghị quyết/Trung ương P/E Giá trị thị trường trên thu nhập PV Lợi nhuận thuần QSDĐ Quyền sử dụng đất SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSHH Tài sản hữu hình VLĐ Vốn lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu UBND Ủy ban nhân dân XĐGT Xác định giá trị XDCB Xây dựng cơ bản vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 01: Dung lượng mẫu điều tra .................................................................. 12 Biểu 3.1: Số lượng công ty lâm nghiệp theo diện tích. .......................................78 Biểu 3.2. Số lượng các CTLN theo phân cấp quản lý..........................................79 Biểu 3.6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn năm 2017 - 2019....................................................................................91 Biểu 3.7: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn (2017-2019) ........................................................................................96 Biểu 3.8: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH lâm nghiệp La Ngà năm 2017-2019 ........................................................................................98 Biểu 3.9: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định .......................................101 Biểu 3.10: Đánh giá các tiêu chí sử dụng trong định giá DNLN .......................104 Biểu 3.11. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ............................................................................................................................110 Biểu 3.11. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô ............................................................................................................................112 Biểu 3.12. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp .............................................................................113 Biểu 4.1. Kết quả xác định giá trị Công ty lâm nghiệp Yên Sơn .......................132 Biểu 4.2. Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn theo phương pháp tài sản. ..........................................................................................135 Biểu 4.3. Kết quả xác định lại giá trị Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà theo phương pháp tài sản....................................................................................138 Phụ biểu 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH LN Yên Sơn từ năm 2017-2019 ...................................................................................................173 Phụ biểu 3.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV LN Quy Nhơn từ năm 2017-2019 ....................................................................................174 Phụ biểu 3.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV LN La Ngà từ năm 2017-2019 .......................................................................................175 vii
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta biết rằng tất cả các quyết định sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều liên quan đến việc sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với nội bộ các doanh nghiệp, khi tiến hành lập dự toán ngân sách đều cần xem xét những ảnh hưởng của các hoạt động cụ thể tới giá trị doanh nghiệp, hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược cần xem xét giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các kế hoạch hoạt động đó. Còn đối với xã hội thì các nhà đầu tư cũng cần phải sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của họ. Với các thông tin về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể biết được giá trị thị trường của các tài sản cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực của nó, để từ đó có các quyết định mua hay bán một cách đúng đắn. Việc sử dụng các tiêu chí xác định giá doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này cũng như các đối tượng có liên quan đều phải tiến hành sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện các quyết định cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể. Ngay cả đối với nhà cung cấp tín dụng có thể không quan tâm một cách rõ ràng tới việc xác định giá trị tiêu chí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhưng ít nhất họ cũng phải ngầm quan tâm tới tiêu chí giá trị vốn chủ sở hữu nếu họ muốn phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác xử lý tài chính và các loại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn những bất cập, nhất là liên quan đến tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất hay tiêu chí lợi thế vị trí địa lý, tiêu chí giá trị thương hiệu, những quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị, các quy định về xác định giá trị 1
