intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

79 năm qua, ĐCS Việt Nam đã hiện hữu như thế nào và đóng vai trò gì đối với dân tộc?

Chia sẻ: Luu Van Phuc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một là, xã hội Việt Nam cần có một tổ chức chính trị ĐCS lãnh đạo để phát triển. ĐCS Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển do chính đòi hỏi của lịch sử. Trong tất cả các trào lưu có tính chất cách mạng để cho xã hội Việt Nam phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chỉ có trào lưu cách mạng theo con đường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin là đứng vững. Những trào lưu khác như Cần Vương, trào lưu tư sản và tiểu tư sản đều bị chính thực tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 79 năm qua, ĐCS Việt Nam đã hiện hữu như thế nào và đóng vai trò gì đối với dân tộc?

  1. 79 năm qua, ĐCS Việt Nam đã hiện hữu như thế nào và đóng vai trò gì đối với dân tộc? Tôi nêu lên ba điểm chủ yếu nhất sau đây: Một là, xã hội Việt Nam cần có một tổ chức chính trị ĐCS lãnh đạo để phát triển. ĐCS Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển do chính đòi hỏi của lịch sử. Trong tất cả các trào lưu có tính chất cách mạng để cho xã hội Việt Nam phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chỉ có trào lưu cách mạng theo con đường cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin là đứng vững. Những trào lưu khác như Cần Vương, trào lưu tư sản và tiểu tư sản đều bị chính thực tế lịch sử Việt Nam chối bỏ vì chúng hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc. ĐCS Việt Nam ra đời, gắn với vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc, chính là tổ chức chính tr ị đáp ứng được yêu cầu phát triển đó của xã hội Việt Nam. ĐCS Việt Nam đã đưa ra được một chiến lược đúng đắn nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, đưa đất nước đi lên theo con đường tiến bộ. Trải qua các thời kỳ, tuy biểu hiện cụ thể của chiến lược đó có chỗ này chỗ nọ khác nhau, nhưng chiến lược đó đã đáp ứng yêu cầu nội tại của đất nước. Nhiệm vụ đưa dân tộc phát triển là nhiệm vụ chung của mọi người Việt Nam yêu nước và của mọi tổ chức chính trị hiện hữu trên đất Việt Nam. Nhưng, tổ chức chính trị nào trong thực tế lịch sử Việt Nam gần một thế kỷ qua có thể cạnh tranh được với ĐCS Việt Nam với tư cách là tổ chức dẫn dắt xã hội phát triển? Câu trả lời trong thực tế lịch sử Việt Nam đã quá rõ ràng: không có tổ chức nào cả. Cả dân tộc Việt Nam, vì thế, đã tin tưởng trao cho ĐCS Việt Nam trách nhiệm trọng đại là lãnh đạo toàn dân tộc phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hai là, ĐCS Việt Nam đã nhận lĩnh trách nhiệm do nhân dân giao phó là giải phóng dân tộc và đã hoàn thành một cách xuất sắc. Giải phóng dân tộc là một điểm nút cần được tháo gỡ, ách thống trị của các thế lực ngoại bang là một lực cản cần được xoá bỏ để tạo điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Phải nói rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc không may mắn so với rất nhiều dân tộc khác trên thế giới, bởi vì trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam bị rất nhiều thế lực bên ngoài xâm lược. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân của những cuộc chiến tranh. Đừng nhiễu thông tin hoặc cố tình làm lẫn lộn trắng đen khi có một số người đổ lỗi cho ĐCS, Chính phủ Việt Nam và đổ lỗi cho cá nhân Hồ Chí Minh gây ra chiến tranh. Những nhà khoa học có tâm lành, đức dày, trí sáng cả ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài, kể cả các nhà khoa học Pháp và Mỹ, đều khẳng định trong các công trình khoa học của mình vấn đề trách nhiệm gây ra chiến tranh đều thuộc về những kẻ đi xâm lược. Không thể đồng tình với một số người muốn phủ nhận việc dân tộc Việt Nam đứng lên chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước. Ý kiến của một số người này quá cực đoan khi cho rằng, hà cớ gì mà ĐCS Việt Nam cứ lãnh đạo toàn dân tộc mình tốn bao nhiêu máu sông xương núi để giành lấy độc lập; rằng, hãy cứ để cho các thế lực ngoại bang đó “khai hoá văn minh” cho dân tộc Việt Nam, và đến một thời điểm thuận lợi họ sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam như nhiều đế quốc, thực dân đã đã từng trao cho nhiều nước thuộc địa khác. Lý sự thì quả là có nhiều, nhưng có điều là cả thế giới đều đã đưa ra một thông điệp rằng, chủ nghĩa thực dân là một vết nhơ lớn nhất trong lịch sử loài người. Thế kỷ XX được cả thế giới mệnh danh là “Thế kỷ phi thực dân hoá”. Một dân tộc tiên phong của thế giới trong thế kỷ phi thực dân hoá đó là dân tộc Việt Nam; một người lĩnh ấn tiên phong của dân tộc tiên phong Việt Nam đấu tranh cho sự nghiệp cao cả phi thực dân hoá của nhân loại tiến bộ, đó là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
  2. Bằng việc tập hợp, thâu thái trí tuệ, sức mạnh của toàn dân tộc, với tư cách đại diện cho lương tâm, danh dự của cả toàn dân tộc, thêm nữa, bằng cả trách nhiệm đối với sự phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại, ĐCS Việt Nam đã lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ tháng 7-1954 của Việt Nam đã làm tan rã cả hệ thống thuộc địa kiểu mới trên toàn thế giới. Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước tháng 4-1975 ở Việt Nam đã báo hiệu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. Như vậy, ĐCS Việt Nam đã nhận lĩnh trách nhiệm kép: vừa lãnh đạo sự nghiệp giành độc lập dân tộc, mở đường cho đất nước phát triển với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vừa có đóng góp tích cực vào quá trình phi thực dân hoá, thúc đẩy nhân loại tiến nhanh hơn trên con đường văn minh. Ba là, ĐCS Việt Nam đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Độc lập dân tộc gắn liền với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của ĐCS Việt Nam. Nói như Hồ Chí Minh thì ngoài lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của dân tộc, của nhân dân, ĐCS Việt Nam không có lợi ích nào khác; nếu đã giành được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Làm cho mọi người được ấm no, tự do, hạnh phúc, làm cho đất nước giàu mạnh, đó là thông điệp của ĐCS Việt Nam và của Hồ Chí Minh khi nhấn mạnh những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là những nội dung mấu chốt của việc bảo đảm và phát huy quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với Tuyên ngôn về nhân quyền mà Liên hợp quốc đưa ra tháng 12 năm 1948. ĐCS Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất, có đầy đủ phẩm chất và năng lực để lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn 20 năm tiến hành đổi mới dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập sâu và đầy đủ vào đời sống quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, đất nước Việt Nam là một đất nước ổn định chính trị, có nền kinh tế tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân về cơ bản đã được cải thiện nhiều, v.v. Đó là những điều đã được nhân dân thừa nhận, được rất nhiều quốc gia, tổ chức xã hội và nhiều người trên thế giới thừa nhận. Vẫn biết rằng, “trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những điều mới mẻ, tốt tươi” (lời Hồ Chí Minh), ĐCS và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn phải gặp rất nhiều cam go, nhưng tương lai sự phát triển của dân tộc Việt Nam rất sáng lạn. Ba điểm chủ yếu trên đây làm thành một thể thống nhất để nói lên rằng, ĐCS Việt Nam trong 79 năm qua đã làm tốt sứ mệnh của mình do dân tộc giao phó, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời xứng đáng là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Điều đó cũng đúng như Hồ Chí Minh đã đánh giá về ĐCS Việt Nam trong dịp Đảng tròn 30 tuổi: Đảng là đạo đức, là văn minh, là hạnh phúc, là hoà bình, ấm no.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2