Viêm dạ dày
-
Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả thực hiện ở 80 người từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori (+).
6p viyamanaka 06-02-2025 1 1 Download
-
Thủng dạ dày - tá tràng thường là biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Khi thủng: dịch, thức ăn, hơi từ trong dạ dày chảy vào ổ bụng. Nếu không mổ kịp thời bệnh nhân sẽ chết sau 3 – 5 ngày. Vì vậy việc phát hiện bệnh sớm và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là quan trọng. bài học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về thủng dạ dày như triệu chứng lâm sàng, các biến chứng nguy hiểm, và các cách xử trí ban đầu thủng dạ dày ở tuyến y tế cơ sở.
5p tuetuebinhan666 06-02-2025 1 1 Download
-
Nghiên cứu cắt ngang đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và phân tích một số yếu tố liên quan thực hiện trên 145 bệnh nhân đã điều trị diệt trừ thành công tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật từ 01/2024 đến 07/2024.
13p viyamanaka 06-02-2025 1 1 Download
-
Viên nang cứng Dạ dày Phương Đông là sự kết hợp các dược liệu với mục đích điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác dụng của Dạ dày Phương Đông trên mô hình gây viêm loét dạ dày tá tràng bằng indomethacin.
9p viyamanaka 06-02-2025 1 1 Download
-
Bài học này sẽ tập trung vào ung thư dạ dày, đặc biệt là các triệu chứng lâm sàng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm và tầm quan trọng của việc tư vấn bệnh nhân chuyển lên tuyến trên để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội sống sót.
3p tuetuebinhan666 06-02-2025 2 1 Download
-
H.pylori là một loại xoắn khuẩn yếm khí, là nguyên nhân của đa số các trường hợp viêm, loét dạ dày tá tràng và là một yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Tiệt trừ H. pylori giúp làm lành vết loét và giảm nguy cơ loét tái phát và các biến chứng. Tài liệu này trình bày tổng quát về chẩn đoán và điều trị về bệnh nhiễm helicobacter pylori. Mời các bạn cùng tham khảo!
5p tuetuebinhan666 06-02-2025 2 2 Download
-
Mô hình bệnh tật giúp xác định được các bệnh tật phổ biến nhất, từ đó giúp định hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng thời điểm cụ thể, định hướng phát triển chuyên môn và dịch vụ điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại khoa, giúp hoạch định chiến lược phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh dịch vụ. Bài viết trình bày xác định đặc điểm của bệnh nhân nội trú, mô hình bệnh tật tại khoa Nội điều trị theo yêu cầu năm 2019. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của bệnh nhân.
7p viharuno 11-01-2025 2 1 Download
-
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày-tá tràng. Hội tiêu hóa thế giới (WGO) 2021 khuyến cáo phác đồ 4 thuốc có bismuth là phác đồ được chọn lựa đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm Helibacter pylori. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori dương tính và đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth.
7p viharuno 11-01-2025 3 1 Download
-
Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng mạn tính đường tiêu hóa dưới, được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ROME IV, bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng nhiễm Helicobacter pylori tăng tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi bệnh nhân hội chứng ruột kích thích theo ROME IV ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng nhiễm Helicobacter pylori.
7p viharuno 11-01-2025 5 1 Download
-
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở Việt Nam chiếm từ 70-90% dân số. là nguyên nhân số một gây bệnh viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Vi khuẩn H. pylori có thể được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Tuy nhiên tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn H. pylori đang là vấn đề rất cần nhiều quan tâm. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ đột biến gene 23S rRNA và gyrA kháng clarithromycin và levofloxacin của vi khuẩn H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày và một số yếu tố liên quan.
7p viharuno 11-01-2025 1 1 Download
-
Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý này rất đa dạng về hình thái và nguyên nhân, trong đó viêm mũi xoang do bất thường các cấu trúc giải phẫu là thường gặp nhất. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc chỉ giải quyết bất thường giải phẫu như chỉnh hình vách ngăn, chỉnh hình cuốn mũi là đủ để điều trị vấn đề viêm mũi xoang. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang có dị hình vách ngăn và cuốn mũi.
6p viharuno 11-01-2025 5 1 Download
-
Bài viết trình bày mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc chứng Vị quản thống của sinh viên Y học cổ truyền; Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của chứng Vị quản thống của sinh viên Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 253 sinh viên ngành Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2022- 2023.
7p vihatake 11-01-2025 1 1 Download
-
Bài viết trình bày mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi trẻ viêm loét dạ dày tá tràng; Tìm hiểu một số mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với kết quả nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng.
7p vihatake 11-01-2025 1 1 Download
-
Chẩn đoán viêm, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori cần dựa vào hình ảnh nội soi và xét nghiệm mô bệnh học mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng có nhiễm H. pylori.
7p viharuno 11-01-2025 2 1 Download
-
Levofloxacin được xem là một kháng sinh cứu vãn trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở trẻ em. Tuy nhiên, đề kháng levofloxacin đang gia tăng và thay đổi giữa các khu vực trên thế giới. Tình trạng này liên quan đến các đột biến ở vùng xác định kháng quinolone của gen GyrA. Bài viết trình bày xác định tỷ lệ các đột biến trên gen GyrA của vi khuẩn H. pylori ở trẻ 6-16 tuổi viêm, loét dạ dày tá tràng và một số yếu tố liên quan.
8p viharuno 11-01-2025 2 1 Download
-
Nghiên cứu xác định tỷ lệ ba bệnh thường gặp nhất ở 360 người lao động tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh năm 2018 và một số yếu tố liên quan đến các nhóm bệnh thường gặp. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh viêm họng - Amiđan chiếm 28,3%, viêm dạ dày và tá tràng là 11,9%, tăng huyết áp là 10,0%. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh hệ tim mạch với nhóm tuổi, tiền sử gia đình, yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động của họ.
6p viakimichi 11-01-2025 3 2 Download
-
Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H.pylori) là một tiếp cn quan trọng nhất giúp làm giảm tỷ lệ tái phát viêm loét dạ dày tá tràng và nhất là làm giảm nguy cơ tiến triển đến ung thư dạ dày. Bài viết này nhằm tổng quan lại tình hình H.pylori ĐKKS, các phương pháp chẩn đoán kháng thuốc và thái độ xử trí H.pylori kháng thuốc hiện nay.
11p viuchiha 06-01-2025 2 1 Download
-
Bài viết trình bày Curcumin là thành phần chính trong Nghệ, có các hoạt tính quan trọng như kháng u, kháng viêm, chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng… có thể xem như chất chỉ điểm sinh học của nghệ và các sản phẩm từ nghệ.
6p vihatake 06-01-2025 3 1 Download
-
Bài viết trình bày mục tiêu: Hiệu quả của phác đồ nối tiếp cổ điển ở quần thể kháng clarithromycin cao tỏ ra không hằng định. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phác đồ nối tiếp cải tiến có levofloxacin RA-RLT trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn.
5p vihatake 06-01-2025 2 1 Download
-
Bài viết trình bày mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tiệt trừ H. pylori lần đầu của phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin 10 ngày, tác dụng phụ, sự cải thiện về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. Bệnh nhân và phương pháp: 102 bệnh nhân nhiễm H. pylori được điều trị với phác đồ nối tiếp chứa levofloxacin (5 ngày đầu: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày, amoxicillin 1g 2 lần/ngày, 5 ngày sau: rabeprazole 20mg 2 lần/ngày, levofloxacin 500mg 2 lần/ngày, và tinidazole 500mg 2 lần/ngày).
8p viharuno 06-01-2025 2 1 Download