Kỷ yếu hội thảo khoa học
-
Bài viết gồm có những nội dung chính sau: Hồ Chí Minh - Tấm gương tự học suốt đời; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục và mục đích học tập; một số nội dung cơ bản giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo.
15p xuanphongdacy09 29-09-2024 4 1 Download
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục bao gồm những vấn đề rộng lớn về giáo dục và đào tạo. Hồ Chí Minh với ngành Giáo dục đã có những giới hạn có thể. Ở bài viết này, tác giả thu hẹp lại trong phạm vi Bài nói chuyện, Thư gửi, Huấn thị, Diễn văn,. . . [gọi chung là Huấn thị] của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nhà trường.
9p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Lâu nay chúng ta biết đến Hồ Chí Minh - Lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá, Hồ Chí Minh - Nhà thơ. Tuy nhiên có lẽ ít người được biết rằng, chúng ta còn có Hồ Chí Minh - Giáo sư đại học, một danh xưng hoàn toàn xứng đáng. Rõ ràng sắc lệnh số 45/SL ngắn gọn, đến bây giờ đọc lại vẫn có thể “ngộ” ra nhiều bài học quí cho quyết sách xây dựng ngành đại học, nói rộng ra cho nền giáo dục Việt Nam đang có quá nhiều “vấn đề” hiện nay.
2p xuanphongdacy09 29-09-2024 1 1 Download
-
Đã đến lúc cần tìm cho nhà trường Việt Nam một khẩu hiệu thích hợp, khẩu hiệu này phải đáp ứng các yêu cầu sau: 1- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. 2- Phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam. 3- Tiếp thu kinh nghiệm giáo dục của các nước. 4- Đủ sâu sắc để thể hiện chiến lược lâu dài và đủ cụ thể để đáp ứng đòi hỏi trước mắt của giáo dục Việt Nam. 5- Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong bài viết này, nhóm tác giả đi tìm khẩu hiệu đó trong những chỉ dẫn của Chủ tịch cho nền giáo dục Việt Nam.
4p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục được hình thành và phát triển gắn với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, là bộ phận quan trọng trong hệ thống quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh và là một nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong bài viết này, tác giả trình bày những nội dung cơ bản về Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
10p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Nói đến quan điểm và cách dạy học của Bác, trước hết là học tập quan điểm đạo lí của Bác, học tập quan điểm của Bác đối với con người, đối với đồng bào đồng chí: học tập cái đạo lí làm người của Bác để tự mình trước tiên chăm lo cho mình cái đức, cái đạo, cái tình của người đi dạy và sau đó mới đến kiến thức và phương pháp. Trong bài viết này, tác giả ôn lại những thu hoạch nhỏ từ ánh sáng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dạy học cũng như giáo dục Việt Nam.
9p xuanphongdacy09 29-09-2024 1 1 Download
-
Trong di sản Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, từ khi đi tìm đường cứu nước đến lúc đi xa, Hồ Chí Minh luôn đặt giáo dục ở một vị trí đặc biệt. Theo Người: Giáo dục là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất của con người, mà trước hết là nâng cao lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách. Trong bài viết này, GSVS Đào Thế Tuấn sẽ bàn thêm về các vấn đề liên quan đến Hồ Chí Minh và giáo dục Việt Nam.
4p xuanphongdacy09 29-09-2024 1 1 Download
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm thầy giáo nhiều năm, đã từng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ cách mạng cho nên Người rất hiểu công lao to lớn và thầm lặng của người thầy. Một vấn đề mà Người hết sức quan tâm đó là vai trò và phẩm chất của người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục. Tư tưởng của Người là cơ sở lý luận, là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
6p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Điểm lại nội dung trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy tác phẩm được trình bày chặt chẽ, súc tích với 6 phần hòa quyện vào nhau, đó là: Phê bình và sửa chữa; Mấy điều kinh nghiệm; Tư cách và đạo đức cách mạng; Vấn đề cán bộ; Cách lãnh đạo; Chống thói ba hoa. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung vào việc tìm hiểu, học tập quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo. Mời các bạn cùng tham khảo.
5p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục rất sâu rộng; trong tham luận này chúng tôi giới hạn ở việc khái quát một số điểm chủ yếu; trên cơ sở đó nhận thức và vận dụng trong một số lĩnh vực về nghiên cứu và học tập. Điều quan trọng là làm sao cho tư tưởng của Bác Hồ đi sâu vào giáo dục, trở thành hiện thực tại các trường đại học và cao đẳng.
