GÓP PHẦN PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL - Mr Kiênhx
lượt xem 84
download
Tồn tại dưới cõi trần của lầm lạc đã bị mất uy tín, một khi sự oratio pro aris et focis1*trên thượng giới của nó bị bác bỏ. Người nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của bản thân mình,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GÓP PHẦN PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL - Mr Kiênhx
- Mr Kiênhx GÓP PHẦN PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN CỦA HEGEL - LỜI NÓI ĐẦU KARL MARX Đối với nước Đức thì việc phê phán tôn giáo, về thực chất, đã kết thúc và việc phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác. Tồn tại dưới cõi trần của lầm lạc đã bị mất uy tín, một khi sự oratio pro aris et focis1*trên thượng giới của nó bị bác bỏ. Người nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của bản thân mình, thì người đó không còn mong muốn chỉ tìm th ấy cái bề ngoài của bản thân mình, cái không-phải-là-con-người, - ở n ơi mà người đó đang tìm và ph ải tìm tính hiện thực chân chính của mình. Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự t ự ý th ức và s ự t ự c ảm giác c ủa con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình m ột lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế gi ới quan lộn ngược, vì b ản thân chúng là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô-gích dưới hình thức phổ cập của nó, là point d'honneur 2*duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đ ức c ủa nó, là s ự b ổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện h ộ. Tôn giáo bi ến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián ti ếp đấu tranh ch ống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo. Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng gi ống nh ư nó là tinh th ần c ủa những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Xóa bỏ tôn giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng . Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó. Sự phê phán đã vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa gi ả trang đi ểm cho chúng, không phải để loài người cứ tiếp tục mang những xiềng xích ấy dưới cái hình th ức chẳng vui thích và thú vị gì, mà để loài người vứt bỏ chúng đi và gi ơ tay hái l ấy bông hoa thật. Việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo t ưởng, đ ể con người suy nghĩ, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình v ới t ư cách là con ng ười thoát khỏi ảo tưởng, trở nên có lý tính; để con người xoay quanh bản thân mình và cái mặt trời thật sự của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình. Do đó, nhiệm vụ của lịch sử - sau khi cái chân lý của thế giới bên kia đã mất đi - là xác lập chân lý của thế giới bên này. Sau khi cái hình tượng thần thánh của sự tự tha hóa của con người đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ 1
- Mr Kiênhx lịch sử là bóc trần sự tự tha hóa trong những hình tượng không thần thánh của nó. Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị. Việc nghiên cứu, sẽ được tiến hành sau lời nói đầu này [1]- đó cũng là một đóng góp vào công việc ấy, - ngay từ đầu không phải nhằm vào bản chính, mà nhằm vào b ản sao, tức là nhằm vào triết học Đức về nhà nước và pháp quyền, vì một lý do đơn gi ản là việc nghiên cứu đó lấy nước Đức làm khởi điểm. Nếu như muốn xuất phát từ chính bản thân status quo 3*của nước Đức, - dù là dưới một hình thức thích đáng duy nhất, cụ thể là dưới hình thức phủ định, - thì k ết qu ả cũng vẫn sẽ là một sự lầm thời. Ngay cả việc phủ định hiện tại chính trị của chúng ta cũng đã nằm trong cái nhà kho lịch sử của các dân tộc hiện đại, như m ột quá kh ứ ph ủ đầy bụi bặm. Khi tôi gạt bỏ những bím tóc rắc phấn, tôi vẫn lại gặp ph ải những bím tóc không rắc phấn. Khi tôi bác bỏ những trật tự của n ước Đ ức năm 1843, thì theo niên biểu Pháp, chắc gì tôi đã ở vào năm 1789 và càng không thể ở vào tiêu đi ểm c ủa thời đại hiện nay. Thật vậy, lịch sử nước Đức lấy làm tự hào về một vận động mà trước nó không m ột dân tộc nào đã tiến hành trên chân trời lịch sử, và trong tương lai, cũng không m ột dân tộc nào bắt chước theo. Vì chúng ta đã chia xẻ những cu ộc ph ục tích cùng v ới các dân tộc hiện đại, chứ không chia xẻ những cuộc cách m ạng cùng v ới h ọ. Chúng ta đã trải qua những cuộc phục tích, một là vì các dân tộc khác đã dám làm cách m ạng, hai là vì các dân tộc khác đã đau khổ vì phản cách mạng; trong trường hợp th ứ nh ất, vì những kẻ thống trị chúng ta cảm thấy sợ hãi, còn trong tr ường h ợp th ứ hai thì vì những kẻ thống trị chúng ta không cảm thấy sợ hãi. Chúng ta, do các v ị m ục s ư c ủa chúng ta dẫn đầu, thường thường được chung đụng với tự do ch ỉ có m ột l ần - vào ngày đưa ma của tự do. Có một học phái lấy sự đê hèn ngày hôm qua để bào chữa cho sự đê hèn ngày hôm nay, tuyên bố mọi tiếng kêu của nông nô chống lại roi vọt là làm lo ạn, ch ỉ c ần cái roi ấy là cái roi cổ xưa, do cha ông để lại, có tính ch ất lịch sử; m ột h ọc phái mà l ịch s ử ch ỉ ra cho riêng một mình nó, cũng như thượng đế của I-xra-en [Israel] đã ch ỉ ra cho ng ười tôi tớ của mình là Mô-i-dơ [Moses]4*, cái a posteriori5*của mình, - cái học phái lịch sử về pháp quyền đó, vì vậy, sẽ phát minh ra lịch sử nước Đức nếu bản thân nó không phải là một phát minh của lịch sử nước Đức. Là m ột Sai-lốc [Shylock] athật sự, - nhưng là một Sai-lốc tôi tớ, - với mỗi pao thịt có th ể xẻo t ừ trái tim c ủa nhân dân, nó lại lấy cái kỳ phiếu của mình, cái kỳ phiếu lịch sử c ủa mình, cái kỳ phi ếu Giéc-manh Cơ Đốc giáo của mình, để thề thốt. Ngược lại, có những người nhiệt tình tốt bụng - tức là những người theo ch ủ nghĩa Tơ-tông do dòng máu và tự do tư tưởng theo phản xạ - lại đi tìm l ịch s ử n ền t ự do c ủa chúng ta trong những khu rừng nguyên thủy Tơ-tông [Teuton] b. Nhưng nếu như chỉ có thể đi tìm lịch sử nền tự do của chúng ta trong rừng, thế thì lịch sử n ền t ự do chúng ta có khác gì lịch sử nền tự do của con lợn rừng? Thêm nữa, ai cũng biết rằng trong rừng, kêu lên như thế nào thì dội lại như thế ấy. Vậy đừng đ ộng đến nh ững khu r ừng nguyên thủy Tơ-tông! Phải đánh vào những trật tự của nước Đức! Nhất định phải đánh! Những trật tự ấy thấp hơn tầm lịch sử, thấp hơn mọi sự phê phán , nhưng vẫn là đối tượng của sự phê phán, cũng như kẻ phạm tội ở dưới tầm nhân tính vẫn là đối tượng của người đao phủ. Trong cuộc đấu tranh chống những trật tự đó, sự phê phán không ph ải là s ự hăng 2
