HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 59-70<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0151<br />
<br />
XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC<br />
TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA HỌC<br />
Vũ Thị Thu Hoài<br />
Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Tóm tắt. Đánh giá kết quả học tập của người học là đánh giá dựa theo năng lực của người<br />
học, tức là đánh giá khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả<br />
đầu ra cuối của một giai đoạn, một quá trình học tập, đồng nghĩa với quá trình tìm kiếm<br />
minh chứng về việc người học đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đó. Kết quả đánh giá<br />
theo năng lực là cơ sở để người dạy điều chỉnh các hoạt động dạy học và người học cải<br />
tiến quá trình học tập của bản thân. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm<br />
nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất<br />
và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Việc hình thành và phát triển<br />
năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngay từ khi còn học tập ở trường Đại học là một<br />
yêu cầu cần thiết, nhằm nâng cao năng lực dạy học cho sinh viên. Bài viết xác định những<br />
tiêu chí cần có của năng lực dạy học tích hợp, các nguyên tắc, quy trình xây dựng và đề<br />
xuất bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm hóa học<br />
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Hóa học Trung học phổ thông (THPT).<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp, chủ đề tích hợp, năng lực dạy học, đánh giá năng lực dạy học<br />
tích hợp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong thập kỉ vừa qua dạy học (DH) theo hướng tích hợp hay còn gọi là dạy học tích hợp<br />
(DHTH) đã được các nhà khoa học nghiên cứu và vận dụng nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới<br />
[11, 14]. Các tác giả này đã chỉ ra rằng kết quả học tập của học sinh (HS) cao hơn khi chương trình<br />
được tích hợp, bởi DH truyền thống đang bộc lộ những hạn chế khi phải đương đầu với sự phát<br />
triển ngày càng nhanh chóng của khoa học, công nghệ với lượng kiến thức đồ sộ của nhân loại;<br />
hàng loạt những vấn đề mới nảy sinh có tính chất toàn cầu cần được nhà trường quan tâm và bổ<br />
sung vào chương trình để dạy cho HS những kiến thức, những vấn đề cần giải quyết trong học tập<br />
và trong cuộc sống mà không thể dựa trên kiến thức, tư duy của một lĩnh vực, một ngành khoa học.<br />
Để giải quyết các vấn đề này cần đòi hỏi HS vận dụng kiến thức tổ hợp của nhiều ngành khoa học<br />
khác nhau [13]. Do vậy, giáo dục phổ thông phải giúp HS có cái nhìn về thế giới trong tính chỉnh<br />
thể vốn có của nó, không bị chia cắt, tách rời thành từng môn, từng lĩnh vực quá sớm [9]. Các nhà<br />
khoa học cũng đánh giá DHTH có nhiều điều kiện để phát triển được năng lực (NL) cho HS [10].<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày nhận đăng: 12/9/2017<br />
Liên hệ: Vũ Thị Thu Hoài, e-mail: hoaivtt@vnu.edu.vn, vuthuhoaih@yahoo.com.vn<br />
<br />
59<br />
<br />
Vũ Thị Thu Hoài<br />
<br />
Tại Việt Nam, xu thế tích hợp các môn học trong hoạt động giáo dục đã thu hút được sự<br />
quan tâm của nhiều nhà khoa học và các giáo viên (GV). Theo [7], tác giả đã bước đầu nghiên cứu,<br />
đề xuất những nguyên tắc của dạy học tích hợp liên môn cũng như việc xây dựng và lựa chọn chủ<br />
đề dạy học về Khoa học tự nhiên; Tác giả Nguyễn Văn Biên [2] đề xuất quy trình xây dựng chủ đề<br />
tích hợp về khoa học tự nhiên như một gợi ý đối với giáo viên trong quá trình làm quen với việc<br />
xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp; Theo [5], các tác giả đã đề xuất quy trình xây<br />
dựng chủ đề tích hợp liên môn, áp dụng trong DH nhằm phát triển NL vận dụng kiến thức hóa học<br />
vào cuộc sống cho HS.<br />
Một trong những khâu quan trọng không thể thiếu của hoạt động giáo dục là kiểm tra,<br />
đánh giá (ĐG), trong đó đánh giá năng lực (ĐGNL) – hay ĐG quá trình nhằm giúp người dạy<br />
có thông tin kết quả học tập của người học để điều chỉnh hoạt động DH; giúp GV và nhà trường<br />
xác nhận, xếp hạng kết quả học tập và quan trọng hơn từ đó giúp người học điều chỉnh quá trình<br />
học tập của bản thân. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh ĐG quá trình bằng các hình thức, phương<br />
pháp ĐG không truyền thống như quan sát, phỏng vấn, hồ sơ, dự án, trình diễn thực, nhiều người<br />
cùng tham gia, HS tự ĐG... Bên cạnh đó, các nước tạo ra một số công cụ kiểm tra ĐG rất hữu<br />
hiệu như: Nghiên cứu về xu thế trong Toán học và Khoa học quốc tế (Trends in International<br />
Mathematics and Scientics - TIMSS); Nghiên cứu về sự tiến bộ về NL đọc hiểu quốc tế (Program<br />
in International Reading Listeracy Strudy – PIRLS); Chương trình ĐG HS quốc tế (Program for<br />
International Student Assessment – PISA). . . .Do vậy, ĐG NL là một hoạt động nhằm cải thiện và<br />
nâng cao chất lượng giáo dục. Ở trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu và thiết kế bộ<br />
công cụ ĐG NL cho người học như trong [6, 8], các tác giả đã thiết kế bộ công cụ đánh giá NL<br />
hợp tác cho HS trong dạy học sinh học ở trường phổ thông và cho sinh viên (SV) thông qua DH<br />
dự án; Theo [1], tác giả Đặng Thị Thuận An, đã đề xuất khung NLDH tích hợp và một số cách sử<br />
dụng khung này trong đào tạo GV Hóa học tại các Trường Đại học Sư phạm; Như vậy DHTH có<br />
vai trò quan trọng trong việc phát triển NL của người học, đồng thời ĐGNL là một khâu không thể<br />
thiếu để phát triển NL của người học. Với những lí do trên, bài viết đề xuất các tiêu chí, cách thức,<br />
công cụ và quy trình ĐG NLDHTH cho sinh viên Sư phạm Hóa học (SVSPHH) nhằm phát triển<br />
NLDH cho SVSPHH góp phần đáp ứng các yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm về DHTH và NLDHTH<br />
<br />
Có nhiều quan điểm về DHTH: Theo Xaviers Roegirs “Khoa sư phạm tích hợp là một quan<br />
niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những<br />
NL rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS nhằm phục vụ cho quá trình học tập<br />
tương lai, hoặc hoà nhập HS vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình<br />
học tập có ý nghĩa” [10]. Theo UNESCO, DHTH các môn khoa học là “Một cách trình bày các<br />
khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học,<br />
tránh quá nhấn mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”[9]. Như<br />
vậy, DHTH là định hướng DH trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến<br />
thức, kĩ năng,. . . thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết<br />
các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức và kĩ năng mới; phát triển được<br />
những NL cần thiết, trong đó có nhiều điều kiện để phát triển NL vận dụng kiến thức để giải quyết<br />
các vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.<br />
NLDH của GV được xem xét trên cơ sở tiếp cận khái niệm NL. Có nhiều định nghĩa về NL,<br />
60<br />
<br />
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học<br />
<br />
trong bài viết này sử dụng khái niệm: “NL là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc<br />
ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm<br />
