intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh" trình bày tổng quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức của giảng viên đại học; Các giải pháp tăng cường chia sẻ tri thức của giảng viên đại học tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC TÚ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN NGỌC TÚ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Kim Sa 2. TS. Cảnh Chí Hoàng HÀ NỘI - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC ................................ 9 1.1. Các nghiên cứu về chia sẻ tri thức ................................................................ 9 1.2. Các nghiên cứu về quản lý tri thức ............................................................. 11 1.3. Các nghiên cứu về động lực chia sẻ tri thức ............................................... 13 1.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức .......... 20 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 29 2.1. Một số khái niệm cơ bản, bản chất của quá trình chia sẻ tri thức và các hình thức chia sẻ tri thức .............................................................................. 29 2.1.1. Khái niệm về tri thức ................................................................................ 29 2.1.2. Khái niệm chia sẻ tri thức và quản trị tri thức .......................................... 32 2.1.3. Bản chất quá trình chia sẻ tri thức ............................................................ 35 2.2. Sự cần thiết phải chia sẻ tri thức ................................................................. 37 2.3. Các điều kiện để chia sẻ tri thức.................................................................. 39 2.4. Lý thuyết nền liên quan đến chia sẻ tri thức .............................................. 43 2.4.1. Lý thuyết về hành động có lý do (TRA) .................................................. 43 2.4.2. Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) .................................................. 45 2.4.3. Lý thuyết trao đổi xã hội (SET- Social Exchange Theory) ...................... 46 2.4.4. Lý thuyết nhận thức xã hội ....................................................................... 48 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên đại học ................................................................................................................... 49 2.5.1 Yếu tố tổ chức ........................................................................................... 49 2.5.3. Yếu tố môi trường vĩ mô .......................................................................... 59 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 63 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 63
  4. 3.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 65 3.2.1. Thiết kế bảng hỏi ...................................................................................... 65 3.2.2. Chọn mẫu và và phương pháp thu thập dữ liệu........................................ 71 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 73 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 75 4.1. Vai trò của chia sẻ tri thức của giảng viên đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .......................................................................................... 75 4.4. Mức độ đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 của lao động Việt Nam .. 85 4.5.2.1. Thống kê mô tả các nhân tố thuộc biến độc lập .................................... 89 4.5.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc ........................................................... 108 4.5.3.1. Mô hình đo lường ................................................................................ 111 4.5.3.2. Mô hình cấu trúc.................................................................................. 116 4.5.3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố tới hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên đại học............................................................................................. 120 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH................................. 129 5.2. Yêu cầu của Chính phủ và Bộ giáo dục & Đào tạo về chia sẻ tri thức của các trường đại học....................................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148 PHỤ LỤC ...............................................................................................................167