- Mr Kiênhx say của lý tính, mà là lý tính của sự hăng say. Sự phê phán không phải là con dao m ổ, mà là vũ khí. Đối tượng của nó là kẻ thù của nó, kẻ thù mà nó muốn không phải bác bỏ mà là tiêu diệt đi. Vì tinh thần của những trật tự đó đã bị bác bỏ rồi. Tự b ản thân chúng, những trật tự đó không đáng trở thành một đối tượng để suy nghĩ - chúngtồn tại như những cái phải bị coi khinh theo mức độ chúng đang bị coi khinh. S ự phê phán chẳng cần phải làm sáng tỏ thái độ của mình đối với đối tượng ấy - nó đã thanh toán xong đối tượng ấy rồi. Sự phê phán đã không còn thể hiện ra là mục đích tự nó nữa mà chỉ là một phương tiện. Xúc cảm chủ yếu của nó là phẫn nộ, công việc chủ yếu của nó là vạch trần. Đây là nói về việc mô tả sức ép nặng n ề gi ữa các lĩnh v ực xã h ội đ ối v ới nhau, mô t ả một sự bất mãn tiêu cực phổ biến, một sự hẹp hòi vừa th ể hiện ra trong s ự t ự đ ề cao, lại vừa thể hiện ra trong sự tự hạ thấp, mô tả tất c ả những gì n ằm trong khuôn kh ổ cái chính thể đang sống bằng cách bảo tồn m ọi sự đê ti ện và b ản thân ch ẳng qua cũng chỉ là sự đê tiện được thể hiện thành chính phủ. Thật là một cảnh tượng chẳng ra sao! Xã hội thì phân chia vô t ận thành nh ững đ ẳng cấp hết sức khác nhau, đối lập nhau, với những ác cảm nhỏ nhặt, với lương tâm nh ơ bẩn và sự tầm thường thô bạo của chúng; và chính cái thái đ ộ mập m ờ và ng ờ v ực ấy của chúng đang cho phép những kẻ thống trị chúng đối xử với chúng - với tất cả bọn chúng, không phân biệt, tuy là bằng những thủ tục khác nhau, - như với những sinh vật chỉ sống dựa vào ơn huệ của kẻ bề trên . Và ngay cả đến việc chúng bị thống trị, bị cai quản, bị chiếm hữu, chúng cũng buộc phải thừa nhận và tuyên truyền rằng đó là ân huệ của trời ban cho! Còn ở phía bên kia là bản thân những kẻ thống trị mà tính chất vĩ đại lại tỷ lệ nghịch với nhân số của họ! Sự phê phán, đang chĩa vào đối tượng ấy, là một sự phê phán giáp lá cà, mà khi đánh giáp lá cà thì điều quan trọng không phải là địch thủ có cao th ượng hay không, có cân xứng về dòng dõi hay không, có đáng chú ý hay không, - điều quan trọng là giáng cho nó một đòn. Nhất thiết không được để cho người Đức có m ột phút tự dối mình và khuất phục. Cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng n ặng n ề h ơn n ữa, bằng cách gắn vào nó cái ý thức về sự áp bức; cần phải làm cho sự nhục nhã càng nh ục nhã h ơn nữa bằng cách công bố sự nhục nhã ấy. Cần phải mô tả mỗi lĩnh vực của xã hội nước Đức là một partie honteuse 6*của xã hội Đức, cần phải bắt những trật tự đã cứng đ ờ phải nhảy múa lên bằng cách hát cho chúng nghe những âm đi ệu c ủa chính b ản thân chúng! Cần phải bắt nhân dân khiếp sợ bản thân mình để tiêm dũng khí vào cho họ. Như vậy, cái nhu cầu không thể cưỡng lại được của nhân dân Đ ức sẽ đ ược th ực hiện, mà bản thân những nhu cầu của cái dân tộc thì lại là nguyên nhân quy ết đ ịnh việc thỏa mãn những nhu cầu đó. Ngay cả đối với những dân tộc hiện đại, cuộc đấu tranh ấy chống cái nội dung hạn chế của status quo nước Đức cũng không thể không đáng quan tâm, vì status quo c ủa nước Đức là sự hoàn thành công khai của ancien régime7*, còn ancien régime lại là cái tật xấu ẩn giấu của nhà nước hiện đại . Cuộc đấu tranh chống hiện thực chính trị Đức là cuộc đấu tranh chống quá khứ của những dân tộc hi ện đ ại, và ti ếng v ọng c ủa quá khứ ấy vẫn tiếp tục đè nặng lên những dân tộc này. Nhìn xem cái ancien régime, đã trải qua tấn bi kịch của nó ở những dân tộc ấy, hiện đang diễn tấn hài kịch của nó như thế nào với tư cách là cái bóng ma Đức, là một việc bổ ích đối với họ. Lịch sử của trật tự cũ là bi kịch, chừng nào trật tự ấy là cái quyền lực đã tồn tại từ th ời xa xưa c ủa th ế giới, còn tự do thì trái lại là một ý niệm sản sinh ra ở một số người, - nói m ột cách 3
- Mr Kiênhx khác, chừng nào bản thân trật tự cũ còn tin và phải tin vào tính ch ất chính đáng c ủa mình. Chừng nào ancien régime, với tính cách là trật tự thế gi ới đang tồn tại, đ ấu tranh chống cái thế giới vừa mới sinh ra, thì sự lầm lạc ở phía cái ancien régime ấy không phải là sự lầm lạc của cá nhân mà là sự lầm lạc có tính chất lịch sử toàn th ế gi ới. Vì vậy, sự sụp đổ của nó là có tính bi kịch. Trái lại, chế độ nước Đức ngày nay, - một sự lầm thời, m ột sự mâu thu ẫn n ổi b ật v ới những định lý được mọi người công nhận, một sự vô nghĩa lý c ủa ancien régime đ ược đem phơi bày ra trước toàn thế giới, - chỉ tưởng tượng là nó tự tin mình và đòi h ỏi th ế giới cũng phải tưởng tượng như thế. Nếu như nó thật sự tin vào bản chất của chính nó thì lẽ nào nó còn che giấu bản chất đó d ưới cái bề ngoài của một bản chất khác và tìm lối thoát trong sự giả dối và ngụy biện? Nói cho đúng ra, ancien régime ngày nay chỉ là một vai hề của cái trật tự thế giới mà những vai chính thật sự của nó đã chết rồi. Lịch sử tác động một cách triệt để và trải qua rất nhiều giai đo ạn cho đến khi nó đưa cái hình thức sinh hoạt đã lỗi thời xuống m ồ. Giai đo ạn cu ối cùng c ủa m ột hình thức lịch sử thế giới là hài kịch của