vụ”[12]. Theo đó, NL là hệ thống khả năng của con người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có hiệu<br />
quả công việc, hoạt động nào đó. NLDH là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ của<br />
người dạy trong việc định hướng người học tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các NL cá nhân.<br />
Trong 8 tiêu chuẩn đầu ra trình độ Đại học khối ngành sư phạm trong đào tạo GV THPT [3] thì<br />
tiêu chuẩn năng lực DH tích hợp (NLDHTH) có nhiều điều kiện phát triển NL cho HS, đặc biệt là<br />
NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Theo chúng tôi, cấu trúc NLDHTH của SVSPHH<br />
được xác định bởi các NL thành phần sau:<br />
- NL hiểu biết về DHTH, NL xây dựng được các chủ đề DHTH: Phân tích khả năng tích<br />
hợp của một chủ đề, một phần hay một chương của môn học; Lập được bảng ma trận thể hiện nội<br />
dung tích hợp đã lựa chọn theo các mức độ khác nhau về kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng<br />
phát triển NL cho HS.<br />
- NL thiết kế một số hoạt động để tổ chức DHTH của chủ đề, chủ điểm hay chương, phần<br />
đã lựa chọn: Xây dựng kế hoạch dạy học (KHDH) các CĐTH đảm bảo DH theo định hướng phát<br />
triển NL cho HS.<br />
- Thực hiện KHDH các CĐTH đã soạn trong thực hành, trong thực tập sư phạm (TTSP).<br />
- ĐG được quá trình hình thành và phát triển NLDHTH của bản thân và đồng nghiệp. Rút<br />
ra được các cải tiến hay đề xuất để DH các CĐTH nhằm rèn luyện NL phát triển chương trình nhà<br />
trường cho tương lai.<br />
Tóm lại, NLDHTH bao gồm: NL hiểu biết về DHTH; NL xây dựng các chủ đề DHTH; NL<br />
lập KHDHTH; NL tổ chức, thực hiện các hoạt động DHTH và NL kiểm tra ĐG theo hướng tích<br />
hợp. Vì vậy, để ĐG NLDHTH, thì cần thiết kế bộ công cụ ĐG NL theo cấu trúc và các tiêu chí của<br />
NLDHTH, các biểu hiện và các mức độ cụ thể, chi tiết với từng biểu hiện của các tiêu chí đó.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Nguyên tắc xây dựng bộ công cụ ĐG NLDHTH<br />
<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về DHTH: về vấn đề DHTH ở trên Thế giới và Việt Nam, các<br />
khái niệm về NLDH, NLDH tích hợp, cấu trúc và các thành tố của NL DHTH, các hình thức ĐG<br />
NL DHTH và cơ sở thực tiễn về thực trạng NL DHTH của GV THPT môn Hóa học và SVSPHH,<br />
chúng tôi đề xuất 5 nguyên tắc xây dựng bộ công cụ ĐG NL DHTH cho SV ngành SPHH như sau:<br />
Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra về các tiêu chuẩn NL nghề<br />
nghiệp GV trong đó có NLDH và NLDHTH trong đào tạo GV Hóa học THPT của các trường Sư<br />
phạm.<br />
Nguyên tắc 2: Bộ công cụ ĐG NL DHTH cần phù hợp với yêu cầu về nội dung về kiến<br />
thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được của chuyên ngành Lí luận và Phương pháp DH Hóa học trong<br />
đào tạo GV Hóa học THPT.<br />
Nguyên tắc 3: Việc xây dựng bộ công cụ ĐG NLDHTH cần dựa trên cơ sở lí luận về DHTH,<br />
NLDH nói chung và NLDHTH nói riêng, các văn bản, quy định và các hướng dẫn liên quan đến<br />
DHTH.<br />
Nguyên tắc 4: Các tiêu chí ĐG phải phù hợp với biện pháp phát triển NLDHTH cho<br />
SVSPHH.<br />
Nguyên tắc 5: Bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi; Cần đảm<br />
bảo yêu cầu ĐG được NLDHTH cho SV một cách cụ thể và tường minh, nghĩa là phải đo được<br />
61<br />
<br />
Vũ Thị Thu Hoài<br />
<br />
hay lượng hóa được các mức độ đạt được NLDHTH của SV.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Quy trình xây dựng bộ công cụ ĐG NL DHTH cho SV SPHH<br />
<br />