  11. thị trường của tài sản. Với những bất cập hạn chế đó thì thời gian qua các doanh nghiệp đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đã không chính xác, không đầy đủ gây thất thoát tài sản lớn về tài sản đặc biệt là trong quá trình cổ phần hóa và chuyển nhượng hay giải thể doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu chính sách và người làm thực tiễn quản lý kinh doanh đều thống nhất rằng: Việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề phức tạp và thực sự có tầm quan trọng. Tính phức tạp ấy không phải chỉ riêng nước ta mà đối với tất cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và các nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do đó cần phải có những tiêu chí và phương pháp để thẩm định giá trị tài sản mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Việc sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp những năm qua cũng như hiện nay còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp gặp rất khó khăn bởi tính đặc thù của ngành như chu kỳ sản xuất dài, sản xuất phức tạp, địa bàn hoạt động lại phân bổ trên các vùng nông thôn miền núi và tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai. Các doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp khi tiến hành đổi mới thì việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp cũng chưa chính xác và chưa hợp lý, gây nhiều vướng mắc cho quá trình đổi mới sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp, đặc biệt là tiêu chí giá trị đất và giá trị rừng. Mặc dù giá trị đất đai của các công ty lâm nghiệp là rất lớn tuy nhiên hiện nay các công ty chưa tính toán để xác định giá trị quyền sử dụng đất đai vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, các công ty lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp lâm nghiệp để không phải cộng giá trị đất vào tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. 2
  12. Bên cạnh đó, hầu hết các công ty lâm nghiệp hiện nay đều đưa tiêu chí giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác vào tiêu chí hàng tồn kho như vậy là không phù hợp vì rừng chưa đến tuổi khai thác có những đặc thù khác so với các sản phẩm dở dang, thành phẩm thông thường khác. Chu kỳ sản xuất trong lâm nghiệp có thời gian dài, chi phí đầu tư vào rừng trồng kéo dài, phải đầu tư trong nhiều năm nên cần phải tách ra thành một tiêu chí riêng và theo dõi khác so với hàng tồn kho thông thường. Ngoài những vấn đề mang tính lý thuyết về hình thành một phương pháp tiếp cận khoa học cho vấn đề này thì trên các diễn đàn tranh luận của các chuyên gia tài chính có rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác xác định giá doanh nghiệp được đưa ra như: về cơ chế định giá, tổ chức định giá, kiểm soát quá trình định giá, lựa chọn tổ chức định giá, phương pháp định giá, các tiêu chí xác định, cách thức bán giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước... Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống cả về cơ sở lý thuyết lẫn những yêu cầu thực tiễn đối với hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, với mong muốn từng bước giải quyết những vấn đề vướng mắc trong việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp, nghiên cứu sinh nhận thấy cần phải có một công trình nghiên cứu để đánh giá một cách khách quan, toàn diện về sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên đây tác giả đã lựa chọn vấn đề : “Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến các 3
  13. tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp 2. Đánh giá thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp ở Việt Nam 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp ở Việt Nam 4. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian Các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp với phạm vi giới hạn là chọn 3 vùng đại diện: vùng Đông bắc bộ, vùng Duyên hải miền trung và vùng Đông nam bộ. * Phạm vi về thời gian - Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Về nguyên tắc thời gian lựa chọn càng dài càng tôt và càng đảm bảo tính chính xác cao. Song trong khuôn khổ đề tài này do đặc thù các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp đều dựa trên số liệu của 3 năm gần nhất vì vậy mà luận án chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2017-2019, một số nội dung nghiên cứu cho cả giai đoạn dài hơn. 4