nó. Những vị thần Hy-lạp đã bị tử thương - dưới hình thức bi kịch - trong cuốn "Prô-mê-tê [Prometheus] b ị xi ềng" c ủa Ê-sin [Aeschylus]c, lại phải chết một lần nữa - dưới hình thức hài kịch - trong cuốn "Đ ối thoại" của Lu-ki-an [Lucian]d. Tại sao tiến trình của lịch sử lại như thế? Điều đó là cần thiết để cho loài người từ biệt một cách vui vẻ quá khứ của mình. Chính chúng ta đang cố giành lấy một kết cục lịch sử vui vẻ như thế cho những quyền lực chính trị của nước Đức. Tuy nhiên, một khi bản thân hiện thực chính trị - xã hội hiện đại bị phê phán, do đó một khi sự phê phán được nâng lên đến những vấn đề thật sự con người, - thì sự phê phán vượt ra khỏi phạm vi cái status quo của nước Đức; n ếu không thế thì nó sẽ xem xét đối tượng của nó ở một trình độ thấp hơn trình độ thực tế của đối tượng đó. Đây là một thí dụ! Mối quan hệ của công nghiệp, nói chung là của thế gi ới c ủa c ải, v ới thế giới chính trị là một trong những vấn đề chủ yếu của thời đại hiện nay. Dưới hình thức nào vấn đề đó bắt đầu làm cho người Đức phải chú ý đến? Dưới hình th ức thuế quan bảo hộ, chế độ hạn chế mậu dịch, môn kinh tế quốc dân . Chủ nghĩa Tơ-tông đã từ con người nhảy sang vật chất, vì thế mà một buổi sáng nào đ ấy, những hi ệp sĩ bông sợi và những anh hùng sắt thép của chúng ta bừng m ắt dậy đã bi ến thành nh ững nhà ái quốc. Do đó, ở nước Đức, người ta bắt đầu thừa nhận chủ quyền c ủa đ ộc quyền trong nước khi ban cho độc quyền ấy chủ quyền ở ngoài nước. Do đó, cái mà ở nước Pháp và nước Anh, người ta chuẩn bị chấm dứt, thì ở n ước Đ ức người ta chu ẩn bị khởi đầu. Những trật tự cũ mục nát mà những n ước ấy đang vùng lên ch ống l ại v ề mặt lý luận và vẫn còn phải chịu đựng như chịu đựng xi ềng xích, thì ở n ước Đ ức, lại được chào đón như buổi bình minh đang lên của một tương lai đẹp đ ẽ, m ột t ương lai chỉ vừa mới dám chuyển từ lý luận giảo hoạt8*sang một thực tiễn vô liêm sỉ nhất. Trong khi ở Pháp và ở Anh, vấn đề là: môn kinh tế chính trị, hay sự thống trị của xã hội đối với của cải, thì ở Đức lại là: môn kinh tế quốc dân, hay sự thống trị của sở hữu tư nhân đối với dân tộc . Do đó, ở Pháp và ở Anh, vấn đề là phải tiêu diệt độc quyền đã phát triển đến giới hạn cùng cực; còn ở Đức thì lại phải phát tri ển đ ặc quyền đến giới hạn cùng cực. Ở Pháp và ở Anh đang giải quyết vấn đ ề, còn ở Đ ức thì mới chỉ là xung đột. Đó là một thí dụ khá rõ ràng về hình th ức Đ ức c ủa nh ững v ấn đề hiện đại, một thí dụ chứng tỏ rằng lịch sử c ủa chúng ta, tựa nh ư m ột anh lính m ới 4
- Mr Kiênhx vụng về đang lặp lại những bài tập cũ, cho đến nay vẫn coi nhiệm v ụ c ủa mình ch ỉ là lặp lại những chuyện đã nhàm. Do đó, nếu như sự phát triển chung của nước Đức không vượt ra khỏi phạm vi phát triển chính trị của nước Đức, thì người Đức sẽ có thể tham dự những vấn đề c ủa thời đại nhiều lắm cũng chỉ như người Nga mà thôi. Nhưng nếu một cá nhân không bị ràng buộc bởi những ranh giới quốc gia thì không phải vì m ột cá nhân đ ược t ự do mà toàn thể quốc gia cũng được tự do. Trong số những nhà tri ết học Hy-lạp, đã có m ột người Xi-tơ [Scyth][2], nhưng điều đó tuyệt nhiên đã không làm cho người Xi-t ơ ti ến đ ến nền văn hóa Hy-lạp được một bước nào. May thay, chúng ta, những người Đức, chúng ta không phải là người Xi-tơ. Giống như các dân tộc cổ đại đã trải qua thời kỳ tiền sử c ủa mình trong t ưởng t ượng, trong thần thoại, những người Đức chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng đang trải qua lịch sử tương lai của chúng ta trong tư tưởng, trong triết học. Chúng ta là những người cùng thời về mặt triết học của thế kỷ hiện nay, chứ không phải là những người cùng thời về mặt lịch sử của thế kỷ hiện nay. Triết học Đức là sự tiếp tục của lịch sử Đức trong ý niệm. Do đó, khi chúng ta không phê phán những oeuvres incomplétes 9*của lịch sử hiện thực của chúng ta, mà phê phán những oeuvres posthumes 10*của lịch sử trong ý niệm của chúng ta, tức triết học, thì sự phê phán của chúng ta nằm ở ngay trung tâm của những vấn đề mà thế kỷ hiện nay nói: that is the question! 11*Cái mà ở những dân tộc tiền tiến đã là sự đoạn tuyệt thực tiễn với những trật tự nhà nước hiện nay, thì ở nước Đức, nơi mà những trật tự ấy thậm chí vẫn còn chưa có, ngay t ừ đ ầu l ại là s ự đoạn tuyệt có tính chất phê phán với phản ánh triết học của những trật tự ấy. Triết học Đức về pháp quyền và về nhà nước là cái lịch sử Đức duy nhất đang đứng al pari12*với hiện thực hiện đại chính thống. Vì vậy nhân dân Đức phải gắn cái lịch sử tưởng tượng ấy của họ vào những trật tự hiện hành của họ, phải phê phán không ch ỉ những trật tự hiện hành ấy, mà đồng thời còn phải phê phán cả sự tiếp tục trừu tượng của những trật tự ấy nữa. Tương lai của họ không thể chỉ giới hạn ở việc phủ định trực tiếp những chế độ pháp quyền và nhà nước hiện thực c ủa họ, cũng không th ể ch ỉ giới hạn ở việc thực hiện trực tiếp những chế độ pháp quyền và nhà n ước t ồn t ại trong ý niệm của họ, vì những chế độ trong ý niệm ấy c ủa h ọ bao hàm s ự ph ủ đ ịnh trực tiếp những chế độ hiện thực của họ, còn việc thực hiện trực ti ếp những chế đ ộ trong ý niệm của họ thì hầu như họ đã trải qua khi quan sát cuộc sống của các dân tộc láng giềng. Vì vậy, chính đảng thực tiễn ở Đức [3]đòi phủ định triết học là đúng. Sai lầm của nó không phải ở đòi hỏi đó, mà là ở chỗ nó không v ượt quá đòi h ỏi đó, m ột đòi hỏi mà nó không thực hiện một cách nghiêm túc và cũng không có kh ả năng th ực hiện được. Nó tưởng rằng cứ việc quay lưng lại với triết học, ngoảnh đ ầu đi, nói làu bàu mấy câu bực tức và tầm thường là có thể thực hiện được việc phủ định tri ết học ấy. Tầm mắt hẹp hòi của nó biểu hiện ở chỗ nó không đem triết học vào trong phạm vi của hiện thực Đức, hoặc tưởng rằng triết học thậm chí thấp hơn thực tiễn Đức và những lý luận phục vụ cho thực tiễn ấy. Các ngài đề ra yêu c ầu ph ải xu ất phát t ừ những mầm mống hiện thực của đời sống , nhưng các ngài quên rằng mầm mống hiện thực của đời sống nhân dân Đức, cho đến nay, chỉ n ảy sinh trong đầu óc của nhân dân Đức mà thôi. Tóm lại: các ngài không thể xóa bỏ được triết học, nếu không thực hiện nó trong hiện thực. Chính đảng lý luận, một đảng bắt nguồn từ triết học, cũng phạm phải sai lầm ấy, nhưng theo hướng ngược lại [4]. 5