  5. DANH SÁCH HÌNH Hình 2. 1: Mô hình chia sẻ tri thức SECI............................................................35 Hình 2. 2: Lý thuyết về hành động có lý do (TRA) trong chia sẻ tri thức..........44 Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu của luận án ........................................................62 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu của luận án ......................................................64 Hình 4. 1: Mô hình đo lường cho các biến bậc 1 ..............................................117 Hình 4. 2: Mô hình đo lường cho các biến bậc 2 ..............................................119
  6. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3. 1: Kết quả sau hiệu chỉnh thu được các thang đo cho từng nhân tố ......66 Bảng 4. 1: Xu hướng thay đổi của Văn hoá Hàn lâm .........................................82 Bảng 4. 2: Xếp hạng năng lực cạnh tranh GCI 4.0 của các nước ASEAN 201986 Bảng 4. 3: Xếp hạng và điểm số Trụ cột Kỹ năng của ASEAN 2019 ................86 Bảng 4. 4: Phân tích định lượng các chỉ số thành phần của Trụ cột 6 (Kỹ năng) ....................................................................................................................87 Bảng 4. 5: Thống kê cho biết đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................88 Bảng 4. 6: Thống kê mô tả quan sát: “Văn hóa tổ chức”....................................90 Bảng 4. 7: Thống kê mô tả quan sát: “Hệ thống khen thưởng” ..........................93 Bảng 4. 8: Thống kê mô tả quan sát: “Sự hỗ trợ của lãnh đạo/Nhà quản lý” .....96 Bảng 4. 9: Thống kê mô tả quan sát: “Chính sách của trường đại học” .............98 Bảng 4. 10: Thống kê mô tả quan sát: "Sự tin tưởng" ........................................99 Bảng 4. 11: Thống kê mô tả quan sát: "Sự tương tác" ......................................101 Bảng 4. 12: Thống kê mô tả quan sát: "Sự kỳ vọng" ........................................102 Bảng 4. 13: Thống kê mô tả quan sát: "Sự sẵn sàng chia sẻ" ...........................103 Bảng 4. 14: Thống kê mô tả quan sát: "Hiệu quả kiến thức cá nhân" ..............104 Bảng 4. 15: Thống kê mô tả quan sát: "Tính khả dụng của hệ thống công nghệ thông tin" ...........................................................................................................105 Bảng 4. 16: Thống kê mô tả quan sát: "Sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức" ..................................................................................................................107 Bảng 4. 17: Thống kê mô tả quan sát: "Chia sẻ tri thức"..................................108 Bảng 4. 18: Hệ số tải ngoài outer loading lần 1 cho các biến quan sát ............112 Bảng 4. 19: Hệ số tải ngoài outer loading lần 2 cho các biến quan sát ............113 Bảng 4. 20: Kiểm tra độ tin cậy và tính hội tụ của các biến quan sát của mô hình nghiên cứu .................................................................................................114 Bảng 4. 21: Kiểm tra tính phân biệt thông qua căn bậc hai của AVE ..............115
  7. Bảng 4. 22: Kiểm tra tính phân biệt thông qua giá trị HTMT ..........................116 Bảng 4. 23: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến quan sát .............................120 Bảng 4. 24: Mối quan hệ tác động của các biến bậc 1 lên các biến bậc 2 ........121 Bảng 4. 25: Tác động của các nhân tố tới hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên đại học .......................................................................................................127 DANH SÁCH HỘP Hộp 4. 1: Hệ thống khen thưởng cho hoạt động chia sẻ tri thức của Trường Đại học Văn Lang – Thành Phố Hồ Chí Minh ............................................. 123 Hộp 4. 2: Trao đổi khoa học định kỳ tạo ra sự tương tác tốt hơn trong hoạt động chia sẻ tri thức – Trường hợp của Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 125
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ điều này dẫn đến việc dịch chuyển lao động từ lao động chân tay sang lao động dựa trên tri thức. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế dựa trên tri thức đã chỉ ra tầm quan trọng của quản lý tri thức cũng như chia sẻ tri thức. Noor và cộng sự (2014) coi chia sẻ tri thức là một phần cơ bản của quản lý tri thức vì nó cho phép tri thức có thể truy cập và sử dụng được trong và giữa các tổ chức. Tri thức gần đây ngày càng được công nhận là một trong những tài sản quý giá nhất của một tổ chức (Zahari và cộng sự, 2014). Tri thức còn được xác định là một nguồn lực cạnh tranh (Ngah và Ibrahim, 2010), một năng lực và công cụ cốt lõi cho hoạt động vượt trội của tổ chức (Lin, 2007b). Ngoài ra tri thức có vai trò rất quan trọng đối với sự bền vững và thành công lâu dài của bất kỳ tổ chức nào (Elogie, 2010). Một trường đại học như là một tổ chức học thuật đóng vai trò như là kho tri thức, đặc biệt nếu tri thức đó được sắp xếp và tổ chức. Tri thức là một trong những thứ tài nguyên quan trọng trong môi trường học thuật vì tất cả các tổ chức đều lấy tri thức làm trung tâm. Trong lĩnh vực giáo dục, một trong những cách quản lý hiệu quả các loại nguồn lực và nguồn tri thức đa dạng để cải thiện hiệu quả và phát triển bền vững đó là quản lý và thúc đẩy việc chia sẻ tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang nâng cao chất lượng và giá trị cuộc sống của xã hội loài người. Trong bối cảnh đó, tri thức là một yếu tố sản xuất quan trọng, là cơ sở để tổ chức phát triển theo chiều sâu. Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức nói chung và trường đại học nói riêng. Ở trường đại học, chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên còn các nguồn lực khác quan trọng và mang tính hỗ trợ. Những năm qua, các trường đại học của 1
  9. Việt Nam đã có những bước vượt bậc đáng kể, đã có trường đại học nằm trong top 1.000 trường đại học trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu chia sẻ tri thức tập trung ở các nước phương Tây vì lý thuyết chia sẻ tri thức chủ yếu được phát triển ở đây (Ma và cộng sự, 2014), các nghiên cứu về chia sẻ tri thức tại các nước phương Đông chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, toàn cầu hóa làm nền kinh tế có sự cạnh tranh trong phạm vi rộng, chia sẻ tri thức do đó cũng có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển đặc biệt là trong giáo dục đại học. Đây là ngành đòi hỏi mức độ chia sẻ tri thức cao giữa các giảng viên về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Các tổ chức trên thế giới hiện nay đã nhận ra những ưu điểm của việc chia sẻ tri thức. Họ đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc vào hệ thống quản lý tri thức với mong muốn và sự hứa hẹn sẽ cải thiện được việc chia sẻ tri thức và nâng cao khả năng cạnh tranh tổng thể cho tổ chức. Trong những năm gần đây, khái niệm tri thức đã trở nên phổ biến hơn trong các tổ chức, và tri thức được công nhận như là nguồn lực quan trọng nhất của các tổ chức. Mặc dù tri thức luôn là yếu tố quan trọng nhưng chỉ trong một thập kỷ qua, nó mới được xem là nguồn gốc tạo lợi thế cạnh tranh và quan trọng cho sự phát triển bền vững lâu dài cho các tổ chức nói chung và trường đại học nói riêng. Việc công nhận tri thức là nguồn lực quan trọng của các tổ chức ngày nay đã khẳng định sự cần thiết của quá trình tạo điều kiện cho sự sáng tạo, chia sẻ và tận dụng tri thức của cá nhân và tập thể. Có thể thấy rằng nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của mọi tổ chức là tri thức. Nó tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho tổ chức trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay (Davenpork và Prusak, 1998; Foss và Pederson, 2002; Grant, 1996). Ngoài ra, việc chia sẻ tri thức này sẽ giúp cho hiệu quả làm việc ngày càng tốt hơn với nhiều kiến thức cần phải trao dồi trong cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày. Vì chỉ có hiểu biết nhiều, tri thức vững chắc thì mới giúp con 2
  10. người phát triển và hoàn thiện bản thân. Đó không phải là kết quả làm việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là thành quả hợp tác lao động của cả một tập thể người lao động. Do đó, mỗi nhân viên làm việc trong ngành cần phải có ý thức hợp tác, chia sẻ thông tin, tri thức với nhau mới có thể hoàn thành tốt công việc, gia tăng niềm tin của khách hàng. Hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên ở các trường đại học Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, sản phẩm là công trình khoa học theo nhóm nghiên cứu tăng lên mỗi năm. Tuy nhiên, công bố quốc tế còn nhiều hạn chế. Thực tế hiện nay, giảng viên đại học chủ yếu tập trung vào hoạt động giảng dạy, chưa chú trọng đến hoạt động chia sẻ tri thức. Nguyên nhân có thể từ phía chủ quan của giảng viên như chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động này. Nguyên nhân khách quan như sự quan tâm của lãnh đạo, kinh phí ít, thủ tục đăng ký còn rườm rà, chưa được huấn luyện về kỹ năng nghiên cứu, chưa hình thành nhóm nghiên cứu. Hoạt động chia sẻ tri thức trong lĩnh vực khoa học xã hội nói chung và khoa học kinh tế nói riêng còn nhiều hạn chế về công trình cũng như công bố quốc tế. Bởi vậy, cần có một nghiên cứu toàn diện, đầy đủ nhằm xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên đại học là cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các trường đại học có những chính sách nhằm gia tăng chia sẻ tri thức cho giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập quốc tế. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển đại học trong thời gian tới thì đòi hỏi giảng viên phải không ngừng làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp để đáp ứng nhu cầu công việc, hợp tác làm việc nhóm cùng nhau để phục vụ tốt nhu cầu của thị trường lao động. Cho nên việc chia sẻ tri thức đóng vai trò quan trọng tong quá trình thực hiện sứ mệnh phát triển đại học. Trong những năm vừa qua, mặc dù các trường đại học đã có những hoạt động nhằm chia sẻ tri thức cho người lao động nói chung và giảng 3
  11. viên nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng hoạt động giảng dạy. Có thể thấy việc chia sẻ tri thức, hợp tác làm việc nhóm giữa các giảng viên với nhau vẫn chưa được quan tâm, chưa có chính sách cụ thể mà chủ yếu giảng viên tự học hỏi lẫn nhau một cách tự phát. Trong khi môi trường làm việc của trường đại học đòi hỏi sự phối hợp giữa các bộ phận phải nhịp nhàng. Do đó, sự chia sẻ tri thức giữa các giảng viên là hết sức quan trọng nhằm gia tăng hiệu quả đào tạo. Để tri thức của mỗi giảng viên biến thành tài sản tri thức của tổ chức có thể cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung, đòi hỏi phải có một cơ chế về qui trình lưu giữ, chia sẻ và phát triển tri thức tại tổ chức một cách thông suốt và đồng bộ. Ở góc độ nghiên cứu về hành vi chia sẻ trí thức trong thời gian qua trên thế giới gồm nghiên cứu của Radwan Kharabsheh và cộng sự (2012), Adel Ismail Al–Alawi và cộng sự (2007), Hadi Teimouri và cộng sự (2011) và tại Việt nam gồm nghiên cứu Bùi Thị Thanh (2014), Phùng Thanh Vân (2014) nhưng chia sẻ tri thức của giảng viên đại học thì chưa có nghiên cứu nào. Vì những lý do trên NCS quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài cho luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Cung cấp luận cứ khoa học liên quan đến chia sẻ tri thức của giảng viên đại học, xác định được rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên đại học, đề xuất các quan điểm và các giải pháp thúc đẩy chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh; 4
  12. + Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên ở các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh; + Đề xuất hàm ý quản trị nhằm khuyến khích giảng viên ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tích cực chia sẻ tri thức trong hoạt động nghề nghiệp hơn trong tương lai. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chia sẻ tri thức và các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức tại các tổ chức học thuật; - Xây dựng khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học; - Đánh giá tác động của các nhân tố tới hành vi chia sẻ tri thức của các giảng viên đại học và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động chia sẻ tri thức của các giảng viên đại học tại Việt Nam . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động chia sẻ tri thức, kế đến xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu thu được, NCS đề xuất hàm ý quản trị giúp lãnh đạo các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh có những biện pháp nhằm gia tăng động lực, hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên trong thời gian tới. - Phạm vi không gian: Các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. 5
  13. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của giảng viên đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính sẽ được tác giả thực hiện hệ thống lý thuyết về tri thức và chia sẻ tri thức, lược khảo những nghiên cứu đi trước, thảo luận nhóm với giảng viên đang giảng dạy đại học tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới chia sẻ tri thức của giảng viên, đề xuất mô hình nghiên cứu sau khi đã thảo luận nhóm. - Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án nghiên cứu, phân tích các mô hình và các nhân tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ tri thức, rút ra các kết luận khoa học có chọn lọc về mô hình và các nhân tố ảnh hưởng. Luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan đến luận án, đồng thời thu thập, biên dịch các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan cả về lý luận và thực tiễn về chia sẻ tri thức của giảng viên đại học. - Phương pháp chuyên gia: Luận án sẽ tham khảo và tổng hợp ý kiến của chuyên gia, ban giám hiệu, các nhà quản lý ở các trường đại học …về các vấn đề liên quan đến hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên, các vấn đề đang gặp phải trong hoạt động này, các giải pháp để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức để biến hoạt động chia sẻ tri thức thành nguồn lực bền vững và cạnh tranh của trường đại học. Phương pháp chuyên gia còn được sử dụng trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ tri thức của giảng viên cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới việc chia sẻ tri 6
  14. thức của giảng viên các trường đại học tại Việt Nam. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số liệu thống kê qua các năm, báo cáo của các các trường đại học tại tại Việt Nam để phân tích và làm rõ hoạt động chia sẻ tri thức của các giảng viên; cách thức quản lý và thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng sẽ được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SmartPLS để kiểm định thang đo của mô hình, đưa ra mô hình cấu trúc để đánh giá tác động của các nhân tố tới hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên đại học. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đóng góp được các điểm mới sau: Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn các nội dung lý luận về chia sẻ tri thức, chia sẻ tri thức của các giảng viên đại học và làm rõ các nhân tố tác động đến chia sẻ tri thức của giảng viên đại học. Thứ hai, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án đã kiểm chứng, phân tích được mức độ tác động của các nhân tố tới hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, luận án phân tích được thực trạng cũng như những vấn đề đặt ra đối với hoạt động chia sẻ tri thức của giảng viên đại học. Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu, luận án đề đề xuất một số hàm ý quản trị có thể đem lại những ý nghĩa nhất định cho các trường Đại học tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung trong việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chia sẻ tri thức của giảng viên đại học. 6. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức của giảng viên đại học Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 7
  15. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Các giải pháp tăng cường chia sẻ tri thức của giảng viên đại học tại TP. Hồ Chí Minh 8
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 1.1. Các nghiên cứu về chia sẻ tri thức Tri thức (Knowledge) ngày càng được công nhận là một tài sản quý giá của một tổ chức (Zahari và cộng sự, 2014). Đây được xác định là một lợi thế cạnh tranh (Ngah và Ibrahim, 2010), năng lực cốt lõi và là công cụ hữu hiệu cho năng suất vượt trôi (Lin, 2007) và mang ý nghĩa quan trọng, bền vững đối với thành công của các tổ chức, chính phủ hay các tổ chức tư nhân (Elogie, 2010). Nonaka và Peltokor (2006) đưa ra định nghĩa về dữ liệu có thể được phân loại dưới dạng số, hình ảnh, âm thanh bắt nguồn từ quan sát hoặc đo lương. Thông tin đại diễn cho dữ liệu được sắp xếp theo mẫu có ý nghĩa. Tri thức khác với thông tin ở niềm tin, cam kết, quan điểm, ý định và hành động. Quan điểm của Von (1989) cho răng tri thức có thể được xây dựng thông qua kinh nghiệm và tương tác với những người khác. Việc nghiên cứu tri thức trong các tổ chức bao gồm các nghiên cứu về bản chất của tri thức và quá trình chia sẻ tri thức (Ipe, 2003). Tri thức được định nghĩa là “sự kết hợp linh hoạt của kinh nghiệm, giá trị, thông tin theo ngữ cảnh và hiểu biết chuyên sâu” (Davenport và Prusak, 1998). Chia sẻ kiến thức là quá trình trao đổi kiến thức lẫn nhau và cùng nhau tạo ra kiến thức mới (van den Hooff và de Ridder, 2004); nó ngụ ý sự hợp tác hiệp lực của những cá nhân cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung (Boland & Tenkasi, 1995). Tri thức là một nguồn lực quan trọng của tổ chức. Chia sẻ tri thức góp phần vào phát triển lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức, thông qua việc nâng cao vốn tri thức, bằng cách khuyến khích trao đổi và sáng tạo tri thức trong một tổ chức (Phung, 2019). Điều này là do tri thức là yếu tố then chốt để đạt được sự đổi mới liên tục ở cả cấp độ cá nhân và tổ chức. Nó là cũng được xem xét như một yếu tố liên quan chặt chẽ đến sự tiến bộ của bất kỳ cá nhân 9
  17. hoặc tổ chức nào. Do đó, chia sẻ tri thức là một vấn đề thiết yếu cần được nghiên cứu và đánh giá. Chia sẻ tri thức (Knowledge Sharing) được định nghĩa là việc “cung cấp thông tin nhiệm vụ và bí quyết để giúp đỡ người khác và cộng tác với người khác để giải quyết các vấn đề, phát triển các ý tưởng mới, hoặc thực hiện các chính sách hoặc thủ tục” (Wang, Noe, 2010). Chia sẻ tri thức cũng có thể được định nghĩa là luồng thông tin giữa các cá nhân, cung cấp, tìm kiếm và nhận kiến thức từ những người khác và tích hợp kiến thức đó vào bộ kiến thức của riêng họ (Cabrera và cộng sự, 2006). Lee (2001) cho rằng chia sẻ kiến thức là quá trình truyền hoặc phổ biến kiến thức từ người, nhóm hoặc tổ chức này sang người khác. Chia sẻ tri thức được định nghĩa là các cách thức giúp đỡ cộng đồng những người làm việc cùng nhau, tạo điều kiện trao đổi kiến thức giữa mọi người, giúp định hướng học tập, nâng cao khả năng đạt được các mục tiêu của cá nhân và tổ chức (Dyer, Nobeoka, 2000). Chia sẻ tri thức đề cập đến sự trao đổi kiến thức có đi có lại giữa ít nhất hai bên, cho phép định hình và hình thành kiến thức trong bối cảnh mới (Willem, 2003). Chia sẻ tri thức có thể được định nghĩa là một văn hóa tương tác xã hội, liên quan đến việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên thông qua toàn bộ bộ phận hoặc tổ chức. Chia sẻ tri thức là một phần cơ bản của quản lý tri thức vì nó cho phép tri thức có thể truy cập và sử dụng trong các tổ chức (Noor và cộng sự, 2014). Các cơ sở giáo dục tạo ra tri thức hoạt động theo cách tương tự như tri thức của các doanh nghiệp, bao gồm cả tri thức hoạt động được tạo ra thông qua quá trình dạy và học (Chen, Lin, 2009). Hoạt động chia sẻ chia sẻ tri thức đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Đây là bước khởi tạo điều kiện học tập và ứng dụng kiến thức mới (Paulin, Suneson, 2012). Kết quả học tập và 10
  18. chia sẻ tri thức được nhiều nghiên cứu đánh giá có mối quan hệ tích cực (Du, Wagner, 2007; Gomez và cộng sự, 2010; Lui và cộng sự, 2006). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thích thú đối với quá trình học tập được tăng lên và hài lòng hơn với quá trình học tập, được chứng minh là có tác động tích cực đến quá trình học tập của người học (Gomez và cộng sự, 2010; Lui và cộng sự, 2006; Zhu, 2012). Chia sẻ tri thức trong các tổ chức giúp cải thiện hiệu suất của tổ chức (Lesser và Storck, 2001), thúc đẩy lợi thế cạnh tranh (Argote và Ingram, 2000), tổ chức học tập (Argote, 1999), và đổi mới (Powell và cộng sự, 1996). Lợi thế cạnh tranh của các tổ chức ngày càng phụ thuộc vào việc quản lý tri thức hiệu quả và việc học tập của tổ chức (Riege, 2005). Việc triển khai thành công hệ thống quản lý tri thức phụ thuộc vào hành vi của nhân viên (Park, Ribiere, & Schulte, 2004) đặc biệt là về chia sẻ tri thức giữa các nhân viên. Vai trò của giảng viên bao gồm giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn. Bên cạnh đó, thông qua các bài giảng, các giảng viên thể hiện vai trò của người phổ biến kiến thức cho sinh viên của mình. Giảng viên là những nhà sản xuất tri thức và chia sẻ kiến thức cho sinh viên, giúp phát triển giáo dục và cải thiện hiệu suất của tổ chức. Nếu thiếu đi sự chia sẻ kiến thức giữa các giảng viên sẽ dẫn tới việc hạn chế trong sử dụng các nguồn lực, đồng thời thu hẹp các cơ hội học tập của các sinh viên và các giảng viên (Jolaee và cộng sự, 2014). 1.2. Các nghiên cứu về quản lý tri thức Quản lý tri thức (Knowledge management) được định nghĩa là khả năng của tổ chức trong việc tận dụng các tài sản tri thức của mình để nâng cao sức cạnh tranh của tổ chức (Wiig, 1997). Gold và cộng sự (2001) đã phát triển định nghĩa tổ chức của quản lý tri thức bằng cách chỉ ra tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, văn hóa và sự hỗ trợ quản lý tri thức trong cơ quan. Cơ sở hạ tầng công nghệ như hệ thống kinh doanh thông minh, cơ cấu tổ chức, các yếu tố văn hóa như văn hóa chia sẻ đều góp phần vào sự phát triển của 11
  19. quản lý tri thức (Gold và cộng sự, 2001). Quản lý tri thức hiện đại được bắt nguồn từ nghiên cứu của Nonaka và Takeuchi (2006). Trong đó, quản lý tri thức được định nghĩa dựa trên vòng xoáy sáng tạo tri thức, trong đó các dạng tri thức khác nhau được kết hợp, xã hội hóa, nội bộ bóa, chuyên môn hóa để chuyển đổi kiến thức và cho phép mọi người sử dụng kiến thức (Nonaka, 2006). Các dạng kiến thức được xác định bao gồm kiến thức ngầm (kiến thức bất thành văn, thậm chí có thể không được công nhận bởi người nắm giữ kiến thức và có thể được truyền từ người này sang người khác) và kiến thức rõ ràng (kiến thức thức được viết ra và chia sẻ chính thức giữa mọi người) (Nonaka, Takeuchi, 1995). Paulin và Suneson (2012) chỉ ra rằng quản lý tri thức là một quá trình giữa các cá nhân bao gồm tạo ra kiến thức, chuyển giao kiến thức, chia sẻ kiến thức và rào cản kiến thức. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra các cách phân chia khác nhau của quá trình quản lý tri thức. Quá trình quản lý tri thức có thể chia thành hai quy trình: áp dụng quản lý tri thức và quản lý tri thức phát triển (Wiig, 2012; Wong và Aspinwall, 2005). Một số nghiên cứu khác chia quản lý tri thức thành 5 giai đoạn: (i) tạo ra tri thức, (ii) chuyển giao tri thức, (iii) lưu trữ tri thức, (iv) chia sẻ tri thức và (v) ứng dụng tri thức (Nikabadi, 2014; North và Kumta, 2018). Năm giai đoạn của quản lý tri thức này đưa ra yêu cầu các cá nhân thường xuyên đóng góp và chia sẻ kiến thức, thay vì giữ riêng kiến thức cho mình. Cần chia sẻ tri thức cho người khác thông qua trò chuyện hoặc trao đổi cá nhân bằng văn bản. Quản lý tri thức có thể kết hợp với công nghệ thông tin để việc chia sẻ dữ liệu, kiến thức được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn (Tseng, 2008). Việc quản lý tri thức như một quy trình kinh doanh mà thông qua đó doanh nghiệp tạo ra và sử dụng kiến thức (Sarvary, 1999; Demhest, 1997). Trong bối cảnh hiện nay, các phương pháp cải thiện hệ thống quản lý tri thức, tạo ra các hệ thống chia sẻ và tích hợp giúp góp phần cải thiện hiệu 12
  20. quả hoạt động của các tổ chức (Abubakar và cộng sự, 2019; Del và Della, 2016). Đổi mới kỹ thuật số trong hệ thống quản lý trí thức giúp thúc đẩy các mô hình kinh doanh thông qua việc tối ưu hóa kiến thức mới (Di và cộng sự, 2021). Sử dụng các công cụ kỹ thuật số trong quản lý tri thức giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và đổi mới mô hình hoạt động, do đó cần phải tạo ra nhiều kiến thức mới và áp dụng nhiều công nghệ trong việc quản lý, chia sẻ tri thức, giúp hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu và toàn diện (Di và cộng sự, 2021). Quản lý tri thức hiệu quả đã mang tới lợi thế cạnh tranh cho nhiều cơ quan như Xerox, IBM, Microsoft, Shell, Mitsubishi…(Okeyere và cộng sự, 2010). Để thúc đẩy và cho phép chia sẻ kiến thức, các nhà quản lý cần hiểu động cơ thúc đẩy cá nhân chia sẻ tri thức (Liang và cộng sự, 2008). 1.3. Các nghiên cứu về động lực chia sẻ tri thức Động lực của chia sẻ tri thức xuất phát từ việc các cá nhân có các lĩnh vực kiến thức và chuyên môn khác nhau, do đó việc chia sẻ kiến thức giúp cải thiện hiệu suất tổng thể (Haas, Hansen, 2007). Chia sẻ tri thức không được coi là một quá trình thống nhất vì sự khác biệt giữa các cá nhân, các mối quan hệ và sự khác biệt về các loại tri thức (Haas, Hansen, 2007). Chia sẻ tri thức cũng rất thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân như bối cảnh tổ chức, đặc điểm giữa các cá nhân và nhóm, đặc điểm văn hóa, đặc điểm cá nhân, các yếu tố động lực, nhận thức (Wang, Noe, 2007). Động lực để chia sẻ kiến thức với người khác là từ áp lực bên ngoài và áp lực bên trong (Chang, Chuang, 2011). Những động lực này bao gồm thái độ và niềm tin của cá nhân (động cơ nội tại), chẳng hạn lòng vị tha và thích chia sẻ; định hướng học tập; sự tin tưởng và gắn kết đội ngũ; cảm xúc; tâm lý học tích cực; ý định nghiên cứu khoa học; động lực bên ngoài chẳng hạn như sự công nhận và phần thưởng (Chang, Chuang, 2011; Choi và cộng sự, 2008; Hung, 2008; Lin, 2007; Papadopoulos và cộng sự, 2007). Các yếu tố môi 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2