intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 bệnh thường gặp trong mùa lạnh và cách xử trí

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

138
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa đông là thời điểm lý tưởng để nhiều những căn bệnh, từ xoàng xoàng như viêm mũi tới nguy hiểm như viêm phổi, hoành hành. 1. Cảm lạnh Đây là căn bệnh phổ biến nhất thế giới trong mùa đông, nhưng hiện vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào giúp con người miễn dịch được với nó, kể cả kháng sinh. Khi mắc cảm lạnh, bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, ho… Xử trí Khi đã bị bệnh, bạn càn tránh vận động, dành thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 bệnh thường gặp trong mùa lạnh và cách xử trí

  1. 7 bệnh thường gặp trong mùa lạnh và cách xử trí Mùa đông là thời điểm lý tưởng để nhiều những căn bệnh, từ xoàng xoàng như viêm mũi tới nguy hiểm như viêm phổi, hoành hành.
  2. 1. Cảm lạnh Đây là căn bệnh phổ biến nhất thế giới trong mùa đông, nhưng hiện vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào giúp con người miễn dịch được với nó, kể cả kháng sinh. Khi mắc cảm lạnh, bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, ho… Xử trí Khi đã bị bệnh, bạn càn tránh vận động, dành thời gian để nghỉ ngơi. Hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết, uống thêm các loại nước quả và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể. Chú ý đến việc duy trì độ ẩm trong phòng. Không khí khô hanh, thiếu độ ẩm cần thiết sẽ là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn gây cảm lạnh hoạt động và tấn công bạn. Bạn không nên sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch. Việc này rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại virus có hại. 2. Cước Khi thời tiết rét đậm rất hại kéo dài, rất nhiều người bị mắc bệnh cước. Đây là một dạng bệnh dị ứng da tại chỗ do thời tiết, biểu hiện là các đầu ngón chân ngón tay, má, mặt, mũi, cằm, trán, tai, cổ tay… sưng lên, nóng đỏ, hơi đau do phù nề, ngứa ngáy. Có người ngứa quá mức, phải gãi gây trầy xước và nhiễm trùng, dẫn đến viêm da.
  3. Cước được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi, không tái phát. Cước mãn tính là thể nặng, thường gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị, khỏi hoàn toàn về mùa hè và lại tái phát vào mùa đông năm sau. Bệnh có thể đi kèm với cryoglobulin niệu hoặc lupus ban đỏ. Xử trí Bệnh cước mức độ nhẹ có thể được khắc phục chỉ bằng cách giữ ẩm cơ thể, đặc biệt là cho tay và chân. Bạn nên ngâm chân nước ấm ấm khoảng 20 phút mỗi tối để xoa dịu cảm giác khó chịu. Sau khi ngâm, xoa bóp và rửa sạch chân, bạn cần lau thật khô rồi mới đi tất. Trong nhà, nên đidép giữ ấm, khi ra ngoài cần đi giày kín. Nếu bạn bị cước lâu ngày không nên tự tìm cách khắc phục, hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng hướng. Hạn chế tối đa việc gãi. Nếu thấy không chịu được, cần đi khám. Mặc kín và đủ ấm (đặc biệt với những người bị mề đay). Không nên mặc quá chật để tránh cọ xát khiến cơn ngứa bị kích thích. Tốt nhất, bạn tránh xa các trang phục được làm từ những chất liệu dễ gây kích ứng da như len, vải bổ, kaki. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá).
  4. Nếu bị cước, tuyệt đối không dùng nước lạnh rửa tay chan, hạn chế những việc cần tiếp xúc với nước, đeo găng khi cần tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Khi tắm và rửa tay nên dùng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Mùa rét cũng không phải là thời điểm lý tưởng để ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bạn bị dị ứng. Việc xoa bóp mạnh và nhiều lên những vùng da bị cước không hề giúp bạn giảm cảm giác ngứa mà còn ảnh hưởng không tốt tới các tế bào da. Dùng đá lạnh để chườm với hy vọng làm giảm sưng phù do cước gây nên cũng chỉ làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. 3. Cúm Cúm tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm, ngoại trừ với phụ nữ mang thai, nhưng nó lại khiến cho mọi hoạt động trong ngày của bạn trở nên vô cùng khó chịu, mệt mỏi, giảm năng suất công việc… do những biểu hiện như chảy nước mũi, nước mắt, hắt hơi, sốt, ho, đau họng, ớn lạnh, nghẹt mũi, toàn thân đau mỏi… Nếu cúm nặng còn gây nôn mửa, tiêu chảy, co cơ bụng… Xử trí Để phòng chống cúm, bạn nên đi tiêm phòng trước mùa lạnh bởi bệnh này thường bùng phát bắt đầu từ tháng 12. Cúm là chứng bệnh rất dễ lây nhiễm, nên khi đã bị mắc cúm bạn cần phòng tránh cho người khác bằng cách không nên đến chỗ đông người, không đi ra ngoài nếu không có dụng cụ chống lây nhiễm như