- Mr Kiênhx Đảng này coi cuộc đấu tranh hiện giờ chỉ là cuộc đấu tranh có tính chất phê phán của triết học chống lại cái thế giới Đức , nó không nghĩ rằng bản thân triết học hiện tồn cũng thuộc về thế giới này và là sự bổ sung của thế giới này, tuy là một sự bổ sung trên ý niệm. Nó có thái độ phê phán đối với địch thủ của nó, nh ưng nó l ại có thái đ ộ không phê phán đối với bản thân nó, vì nó xuất phát từ những tiền đề của triết học và chỉ dừng lại ở những kết quả rút ra từ những tiền đề đó, hoặc là mạo nhận những yêu sách và kết quả đã thu được từ một nguồn khác là những yêu sách và kết quả trực tiếp của triết học, mặc dù những yêu sách và kết quả này, nếu cho chúng là đúng, thì cũng chỉ có thể có được thông qua việc phủ định triết học hiện tồn, cái triết học với tính cách là triết học, mà thôi. Chúng tôi sẽ còn trở lại mô tả đảng này m ột cách c ặn k ẽ hơn. Sai lầm căn bản của nó có thể quy lại như sau: nó tưởng rằng có thể biến triết học thành hiện thực mà không cần phải xóa bỏ bản thân triết học. Việc phê phán triết học Đức về nhà nước và pháp quyền , cái triết học đã được trình bày một cách nhất quán, phong phú nhất và hoàn chỉnh nhất trong các tác ph ẩm c ủa Hê-ghen, vừa là một sự phân tích phê phán đối với nhà nước hi ện đại và đ ối v ới hi ện thực gắn liền với nhà nước ấy, vừa là một sự phủ định kiên quyết nhất đ ối v ới toàn bộ hình thức đã tồn tại từ trước đến nay của ý thức chính trị và ý thức pháp quyền của Đức, ý thức mà biểu hiện chủ yếu nhất, phổ biến nhất, được đề lên thành khoa học, của nó chính là bản thân triết học tư biện về pháp quyền. Nếu như chỉ ở nước Đức, mới có thể có triết học tư biện về pháp quyền, tức là m ột sự tư duy trừu tượng, tách rời cuộc sống, về nhà nước hiện đại, - nhà nước mà hiện thực của nó vẫn là thế gi ới bên kia, tuy cái thế giới bên kia ấy chỉ nằm ở phía bên kia sông Ranh [Rhine], - thì ngược lại cũng thế, cái hình tượng trong ý niệm của người Đức về nhà nước hiện đại được trừu tượng ra từ con người hiện thực, cũng chỉ có thể có được chừng nào bản thân nhà nước hiện thực được trừu tượng ra từ con người hiện thực hoặc chỉ thỏa mãn toàn bộ con người trong tưởng tượng mà thôi. Trong chính trị, người Đ ức suy nghĩ điều mà các dân tộc khác đã làm. Nước Đức là lương tâm lý luận của những dân tộc đó. Tính trừu tượng và tính tự cao tự đại c ủa t ư duy c ủa nó bao gi ờ cũng đi song song với tính phiến diện và tính tự hạ mình của hi ện thực c ủa nó. Do đó, n ếu status quo của chế độ nhà nước Đức biểu hiện sự hoàn thiện của ancien régime, tức là của cái gai trong cơ thể của nhà nước hiện đại, thì status quo của học thuyết Đức về nhà nước biểu hiện sự chưa hoàn thiện của nhà nước hiện đại , khuyết điểm trong bản thân cơ thể nhà nước hiện đại. Vốn là địch thủ kiên quyết của hình thức trước kia của ý thức chính trị Đức, sự phê phán triết học tư biện về pháp quyền không tìm mục đích của nó trong bản thân nó mà lại đi vào những nhiệm vụ mà muốn giải quyết thì chỉ có một phương tiện duy nhất: thực tiễn. Thử hỏi: nước Đức có thể đạt tới một thực ti ễn à la hauteur des principes 13*, tức là một cuộc cách mạng có khả năng nâng nước Đức không những lên đến trình độ chính thức của các dân tộc hiện đại, mà còn lên đến tầm cao của con người, tương lai gần nhất của những dân tộc ấy, hay không? Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, l ực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng. Lý lu ận có th ể thâm nhập vào quần chúng, khi nó chứng minh ad hominem 14*và nó chứng minh ad hominem khi nó trở thành triệt để. Triệt để có nghĩa là hiểu được sự vật đến tận gốc 6
- Mr Kiênhx rễ của nó. Nhưng gốc rễ của con người chính là bản thân con người. B ằng ch ứng rõ rệt của tính triệt để của lý luận Đức, do đó, c ủa năng lực th ực ti ễn c ủa nó, là ở ch ỗ, điểm xuất phát của nó là việc xóa bỏ tôn giáo m ột cách kiên quyết và tích cực. Việc phê phán tôn giáo dẫn đến học thuyết cho rằng người là sinh vật tối cao đối với con người, do đó, dẫn đến cái mệnh lệnh tuyệt đối đòi phải lật đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị nô d ịch, bất l ực, b ị khinh r ẻ, - những quan hệ mà không gì có thể diễn tả hay hơn lời nói c ủa ng ười Pháp v ề d ự án thuế nuôi chó: "Những con chó tội nghiệp kia! Người ta muốn đ ối xử v ới chúng mày như đối xử với con người!”. Thậm chí xét theo quan điểm lịch sử thì sự giải phóng về m ặt lý luận, đ ối v ới n ước Đức, cũng có một ý nghĩa đặc biệt thực tiễn. Vì quá khứ cách mạng của nước Đức là có tính lý luận, đó là cải cách tôn giáo. Lúc đó, cách mạng bắt đầu trong đầu óc người thầy tu, cũng giống như bây giờ cách mạng bắt đầu trong đầu óc nhà triết học. Thật ra, Lu-the [Luther] đã chiến thắng sự nô lệ về mặt lòng ngoan đạo chỉ bằng cách thay sự nô lệ ấy bằng sự nô lệ về mặt tín niệm. Ông đã phá vỡ lòng tin vào quyền uy vì đã khôi phục quyền uy của lòng tin. Ông đã bi ến th ầy tu thành ng ười tr ần t ục, nhưng lại biến người trần tục thành thầy tu. ông đã giải phóng con người khỏi tính tôn giáo bên ngoài, nhưng lại biến tính tôn giáo thành thế gi ới bên trong c ủa con ng ười. Ông đã giải phóng thể xác khỏi xiềng xích, nhưng lại quàng xi ềng xích lên tâm h ồn con người. Nhưng nếu đạo Tin lành đã không