5p xuanphongdacy09 29-09-2024 4 1 Download
-
Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về giáo dục nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một cách toàn diện trên các lĩnh vực quan trọng của nền giáo dục cách mạng. Trong phạm vi của báo cáo này tác giả đề cập tới một số nội dung tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; hình thành, xây dựng đội ngũ giáo viên cho nền giáo dục cách mạng.
6p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 1 Download
-
Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chủ tịch để lại thì quan điểm của Người về vấn đề nghề nghiệp chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, rộng nhất. Mặc dầu, nghiên cứu vấn đề này chẳng những góp phần tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Trong phạm vi báo cáo này, các tác giả nêu ra một số suy nghĩ về quan điểm nghề nghiệp của Hồ Chủ Tịch, mời độc giả cùng tham khảo.
13p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 1 Download
-
Là giảng viên đại học Sư phạm, muốn đào tạo ra những người Thầy giỏi, có khả năng tiếp cận nhanh nhất những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật trên thế giới và có sự năng động, linh hoạt trong quá trình giao lưu, hội nhập với nền giáo dục bên ngoài thì trước hết phải được trang bị ngoại ngữ và ngoại ngữ phải được biến thành công cụ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bài viết này nêu ra những quan điểm từ phương pháp tự học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh đến phương pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.
3p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 1 Download
-
Sinh viên sư phạm là những thầy, cô giáo trong tương lai - những người sẽ kế tục sự nghiệp trồng người. Do đó, mỗi sinh viên cần có trình độ hiểu biết toàn diện, có tình yêu nghề, có phương pháp sư phạm, có đạo đức cách mạng, có tình thương yêu quý trọng con người. Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết nhằm tạo ra đội ngũ nhà giáo vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội.
5p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 1 Download
-
Cho đến nay, bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin bao gồm 29 chữ cái đã có hiệu lực gần như tối ưu. Tuy nhiên, sự phát triển của tiếng Việt hiện hành đã cho thấy có một số vấn đề cần giải quyết, để bảng này và vần quốc ngữ được hoàn thiện hơn. Điều đáng ngạc nhiên là chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề xuất một quan điểm về việc cải tiến bảng chữ cái và vần quốc ngữ rất phù hợp với nhu cầu hiện tại. Quan điểm này đã cho thấy chiều sâu trí tuệ và tầm nhìn xa của Bác đối với tiếng Việt.
5p xuanphongdacy09 29-09-2024 3 1 Download
-
Trong sự nghiệp giáo dục phải phát triển cá nhân có tính độc lập cao, tự hoàn thiện mình và tác động mạnh mẽ đến bước tiến cũng như số phận của cộng đồng và cả nhân loại. Vấn đề đặt ra không chỉ với Đại học Sư phạm Hà Nội mà toàn bộ ngành giáo dục nói chung là cần phải có một chiến lược giáo dục - đào tạo để phát huy nhanh chóng vai trò của cá nhân như một động lực phát triển đất nước và hạn chế mặt tiêu cực của xu thế đó. Bài viết này nêu ra một số quan điểm, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới giáo dục - đào tạo với sứ mạng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
5p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên gắn bó với sự nghiệp giáo dục, nhất là sự nghiệp giáo dục đại học nước nhà ngay từ những ngày đầu thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt 30 năm với cương vị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã làm được 4 việc lớn cho sự nghiệp giáo dục. Trong bài viết này tác giả chỉ đề cập đến một trong những đóng góp của ông, đó là: lãnh đạo việc xây dựng và phát triển giáo dục đại học trong những ngày đầu cách mạng và kháng chiến.
10p xuanphongdacy09 29-09-2024 1 1 Download
-
Tư tưởng giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh tụ Hồ Chí Minh, là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục của Đảng ta. Trong suốt chặng đường hơn tám mươi năm qua, các thế hệ thanh niên Việt Nam luôn là cánh tay đắc lực của Đảng, cùng nhân dân ta vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn giành nhiều thắng lợi to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới đất nước.
4p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Ngày 21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người đã nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh viên và cán bộ, công nhân viên của trường. Bài viết nêu một số kiến giải bước đầu về triết lý giáo dục Hồ Chí Minh từ “Bài nói chuyện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của Người.
10p xuanphongdacy09 29-09-2024 2 1 Download
-
Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê về sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ 2000 - 2019 và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình dự báo ARIMA thích hợp cho dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả cho thấy mô ARIMA (2,1,1) là mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình thử nghiệm và có thể dùng để dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
11p toduongg 24-08-2024 6 2 Download