Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG<br />
DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP<br />
ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP KÉO CỘT SỐNG THẮT LƯNG<br />
Phan Quan Chí Hiếu*, Trương Trung Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Thoái hóa khớp (THK) là loại bệnh mạn tính thường gặp nhất trong<br />
các bệnh về khớp (6). Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn bắt đầu thăm dò một phương cách trị<br />
liệu có hiệu quả điều trị đau và ít tác dụng phụ trên bệnh lý mạn tính như thoái hóa cột sống dựa trên cơ sở kết<br />
hợp 2 phương pháp điện châm và kéo cột sống.<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Cơ sở 3, BV. Đại học Y<br />
Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/ 2010 đến tháng 12/2010.<br />
Phương pháp & phương tiện nghiên cứu: 52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng được điều trị bằng<br />
điện châm 30 phút các huyệt Giáp tích L2-L3, Giáp tích L3-L4, Giáp tích L4-L5, Thượng liêu L5-S1, Thận du, Đại<br />
trường du, Mệnh môn, Yêu dương quan phối hợp với kéo cột sống 20 phút/ ngày, trong 30 ngày.<br />
Phương tiện đánh giá: Thang VAS, QDSA, chỉ số Schober được theo dõi trước điều trị, sau 10, 20, 30<br />
ngày.<br />
Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả giảm đau khá, tốt là 78,85%. Hiệu quả giảm đau<br />
xuất hiện ngay từ ngày thứ 10 của liệu trình điều trị.<br />
Kết luận: Phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có khả năng làm giảm đau thắt lưng do<br />
thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn điện châm đơn thuần. Một nghiên cứu can thiệp với thiết kế nghiên cứu lâm<br />
sàng ngẫu nhiên, có đối chứng là cần thiết để xác định kết quả này.<br />
Từ khoá: Điện châm, kéo cột sống, đau thắt lưng, QDSA, VAS, nghiệm pháp Schober.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PAIN RELIEF RATE OF ELECTROACUPUNCTURE COMBINED WITH LUMBAR TRACTION IN<br />
LUMBAR OSTEOARTHRITIS<br />
Phan Quan Chi Hieu, Truong Trung Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 113 – 117<br />
Background and Aims: Osteoarthritis (OA) of lumbar column is the most common degenerative diseases of<br />
joints (6). This study was an exploratory effort on pain relief of electroacupuncture combined with lumbar traction<br />
in lumbar OA.<br />
Study design: A cross sectional study, serial case observation was conducted at the 3rd branch of UMCHCMC from June 2010 to December 2010.<br />
Materials and methods: 52 patients of lumbar OA were received a daily 20-minute electropuncture at<br />
Hua-tuo Jiaji points of L2-L3, L3-L4, L4-L5, BL.31, BL.23, BL.25, GV.4, GV.3 and 20-minute lumbar traction in 30<br />
days.<br />
Outcome measures: VAS scale, QDSA scale, Schober index before and after 10, 20, and 30 days of<br />
treatment.<br />
<br />
<br />
Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Trương Trung Hiếu. ĐT: 0913956888.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Email: bstrunghieu@gmail.com<br />
<br />
113<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Result: After 30 days of treatment, 78.85% patients are shown good and fair-good results. Pain relief started<br />
after 10 days of treatment. No side effects found.<br />
Conclusion: Electroacupuncture combined with lumbar traction was shown a potential pain relief for<br />
lumbar OA and better than electropuncture alone. A control, randomized clinical trial is needed to confirm this<br />
observation.<br />
Keywords: Electroacupuncture, lumbar traction, low back pain, QDSA scale, VAS scale, Schober test.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thoái hóa khớp (THK) là loại bệnh thường<br />
gặp nhất trong các bệnh về khớp (1, 6).Tại nước ta,<br />
THK chiếm 10,41% các bệnh về cơ xương khớp.<br />
Trong đó đoạn cột sống thắt lưng là vị trí<br />
thường gặp nhất, chiếm 31,12%. Bên cạnh đó,<br />
chứng đau do thoái hóa cột sống thắt lưng có tỉ<br />
lệ phát bệnh cao, việc điều trị thường kéo dài do<br />
bệnh hay tái phát. Điện châm là một trong<br />
những phương pháp điều trị không dùng thuốc<br />
đã được sử dụng nhiều trong điều trị đau do<br />
thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) (3). Kéo<br />
cột sống cũng thường được sử dụng trên lâm<br />
sàng nhằm điều trị đau thắt lưng. Các nghiên<br />
cứu mới cho thấy kéo cột sống có khả năng làm<br />
giảm đau, tăng tầm vận động, và ghi nhận rất ít<br />
tác dụng bất lợi.<br />
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với<br />
mong muốn bắt đầu tìm kiếm một phương cách<br />
trị liệu có hiệu quả điều trị đau và ít tác dụng<br />
phụ, trên bệnh lý mạn tính như thoái hóa cột<br />
sống dựa trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp trên<br />
(điện châm và kéo cột sống).<br />
Bước đầu nghiên cứu được thăm dò với một<br />
nghiên cứu quan sát trên những bệnh nhân tình<br />
nguyện.<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
<br />
Theo dõi các tai biến của phương pháp điện<br />
châm và kéo cột sống thắt lưng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, quan sát trên<br />
52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng từ<br />
tháng 6/ 2010 đến tháng 12/2010 tại cơ sở 3 BV.<br />
ĐHYD TP. HCM.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân điều trị tại phòng châm cứu<br />
ngoại trú, đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
Có chẩn đoán là thoái hoá cột sống thắt lưng<br />
với:<br />
1. Triệu chứng lâm sàng: đau vùng thắt<br />
lưng, tại chỗ, không lan.<br />
2. Triệu chứng CLS: X quang CSTL thẳng,<br />
nghiêng có hình ảnh thoái hóa cột sống thắt<br />
lưng, có đủ 3 đặc điểm: hẹp khe khớp, đặc<br />
xương dưới sụn, mọc gai xương.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Loại trừ các trường hợp đau thắt lưng do các<br />
nguyên nhân không phải THCSTL.<br />
Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính kèm<br />
theo hay bệnh nặng cần điều trị tích cực.<br />
<br />
Thăm dò tỷ lệ giảm đau của điện châm và<br />
kéo cột sống thắt lưng đối với bệnh nhân đau<br />
thắt lưng do thoái hóa cột sống.<br />
<br />
Bệnh nhân đang dùng các thuốc có ảnh<br />
hưởng kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
<br />
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu<br />
Bệnh diễn tiến nặng thêm, đau nhiều hơn.<br />
<br />
Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau<br />
thắt lưng do thoái hóa cột sống được điều trị<br />
bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột<br />
sống thắt lưng.<br />
<br />
114<br />
<br />
Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.<br />
<br />
Bệnh nhân tự ý dùng thêm thuốc giảm đau<br />
khác.<br />
Bệnh nhân bỏ điều trị không rõ nguyên<br />
nhân, loại khỏi nghiên cứu.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Bệnh nhân tình nguyện được thực hiện các<br />
cận lâm sàng: công thức máu, BUN, Creatinin,<br />
SGOT, SGPT, VS, điện tâm đồ, siêu âm bụng<br />
tổng quát, X quang cột sống thắt lưng thẳng,<br />
nghiêng để phục vụ việc chọn và loại bệnh.<br />
<br />
Điện châm 30 phút các huyệt Giáp tích L2L3,Giáp tích L3-L4, Giáp tích L4-L5,Thượng liêu L5S1, Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Yêu<br />
dương quan.<br />
Kéo cột sống 20 phút.<br />
Việc theo dõi và đánh giá được thực hiện lúc<br />
bắt đầu tham gia điều trị (ngày thứ 1), sau ngày<br />
10, 20, 30.<br />
Phương tiện sử dụng gồm có phiếu theo dõi<br />
lâm sàng bảng câu hỏi QDSA (đánh giá mức độ<br />
đau ở bệnh nhân có thời gian đau trên 6 tháng),<br />
thang nhìn VAS (đánh giá mức độ đau ở bệnh<br />
nhân có thời gian đau dưới 6 tháng), chỉ số<br />
Schober.<br />
Tiêu chuẩn phân loại kết quả điều trị:<br />
Tốt: Giảm đau 85%- 100% so với điểm số ban<br />
đầu.<br />
Khá: Giảm đau 70% - 84,99% so với điểm số<br />
ban đầu.<br />
Trung bình: Giảm đau 50% - 69,99% so với<br />
điểm số ban đầu.<br />
Kém: Giảm đau < 50% so với điểm số ban<br />
đầu.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Thu thập, xử lý, phân tích các số liệu bằng<br />
SPSS 11.5.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu<br />
Bảng 1. Bảng phân bố bệnh nhân theo tuổi.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
23,08<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, lứa tuổi<br />
mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 chiếm tỉ lệ 55,77%,<br />
tuổi trung bình mắc bệnh là 49,07 10,88.<br />
PHÁI<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
23<br />
29<br />
52<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
44,23<br />
55,77<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc<br />
bệnh ở nữ nhiều hơn nam 1,26 lần.<br />
Bảng 3. Bảng phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc<br />
bệnh.<br />
<br />
Thời gian điều trị 30 ngày.<br />
<br />
Số BN<br />
11<br />
29<br />
<br />
Số BN<br />
12<br />
52<br />
<br />
Bảng 2. Bảng phân bố bệnh nhân theo giới tính.<br />
<br />
Kỹ thuật điều trị<br />
Điện châm kết hợp kéo cột sống.<br />
<br />
NHÓM TUỔI<br />
< 40<br />
40-59<br />
<br />
NHÓM TUỔI<br />
≥ 60<br />
Tổng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
21,15<br />
55,77<br />
<br />
THỜI GIAN MẮC BỆNH<br />
6 tháng<br />
Tổng<br />
<br />
Số BN<br />
36<br />
16<br />
52<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
69,23<br />
30,77<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân mắc bệnh dưới 6 tháng<br />
chiếm tỷ lệ cao 69,23%.<br />
<br />
Hiệu quả giảm đau<br />
Bảng 4. Đánh giá hiệu quả giảm đau ở nhóm có thời<br />
gian bệnh dưới 6 tháng.<br />
Nhóm có thời gian bệnh dưới 6<br />
tháng<br />
Trước điều trị<br />
Sau 10 ngày điều trị<br />
Sau 20 ngày điều trị<br />
Sau 30 ngày điều trị<br />
ANOVA<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
6,21<br />
3,90<br />
2,49<br />
1,47<br />
F = 161,97<br />
P = 0,00001<br />
<br />
Nhận xét: Điểm giảm đau giữa các ngày<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
Bảng 5. Kết quả giảm đau của nhóm có thời gian<br />
bệnh trên 6 tháng.<br />
Nhóm có thời gian bệnh trên 6<br />
tháng<br />
Trước điều trị<br />
Sau 10 ngày điều trị<br />
Sau 20 ngày điều trị<br />
Sau 30 ngày điều trị<br />
ANOVA<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
20,63<br />
12,94<br />
8,06<br />
4,31<br />
F = 134,11<br />
P = 0,0001<br />
<br />
Nhận xét: Điểm giảm đau giữa các ngày<br />
điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).<br />
<br />
115<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phân loại kết quả điều trị: Sau 30 ngày điều<br />
trị, các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được<br />
phân loại kết quả điều trị như sau:<br />
<br />
hóa khớp nói chung thường xảy ra ở người phụ<br />
nữ cao hơn nam giới.<br />
<br />
Bảng 6. Phân loại kết quả điều trị.<br />
<br />
Trong nghiên cứu sử dụng chủ yếu nhóm<br />
huyệt Hoa Đà Giáp Tích kết hợp với 1 số huyệt<br />
tại chỗ lân cận vùng đau và một số huyệt bổ<br />
Thận.<br />
<br />
Phân<br />
loại<br />
<br />
Tốt<br />
Khá<br />
Trung<br />
bình<br />
Kém<br />
Tổng<br />
cộng<br />
<br />
Trước<br />
Sau 10 Sau 20 ngày<br />
điều trị<br />
ngày<br />
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ<br />
BN (%) BN (%) BN (%)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
13<br />
25<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
52<br />
52<br />
<br />
9<br />
<br />
Sau 30<br />
ngày<br />
Số Tỷ lệ<br />
BN (%)<br />
18 34,62<br />
23 44,23<br />
<br />
17,31<br />
<br />
34<br />
<br />
65,38 11 21,15<br />
<br />
100<br />
<br />
43 82,69<br />
<br />
5<br />
<br />
9,62<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
100<br />
<br />
52<br />
<br />
52<br />
<br />
100<br />
<br />
52<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
Bảng 7. Đánh giá sự thay đổi số đo độ giãn cột sống<br />
trong nhóm nghiên cứu.<br />
Thời gian<br />
Trước điều trị<br />
Ngày 10<br />
Ngày 20<br />
Ngày 30<br />
ANOVA<br />
<br />
Độ giãn trung bình (cm)<br />
13,33<br />
13,90<br />
14,31<br />
14,52<br />
F = 37,42 P = 0,0001<br />
<br />
Nhận xét: Sự thay đổi số đo độ giãn cột sống<br />
giữa các ngày điều trị khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê với P < 0,05.<br />
<br />
BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN<br />
Về tuổi<br />
Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình bị<br />
THCSTL là 49,07 10,88. Kết quả này tương đối<br />
phù hợp với sinh lý bệnh học của thoái hóa cột<br />
sống thắt lưng thường gặp ở tuổi lao động và<br />
quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp.<br />
<br />
Về giới<br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam/nữ là<br />
1/1,26. Theo các tác giả Roland W. Moskowits,<br />
A. Doube, tỉ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam<br />
liên quan chặt chẽ đến sự mãn kinh. Nguyên<br />
nhân là do người phụ nữ ở lứa tuổi sau mãn<br />
kinh (40 – 59 tuổi) có nồng độ estrogen giảm<br />
thấp làm giảm khả năng hấp thu canxi, bên cạnh<br />
đó thói quen ít tập thể dục, vận động thể chất<br />
cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D,<br />
canxi, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả<br />
năng tái tạo của xương, sụn khớp. Do đó, thoái<br />
<br />
116<br />
<br />
Về công thức huyệt điều trị<br />
<br />
Theo YHHĐ, tác dụng khi châm nhóm<br />
huyệt Hoa Đà Giáp Tích được giải thích theo cơ<br />
chế thần kinh sinh học, tác động qua cơ chế<br />
kiểm soát cửa, châm nhóm huyệt này làm kích<br />
hoạt con đường dẫn truyền trong lem, từ đó gây<br />
ức chế con đường dẫn truyền ngoài lem, nên<br />
làm ức chế dẫn truyền cảm giác đau (5).<br />
Ngoài ra, một số tác giả đã chứng minh, với<br />
một kích thích điện vừa đủ cơ thể sẽ tiết ra<br />
endorphin có tác dụng gây tê.<br />
Theo YHCT, nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích<br />
có ảnh hưởng theo từng vùng tương ứng với vị<br />
trí của huyệt. Nếu so sánh về mặt giải phẫu sẽ<br />
thấy có sự phù hợp nhất định về vị trí của huyệt<br />
Hoa Đà Giáp Tích với phân bố cảm giác da theo<br />
rễ thần kinh.<br />
Như vậy, việc sử dụng điện châm trên<br />
nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích gây được hiệu<br />
quả giảm đau do sự phối hợp cả cơ chế điều<br />
trị đau tại chỗ theo YHCT và cơ chế ức chế<br />
dẫn truyền cảm giác đau, tiết endorphin có<br />
tác dụng gây tê theo YHHĐ.<br />
Theo Đông y Thận chủ cốt tủy, bệnh lý<br />
thoái hóa cột sống có thể do rối loạn chức<br />
năng này của Thận. Các huyệt Thận du, Mệnh<br />
môn, Yêu dương quan được chọn vào công<br />
thức điều trị do có tác dụng bổ Thận (dựa<br />
theo tài liệu kinh điển).<br />
<br />
Về vấn đề kéo cột sống<br />
Theo qui luật “chiều cao đĩa đệm tăng làm<br />
áp lực nội đĩa đệm giảm”, nên phương pháp kéo<br />
giãn cột sống thắt lưng trong điều trị làm cho<br />
các khoang đốt sống giãn ra, làm áp lực nội đĩa<br />
đệm giảm, nên có tác dụng giảm đau.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Về hiệu quả giảm đau<br />
Sau 10 ngày có 17,31% bệnh nhân đạt hiệu<br />
quả giảm đau trung bình.<br />
Sau 20 ngày có 25% bệnh nhân đạt hiệu quả<br />
giảm đau khá, 65,38% đạt hiệu quả giảm đau<br />
trung bình.<br />
Sau 30 ngày điều trị, tất cả 52 bệnh nhân đều<br />
đạt hiệu quả giảm đau, trong đó tỉ lệ bệnh nhân<br />
đạt kết quả tốt là 34,62%, đạt kết quả khá là<br />
44,23% bệnh nhân.<br />
Như vậy sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh<br />
nhân đạt kết quả giảm đau khá tốt là 78,85%. So<br />
sánh sơ bộ cho thấy phương pháp điện châm kết<br />
hợp kéo cột sống thắt lưng có hiệu quả điều trị<br />
đau thắt lưng tốt hơn kéo cột sống đơn thuần<br />
(kết quả giảm đau là 64% theo G van der<br />
Heijden 7 và 47,6% theo Lindstrom) hoặc điện<br />
châm đơn thuần (kết quả giảm đau là 71,4%<br />
theo Kim HJ).<br />
<br />
Về tác dụng không mong muốn của nhóm<br />
nghiên cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu không xảy ra<br />
các tai biến nghiêm trọng.<br />
<br />
đạt kết quả tốt là 34,62%, đạt kết quả khá là<br />
44,23% bệnh nhân.<br />
So sánh sơ bộ cho thấy phương pháp điện<br />
châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có hiệu quả<br />
điều trị đau thắt lưng tốt hơn kéo cột sống đơn<br />
thuần (64% theo G van der Heijden (7) và 47,6%<br />
theo Lindstrom) (4) hoặc điện châm đơn thuần<br />
(kết quả giảm đau là 71,4% theo Kim HJ) (2).<br />
Qua 30 ngày điều trị không ghi nhận bất<br />
thường nghiêm trọng như rối loạn vận mạch,<br />
huyết áp khi kéo, choáng khi châm (vượng<br />
châm). Cho thấy phương pháp điện châm kết<br />
hợp kéo cột sống thắt lưng tương đối an toàn<br />
trong áp dụng điều trị lâm sàng.<br />
Phương pháp điện châm kết hợp kéo cột<br />
sống thắt lưng có khả năng làm giảm đau thắt<br />
lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn<br />
điện châm đơn thuần. Một nghiên cứu can thiệp<br />
với thiết kế nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có<br />
đối chứng là cần thiết để xác định kết quả này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua việc quan sát 52 bệnh nhân thoái hóa<br />
cột sống thắt lưng tình nguyện được điều trị<br />
bằng điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng<br />
với liệu trình 30 ngày, bước đầu ghi nhận như<br />
sau:<br />
Phương pháp châm cứu kết hợp kéo cột<br />
sống có hiệu quả giảm đau đối với bệnh nhân<br />
đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.<br />
Sau 30 ngày điều trị, tất cả 52 bệnh nhân đều<br />
đạt hiệu quả giảm đau, trong đó tỉ lệ bệnh nhân<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Hồ Hữu Lương (2008), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. NXB Y<br />
học, tr. 8- 18, 141.<br />
Kim HJ, Lee SR, Byun JY, Ahn SG (2000), “Clinical study of the<br />
treatment of spondylolisthesis”, J Kor Acu Mox Soc 2 (17), pp.<br />
106- 115.<br />
Lã Quang Nhiếp (1984), Điều trị điện trên huyệt, NXB Y học, tr. 5204.<br />
Lindstrom A (1980), “Autotraction for treatment of lumbar disc<br />
degeneration: a multicenter controlled investigation”, Acta<br />
Orthop Scand, 51, pp. 791-798<br />
Phan Quan Chí Hiếu (1997), Bài giảng thần kinh sinh học và châm<br />
cứu, Giáo trình sau đại học- lưu hành nội bộ khoa YHCT, Đại<br />
học Y Dược TP. HCM, tr. 1-20.<br />
Trần Ngọc Ân (1995), Bệnh thấp khớp, NXB Y học Hà Nội, tr.<br />
193- 194, 200- 202.<br />
Van der Heijden G (1995), “Efficacy of Lumbar Traction: A<br />
Randomised Clinical Trial”. Physiotherapy, 81, pp. 29- 35.<br />
<br />
117<br />
<br />