giải quyết đúng đắn vấn đề thì nó cũng đã đ ặt vấn đề một cách đúng đắn. Giờ đây, vấn đề không còn là cu ộc đấu tranh c ủa ng ười tr ần tục chống người thầy tu ở bên ngoài người trần tục nữa, mà là cuộc đấu tranh chống người thầy tu bên trong bản thân mình , chống cái bản tính thầy tu của mình. Và nếu việc đạo Tin lành biến người Đức trần tục thành thầy tu đã gi ải phóng nh ững giáo hoàng trần tục, tức là những vua chúa, cùng với tất cả những thủ hạ của họ, tức là những kẻ có đặc quyền và những kẻ phi-li-xtanh [philistines], thì vi ệc tri ết h ọc bi ến người Đức đã thấm sâu tinh thần thầy tu thành con người, sẽ là s ự gi ải phóng c ủa nhân dân. Nhưng giống như việc giải phóng không phải chỉ dừng lại ở vi ệc gi ải phóng những vua chúa, sự hoàn tục tài sản cũng không dừng lại ở việc đoạt lấy tài sản của giáo hội, một việc nhà nước Phổ giả nhân giả nghĩa đã thực hiện trước tất cả mọi người. Lúc bấy giờ, cuộc Chiến tranh nông dân [5], một sự kiện triệt để nhất của lịch sử nước Đức, đã thất bại vì vấp phải thần học. Ngày nay, khi thần học đã b ị đ ập nát thì cái biểu hiện gay gắt nhất của tình trạng không tự do trong lịch sử n ước Đ ức - tức là cái status quo của chúng ta, - cũng bị tan vỡ vì vấp phải tri ết h ọc. Tr ước C ải cách tôn giáo, nước Đức quan phương là m ột tên nô l ệ ngoan ngoãn nh ất c ủa La-mã. Trước ngày nổ ra cuộc cách mạng của nó, nó là tên nô lệ ngoan ngoãn của m ột kẻ nhỏ hơn La-mã, nô lệ của Phổ và của Áo, của bọn địa chủ quý t ộc và b ọn phi-li-xtanh đã chai sạn rồi. Thế nhưng, dường như một khó khăn to lớn đang gây trở ngại cho cuộc cách m ạng triệt để của nước Đức. Vấn đề là các cuộc cách mạng đều cần đến nhân tố thụ động, đến cơ sở vật chất. Ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó là sự th ực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy. Nhưng sự phân kỳ quái dị gi ữa những nhu c ầu của tư tưởng Đức với những đáp ứng của hi ện thực Đ ức đ ối v ới nh ững nhu c ầu đó, 7
- Mr Kiênhx liệu có nhất trí với sự phân kỳ như vậy giữa xã hội công dân v ới nhà n ước và v ới bản thân xã hội công dân hay không? Những nhu c ầu lý luận liệu có tr ực ti ếp tr ở thành những nhu cầu thực tiễn hay không? Tư tưởng cố sức biến thành hiện thực vẫn chưa đủ; bản thân hiện thực cũng phải cố sức hướng tới tư tưởng. Nhưng nước Đức đã bước lên những nấc trung gian c ủa sự giải phóng chính tr ị không cùng một lúc với các dân tộc hiện đại. Ngay cả những nấc mà nó đã vượt qua được về mặt lý luận, thì nó cũng chưa đạt tới về mặt thực ti ễn. Vậy làm sao nó có th ể ch ỉ bằng một cái nhảy lộn mà không những vượt qua được những chướng ngại của chính nó, đồng thời còn vượt qua cả những chướng ngại đang ở tr ước mặt các dân t ộc hi ện đại, qua những chướng ngại mà trên thực tế nó ph ải coi là m ột s ự gi ải phóng kh ỏi những chướng ngại thực tế của chính nó và là mục đích nó phải v ươn t ới? Cu ộc cách mạng triệt để chỉ có thể là cuộc cách mạng của những nhu cầu triệt để, nhưng để sản sinh ra những nhu cầu này thì dường như chưa có cả tiền đề lẫn cơ sở cần thiết. Nhưng nếu nước Đức chỉ bước theo sự phát triển của các dân tộc hiện đại bằng ho ạt động tư duy trừu tượng mà không tích cực tham dự những cu ộc chi ến đấu th ực t ế c ủa sự phát triển ấy, thì mặt khác, nó đã chia xẻ những nỗi đau khổ của sự phát triển ấy, mà không chia xẻ những niềm vui sướng của sự phát tri ển ấy, sự thỏa mãn c ục b ộ của sự phát triển ấy. Tương ứng với hoạt động trừu tượng ở mặt này, là sự đau kh ổ trừu tượng ở mặt kia. Vì vậy, nước Đức một ngày kia sẽ ở vào mức suy sụp c ủa châu Âu, nhưng lại chưa bao giờ ở vào cái mức giải phóng c ủa châu Âu. Người ta có th ể so sánh nước Đức với một người sùng bái ngẫu tượng bị héo hon tàn tạ vì những chứng bệnh của đạo Cơ Đốc. Nếu bây giờ chúng ta xem xét các chính phủ ở Đức thì chúng ta sẽ thấy rằng do những quan hệ hiện nay, do hoàn cảnh nước Đức, do tính chất của nền giáo dục Đức và cuối cùng do bản năng đúng đắn của bản thân, những chính ph ủ này bu ộc ph ải k ết h ợp những thiếu sót văn minh của cái thế giới nhà nước hiện đại mà những ưu điểm của nó thì chúng ta không được hưởng, với những thiếu sót dã man của ancien régime mà chúng ta tha hồ hưởng thụ. Vì vậy, nước Đức cũng phải dự phần ngày càng nhi ều vào những mặt, nếu không phải là hợp lý thì ít ra cũng là phi lý, của ngay c ả những chế đ ộ nhà nước cao hơn status quo của nó. Chẳng hạn, trên thế gi ới li ệu có m ột n ước nào như cái gọi là nước Đức lập hiến, cũng ngây thơ chia xẻ tất cả nh ững ảo t ưởng c ủa chế độ nhà nước lập hiến, mà không chia xẻ những thành tựu hi ện thực c ủa ch ế đ ộ ấy, hay không? Hoặc giả, ngoài Chính phủ Đức ra, lẽ nào l ại có m ột k ẻ nào đó n ảy ra ý nghĩ kỳ khôi muốn kết hợp những đau khổ về chế độ ki ểm duyệt v ới nh ững đau khổ về những đạo luật tháng Chín của nước Pháp [6], những đạo luật giả định là đã có tự do báo chí! Trong đền Phăng-tê-ông [Pantheon] La-mã có th ể tìm th ấy nh ững vị thần của tất cả các dân tộc, thì trong đế quốc La-mã thần thánh c ủa dân tộc Đức[7]cũng vậy, cũng có thể tìm thấy những tội lỗi của tất cả các hình thức nhà nước. Đặc biệt đảm bảo cho chủ nghĩa chiết trung ấy đ ạt t ới nh ững quy mô cho t ới nay chưa từng thấy, là cái thói tham ăn thẩm mỹ-chính trị của một ông vua Đức nào đó15*, một ông vua muốn đóng tất cả những vai trò của, v ương quyền, c ả phong ki ến lẫn quan liêu, cả chuyên chế lẫn lập hiến, c ả độc tài lẫn dân chủ, n ếu không ph ải thông qua nhân dân thì thông qua bản thân mình, nếu không phải vì nhân dân thì vì bản thân mình. Nước Đức, sự nghèo nàn đó của nền chính trị hiện đại, được dựng lên thành một thế giới riêng, không thể đập tan được những chướng ngại đặc thù Đức, nếu không đập tan những chướng ngại chung của nền chính trị hiện đại. 8
