YOMEDIA

ADSENSE
Việt hóa bộ câu hỏi AITCS II nhằm đo lường sự hợp tác liên ngành giữa các nhân viên y tế
4
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download

Hợp tác liên ngành đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Thang đo sự hợp tác liên ngành giữa các nhân viên y tế II (AITCS II) được đánh giá cao về độ tin cậy và giá trị nhưng chưa có phiên bản tiếng Việt, gây khó khăn trong áp dụng. Việc Việt hóa và đánh giá AITCS II là cần thiết để phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Bài viết trình bày việc chuyển ngữ và đánh giá tính giá trị của AITCS II trong bối cảnh Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt hóa bộ câu hỏi AITCS II nhằm đo lường sự hợp tác liên ngành giữa các nhân viên y tế
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):112-118 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14 Việt hóa bộ câu hỏi AITCS II nhằm đo lường sự hợp tác liên ngành giữa các nhân viên y tế Lê Đại Dương1,2, Nguyễn Thanh Ngọc1, Hồ Thị Quỳnh Duyên1, Mai Thị Thạnh1, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,2,* 1 Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Bộ môn Y đức – Xã hội học – Chăm sóc giảm nhẹ, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Hợp tác liên ngành đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Thang đo sự hợp tác liên ngành giữa các nhân viên y tế II (AITCS II) được đánh giá cao về độ tin cậy và giá trị nhưng chưa có phiên bản tiếng Việt, gây khó khăn trong áp dụng. Việc Việt hóa và đánh giá AITCS II là cần thiết để phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Mục tiêu: Chuyển ngữ và đánh giá tính giá trị của AITCS II trong bối cảnh Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quá trình chuyển ngữ tuân theo hướng dẫn quốc tế gồm 5 giai đoạn: dịch xuôi, tổng hợp, dịch ngược, hội đồng thống nhất, thử nghiệm trên 31 nhân viên y tế. Giá trị nội dung được đánh giá qua I-CVI, S-CVI và Cohen's Kappa. Kết quả: Chỉ số I-CVI đạt từ 0,8 – 1,0, S-CVI từ 0,99 – 1,0 và Cohen’s Kappa từ 0,76 – 1,0. Trong số 31 nhân viên y tế tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, 77,5% cho rằng bộ câu hỏi dễ hiểu hoặc rất dễ hiểu và chỉ 0,07% cảm thấy khó hiểu ở các câu hỏi số 5, 9, 12, 18. Kết luận: Quá trình chuyển ngữ AITCS II đạt kết quả tốt. Phiên bản tiếng Việt có tiềm năng đo lường mức độ hợp tác liên ngành trong bối cảnh Việt Nam. Từ khóa: AITCS II; hợp tác liên ngành; nhân viên chăm sóc sức khỏe Abstract TRANSLATION OF THE AITCS II TOOL INTO VIETNAMESE FOR THE MEASUREMENT OF INTERPROFESSIONAL COLLABORATION AMONG HEALTHCARE PROFESSIONALS Le Dai Duong, Nguyen Thanh Ngoc, Ho Thi Quynh Duyen, Mai Thi Thanh, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien Ngày nhận bài: 11-02-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 05-03-2025 / Ngày đăng bài: 07-03-2025 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: tien.nnhm@umc.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 112 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Background: Interprofessional collaboration plays a crucial role in healthcare. The Assessment of Interprofessional Team Collaboration Scale II (AITCS II) is highly regarded for its reliability and validity. However, the absence of a Vietnamese version poses challenges to its application. Translating and validating the AITCS II is essential for its suitability in the Vietnamese context. Objective: To translate and evaluate the validity of the AITCS II in the Vietnam. Methods: The translation process followed international guidelines, consisting of five stages: forward translation, synthesis, back translation, expert panel review, and pilot testing with 31 healthcare professionals. Content validity was assessed using I-CVI, S-CVI, and Cohen's Kappa. Results: The I-CVI ranged from 0.8 to 1.0, S-CVI from 0.99 to 1.0, and Cohen’s Kappa from 0.76 to 1.0. Among 31 healthcare professionals in the Geriatrics and Palliative Care Department, 77.5% found the questionnaire easy or very easy to understand, while only 0.07% reported difficulties with questions 5, 9, 12, and 18. Conclusion: The translation process of AITCS II yielded positive results. The Vietnamese version has the potential to measure interprofessional collaboration in the Vietnamese healthcare context. Keywords: AITCS II; interprofessional collaboration; healthcare professionals 1. ĐẶT VẤN ĐỀ giá trị trong nghiên cứu, giáo dục và thực hành nhóm, đã dịch sang nhiều ngôn ngữ nhưng chưa có bản tiếng Việt. Vì vậy, chúng tôi thực hiện dịch sang tiếng Việt bộ câu hỏi AITCS II Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa hợp tác liên (V-AITCS II) và đánh giá tính giá trị bảng dịch để đảm bảo ngành (IPC) là sự hợp tác giữa các nhân viên y tế từ các tính rõ ràng, dễ hiểu và ứng dụng trong nghiên cứu cũng như chuyên môn khác nhau để cung cấp dịch vụ toàn diện [1]. IPC cải tiến chất lượng IPC tại Việt Nam. giúp nâng cao năng suất, tận dụng kỹ năng thành viên, tăng trách nhiệm cá nhân và cải thiện chất lượng chăm sóc [2]. IPC đòi hỏi tôn trọng, tin tưởng, chia sẻ quyết định và hợp tác, 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP đồng thời cần cơ hội học hỏi giữa các chuyên môn để nâng NGHIÊN CỨU cao giao tiếp nhóm [3]. Tại Việt Nam, nhiều chính sách và quy định đã được ban 2.1. Đối tượng nghiên cứu hành để tăng cường hợp tác liên ngành trong chăm sóc sức Nhân viên y tế từ nhiều khối ngành chăm sóc sức khỏe tại khỏe, như Nghị quyết số 46-NQ/TW ban hành ngày 23-2- khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại học Y Dược 2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022. Cộng sản Việt Nam về phối hợp đa ngành trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm hợp 2.2. Phương pháp nghiên cứu tác liên ngành vẫn còn mới mẻ đối với nhiều nhân viên chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Nghiên cứu của Huỳnh Thị 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương Hồng cho thấy giáo dục liên ngành giúp thay đổi Nghiên cứu cắt ngang đánh giá công cụ đo lường. nhận thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp và phối hợp [4]. Từ đó 2.2.2. Quá trình chuyển ngữ đặt ra nhu cầu đánh giá và theo dõi sự thay đổi từ nhà trường Việc chuyển ngữ để thích ứng văn hóa bộ câu hỏi AITCS đến môi trường thực hành lâm sàng. II từ tiếng Anh sang tiếng Việt được thực hiện theo hướng dẫn Thang đo hợp tác liên ngành AITCS II, do Orchard C phát của Beaton DE và Tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2020 [6]. Quy triển năm 2012, đánh giá mức độ hợp tác giữa NVYT và sự trình chuyển ngữ được tiến hành theo Hình 1. tham gia của người bệnh. Ban đầu gồm 37 câu hỏi về (1) Giai đoạn 1: Bộ câu hỏi AITCS II sẽ được dịch xuôi từ Quan hệ đối tác/ra quyết định chung, (2) Hợp tác và (3) Phối hợp, sau rút gọn còn 23 câu vào năm 2018 [5]. AITCS II có tiếng Anh sang tiếng Việt thành hai bản T1 và T2 bởi một bác https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 113
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 sĩ tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại học Y thống nhất T12. Dược Thành phố Hồ Chí Minh và một tiến sĩ điều dưỡng tại Giai đoạn 3: Dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh: Bản Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, thông thạo tiếng dịch xuôi T12 được dịch ngược lại tiếng Anh thành hai bản Anh và có kinh nghiệm dịch thuật. BT1 và BT2 bởi hai người Mỹ gốc Việt, thông thạo tiếng Việt, Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch: Hai người dịch và các chưa biết đến bản gốc AITCS II và không làm việc trong lĩnh nghiên cứu viên sẽ tổng hợp hai bản dịch thành bản dịch vực y tế. Hai người dịch T1 và T2 Một người được giới thiệu về BCH và một người thì không Tổng hợp T1 và T2 thành T12 Giải quyết những từ ngữ không nhất quán Gồm: nhà phương pháp học, chuyên gia ngôn ngữ, các người dịch, chuyên gia sức khỏe. Đồng thuận, tạo ra bản dịch thử nghiệm n = 31 - trả lời BCH;thăm dò ý kiến về BCH Hình 1. Quy trình chuyển ngữ thích ứng văn hóa Beaton 2.2.5. Xử lý số liệu chuyên gia về hợp tác liên ngành. Sau khi thảo luận và chỉnh sửa, các chuyên gia đã đề xuất một số thay đổi như sau: Thay Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. thế “cố định” bằng “nhất quán hoặc thống nhất” ở câu 5. Thay Thống kê mô tả được trình bày bằng tần suất (%). Thống “với nhau” bằng “lẫn nhau” ở câu 10. Thay “đánh giá phản kê phân tích các giá trị tính toán như CVI được thể hiện dưới hồi” bằng “đánh giá dựa trên quá trình tự suy ngẫm” ở câu dạng số thập phân. 12. Thay “những thỏa thuận chung cho những khác biệt về ý kiến” bằng “sự thống nhất ý kiến từ những ý kiến khác biệt” ở câu 13. Thay “ranh giới” bằng “phạm vi nhiệm vụ của từng 3. KẾT QUẢ cá nhân” ở câu 14. Thay “bao gồm người bệnh” bằng “để người bệnh tham gia” ở câu 19 và 23. Thay “cuộc họp” bằng Giai đoạn 1: Dịch xuôi AITCS II từ tiếng Anh sang tiếng “buổi họp” ở câu 19 và 23 (Bảng 1). Việt. Cả hai người dịch đều nhận xét AITCS II đơn giản và không gây hiểu lầm. Khi so sánh hai bản dịch, chúng tôi thấy Giai đoạn 4: Hội đồng đánh giá tính giá trị nội dung. Kết chỉ có một số cụm từ khác biệt nhưng vẫn cùng ý nghĩa. quả chi tiết trong Bảng 2. Giai đoạn 2: Tổng hợp bản dịch cuối bản T12. Kết quả từ Bảng 2 cho thấy sự đồng thuận cao của các chuyên gia về tính rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp của bộ câu hỏi. Giai đoạn 3: Dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh, bản Chỉ số giá trị nội dung (I-CVI) của các câu hỏi đạt từ 0,8 – T12 được dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh có kết quả 1,0, chỉ số S-CVI đạt từ 0,99 – 1,0, và chỉ số Cohen’s Kappa tương đồng cao so với AITCS II gốc. Chúng tôi đã tập hợp đạt từ 0,76 – 1,0 cho cả ba yếu tố: quan hệ đối tác, sự hợp tác tất cả các bản dịch Việt – Anh, Anh – Việt và làm việc với các và khả năng phối hợp. 114 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Bảng 1. Các thống nhất sau giai đoạn tổng hợp bản dịch xuôi T1 và T2 và hoàn thiện Bảng dịch V-AITCS II Bảng tiếng Anh Bảng dịch tiếng Việt Đưa người bệnh cùng tham gia vào việc thiết lập 1. Include patients in setting goals for their care mục tiêu chăm sóc cho họ 2. Listen to the wishes of their patients when Lắng nghe những nguyện vọng của người bệnh khi determining the process of care chosen by the xác định kế hoạch chăm sóc do nhóm lựa chọn team 3. Meet and discuss patient care on a regular Thường xuyên gặp gỡ và thảo luận về chăm sóc PARTNERSHIP basis người bệnh 4. Coordinate health and social services (e.g. Phối hợp các dịch vụ sức khỏe và xã hội (ví dụ: tài QUAN HỆ ĐỐI TÁC financial, occupation, housing, connections with chính, việc làm, nhà ở, sự kết nối với cộng đồng, tâm community, spiritual) based upon patient care linh) dựa trên nhu cầu chăm sóc của người bệnh needs Khi chúng tôi làm việc như một nhóm, tất cả các thành 5. Use consistent communication with to discuss Sử dụng cách thức giao tiếp nhất quán để thảo luận viên ... patient care về việc chăm sóc người bệnh Tham gia vào việc thiết lập mục tiêu cho từng người 6. Are involved in goal setting for each patient bệnh Động viên lẫn nhau, động viên người bệnh và gia 7. Encourage each other and patients and their đình của họ để mang các kiến thức và kỹ năng của families to use the knowledge and skills that each mỗi thành viên vào việc phát triển kế hoạch chăm of us can bring in developing plans of care sóc cho người bệnh. 8. Work with the patient and his/her relatives in Cùng làm việc với người bệnh và người nhà của họ adjusting care plans để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc. 9. Share power with each other Chia sẻ quyền hạn với nhau 10. Respect and trust each other Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau COOPERATION 11. Are open and honest with each other Cởi mở và thành thật với nhau 12. Make changes to their team functioning Thực hiện các thay đổi về hoạt động chức năng của HỢP TÁC based on reflective reviews nhóm dựa trên các đánh giá dựa vào tự suy ngẫm 13. Strive to achieve mutually satisfying resolution Cố gắng đạt được sự thống nhất ý kiến từ những ý Khi chúng tôi làm việc như for differences of opinions kiến khác biệt một nhóm, tất cả các thành viên ... 14. Understand the boundaries of what each Hiểu được phạm vi nhiệm vụ của từng cá nhân other can do 15. Understand that there are shared knowledge Hiểu rằng có sự chia sẻ kiến thức và kỹ năng giữa and skills between health providers on the team các nhân viên y tế trong nhóm 16. Establish a sense of trust among the team Thiết lập cảm giác tin cậy giữa các thành viên trong members nhóm 17. Apply a unique definition of Interprofessional Áp dụng một định nghĩa duy nhất về Thực hành hợp collaborative practice to the practice setting tác liên ngành trong môi trường thực hành lâm sàng 18. Equally divide agreed upon goals amongst the Chia sẻ đồng đều sự đồng thuận về các mục tiêu team trong nhóm COORDINATION 19. Encourage and support open communication, Động viên và ủng hộ cho việc giao tiếp cởi mở, để including the patients and their relatives during người bệnh và người nhà của họ tham gia trong PHỐI HỢP team meetings những buổi họp nhóm 20. Use an agreed upon process to resolve Sử dụng một quy trình đã được đồng thuận để giải Khi chúng tôi làm việc như conflicts quyết mâu thuẫn một nhóm, tất cả các thành viên ... 21. Support the leader for the team varying Ủng hộ người lãnh đạo của nhóm thay đổi tùy thuộc depending on the needs of our patients vào nhu cầu của người bệnh 22. Together select the leader for our team Cùng nhau chọn ra người lãnh đạo cho nhóm 23. Openly support inclusion of the patient in our Công khai ủng hộ việc để người bệnh tham gia vào team meetings các buổi họp nhóm của chúng tôi https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 115
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Bảng 2. Tính giá trị của bộ câu hỏi (n =5) Yếu tố đánh giá Tính rõ ràng Tính dễ hiểu Phù hợp để áp dụng Chỉ số A I – CVI K A I – CVI K A I – CVI K Quan hệ đối tác 4-5 0,8 – 1,0 0,76 – 1,0 4-5 0,8 – 1,0 0,76 – 1,0 5 1,0 1,0 Sự hợp tác 5 1,0 1,0 5 1,0 1,0 5 1,0 1,0 Sự phối hợp 4-5 0,8 – 1,0 0,76 – 1,0 4-5 0,8 – 1,0 0,76 – 1,0 5 1,0 1,0 S – CVI 0,9 0,9 1,0 I-CVI = A/N. (A là số chuyên gia đánh giá mức 3 hoặc 4, N là tổng số chuyên gia) S-CVI là giá trị trung bình của I-CVI. K = (I-CVI - Pc) / (1 - Pc), Pc là xác suất lựa chọn đồng thuận của các chuyên gia. Giai đoạn 5: Kiểm tra tính dễ hiểu của phiên bản dịch thử gặp quá nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các từ đồng nghĩa nghiệm. ở tiếng Việt để diễn đạt các khái niệm làm việc liên ngành từ phương Tây trong bộ câu hỏi gốc. Một số trao đổi chủ yếu ở Phiên bản V-AITCS II được đánh giá tính dễ hiểu trên 31 việc diễn đạt câu văn để trôi chảy hơn ở tiếng Việt. nhân viên chăm sóc sức khỏe tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Số Hội đồng chuyên gia đa ngành đã xem xét và phê duyệt bản liệu thu thập bằng bộ câu hỏi khảo sát gồm 3 phần với 23 biến dịch với mức độ đồng thuận cao. Các chỉ số giá trị nội dung (I- liên quan đến mức độ hợp tác của nhân viên y tế (Bảng 3). CVI = 1,0, S-CVI = 0,9–1,0, Kappa = 0,76–1,0) cho thấy bộ câu hỏi được dịch có tính rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp, tương tự Kết quả khảo sát cho thấy, đối tượng nghiên cứu có tuổi kết quả đánh giá ở phiên bản bảng dịch tiếng Ba-tư và tiếng Ý trung bình là 32,8 ± 8,4, 97% là nữ, và 78% là điều dưỡng. [8,9]. Có 77,5% nhân viên y tế cho rằng bộ câu hỏi dễ hiểu hoặc rất dễ hiểu, 15,3% không ý kiến, chỉ 0,07% cảm thấy khó hiểu ở Tiếp đến, phần đánh giá tính dễ hiểu được thực hiện với 31 các câu hỏi số 5, 9, 12, 18. nhân viên y tế từ khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, nơi làm việc theo nhóm liên ngành (bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, vật lí trị liệu Bảng 3. Đặc điểm các đối tượng tham gia thử nghiệm …) là thực hành thường quy. Kết quả cho thấy 77,5% người Đặc điểm (n=31) Tần số (%) tham gia đánh giá bộ câu hỏi dễ hoặc rất dễ hiểu, 15,3% không 20-29 tuổi 11 (34) có ý kiến. Chỉ có 0,07% cảm thấy khó hiểu ở các câu hỏi số 5 30-39 tuổi 14 (47) (Sử dụng cách thức giao tiếp nhất quán để thảo luận về việc Tuổi chăm sóc người bệnh), 9 (Chia sẻ quyền hạn với nhau), 12 40-49 tuổi 4 (13) (Thực hiện các thay đổi về hoạt động chức năng của nhóm dựa >50 tuổi 2 (6) trên các đánh giá dựa vào tự suy ngẫm), 18 (Chia sẻ đồng đều Nam 1 (3) Giới tính sự đồng thuận về các mục tiêu trong nhóm). Chúng tôi giả định Nữ 30 (97) rằng sự khó hiểu là do những nội dung này liên quan đến các Hộ lý 1 (3) khái niệm vốn còn mới mẻ với cách làm việc của nhân viên y Trình độ chuyên môn Điều dưỡng 24 (78) tế (NVYT) như giao tiếp nhóm, quyền hạn trong nhóm, tự suy Bác sĩ 6 (19) ngẫm (reflection) cũng như các quy trình thống nhất mục tiêu làm việc của nhóm. Sau khi được tư vấn và giải thích thêm, 3 4. BÀN LUẬN nhân viên này đánh giá bộ câu hỏi dễ trả lời. Tuy nhiên khi tiến hành thử nghiệm trên mẫu tham gia lớn hơn, chúng tôi sẽ chú Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phương pháp dịch thuật ý các nội dung này để đánh giá tương quan 4 câu hỏi này so với theo hướng dẫn của WHO và Beaton DE, chúng tôi đã dịch 23 các câu hỏi lại. Khi giáo dục liên ngành trở nên phổ biến hơn, câu hỏi của AITCS-II sang tiếng Việt (V-AITCS-II) nhằm đảm mức độ hiểu biết của nhân viên y tế về các khái niệm này có bảo độ chính xác về mặt ngữ nghĩa. Quá trình dịch thuật diễn thể được cải thiện, giúp nâng cao độ chính xác trong trả lời. ra tương đối suôn sẻ. Ở các bước dịch thuật, chúng tôi không Chúng tôi ghi nhận một vài thay đổi tương tự trong chuyển ngữ 116 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 AITCS-II sang tiếng Nhật [10]. Họ cũng thay đổi “đưa người ORCID bệnh vào” thành “để người bệnh tham gia”; “ranh giới nghề Lê Đại Dương nghiệp” thành “phạm vi nghề nghiệp” tương tự bản dịch của https://orcid.org/0000-0002-3048-9180 chúng tôi. Tuy nhiên họ không tiến hành đánh giá tính dễ hiểu Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên để phát hiện các khái niệm làm việc nhóm mà nhân viên y tế Nhật chưa hiểu rõ. Ngoài ra các công trình chuyển sang các https://orcid.org/0000-0002-2591-0313 ngôn ngữ khác không quá chú trọng vào phần dịch mà tập trung Nguyễn Thanh Ngọc vào đánh giá độ tin cậy và tính giá trị cấu trúc nhiều hơn. Việc https://orcid.org/0009-0002-4692-3225 báo cáo các thay đổi từ ngữ này có thể là nguồn gợi ý các khái Hồ Thị Quỳnh Duyên niệm khác biệt giữa các nền văn hóa và bối cảnh khác nhau, https://orcid.org/0009-0007-2010-712X giúp cho phát triển thêm các khái niệm này trong tương lai [11]. Mai Thi Thạnh Sau quá trình chuyển ngữ và đánh giá tính dễ hiểu, bước tiếp https://orcid.org/0009-0006-0924-0635 theo của nghiên cứu là đánh giá trên mẫu NVYT lớn hơn thuộc nhiều khoa phòng để hiểu rõ tính chất bộ câu hỏi và đánh giá Đóng góp của các tác giả các tính chất khác của tính giá trị và độ tin cậy [12]. Chúng tôi Ý tưởng nghiên cứu: Lê Đại Dương cũng nhận thấy một hạn chế của nghiên cứu là thiếu dữ liệu định tính để hiểu sâu hơn về cách NVYT Việt Nam tiếp cận Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Lê Đại Dương, khái niệm IPC. Do đó, cần có thêm nghiên cứu định tính để bổ Nguyễn Thanh Ngọc sung góc nhìn này trong tương lai. Thu thập dữ liệu: Mai Thị Thạnh Giám sát nghiên cứu: Hồ Thị Quỳnh Duyên 5. KẾT LUẬN Nhập dữ liệu: Mai Thị Thạnh Quản lý dữ liệu: Hồ Thị Quỳnh Duyên Quá trình chuyển ngữ bộ câu hỏi AITCS II được thực hiện Phân tích dữ liệu: Nguyễn Thanh Ngọc, Lê Đại Dương theo quy trình khuyến cáo của WHO và Beaton DE, đảm bảo Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Thanh Ngọc sự tương đồng về ngữ nghĩa khi dịch xuôi và dịch ngược. Bộ Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Lê Đại Dương, câu hỏi đã được đánh giá tính giá trị và thử nghiệm trên 31 Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên nhân viên chăm sóc sức khỏe tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy phiên bản tiếng Việt của bộ câu hỏi rõ ràng, dễ Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu hiểu và phù hợp. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Lời cảm ơn Trân trọng cảm ơn Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Chí Minh đã tài trợ kinh phí cho chúng tôi hoàn thành công Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong trình nghiên cứu này. nghiên cứu Y sinh học bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 114/GCN-HĐĐĐ ngày 15/10/2022. Nguồn tài trợ Nghiên cứu nhận được kinh phí tài trợ từ Bệnh viện Đại học TÀI LIỆU THAM KHẢO Y Dược TPHCM theo hợp đồng số 205/2022/HĐ-ĐHYD. 1. Gilbert JHV, Yan J, Hoffman SJ. A WHO report: Xung đột lợi ích framework for action on interprofessional education and Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết collaborative practice. J Allied Health. này được báo cáo. 2010;39(Suppl1):196–7. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 117
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 2. Rawlinson C, Carron T, Cohidon C, Arditi C, Hong QN, 11. Hall DA, Zaragoza Domingo S, Hamdache LZ, Pluye P, et al. An Overview of Reviews on Manchaiah V, Thammaiah S, Evans C, et al. A good Interprofessional Collaboration in Primary Care: Barriers practice guide for translating and adapting hearing-related and Facilitators. Int J Integr Care. 2021;21(2):32. questionnaires for different languages and cultures. Int J Audiol. 2018;57(3):161–75. 3. Orchard C, Bainbridge L, Bassendowski S, Stevenson K, Wagner SJ, Weinberg L, et al. A National 12. Cruchinho P, López-Franco MD, Capelas ML, Almeida Interprofessional Competency Framework. Semantic S, Bennett PM, Silva MM da, et al. Translation, Cross- Scholar. 2010;https://www.semanticscholar.org/paper/A- Cultural Adaptation, and Validation of Measurement National-Interprofessional-Competency- Instruments: A Practical Guideline for Novice Framework-Orchard- Researchers. J Multidiscip Healthc. 2024;17:2701–28. Bainbridge/65fb854e5b9b16d6f9a5362b6101fd6b2ebe cdb2. 4. Hồng HTP, Khoa DD, Linh TTK, Bảo LK, Hoàng NTM. Trải nghiệm của sinh viên về chương trình giáo dục liên ngành trong giáo dục y khoa tại Đại học Y Dược TPHCM. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;536(1B):280-285. 5. Orchard C, Pederson LL, Read E, Mahler C, Laschinger H. Assessment of Interprofessional Team Collaboration Scale (AITCS): Further Testing and Instrument Revision. J Contin Educ Health Prof [Internet]. 2018;38(1):11-18. 6. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB. Guidelines for the Process of Cross-Cultural Adaptation of Self-Report Measures. Spine. 2000;25(24):3186. 7. Lawshe CH. A Quantitative Approach To Content Validity. Pers Psychol. 1975;28:563–75. 8. Norouzinia R, Saeieh SE, Orchard C, Mirzaei S, Jelodar MG. Validation and reliability assessment of the Persian Adaptation of the Interprofessional Team Collaboration Scale II (P-AITCS-II) for Iranian healthcare providers. BMC Health Serv Res. 2025;25(1):15. 9. Caruso R, Magon A, Dellafiore F, Griffini S, Milani L, Stievano A, et al. Italian version of the Assessment of Interprofessional Team Collaboration Scale II (I-AITCS II): a multiphase study of validity and reliability amongst healthcare providers. Med Lav. 2018;109(4):316–24. 10. Yamamoto Y, Haruta J. Translation and cross-cultural adaptation of the Japanese version of the Assessment of Interprofessional Team Collaboration Scale-II (J-AITCS- II) [version 1]. MedEdPublish. 2019;8:195. 118 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.14

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