  5. khẩu trang chẳng hạn. Khi bị cúm, bạn nên uống thuốc, cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Không nên sử dụng kháng sinh vì cúm là bệnh do virus gây nên, chứ không phải do vi khuẩn. Ăn tỏi sống và tăng cường đồ ăn, thức uống giàu vitamin C cũng là một cách để ngừa cúm. Những gia đình sử dụng máy sưởi không nên để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch. Bên cạnh đó, lạm dụng máy sưởi sẽ làm khô đường hô hấp, dễ gây chảy máu cam hoặc ho. 4. Viêm phế quản Viêm phế quản - phổi có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi… Bệnh đặc bệt hay xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng. Viêm phê quản, viêm phổi hiện được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về đường hô hấp, do nó thường viêm ở cả hai phổi nên bệnh thường rất nặng và gây suy hô hấp. Biểu hiện của bệnh là sốt cao 38 – 39 độ, cơ thể mệt mỏi, lồng ngực co rút, rối loạn nhịp thở. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ lui dần. Còn nếu điều trị muộn để dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hểm, có thể dẫn đến tử vong. Xử trí
  6. Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giữ vệ sinh môi trường nơi ở. Trẻ em hay người già bị viêm phế quản - phổi cần được theo dõi ở các cơ sở y tế và uống thuốc theo đơn của bác sĩ. http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/23/cam.jpg 5. Tiêu chảy Đây cũng là một căn bệnh dễ mắc trong mùa lạnh. Tiêu chảy có dấu hiệu đặc trưng là đi ngoài phân lỏng, tăng khối lượng phân, phân, tăng số lần đi đại tiện. Xử trí Khi thấy mình bị tiêu chảy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều quan trọng là phải ăn đúng cách, uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Pedialyte, Gatorade để bù nước cho cơ thể. Nếu thấy sốt cao, phân có máu, đờm, hoặc đau bụng nhiều, cần tới bệnh viện gấp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuôc nào, nếu ống bừa bãi hoặc quá liều có thể gây ngộ độc, khiến việc theo dõi khó khăn. Không nên lạm dụng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Loperamid, Opioid… vì loại thuốc này cản trở quá trình đi tiểu và có nhiều tác dụng phụ. 6. Viêm mũi
  7. Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Hiện tượng viêm mũi tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh viêm Amidan. Xử trí Bạn nên khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng… để tránh bị viêm xoang mãn tính. Hàng ngày, rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%. Đeo khẩu trang khi đi đường, tránh những nơi không khí ô nhiễm, tránh ăn các loại thực phẩm bạn có tiền sử dị ứng. Điều tiết sinh hoạt, ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể, không tắm khi người đang có mồ hôi. Tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh, corticoid, aspirrin. 7. Viêm họng cấp Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40 độ. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là khụt khịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn và ho khan. Hai amidan viêm to, bề mặt amidan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng. Bệnh thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
  8. Xử trí Cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Chống viêm họng bằng cách súc miệng bằng nước muối loãng. Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%. Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa… Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần kèm theo có albumin trong nước tiểu, bạn cần cân nhắc đến bệnh viện cắt amidan. Đề phòng chống viêm họng cấp, việc nhỏ mũi bằng dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng là điều nên làm thường xuyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2