- Mr Kiênhx Đối với nước Đức thì điều mơ ước không tưởng không phải là cuộc cách m ạng triệt để, không phải là sự giải phóng toàn nhân loại, mà nói cho đúng ra là cuộc cách mạng bộ phận, cách mạng chỉ riêng về mặt chính trị, m ột cuộc cách m ạng không m ảy may đụng chạm đến bản thân những cột trụ của tòa nhà. Vậy cuộc cách m ạng b ộ phận, chỉ riêng về mặt chính trị ấy dựa trên cái gì? Dựa trên tình hình là một bộ phận của xã hội công dân tự giải phóng mình và đạt tới sự thống trị phổ biến, trên tình hình là một giai cấp nhất định, xuất phát từ địa vị riêng của mình, tiến hành giải phóng toàn thể xã hội. Giai cấp đó giải phóng toàn thể xã hội, nhưng ch ỉ trong tr ường h ợp gi ả đ ịnh r ằng toàn thể xã hội cũng ở trong địa vị của giai c ấp đó, nghĩa là ph ải có ti ền và h ọc th ức chẳng hạn, hoặc có thể kiếm được tiền và học thức theo ý muốn. Không một giai cấp nào của xã hội công dân có thể đóng đ ược vai trò đó mà l ại không khơi lên trong khoảnh khắc cái nhiệt tình trong bản thân nó và trong qu ần chúng. Đó là lúc mà giai cấp ấy kết nghĩa anh em với toàn thể xã h ội và hòa v ới toàn th ể xã h ội thành một khối, lúc mà người ta lẫn lộn giai cấp ấy v ới xã h ội, lúc đó đ ược coi là được thừa nhận là đại biểu chung của xã hội; đó là lúc mà những yêu cầu và quyền lợi của chính giai cấp ấy trên thực tế là quyền lợi và yêu c ầu c ủa bản thân xã h ội, lúc mà giai cấp ấy thực sự là khối óc của xã hội và trái tim c ủa xã h ội. Ch ỉ nhân danh quyền lợi chung của xã hội thì một giai cấp cá bi ệt m ới có th ể đòi h ỏi s ự th ống tr ị phổ biến được. Muốn giành được địa vị ấy của người giải phóng, và do đó, mu ốn sử dụng về mặt chính trị tất cả mọi lĩnh vực xã hội để phục vụ cho lợi ích c ủa lĩnh v ực riêng của mình, mà chỉ có tinh lực cách mạng và ý th ức về tính ưu vi ệt tinh th ần c ủa mình thôi, thì chưa đủ. Muốn cho cuộc cách mạng của nhân dân và sự giải phóng của một giai cấp riêng biệt của xã hội công dân nhất trí với nhau, muốn cho một đẳng cấp được coi là đẳng cấp của toàn xã hội, - muốn th ế thì m ặt khác, t ất c ả nh ững khuy ết điểm của xã hội phải tập trung vào một giai cấp khác nào đó, muốn th ế thì m ột đẳng cấp nhất định nào đó phải là hiện thân của những trở ngại chung, là hi ện thân c ủa m ột chướng ngại chung cho tất cả mọi người; muốn thế thì cái lĩnh v ực xã h ội đ ặc thù phải bị coi là một tội ác được mọi người thừa nhận đối với toàn thể xã hội, thành thử sự giải phóng khỏi lĩnh vực này biểu hiện thành sự tự gi ải phóng chung. Mu ốn cho một đẳng cấp trở thành đẳng cấp những người giải phóng par excellence 16*thì một đẳng cấp khác, ngược lại, phải trở thành đẳng cấp những người đi nô d ịch. Ý nghĩa tiêu cực phổ biến của giới quý tộc Pháp và của giới thầy tu Pháp đã quyết định ý nghĩa tích cực phổ biến của giai cấp tiếp giáp chúng và đối lập với chúng: giai cấp tư sản. Nhưng không một giai cấp đặc thù nào ở Đức lại có tính tri ệt để tính gay gắt, tính táo bạo, tính tàn nhẫn, khiến nó mang cái dấu ấn đại di ện tiêu c ực của xã h ội. Cũng theo một mức độ như vậy, không một đẳng cấp nào có được cái tâm hồn r ộng rãi hòa làm một với tâm hồn của nhân dân dù chỉ là trong chốc lát, có cái nhiệt tình c ổ vũ l ực lượng vật chất làm bạo lực chính trị, có sự dũng cảm cách m ạng dám ném vào m ặt k ẻ thù lời thách thức táo bạo: ta chẳng là gì cả, nhưng ta phải là tất cả. Cái tạo thành cơ sở đạo đức và tính trung thực Đức của những cá nhân cũng như các giai c ấp thì ng ược lại, chính là cái tính vị kỷ kín đáo đang bảo vệ tính hạn chế của nó và cho phép người khác cũng bảo vệ tính hạn chế của họ chống lại tính hạn chế của nó. Vì vậy, quan h ệ giữa các lĩnh vực khác nhau của xã hội Đức là quan hệ có tính cách s ử thi ch ứ không phải có tính cách kịch tính. Mỗi một lĩnh vực đó bắt đ ầu ý th ức đ ược b ản thân mình, và với những yêu cầu riêng của mình, bắt đầu đứng bên c ạnh nh ững lĩnh v ực xã h ội khác, không phải khi nó bị người ta áp bức mà là khi những quan h ệ hi ện đại t ạo ra - 9
- Mr Kiênhx không mảy may có sự góp sức của lĩnh vực đó - một lĩnh v ực xã h ội th ấp h ơn nó mà nó có thể áp bức được. Ngay cả cái lòng tự tôn về mặt tinh thần của giai cấp tư sản Đức cũng chỉ dựa trên ý thức thấy mình là đại biểu chung của tính tầm th ường phi-li- xtanh của tất cả các giai cấp khác. Vì vậy, không phải chỉ có những ông vua Đức m ới bước lên ngôi mal à propos17*; mỗi lĩnh vực của xã hội công dân cũng đều n ếm mùi thất bại trước khi kịp ăn mừng thắng lợi của mình, cũng đều dựng lên nh ững ch ướng ngại trước mặt mình, cũng đều biểu lộ bản chất nhẫn tâm của mình tr ước khi k ịp biểu lộ cái bản chất độ lượng của mình, - thành thử ngay c ả cái khả năng đóng m ột vai trò to lớn bao giờ cũng qua đi trước khi kịp thể hi ện ra, và m ỗi giai c ấp v ừa m ới bắt đầu đấu tranh với một giai cấp cao hơn nó thì đã b ị lôi cu ốn vào cu ộc đấu tranh với giai cấp thấp hơn nó. Bởi vậy, quyền lực vương hầu đấu tranh v ới quyền l ực quốc vương, giới quan chức đấu tranh với quý tộc, tư sản đấu tranh với tất c ả b ọn trên, còn trong khi đó thì vô sản đã bắt đầu đấu tranh v ới t ư s ản. Giai c ấp t ư s ản còn chưa dám nêu tư tưởng về sự giải phóng theo quan điểm của nó, thì sự phát tri ển c ủa những điều kiện xã hội, cũng như sự tiến bộ của lý luận chính tr ị, đã tuyên b ố r ằng chính cái quan điểm ấy cũng đã lỗi thời rồi, hoặc ít ra cũng đáng nghi. Ở Pháp, chỉ cần là một cái gì đó cũng đủ để có thể mong mu ốn là t ất c ả. Ở Đ ức, n ếu không muốn từ chối tất cả thì phải không là cái gì cả. Ở Pháp, sự giải phóng b ộ phận là cơ sở của sự giải phóng phổ biến. Ở Đức, sự giải phóng phổ bi ến là conditio sine qua non18*của mọi sự giải phóng bộ phận. Ở Pháp, tự do toàn vẹn phải đ ược