Để xây dựng bộ tiêu chuẩn ĐG NL DHTH, chúng tôi xây dựng quy trình gồm 5 bước sau:<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung các kiến thức để xây dựng các CĐTH, tài liệu lí luận<br />
về DHTH. Xác định NL DHTH của SVSPHH bao gồm: NL hiểu biết về DHTH; NL xây dựng<br />
các chủ đề DHTH; NL lập kế hoạch và tổ chức DHTH trong DH hóa học; NL định hướng kết hợp<br />
các nội dung kiến thức có liên quan của các học phần Khoa học tự nhiên với học phần Lí luận và<br />
PPDH Hóa học và NL kiểm tra, ĐG theo hướng tích hợp, phát triển NL người học.<br />
Bước 2: Xác định được các tiêu chí cần đạt được của tiêu chuẩn về NLDHTH đối với SV<br />
ngành SPHH bao gồm các NL thành phần ở các mức độ khác nhau.<br />
Bước 3: Từ các tiêu chí, xác định các mức độ biểu hiện của các NL thành phần, các mức<br />
độ chi tiết cần đạt được của các tiêu chí, các minh chứng cụ thể để làm cơ sở ĐG định lượng<br />
NLDHTH.<br />
Bước 4: Xây dựng công cụ ĐG, bảng kiểm quan sát, phiếu hỏi và phiếu tự ĐG; Xin ý kiến<br />
của các chuyên gia về các phiếu ĐG NL DHTH của SVSPHH.<br />
Bước 5: Thử nghiệm bộ công cụ ĐG và chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong<br />
giai đoạn mới.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Bộ công cụ ĐG NLDHTH của SVSPHH<br />
<br />
2.4.1. Các tiêu chí ĐG NLDHTH của SVSPHH<br />
Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình xây dựng bộ công cụ ĐG NLDH TH, các cơ sở lí<br />
thuyết về DHTH và mục tiêu đào tạo GV của khối ngành SPHH ở các Trường Đại học, bài viết đề<br />
xuất hệ thống các tiêu chí ĐG và các biểu hiện của NLDH TH của SVSPHH và được trình bày cụ<br />
thể trong bảng sau:<br />
STT<br />
<br />
Bảng 1. Hệ thống các tiêu chí ĐG NLDHTH cho SVSPHH<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
1<br />
<br />
Hiểu biết về<br />
DHTH<br />
<br />
2<br />
<br />
NL<br />
xây<br />
dựng và tổ<br />
chức DH các<br />
CĐTH<br />
<br />
62<br />
<br />
Biểu hiện<br />
- Cập nhật được các thông tin về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt<br />
Nam: Các văn bản, quy định, các hướng dẫn liên quan đến DHTH.<br />
- Có các kiến thức về cơ sở lí luận của NLDH, NLDHTH, bản chất, các hình<br />
thức tích hợp và vai trò của DHTH, của các PPDH tích cực theo định hướng<br />
phát triển NL cho HS.<br />
- Nắm vững kiến thức môn Hóa học ở trường phổ thông, đảm bảo nội dung các<br />
kiến thức chính xác, khoa học, cập nhật và có hệ thống.<br />
- Có khả năng phân tích nội dung, chương trình trong SGK ở trường phổ thông,<br />
nội dung các kiến thức trong các môn Hóa học cơ bản mà SV được học ở trường<br />
Đại học (Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lí,. . . .) để xây dựng các<br />
CĐTH.<br />
- Tích hợp được các kiến thức liên môn Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học,<br />
Sinh học,. . . .) và các vấn đề liên quan trong thực tiễn cuộc sống để xây dựng<br />
các CĐTH.<br />
- Lựa chọn được các PPDH, KTDH tích cực, phù hợp để thiết kế các KHDH<br />
các CĐTH đã xây dựng theo định hướng phát triển NL HS. (Các hình thức tổ<br />
chức DH đặc thù trong DH môn Hóa học, cách phối hợp linh hoạt các PPDH<br />
tích cực) để DH các CĐTH.<br />
<br />
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học<br />
<br />
3<br />
<br />
NL kiểm tra,<br />
ĐG<br />
<br />
- Hợp tác được với các SV ngành SPHH, giảng viên và các GV môn Hóa học<br />
THPT trong việc xây dựng và thiết kế các KHDH các CĐTH.<br />
- Thực hiện các KHDH các CĐTH đã xây dựng trong học phần PPDH hóa học<br />
ở trường phổ thông và TTSP.<br />
- Thiết kế và sử dụng bộ công cụ ĐG sự hình thành và phát triển các NL cho<br />
HS thông qua DHTH (cả trong và sau quá trình học).<br />