  14. - Các đề xuất hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp áp dụng cho thời gian từ năm 2021-2030. * Phạm vi về nội dung Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp. Do mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thì có một hệ thống các tiêu chí khác nhau. Vì vậy, đề tài không thể nghiên cứu hết các phương pháp nên chỉ giới hạn trong phương pháp chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay đó là phương pháp tài sản. Mặt khác các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành lâm nghiệp cũng bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến và tiêu thụ nên quá rộng. Vì vậy đề tài cũng chỉ giới hạn tập trung vào các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh rừng trồng là chủ yếu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của luận án Cách tiếp cận: - Tiếp cận thị trường tài chính: Tất cả các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp được định giá theo giá thị trường tại thời điểm xác định. - Tiếp cận theo phân tích tài chính: Việc tính toán các tiêu chí xác định các giá trị của doanh nghiệp theo các chủ thể riêng biệt đó là các công ty lâm nghiệp, trong luận án là 3 công ty lựa chọn đại diện cho 3 vùng và 1 công ty làm đối chứng so sánh. - Tiếp cận theo loại hình doanh nghiệp: Đề tài chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp lâm nghiệp mà cụ thể là các lâm trường quốc doanh trước đây (các công ty lâm nghiệp hiện nay) 5
  15. Khung phân tích của luận án Xác định giá trị doanh nghiệp NN trong lâm nghiệp Phương pháp Xác định giá Ảnh hưởng yếu tố SX trị DNNN trong lâm Ảnh hưởng chung SX Chu Vị Xã Mùa nghiệp đa kỳ SX trí hội vụ Vĩ mô Vi mô dạng Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp NN trong SX LN Kinh nghiệm QT Bối cảnh về PT SX LN Đề xuất giải pháp hoàn thiện Chú thích: : Mối quan hệ trước sau; : Mối quan hệ tác động Sơ đồ 1: Khung phân tích nghiên cứu ( Đề xuất của tác giả) 6
  16. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu * Bước 1: Chọn vùng nghiên cứu Do yêu cầu và đặc điểm của đề tài nghiên cứu nên việc chọn vùng nghiên cứu phải đảm bảo có các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh trồng rừng với cường độ cao. NCS lựa chọn vùng Đông Bắc là vùng kinh doanh nguyên liệu công nghiệp giấy; Vùng Trung Bộ là vùng kinh doanh nguyên liệu dăm; Vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh doanh nguyên liệu công nghiệp. Đây cũng là các vùng đã và đang tiến hành chuyển mô hình tổ chức từ lâm trường quốc doanh sang Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và cũng là các vùng đang có chủ trương cổ phần hoá công ty lâm nghiệp trong thời gian tới. * Bước 2: Chọn tỉnh nghiên cứu Tại mỗi vùng nghiên cứu đã lựa chọn, tác giả lựa chọn các tỉnh đại diện cho vùng mà đảm bảo được yêu cầu và các nội dung nghiên cứu của luận án, cụ thể là: - Tại Vùng Đông Bắc chọn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Tuyên Quang đây là các tỉnh sản xuất kinh doanh lâm nghiệp rất phát triển, sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung cho nguyên liệu giấy, có các hình thức tổ chức sản xuất phong phú, nhưng hầu hết có qui mô nhỏ. - Tại vùng Trung Bộ tác giả chọn tỉnh Bình Định, đây là một tỉnh sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá phát triển và có mô hình trồng rừng có chứng chỉ rừng đầu tiên tại Việt Nam. - Tại vùng Đông Nam Bộ tác giả chọn tỉnh Đồng Nai, đây là tỉnh có nhiều Công ty lâm nghiệp kinh doanh nguyên liệu công nghiệp giấy đại diện cho vùng. * Bước 3: Chọn các doanh nghịêp lâm nghiệp khảo sát và chọn công ty làm điểm nghiên cứu Tại mỗi vùng và các tỉnh đã lựa chọn, tác giả lựa chọn ra 3 công ty lâm nghiệp để khảo sát đó là: 7
  17. - Tại vùng Đông Bắc tác giả lựa chọn 3 công ty để khảo sát: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn -Tuyên Quang, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Thác Bà -Yên Bái và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đoan Hùng - Phú Thọ. - Tại tỉnh Bình Định đại diện cho vung Trung Bộ tác giả lựa chọn 3 công ty để khảo sát: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sông Côn và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh. - Tại tỉnh Đồng Nai đại diện cho vùng Đông Nam Bộ tác giả lựa chọn 3 công ty: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà, Tập đoàn giấy Tân Mai và xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ Tại 9 công ty lâm nghiệp lựa chọn khảo sát tác giả tiến hành thu thập số liệu và các thông tin để lựa chọn các công ty lâm nghiệp làm nghiên cứu điểm để sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, cụ thể: Tại vùng Đông Bắc với 3 công ty khảo sát đều là Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy. Cả 3 công ty đều có diện tích qui mô nhỏ, trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn, Tuyên Quang có diện tích lớn nhất hơn 3.700 ha chủ yếu là rừng trồng đại diện cho công ty lâm nghiệp qui mô nhỏ (dưới 5.000ha), Vì vậy tác giả chọn công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn làm điểm nghiên cứu. Tại vùng Trung Bộ tác giả đã chọn 3 công ty trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sông Côn và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh có diện tích rừng tự nhiên khá lớn không phù hợp với đối tượng lựa chọn. Vì vậy, tác giả đã chọn công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn có diện tích gần 10.000 ha chủ yếu là diện tích rừng trồng đại diện cho công ty lâm nghiệp có qui mô vừa ( 5.000ha -20.000ha) Tại vùng Đông Nam Bộ tác giả đã chọn khảo sát 3 công ty, trong đó Tập đoàn giấy Tân Mai và Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ đều có 8