sản sinh ra từ quá trình hiện thực của sự giải phóng dần dần, còn ở Đức thì nó ph ải đ ược sản sinh ra từ sự không thể có một quá trình dần dần như vậy. Ở Pháp, m ỗi giai c ấp trong nhân dân đều là một nhà duy tâm chính trị và cảm thấy mình trước tiên không phải là một giai cấp riêng, mà là đại diện của những nhu cầu xã hội nói chung. Vì vậy, vai trò người giải phóng trong sự vận động đầy kịch tính c ứ nối tiếp chuyển vào tay các giai cấp khác nhau trong nhân dân Pháp cho tới lúc, cuối cùng, vào tay cái giai c ấp sẽ thực hiện tự do xã hội, không còn hạn chế tự do xã hội trong những đi ều ki ện nhất định, nằm ở bên ngoài con người nhưng vẫn do xã h ội loài người t ạo nên, mà ng ược lại tổ chức tất cả những điều kiện của sự tồn tại c ủa con người xu ất phát t ừ t ự do xã hội với tư cách là một tiền đề tất yếu. Trái lại, ở Đ ức, n ơi mà đ ời s ống th ực ti ễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh th ần không có s ự liên h ệ v ới th ực tiễn, thì không một giai cấp nào của xã hội công dân cảm thấy nhu cầu giải phóng phổ biến, cảm thấy có khả năng giải phóng phổ biến, chừng nào địa vị trực tiếp của nó, sự cần thiết vật chất, những xiềng xích của bản thân nó chưa buộc nó phải làm như vậy. Vậy thì cái khả năng tích cực của sự giải phóng của Đức là ở chỗ nào? Trả lời: ở sự hình thành một giai cấp bị trói buộc bởi những xiềng xích triệt của xã hội công dân mà lại không phải là giai c ấp c ủa xã h ội công dân; ở s ự hình thành m ột đẳng cấp mà bản thân nó là sự giải thể của tất cả các đẳng c ấp; ở sự hình thành m ột lĩnh vực do phải chịu những đau khổ phổ biến mà có tính chất phổ bi ến và không đòi hỏi một quyền đặc thù nào cả, vì cái đang đè nặng lên nó không ph ải là sự vô quyền đặc thù mà là sự vô quyền nói chung, không còn có thể viện đến quyền lịch sử mà chỉ có thể viện đến quyền của con người, không ở trong sự mâu thuẫn một chiều với những hậu quả nảy sinh từ chế độ nhà nước Đức mà ở trong sự mâu thuẫn toàn di ện với những tiền đề của chế độ nhà nước Đức; cuối cùng, ở sự hình thành một lĩnh vực không thể tự giải phóng mình nếu không tự giải phóng mình kh ỏi t ất c ả những lĩnh 10
- Mr Kiênhx vực khác của xã hội, - tóm lại, một lĩnh vực biểu hiện sự mất đi hoàn toàn của con người và do đó chỉ có thể hồi sinh được bản thân mình bằng cách hồi sinh con người một cách hoàn toàn. Kết quả ấy của sự giải thể để, một giai cấp của xã hội, với tính cách là một đẳng cấp đặc thù, chính là giai cấp vô sản. Ở Đức, giai cấp vô sản là kết quả của sự phát triển công nghiệp đang bắt đầu tự mở đường cho mình; vì không phải sự nghèo khổ hình thành một cách tự phát mà là sự nghèo khổ được tạo ra một cách nhân tạo, không phải đám người còng lưng một cách máy móc dưới sức nặng của xã hội, mà chính là đám người n ảy sinh t ừ quá trình tan rã rất nhanh của xã hội, chủ yếu là từ sự tan rã của đẳng cấp trung gian, đang hình thành nên giai cấp vô sản, mặc dầu đội ngũ c ủa giai cấp vô sản cũng d ần d ần - đây là một điều dĩ nhiên - được bổ sung bởi đám dân nghèo nảy sinh ra m ột cách t ự phát, cũng như bởi đẳng cấp nông nô Giéc-manh Cơ Đốc giáo. Khi tuyên bố sự giải thể của trật tự thế giới hiện hành , giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là vạch ra điều bí mật của tự tồn tại của chính nó , vì nó chính là sự tan rã thực tế của trật tự thế giới ấy. Khi đòi hỏi phủ định sở hữu tư nhân, giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là đề lên thành nguyên tắc của xã hội, cái mà xã hội đã đề lên thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, cái đã được thể hiện ở nó, tức là ở giai cấp vô sản, nhưng không có sự góp sức của nó với tính cách là kết quả tiêu cực của xã hội. Đối với thế giới đang xuất hiện, giai cấp vô sản có cái quyền gi ống như quyền c ủa nhà vua Đức đối với thế giới đã xuất hiện, khi ông ta gọi nhân dân là nhân dân của mình, cũng giống như khi ông ta gọi con ngựa là con ngựa của mình. Khi tuyên b ố nhân dân là s ở hữu tư nhân của mình, thì nhà vua chỉ nói lên rằng kẻ tư hữu là nhà vua. Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, và chỉ cần sấm sét của tư tưởng đánh một cách triệt để vào cái mảnh đất nhân dân còn nguyên v ẹn ấy là vi ệc gi ải phóng người Đức thành con người sẽ hoàn thành. Từ tất cả những điều trình bày ở trên, có thể rút ra kết luận: Sự giải phóng duy nhất thực tiễn có thể có của nước Đức là sự giải phóng theo quan điểm của cái lý luận tuyên bố bản thân con người là bản chất tối cao c ủa con người. Ở Đức, sự giải phóng khỏi thời trung cổ chỉ có thể có được khi nó đồng thời là sự giải phóng khỏi những thắng lợi bộ phận đối với thời trung cổ. Ở Đức, không thể thủ tiêu được bất cứ chế độ nô lệ nào, nếu không thủ tiêu mọi chế độ nô lệ. Nước Đức căn bản không thể hoàn thành cách mạng được, nếu không bắt đầu cuộc cách m ạng chính ngay từ căn bản. Sự giải phóng người Đức là sự giải phóng con người. Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản. Triết học không thể trở thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai c ấp vô sản không th ể xóa bỏ được bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực. Một khi tất cả những điều kiện bên trong đã chín mu ồi thì ngày phục sinh của nước Đức sẽ được báo hiệu bằng tiếng gáy của con gà Gô-loa [Gaul]. Do C. Mác viết cuối năm 1843 tháng Giêng In theo bản đăng trong tạp chí 1844. Đã đăng trong 'Deutsch-Franzäsische Nguyên văn là tiếng Đức Jahrbücher", năm 1844 Ký tên: Các Mác 11