- Đề xuất được các hình thức, các mức độ, các minh chứng để xây dựng bộ<br />
công cụ ĐG NLDHTH cho bản thân và các bạn SV khác.<br />
- Vận dụng được bộ công cụ ĐG NLDHTH để ĐG đồng đẳng và tự ĐG<br />
NLDHTH của bản thân.<br />
- Đề xuất được các giải pháp cải tiến các hoạt động trong tiến trình xây dựng<br />
và sử dụng các CĐTH để DH nhằm phát triển NL cho HS trong các tình huống<br />
mới.<br />
<br />
2.4.2. Công cụ ĐG năng lực DH tích hợp của sinh viên ngành SPHH<br />
Để thực hiện việc ĐG NLDHTH của SVSPHH, chúng tôi xây dựng bảng mô tả chi tiết các<br />
mức độ đạt được của các biểu hiện trong các tiêu chí và được trình bày trong bảng sau:<br />
Bảng 2. Mô tả chi tiết các mức độ biểu hiện các tiêu chí NLDHTH của SVSPHH<br />
<br />
Các biểu hiện<br />
NL DHTH<br />
1. Cập nhật được<br />
các thông tin về<br />
đổi mới căn bản<br />
và toàn diện giáo<br />
dục Việt Nam:<br />
Các văn bản, quy<br />
định, các hướng<br />
dẫn liên quan đến<br />
DHTH.<br />
<br />
Mức độ 1<br />
1 điểm<br />
Có ý thức thu<br />
thập tài liệu có<br />
liên quan đến DH<br />
định hướng phát<br />
triển NL HS, các<br />
hướng dẫn liên<br />
quan đến DHTH<br />
nhưng chưa cập<br />
nhật và đầy đủ.<br />
<br />
2. Có các kiến<br />
thức về cơ sở lí<br />
luận của NLDH,<br />
NLDHTH, bản<br />
chất, các hình<br />
thức tích hợp<br />
và vai trò của<br />
DHTH;<br />
Các<br />
nguyên tắc, quy<br />
trình xây dựng<br />
các CĐTH, Các<br />
kiến thức cơ sở<br />
về đổi mới PPDH<br />
theo định hướng<br />
phát triển NL cho<br />
HS.<br />
<br />
Nêu được bản<br />
chất và các hình<br />
thức tích hợp<br />
trong DH, vai<br />
trò của DHTH<br />
trong việc phát<br />
triển NL người<br />
học nhưng chưa<br />
đầy đủ. Xác định<br />
được các nguyên<br />
tắc, quy trình<br />
xây dựng CĐTH<br />
nhưng quy trình<br />
đưa ra chưa logic.<br />
Biết được vai trò<br />
của một số PPDH<br />
tích cực.<br />
<br />
Mức độ 2<br />
2 điểm<br />
<br />
Nêu được các<br />
định hướng đổi<br />
mới, phát triển<br />
GD theo định<br />
hướng phát triển<br />
NL người học của<br />
các văn bản, quy<br />
định hiện hành.<br />
Trình bày được<br />
bản chất, các hình<br />
thức của DHTH,<br />
các đặc trưng cơ<br />
bản của DHTH;<br />
xác định được các<br />
nguyên tắc và quy<br />
trình xây dựng<br />
các CĐTH nhưng<br />
chưa đưa ra được<br />
các minh chứng<br />
đầy đủ. Nêu được<br />
vai trò của một<br />
số PPDH tích cực<br />
trong việc phát<br />
triển NL cho HS.<br />
<br />
Mức độ 3<br />
4 điểm<br />
Tổng hợp và trình<br />
bày được các<br />
mục tiêu cụ thể<br />
của định hướng<br />
phát triển GD<br />
Việt Nam trong<br />
các văn bản hiện<br />
hành liên quan<br />
đến DHTH.<br />
Trình bày được<br />
bản chất, các hình<br />
thức DHTH, các<br />
đặc trưng cơ bản<br />
của DHTH trong<br />
việc phát triển<br />
NL HS. Dẫn ra<br />
được các ví dụ<br />
để minh họa cho<br />
các hình thức tích<br />
hợp. Sử dụng hợp<br />
lí các PPDH tích<br />
cực trong thiết<br />
kế các hoạt động<br />
DH trong các<br />
CĐTH.<br />
<br />
Minh chứng<br />
<br />
Hồ sơ DHTH: hệ<br />
thống các văn bản<br />
hướng dẫn, các<br />
tài liệu tham khảo<br />
về DHTH, các tài<br />
liệu về đổi mới<br />
PPDH mang tính<br />
cập nhật.<br />
Bài báo cáo cá<br />
nhân và nhóm về<br />
các vấn đề: Khái<br />
niệm, bản chất,<br />
các hình thức<br />
TH, các nguyên<br />
tắc và quy trình<br />
xây dựng CĐTH<br />
với các ví dụ<br />
dẫn chứng rõ<br />
ràng; vai trò của<br />
DHTH trong việc<br />
phát triển NL<br />
HS. Trình bày<br />
được vai trò của<br />
PPDH tích cực đã<br />
chọn để DH các<br />
CĐTH.<br />
<br />
63<br />
<br />