  18. diện tích rừng trồng quá nhỏ không phù hợp cho các nội dung nghiên cứu. Vì vậy, tác giả lựa chọn Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà có diện tích hơn 23.500 ha đại diện cho công ty có qui mô lớn ( > 20.000ha) Tại các công ty lâm nghiệp chọn nghiên cứu điểm tác giả tiến hành thu thập số liệu và các thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các tiêu chí xác định giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi hiện nay. Ngoài ra để có điểm so sánh đối chứng tác giả chọn thêm Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang là công ty lâm nghiệp đã sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện thí điểm phương án cổ phần hóa năm 2018. Như vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu điểm tại 3 công ty đại diện cho 3 vùng nghiên cứu và đại diện cho 3 qui mô công ty nhỏ, vừa, lớn cùng với một công ty đã cổ phần làm đối chứng so sánh. 4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, việc tìm hiểu và thu thập tư liệu trong nước và nước ngoài về xác định giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm cung cấp các luận cứ về nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước nói chung trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nói riêng. Số liệu thứ cấp được thu thập tại 3 công ty lâm nghiêp của 3 vùng thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ ghi chép khác tại đơn vị nghiên cứu. Ngoài ra để có được dữ liệu nghiên cứu, NCS phân tích, tổng hợp, thu thập từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp đã được công bố như: - Giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các văn bản pháp luật của Nhà nước. 9
  19. - Kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và Quyết định của Chỉnh phủ và Bộ ngành liên quan; Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Các báo cáo, bài báo….. - Khảo sát các mô hình đã xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến việc các doanh nghiệp lựa chọn liên quan đến phương pháp, tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn theo các phiếu điều tra thiết kế sẵn và thu thập trực tiếp để thu thập số liệu sơ cấp. Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra. Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành qua 3 bước: - Bước 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo lường, từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, các yếu tố về đặc điểm sản xuất và đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp. - Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi và thang đo. Các câu hỏi thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ (từ 1 đến 5 điểm): Đối với phiếu khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp thì: Mức 1- Hoàn toàn không ảnh hưởng; Mức 2- Ảnh hưởng ít; Mức 3- Ảnh hưởng vừa phải; Mức 4- Ảnh hưởng nhiều và Mức 5-Ảnh hưởng rất nhiều. Đối với phiếu khảo sát đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để thu thập ý kiến các chuyên gia, các cấp độ bao gồm: Mức 5 - Hoàn toàn đồng ý, mức 4 - Đồng ý, mức 3 -Trung lập, mức 2 - Không đồng ý và mức 1- Hoàn toàn không đồng ý. 10
  20. Để kiểm định mức độ tin cậy của thang đo, Cronbach alpha test được sử dụng, hệ số này thường được sử dụng để kiểm định tính nhất quán bên trong khi bảng hỏi có nhiều câu hỏi sử dụng thang đo Likert. Hệ số này có giá trị nằm trong khoảng 0 và 1, nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,7 thì được đánh giá là có thể sử dụng, lớn hơn 0.8 thì được đánh giá là tốt, và lớn hơn 0.9 thì được đánh giá là rất tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0.7 thì nên loại bỏ câu hỏi có độ tin cậy thấp. Về dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau: - Xác định dung lượng mẫu để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp. Công thức xác định dung lượng mẫu điều tra thường được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội theo công thưc của Yamane (1967) hay của Slovin là: N n 1  N * e2 N: là số lượng tổng thể e: là sai số chọn mẫu thường chọn là 8% (tối đa 10%) Hiện tại, 3 công ty chọn nghiên cứu điểm có 256 cán bộ công nhân viên, áp dụng công thức trên với sai số mẫu là 8% thì số mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là n = 97 người. Để đạt được số dung lượng mẫu này và thuận tiện cho việc tính toán tác giả lựa chọn 120 cán bộ, nhân viên của 3 công ty để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Số lượng mẫu khảo sát được phân bổ theo số lượng lao động và áp dụng phương pháp chọn mẫu chọn lọc phân tầng thông qua phiếu khảo sát. Số mẫu lựa chọn tại các công ty được phân bổ như sau: 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2