- Mr Kiênhx Nguồn: C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 3. (1845-1847). Hà Nội: Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. Bản điện tử: http://www.cpv.org.vn 1*Sự tự tán dương (nghĩa đen: lời phát biểu bảo vệ bàn thờ và bếp). 2*Vấn đề danh dự. [1]Mác muốn nói đến tác phẩm lớn của mình Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel, mà ông chuẩn bị đưa in và công bố tiếp sau “Lời nói đầu” đăng trong tạp chí Deutsch-Französische Jahrbücher. Về những nguyên nhân cơ bản khiến cho dự định đó không thực hiện được, Mác đã viết trong lời t ựa cu ốn Những bản thảo kinh tế-triết học năm 1844 như sau: “Trên tờ Deutsch-Französische Jahrbücher tôi đã hứa phê phán khoa học về pháp quyền và nhà nước dưới dạng phê phán triết học pháp quyền c ủa Hê-ghen. Khi so ạn tài liệu để đưa in thì thấy rằng việc kết hợp sự phê phán chỉ nhằm chống lại tư duy tư biện, với sự phê phán bản thân các môn học khác nhau là hoàn toàn không h ợp lý, r ằng việc kết hợp đó sẽ gây trở ngại cho tiến trình trình bày và gây khó hi ểu. Hơn n ữa, sự phong phú và tính chất không đồng nhất của những môn h ọc c ần ph ải xem xét ch ỉ cho phép lồng toàn bộ tài liệu ấy vào một tác phẩm duy nhất với điều kiện là sự trình bày phải mang tính chất phương ngôn hoàn toàn, mà sự trình bày mang tính ch ất ph ương ngôn như vậy, đến lượt nó, sẽ lại tạo ra cái bề ngoài là hệ thống hóa một cách tùy tiện”. Xuất phát từ những lý do đó, hồi bấy giờ Mác đã đi tới k ết lu ận cho r ằng nên ti ến hành phê phán pháp quyền, đạo đức, chính trị, v.v.. trong những tập sách riêng, và k ết thúc tất cả những điều đó bằng một tác phẩm tổng hợp, bao hàm vi ệc phê phán tri ết học duy tâm tư biện. Nhưng sự cần thiết phải đấu tranh chống phái Hê-ghen cánh t ả cũng như chống lại những đại biểu khác của ý thức hệ tư sản và tiểu t ư sản Đ ức đã thúc đẩy Mác phải thay đổi những dự tính ban đầu c ủa mình và ti ến hành vi ệc phê phán một cách rộng rãi đối với triết học duy tâm, tư biện, gắn li ền với vi ệc xây d ựng những cơ sở cho một thế giới quan mới, duy vật-cách mạng. Nhiệm vụ này được Mác và Ăng-ghen hoàn thành trong những tác phẩm vi ết chung Gia đình thần thánh và Hệ tư tưởng Đức. 3*Hiện trạng, trật tự hiện hành. 4*Kinh Thánh, Chạy trốn 33: 23. Moses là nhân vật th ần tho ại trong kinh thánh, ng ười đã đưa dân Hê-brơ [Hebrew] trốn thoát khỏi ách thống trị của các Pha-ra-ông [Pharaoh] Ai-cập, và đã lập ra 10 điều luật cho dân Hê-brơ. 5*Kinh nghiệm, căn cứ theo kinh nghiệm. aSai-lốc – một nhân vật trong vở kịch Người thương nhân thành Vơ-ni-dơ của Sếch- xpia, một tên cho vay nặng lãi tham tàn và độc ác. bTơ-tông – một dân của nước Đức thời cổ. 6*Nghĩa đen: bộ phận xấu xa; nghĩa bóng: vết nhục 7*Chế độ cũ cÊ-sin (525-457 trước công lịch) – nhà soạn kịch nổi tiếng thời cổ Hy-lạp, tác gi ả các vở bi kịch cổ điển. dLu-ki-an (khoảng 120-180) – nhà văn và nhà châm biếm kiệt xuất của Hy-lạp thời cổ. 8*Chơi chữ: “listige Theorie” (“lý luận giảo hoạt”) ám chỉ việc Phri-đrích Li-xtơ tuyên truyền cho thuế quan bảo hộ. 12
- Mr Kiênhx [2]Mác muốn nói đến nhà triết học A-na-xa-khít [Anarcharsis], người Xi-tơ, mà người Hy-lạp – theo sự xác nhận của nhà sử học Đi-ô-gien La-éc-xơ [] – coi là m ột trong s ố bảy nhà hiền triết Hy-lạp. 9*Tác phẩm chưa hoàn thành. 10*Tác phẩm để lại sau khi chết. 11*Vấn đề là ở đó! (Sếch-xpia, Hăm-lét). 12*Ngang tầm. [3]Đây là nói đến những giới thuộc chủ nghĩa tự do ở Đ ức, những đ ại bi ểu c ủa phái đối lập tự do ở trong hội nghị dân biểu (Landtags), những nhà chính luận thuộc các màu sắc khác nhau, v.v., đòi hỏi những cuộc cải cách hiến pháp. [4]Đây là nói về phái Hê-ghen trẻ. Phái này đã rút ra nh ững k ết lu ận vô th ần tri ệt đ ể từ triết học của Hê-ghen, nhưng đồng thời lại tách tri ết học ra kh ỏi hi ện th ực và bi ến triết học thành một lực lượng độc lập và tự quy định. Trên thực tế thì phái Hê-ghen trẻ ngày càng xa rời khỏi cuộc đấu tranh cách mạng thực tiễn. 13*Ngang tầm với các nguyên tắc. 14*Chứng minh ứng dụng vào một người; lấy một người để chứng minh. [5]Cuộc chiến tranh nông dân năm 1525 là một cuộc khởi nghĩa nông dân hết sức lớn ở Đức thời Trung cổ. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là do tình hình th ế l ực phong kiến phản động tăng lên ở Đức trong thế kỷ 15-đầu thế k ỷ 16, tình hình bóc l ột nông nô tăng lên do quan hệ hàng hóa-tiền tệ phát triển. Lực lượng chủ yếu của cu ộc khởi nghĩa nông dân này là nông dân và dân nghèo thành th ị. Mặc d ầu b ị th ất b ại, cu ộc chiến tranh nông dân đã có một ý nghĩa lịch sử rất to lớn trong lịch sử nước Đức. [6]Những đạo luật tháng Chín là những đạo luật phản động, do chính phủ Pháp ban bố hồi tháng Chín 1835, nhằm hạn chế hoạt động của tòa án bồi thẩm và ấn đ ịnh nh ững biện pháp ngặt nghèo chống lại báo chí. Những đạo luật đó dự kiến tăng số ti ền đ ảm bảo đối vớ những báo chí định kỳ, ấn định việc bỏ tù và nh ững kho ản ti ền phạt l ớn đối với những phát biểu chống lại sở hữu và chế độ nhà nước hiện hành. [7]Đế quốc La-mã thần thánh của dân tộc Đức (962-1806), trong những thời kỳ khác nhau, đã gồm các nước Đức, Ý, Áo, Hung và Ti ệp, Thụy Sĩ và Hà-lan, và là m ột liên minh của các vương quốc và công quốc phong kiến, những đất đai c ủa Giáo h ội và những thành phố tự do, có những chế độ chính trị và truyền thống khác nhau. 15*Chỉ vua Phri-đrích Vin-hem IV. 16*Chủ yếu. 17*Không đúng lúc. 18*Điều kiện không thể thiếu. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Các Mác
12 p | 893 | 118
-
Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX phần 1
4 p | 174 | 13
-
Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa dầu thế kỉ XX phần 2
10 p | 160 | 11
-
Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa
11 p | 70 | 7
-
Herbert Marcuse với sự phê phán xã hội công nghiệp tiên tiến trong tác phẩm Con người một chiều
5 p | 110 | 5
-
Imanuen Kant bàn về cái cao cả
8 p | 38 | 4
-
Những bước đầu tiên hình thành thế giới quan triết học của K. Marx
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn