intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo Lâm Đồng cuối tuần: Số 213

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

42
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo Lâm Đồng cung cấp cho bạn đọc đa dạng thông tin về các lĩnh vực: Tin tức sự kiện, Kinh tế xã hội, Văn hóa nghệ thuật, Gia đình đời sống,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài báo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo Lâm Đồng cuối tuần: Số 213

SOÁ 213<br /> CÔ QUAN CUÛA ÑAÛNG BOÄ ÑAÛNG CSVN TÆNH LAÂM ÑOÀNG<br /> TIEÁNG NOÙI CUÛA ÑAÛNG BOÄ, CHÍNH QUYEÀN, NHAÂN DAÂN LAÂM ÑOÀNG<br /> <br /> Cuoái tuaàn<br /> <br /> NAÊM THÖÙ 37  TOØA SOAÏN: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT<br /> Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473  FAX: 3827608  E-mail: tsbaolamdong@gmail.com<br /> <br /> 3<br /> <br /> BÀI DỰ THI VIẾT VỀ “HỌC TẬP<br /> VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG<br /> ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”<br /> <br /> Tấm lòng của<br /> người hoàn lương<br /> <br /> THÖÙ BAÛY<br /> 8 - 11<br /> <br /> 2014<br /> <br /> Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Thực trạng và giải pháp<br /> <br /> (XEM TRANG 6)<br /> <br /> 5 Phục thù<br /> <br /> Truyện ngắn:<br /> HỒ THỦY GIANG<br /> <br /> 1<br /> <br /> TUAÀN<br /> CON SOÁ<br /> <br /> Hội thi “Dân vận khéo” đã<br /> diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10<br /> trên toàn tỉnh qua hai vòng sơ<br /> khảo và chung khảo. Tại vòng<br /> sơ khảo có 312 đội thi với 1.560<br /> thành viên. Đến vòng chung<br /> khảo có sự tham dự của 16 đội<br /> đoạt giải nhất của 16 khối thi<br /> với 80 thành viên. Ban tổ chức<br /> đã khen thưởng cho 16 tập thể<br /> và 18 cá nhân vì có nhiều đóng<br /> góp tích cực cho sự thành<br /> công của hội thi.<br /> Nguồn: Ban Dân vận Tỉnh ủy<br /> <br /> ° Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên.<br /> Ảnh: PHAN NHÂN<br /> <br /> 4<br /> <br /> Mở hướng du lịch Cát Tiên<br /> <br /> 7<br /> <br /> Theo dấu chân Bác Hồ<br /> trên đất Thái Lan<br /> <br /> Có một phố quạt và<br /> một làng quạt thủ đô<br /> <br /> (XEM TRANG 8)<br /> <br /> V<br /> <br /> ấn đề cuối tuần<br /> <br /> Kỷ niệm 97 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2014)<br /> <br /> Việt Nam kiên định con đường kết hợp độc lập<br /> dân tộc với chủ nghĩa xã hội<br /> <br /> 97<br /> <br /> năm trước, giai cấp công nhân và<br /> nhân dân lao động Nga đã làm nên<br /> cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.<br /> Cuộc Cách mạng “rung chuyển” thế giới thành<br /> công trước hết là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn,<br /> sáng suốt của Đảng Bôn-sê-vích Nga và lãnh<br /> tụ Lênin.<br /> Về sự kiện vĩ đại này, Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh đã đánh giá: “Giống như mặt trời chói<br /> lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp<br /> năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp<br /> bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài<br /> người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý<br /> nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Người khẳng<br /> định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng<br /> Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân<br /> dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên<br /> toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu,<br /> <br /> bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của<br /> giai cấp công nhân và của cả loài người”.<br /> Cách mạng Tháng Mười tạo nên bước ngoặt<br /> trong lịch sử nhân loại với ý nghĩa là một<br /> sự kiện vĩ đại mở đầu thời đại quá độ lên<br /> CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Đây được<br /> coi là “Cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong<br /> lịch sử loài người, lần đầu tiên trên thế giới<br /> chính quyền đã từng trong tay một thiểu số<br /> người bóc lột chuyển sang tay đa số người bị<br /> bóc lột”. Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga<br /> chứa đựng một nội dung vô cùng vĩ đại nhằm<br /> thủ tiêu mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp<br /> bức dân tộc, mở đường thắng lợi cho độc lập<br /> dân tộc, dân chủ và CNXH. Cuộc Cách mạng<br /> Tháng Mười được ví như ánh mặt trời rạng<br /> đông xua tan đêm tối, chiếu rọi ánh sáng mới<br /> vào lịch sử loài người...<br /> (XEM TIẾP TRANG 2)<br /> <br /> Ảnh: Tư liệu<br /> <br /> 9<br /> <br /> CHUYÊN MỤC THANH NIÊN<br /> <br /> Làm theo lời Bác bằng những<br /> công việc thiết thực<br /> <br /> 10 Chiến công của người<br /> “ngoại đạo”<br /> <br /> BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN<br /> Baùo laâm ñoàng ñieän töû: www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn<br /> <br /> 2<br /> <br /> tin töùc - söï kieän<br /> <br /> Cuoái tuaàn Ngaøy 8 - 11 - 2014<br /> <br /> Kiểm tra công tác gdqp và an ninh<br /> tại Lâm Đồng<br /> <br /> Cát Tiên sẽ tổ chức Lễ hội<br /> Sáng tác 55 tác phẩm văn học<br /> nghệ thuật chào mừng kỷ niệm Đâm trâu<br /> Nhằm khôi phục các lễ<br /> 10 năm thành lập huyện Đam Rông của các dân tộc sinh sốnghội truyền thống<br /> trên địa bàn huyện<br /> Sau 5 ngày (từ 27/10 đến 31/10) diễn ra<br /> trại sáng tác văn học nghệ thuật chào mừng<br /> kỷ niệm 10 năm thành lập huyện Đam Rông,<br /> Đoàn văn nghệ sỹ thuộc Hội Văn học nghệ<br /> thuật tỉnh Lâm Đồng đã sáng tác được 55 tác<br /> phẩm văn học nghệ thuật, trong đó, 14 ký, 2<br /> truyện ngắn, 27 bài thơ, 1 bài hát, 6 ảnh nghệ<br /> thuật. Các tác phẩm văn học nghệ thuật đã<br /> ca ngợi đời sống lao động sản xuất; những đổi<br /> thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những<br /> chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc<br /> phòng, an ninh trên địa bàn huyện Đam Rông<br /> sau 10 năm hình thành và phát triển.<br /> <br /> V.Tâm<br /> <br /> ° Thiếu tướng Lê Minh Quang - Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7<br /> (thứ nhất, bên trái) kiểm tra công tác GDQPAN tại huyện Cát Tiên.<br /> Vừa qua, đoàn công tác<br /> Quân khu 7 do Thiếu tướng<br /> Lê Minh Quang - Phó Tham<br /> mưu trưởng Quân khu làm<br /> trưởng đoàn đã đến kiểm<br /> tra kết quả giáo dục quốc<br /> phòng an ninh trên địa bàn<br /> huyện Cát Tiên. Mặc dù còn<br /> nhiều khó khăn ở một huyện<br /> nghèo, nằm cách xa trung<br /> tâm tỉnh, song với sự quan<br /> tâm của cấp ủy, chính quyền<br /> địa phương, trong 10 tháng<br /> năm 2014, Hội đồng GDQP<br /> an ninh huyện Cát Tiên<br /> đã quán triệt và thực hiện<br /> nghiêm các văn bản chỉ đạo<br /> của cấp trên, thường xuyên<br /> tiến hành có hiệu quả công<br /> tác tuyên truyền trên hệ<br /> thống truyền thanh, truyền<br /> hình huyện và các xã, thị<br /> trấn với tổng thời lượng gần<br /> 600 phút. Qua đó gắn với<br /> tuyên truyền với các buổi<br /> sinh hoạt văn hóa cộng đồng,<br /> họp thôn, buôn, khu phố cho<br /> <br /> trên 10.000 lượt cán bộ, đảng<br /> viên và quần chúng nhân<br /> dân. Tổ chức cử cán bộ thuộc<br /> đối tượng 3 tham gia bồi<br /> dưỡng kiến thức quốc phòng<br /> an ninh đạt 100%; mở 1 lớp<br /> bồi dưỡng cho đối tượng 4 và<br /> 1 lớp bồi dưỡng cho đối tượng<br /> khác quân số 85/50 người.<br /> Đồng thời, có nhiều đổi mới<br /> đem lại hiệu quả rõ rệt trong<br /> công tác giáo dục quốc phòng<br /> an ninh cho học sinh, lực<br /> lượng dân quân tự vệ, dự bị<br /> động viên… Thiếu tướng Lê<br /> Minh Quang - Phó Tham<br /> mưu trưởng Quân khu 7 biểu<br /> dương và đánh giá cao kết<br /> quả thực hiện, chia sẻ những<br /> khó khăn, đề xuất, kiến nghị<br /> của địa phương và cơ bản<br /> nhất trí đánh giá kết quả<br /> thực hiện công tác giáo dục<br /> quốc phòng an ninh huyện<br /> Cát Tiên trong 10 tháng qua<br /> đạt loại giỏi.<br /> <br /> Thế Anh - Thế Vinh<br /> <br /> Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng<br /> lập hồ sơ công việc<br /> Lớp tập huấn trên vừa được<br /> Trường Chính trị tỉnh phối<br /> hợp với Sở Nội vụ khai giảng<br /> cho hơn 600 học viên là chánh<br /> văn phòng, các trưởng, phó<br /> phòng chuyên môn thuộc<br /> UBND tỉnh và các chuyên<br /> viên làm công tác quản lý văn<br /> thư lưu trữ của phòng nội vụ<br /> các huyện, thành phố. Trong<br /> thời gian 3 ngày, các học viên<br /> sẽ được tập huấn các kỹ năng<br /> liên quan đến lập hồ sơ công<br /> việc và lưu hồ sơ tài liệu vào<br /> <br /> lưu trữ cơ quan với những<br /> nội dung như: lập danh mục<br /> hồ sơ, mở hồ sơ, thu thập văn<br /> bản đưa vào hồ sơ, kết thúc hồ<br /> sơ, mục đích và trách nhiệm<br /> lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ<br /> vào lưu trữ… Thông qua lớp<br /> tập huấn sẽ giúp các cán bộ<br /> làm công tác văn phòng làm<br /> tốt hơn công tác lập hồ sơ và<br /> nộp lưu tài liệu vào lưu trữ cơ<br /> quan, giúp cho việc bảo quản<br /> và khai thác tài liệu có hiệu<br /> quả hơn.<br /> Hà Linh<br /> <br /> Bảo Lộc sẽ được đầu tư<br /> hơn 4,5 tỷ đồng để làm đường GTNT<br /> Tin từ UBND TP Bảo Lộc<br /> cho biết: UBND tỉnh Lâm<br /> Đồng đã có văn bản đồng ý bố<br /> trí nguồn vốn cho các dự án<br /> thuộc Chương trình xây dựng<br /> nông thôn mới trên địa bàn TP<br /> Bảo Lộc. Đây là nguồn vốn trái<br /> phiếu Chính phủ được phân bổ<br /> đầu tư trong năm 2015 - 2016<br /> với tổng số tiền là 4 tỷ 542<br /> triệu đồng.<br /> Nguồn vốn này sẽ được đầu<br /> tư cho 4 hạng mục công trình<br /> nâng cấp đường GTNT trên<br /> <br /> địa bàn, gồm: đường thôn 11,<br /> 13 (xã Đam Bri), đường xóm 5<br /> (thôn 11, xã Đại Lào), đường<br /> thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu),<br /> đường cầu Si (xã Lộc Thành).<br /> Cùng với nguồn vốn trái phiếu<br /> Chính phủ, theo dự kiến,<br /> người dân sẽ đóng góp đối ứng<br /> số tiền khoảng 2 tỷ 469 triệu<br /> đồng và nguồn vốn lồng ghép<br /> khác là 1 tỷ 869 triệu đồng<br /> để hoàn thành 4 công trình<br /> đường GTNT nói trên.<br /> ĐÔNG ANH<br /> <br /> <br /> <br /> Xây dựng trang trại<br /> nuôi cá nước lạnh trong rừng<br /> phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim<br /> <br /> Công ty TNHH liên doanh Thung Lũng Nắng<br /> đang tiếp tục đầu tư hoàn thành Dự án Trang<br /> trại nuôi cá “Thung lũng cầu vồng” tại xã Đạ<br /> Sar và xã Lát, huyện Lạc Dương. Với tổng nguồn<br /> vốn 1,7 triệu USD, trên địa bàn 2 xã này, công ty<br /> thực hiện dự án trên 100ha rừng thuộc Khoảnh<br /> 3, Tiểu khu 115 và các Khoảnh 3, 7, 8, 9, Tiểu<br /> khu 99, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn<br /> Đa Nhim. Trong đó gồm 6ha xây dựng trang<br /> trại nuôi cá nước lạnh, đạt sản lượng 150 - 200<br /> tấn cá thương phẩm/năm; 94ha quản lý bảo vệ<br /> rừng và trồng rừng. Từ nay đến cuối năm 2014,<br /> công ty đầu tư thêm nguồn giống và thức ăn để<br /> mở rộng sản xuất cá tầm lấy thịt và trứng. Sang<br /> năm 2015, công ty xây dựng hệ thống xử lý nước<br /> nguồn tự nhiên cung cấp cho hệ thống ao hồ nuôi<br /> cá nước lạnh, đảm bảo đạt sản lượng và chất<br /> lượng cá thương phẩm theo kế hoạch sản xuất,<br /> kinh doanh của công ty, cũng như theo nhu<br /> cầu phát triển ngày càng cao của thị trường.<br /> <br /> VŨ VĂN<br /> <br /> Cát Tiên, UBND huyện sẽ tổ chức phục dựng<br /> Lễ hội Đâm trâu theo nghi thức truyền thống<br /> của dân tộc Châu Mạ. Lễ hội này dự kiến sẽ tổ<br /> chức tại xã Đồng Nai Thượng vào 2 ngày 22 và<br /> 23/11/2014.<br /> Để tổ chức đúng theo phong tục và nghi thức<br /> của dân tộc Châu Mạ, chiều ngày 3/11, Trung<br /> tâm Văn hóa - Thể thao huyện cùng với xã Đồng<br /> Nai Thượng đã tổ chức các nghi thức lễ cúng<br /> mang ý nghĩa xin phép các thần linh tổ chức Lễ<br /> hội Đâm trâu.<br /> Trước đó, vào năm 2013, UBND huyện Cát<br /> Tiên đã tổ chức phục dựng thành công Lễ hội<br /> Lồng tồng theo nghi thức truyền thống của dân<br /> tộc Tày, Nùng.<br /> BÙI TRƯỞNG<br /> <br /> Đạ Huoai:<br /> <br /> Nhiều doanh nghiệp<br /> và tổ chức kinh tế tập thể<br /> hoạt động khó khăn<br /> <br /> UBND huyện Đạ Huoai cho biết, hiện trên<br /> địa bàn huyện có 66 doanh nghiệp - tăng 3<br /> doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2013; trong<br /> đó gồm 13 chi nhánh công ty, 44 công ty TNHH<br /> và 9 công ty cổ phần. Trong số 66 doanh nghiệp<br /> này, hiện có đến 14 đơn vị đang tạm ngưng hoạt<br /> động vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân<br /> khó khăn về vốn. Cùng với các doanh nghiệp,<br /> hiện trên địa bàn Đạ Huoai đã thành lập được<br /> 8 tổ chức kinh tế tập thể; gồm 1 HTX dịch vụ<br /> nông nghiệp và 7 tổ hợp tác kinh tế hoạt động<br /> trên lĩnh vực nông nghiệp. Theo đánh giá của<br /> UBND huyện Đạ Huoai, hầu hết các tổ chức<br /> kinh tế tập thể này hoạt động khó khăn, hiệu<br /> quả mang lại không cao. Riêng tổ chức HTX<br /> Dịch vụ nông nghiệp Hà Lâm tuy đã thành lập<br /> từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa đi vào<br /> hoạt động.<br /> K.D<br /> <br /> Việt Nam kiên định con đường...<br /> ... Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng<br /> Mười đã mở ra con đường giải phóng dân<br /> tộc khỏi ách áp bức đế quốc thực dân.<br /> Bằng thực tiễn đấu tranh yêu nước qua<br /> các thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng<br /> Mười, lịch sử Việt Nam chứng minh rằng<br /> nhân dân ta đã không thể lựa chọn con<br /> đường nào khác con đường kết hợp độc lập<br /> dân tộc với CNXH. Đó chính là ngọn cờ<br /> mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam<br /> giương cao gần suốt thế kỷ qua. Dưới ánh<br /> sáng của Cách mạng Tháng Mười, nhân<br /> dân ta đã giành được những chiến công vĩ<br /> đại, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc<br /> Mỹ, bước tới kỷ nguyên độc lập tự do và<br /> quá độ lên CNXH.<br /> Việt Nam và Liên Xô cũ vốn có quan hệ<br /> hữu nghị, đoàn kết, gắn bó. Nhân dân Việt<br /> Nam biết ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình<br /> của Liên Xô trong hai cuộc kháng chiến vệ<br /> quốc và trong sự nghiệp xây dựng đất nước.<br /> Trải qua “bể dâu” của thời cuộc, Liên Xô<br /> và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ vào<br /> đầu thập niên 90 thế kỷ XX. Thời “Hậu Xô<br /> viết”, mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nga vẫn duy trì truyền thống tốt đẹp và có<br /> bước phát triển lên tầm cao mới. Sau gần<br /> 30 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt<br /> nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Cùng<br /> với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế<br /> vĩ mô được duy trì; chính trị, xã hội, quốc<br /> phòng và an ninh được bảo đảm và ổn định.<br /> Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, Việt Nga ký thỏa thuận quan hệ sẽ lên tầm<br /> chiến lược, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.<br /> Đây là điều kiện thuận lợi để hai quốc gia<br /> cùng ổn định và phát triển, góp phần tích<br /> cực giải quyết những vấn đề chung của<br /> toàn cầu.<br /> Thời gian gần đây, thế lực thù địch chống<br /> phá cách mạng, sùng bái “đa nguyên, đa<br /> <br /> (TIẾP TRANG 1)<br /> <br /> đảng” phương Tây thường xuyên điên<br /> cuồng bài bác, tung hê lên mạng các bài<br /> viết đăng tải những luận điệu áp đặt, phi<br /> khoa học: “Học thuyết Mác là sản phẩm<br /> của thế kỷ XIX, do vậy đem đặt nó trong<br /> bối cảnh thế kỷ XXI nếu không lạc hậu,<br /> thì cũng chẳng thể là khoa học”. Hoặc đối<br /> với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở<br /> nước ta, chúng cho rằng: “Chủ nghĩa MácLênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương<br /> Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam”.<br /> Như một chân lý, trước hết phải khẳng<br /> định: Học thuyết Mác-Lênin và những<br /> nguyên lý, quy luật kinh tế - xã hội mà<br /> học thuyết phát hiện ra, ngày càng được<br /> chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống, được<br /> thừa nhận rộng rãi và trở thành nền tảng<br /> tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách<br /> mạng của giai cấp công nhân, là vũ khí lý<br /> luận sắc bén của giai cấp công nhân, nhân<br /> dân lao động và của các đảng tiên phong,<br /> chân chính của giai cấp đó ở trên toàn thế<br /> giới, trong đó có Việt Nam. Chỉ có xuất phát<br /> từ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh, tổ chức tốt thực tiễn cách mạng là<br /> con đường duy nhất đúng để phát triển và<br /> bảo vệ lý luận cách mạng mới tiếp tục đưa<br /> sự nghiệp cách mạng không ngừng tiến lên.<br /> Kỷ niệm 97 năm Cách mạng Tháng Mười<br /> Nga vĩ đại, Việt Nam thêm kiên định con<br /> đường kết hợp độc lập dân tộc với CNXH,<br /> xây dựng đất nước tiến tới mục tiêu “dân<br /> giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn<br /> minh” - Đó cũng là điều Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh kính yêu đã căn dặn: “Chỉ có sự lãnh<br /> đạo của một đảng biết vận dụng một cách<br /> sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện<br /> cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa<br /> cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi<br /> và cách mạng XHCN đến thành công”!<br /> <br /> BAN BIÊN TẬP<br /> <br />  kinh teá - xaõ hoäi<br /> <br /> Cuoái tuaàn Ngaøy 8 - 11 - 2014<br /> <br /> BÀI DỰ THI VIẾT VỀ “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”<br /> <br /> Tấm lòng của người hoàn lương<br /> <br /> ª NDONG BRỪM<br /> <br /> Ở xã Hòa Bắc (huyện Di Linh), người dân nơi đây rất cảm phục và quý mến<br /> anh TẠ Văn Hoàn. Bởi anh đã một thời lầm lỗi, nay đã có niềm tin, ý chí và<br /> nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.<br /> <br /> Đ<br /> <br /> ° Tạ Văn Hoàn (áo thun) bên hòn non bộ do anh chế tác.<br /> ược UBND xã Hòa<br /> Bắc giới thiệu, chúng<br /> tôi tìm đến nhà anh<br /> Tạ Văn Hoàn mà<br /> người dân nơi đây thường gọi<br /> anh bằng cái tên rất thân mật<br /> là “Hùng cá” để tìm hiểu về<br /> cuộc sống của gia đình anh sau<br /> những năm tháng anh được tha<br /> tù trở về. Anh Hoàn cho biết:<br /> “Tôi quê ở xã Văn Phụ, huyện<br /> Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.<br /> Sinh ra trong một gia đình nông<br /> dân nghèo, có đông anh chị em.<br /> Năm 1990, trong một lần theo<br /> <br /> bạn bè đã khiến tôi vi phạm<br /> pháp luật và phải trả giá bằng<br /> án phạt 12 năm tù giam về tội<br /> giết người”.<br /> Những năm tháng sống<br /> trong trại giam đã giúp anh<br /> nhận thức được những lỗi lầm,<br /> một thời nông nổi của tuổi trẻ.<br /> Trong thời gian cải tạo, bên<br /> cạnh việc học tập để trở thành<br /> người có ích cho xã hội, anh còn<br /> được học nghề đắp phù điêu,<br /> làm hòn non bộ, sửa cây cảnh,<br /> tranh đá… Được sự giúp đỡ tận<br /> tình, giáo dục, cảm hóa của cán<br /> <br /> Từng bước nâng cao chất lượng<br /> nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông<br /> nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền<br /> vững... những năm qua, Lâm Đồng<br /> đã nỗ lực trong hoạt động dạy nghề<br /> đối với đồng bào dân tộc thiểu số,<br /> góp phần xây dựng diện mạo nông<br /> thôn mới ở vùng sâu, vùng xa của<br /> địa phương.<br /> <br /> Diện mạo mới ở buôn làng<br /> <br /> Dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc<br /> Dương ngày nay đã xuất hiện nhiều nhà<br /> kính trồng rau, hoa công nghệ cao của<br /> bà con dân tộc thiểu số. Đang thu hoạch<br /> những đóa hoa hồng, chuẩn bị hàng hóa<br /> theo đơn đặt hàng, anh Păng Ting Sin ở<br /> Bon Đơng 1, thổ lộ: “Nhờ kiến thức qua<br /> những lớp học nghề, cùng với sự học hỏi<br /> kinh nghiệm thực tế ở những làng hoa<br /> Đà Lạt, nên mình mới dám làm. Giờ thì<br /> sự thay đổi của mình không còn là sự<br /> hoài nghi của buôn làng nữa”.<br /> Trên mảnh vườn trước đây trồng lúa<br /> nước của cha mẹ để lại khoảng năm sào,<br /> Păng Ting Sin đã mạnh dạn vay vốn<br /> dựng lên nhà kính trồng hoa. Tất cả quy<br /> trình sản xuất hoa hồng đều khép kín, có<br /> hệ thống tưới nước và tưới phân tự động.<br /> Giờ đây, vườn hoa hồng của Păng Ting<br /> Sin đã cho thu nhập hàng trăm triệu<br /> đồng mỗi năm. Và mô hình sản xuất này<br /> đã trở thành “điểm đến” cho các hộ đồng<br /> bào dân tộc tại địa phương học hỏi.<br /> Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương<br /> Nguyễn Quốc Kỳ cho biết: “Lạc Dương có<br /> trên 75% bà con đồng bào dân tộc thiểu<br /> số sinh sống. Với quan điểm, dạy nghề<br /> <br /> bộ quản giáo, anh Hoàn<br /> đã nhận thức được lỗi<br /> lầm, những việc làm sai<br /> trái của mình và quyết<br /> tâm cải tạo tốt để sớm<br /> “làm lại cuộc đời”. Vì<br /> vậy, chỉ sau 6 năm chấp<br /> hành án phạt tù, anh<br /> đã được đặc xá tha tù<br /> trước thời hạn.<br /> Khi được trở về với<br /> cuộc sống cộng đồng,<br /> chỉ hai bàn tay trắng,<br /> anh Hoàn gặp rất<br /> nhiều khó khăn và luôn<br /> trăn trở là làm thế nào<br /> để sớm có cuộc sống ổn<br /> định. Được sự giúp đỡ<br /> của gia đình, bạn bè<br /> và sự động viên, quan<br /> tâm và tạo điều kiện<br /> của chính quyền địa<br /> phương, anh được vay<br /> vốn ngân hàng 100 triệu đồng.<br /> Có tiền, anh đã mua được 1<br /> sào đất để làm nhà, làm nghề<br /> hòn non bộ và sắm xe đạp, rồi<br /> xe máy làm phương tiện đi lại.<br /> Bên cạnh đó, anh còn đầu tư<br /> mua lưới (chiều dài 400 mét, bề<br /> rộng 25 mét) để đánh bắt cá;<br /> mua giống cá ở hồ Trị An về gây<br /> giống và mưu sinh tại hồ Thủy<br /> điện Hàm Thuận - Đa Mi. Do<br /> chưa có kinh nghiệm trong nghề<br /> nuôi cá, nên năm thu hoạch đầu<br /> tiên, anh bị thất bại. Không nản<br /> lòng, mà điều đó càng thôi thúc<br /> <br /> anh tiếp tục tìm tòi, học hỏi<br /> kinh nghiệm của những người<br /> đi trước và kết quả là năm sau<br /> đó anh thu được 2,5 tấn cá, bán<br /> được 100 triệu đồng. Kể từ đó,<br /> sản lượng cá của gia đình anh cứ<br /> thế tăng dần và ổn định từ 5 - 6<br /> tấn cá mỗi năm, bình quân thu<br /> được trên 200 triệu đồng/năm.<br /> Cùng với việc nuôi cá, canh<br /> tác cà phê, vợ chồng anh Tạ<br /> Văn Hoàn còn hợp đồng với Ban<br /> Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa<br /> Nam nhận trồng, quản lý bảo<br /> vệ 27ha rừng và nuôi thả các<br /> loại cá lóc, cá lăng, cá trắm cỏ,<br /> cá mè, cá chép và cá rô phi… tại<br /> hồ Thủy lợi Đạ Bo, trên diện<br /> tích mặt nước 23ha. Hàng năm,<br /> anh còn tạo công ăn việc làm<br /> thường xuyên cho 4 lao động và<br /> gần 20 lao động theo mùa vụ<br /> tại địa phương. Khi kinh tế gia<br /> đình ổn định và đã trả xong các<br /> khoản nợ, anh đã đầu tư mua<br /> chiếc xe khách để kinh doanh<br /> vận chuyển hành khách từ Lâm<br /> Đồng ra Bắc.<br /> Từ hai bàn tay trắng, nhưng<br /> với ý chí, nghị lực và không chịu<br /> khuất phục trước hoàn cảnh khó<br /> khăn trong cuộc sống, anh Hoàn<br /> đã trở thành một trong những<br /> tấm gương sáng trong phong<br /> trào “Nông dân sản xuất, kinh<br /> doanh giỏi” của xã. Anh Tạ Văn<br /> Hoàn phấn khởi: “Khi mới ra tù<br /> trở về với cuộc sống cộng đồng,<br /> bản thân tôi rất mặc cảm với bà<br /> con hàng xóm. Nhưng nhờ chính<br /> quyền địa phương, làng xóm<br /> quan tâm, giúp đỡ, đến thăm<br /> <br /> 3<br /> <br /> hỏi và động viên, tôi vơi dần<br /> những mặc cảm trong quá khứ.<br /> Đồng thời, tôi được Nhà nước<br /> tạo điều kiện cho vay vốn đầu<br /> tư phát triển kinh tế. Từ sự yêu<br /> thương, đùm bọc đó, tôi đã xóa<br /> bỏ những mặc cảm, tự tin hơn<br /> trong cuộc sống. Vì vậy, tôi đã<br /> quyết chí làm ăn, từng bước xây<br /> dựng kinh tế gia đình ổn định<br /> như ngày hôm nay”.<br /> Không chỉ làm kinh tế giỏi,<br /> điều đáng quý ở anh, đó là tấm<br /> lòng bao dung, biết thương<br /> yêu, cưu mang và chia sẻ trước<br /> những hoàn cảnh khó khăn của<br /> người khác, nhất là những người<br /> có cùng cảnh ngộ. Anh Bảy<br /> (ở miền Tây lên lòng hồ Hàm<br /> Thuận - Đa Mi sinh sống) không<br /> may bị đột quỵ và qua đời, để lại<br /> 2 con thơ đói rách. Thấy vậy, vợ<br /> chồng anh Hoàn đã xin nhận về<br /> nuôi và tạo điều kiện cho 2 cháu<br /> ăn học. Hơn thế nữa, anh còn<br /> đón nhận 6 đối tượng đã được<br /> tha tù về, tạo công ăn việc làm,<br /> “dựng vợ, gả chồng” và đã chia<br /> đất làm nhà ở…<br /> “Anh Tạ Văn Hoàn là tấm<br /> gương điển hình, biết nỗ lực<br /> vượt khó trong lao động sản<br /> xuất để làm giàu chính đáng và<br /> tích cực tham gia các hoạt động<br /> xã hội tại địa phương. Từ hai<br /> bàn tay trắng, đến nay, anh đã<br /> có cơ ngơi khá khang trang và<br /> các con đều chăm ngoan, học<br /> giỏi. Vì vậy, những năm qua,<br /> anh không chỉ là “Nông dân sản<br /> xuất, kinh doanh giỏi” của địa<br /> phương mà còn được Đảng ủy,<br /> UBND xã Hòa Bắc chọn là một<br /> trong những tấm gương điển<br /> hình trong việc “Học tập và làm<br /> theo tấm gương đạo đức Hồ Chí<br /> Minh” - ông Ngô Văn Lãng,<br /> Chủ tịch UBMTTQ xã Hòa Bắc,<br /> nhận xét.ª<br /> <br /> Vận dụng kiến thức để xây dựng buôn làng<br /> ª BẢO VĂN<br /> <br /> phải sát thực tế. Khi học xong, đầu tiên<br /> bà con phải phát triển được trên chính<br /> đồng ruộng cũ của mình”.<br /> Năm 2013 và sáu tháng đầu năm<br /> 2014, huyện Lạc Dương tổ chức 26 lớp<br /> dạy nghề trồng, chăm sóc cây cà phê,<br /> rau, hoa cho gần một nghìn học viên,<br /> chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.<br /> Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Lạc<br /> Dương Hoàng Xuân Hải cho biết: “Dựa<br /> vào trình độ, tập quán canh tác, chúng<br /> tôi chọn cách dạy “cầm tay chỉ việc”, với<br /> 80% nội dung thực hành trực tiếp trên<br /> mô hình, dễ nhớ và dễ áp dụng”.<br /> Đang điều chỉnh hệ thống tưới nước<br /> tự động trong nhà kính trồng rau công<br /> nghệ cao của gia đình, anh Cil Nôm<br /> (Bon Đơng 1, Lạc Dương) cho hay: “Nhờ<br /> có chút kiến thức cơ bản qua học nghề,<br /> mình mạnh dạn chuyển đổi từ lúa nước<br /> sang trồng rau nhà kính, dâu tây. Đó là<br /> sự quyết định sáng suốt”. Một dải nhà<br /> kính tít tắp dọc thôn Bon Đơng 1, Cil<br /> Nôm giới thiệu: Vườn của Krajan Théo<br /> với bốn sào hoa cúc, cẩm chướng; vườn<br /> K’Bét hơn hai sào bông hồng... đều được<br /> canh tác theo hướng công nghệ cao.<br /> <br /> Còn vài trăn trở<br /> <br /> Theo đánh giá của Sở LĐTB-XH Lâm<br /> Đồng, công tác dạy nghề tiếp tục gắn<br /> với nhu cầu của nhà nông và các chương<br /> trình KT-XH địa phương. Sau khi tham<br /> gia các khóa học nghề, bà con đồng bào<br /> dân tộc thiểu số đã có những bước tiến rõ<br /> rệt từ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,<br /> năng lực làm chủ máy móc, đến tác<br /> <br /> phong lao động. Nhờ đó, có hơn 81% học<br /> viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, hoặc<br /> tổ chức lại sản xuất, phương cách làm ăn<br /> mới ngay trên quê hương mình.<br /> Công tác đào tạo nghề cho đồng bào<br /> dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng đã có<br /> sự chuyển biến rõ rệt qua từng năm; đời<br /> sống bà con vùng sâu, vùng xa của tỉnh<br /> ngày càng khởi sắc, mùa “nông nhàn”<br /> đã lùi dần... Tuy nhiên, vẫn còn một số<br /> vướng mắc, như: chương trình đào tạo<br /> nghề chưa phù hợp thực tiễn tại địa<br /> phương; cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề<br /> chưa đáp ứng yêu cầu, một số nơi chất<br /> lượng dạy nghề còn thấp; có sự chồng<br /> chéo trong chính sách ưu đãi đối với<br /> đồng bào dân tộc, gây khó khăn trong<br /> <br /> ° Vườn<br /> hoa hồng<br /> của gia đình<br /> Păng<br /> Ting Sin<br /> trở thành<br /> “mô hình<br /> điểm”<br /> tại<br /> Lạc Dương.<br /> <br /> khâu rà soát đối tượng học nghề; công<br /> tác tư vấn, hướng nghiệp học nghề chưa<br /> phù hợp với đặc thù vùng đồng bào dân<br /> tộc nên khó thu hút học viên... “Đào tạo<br /> nghề cho đồng bào dân tộc, đầu tiên phải<br /> theo truyền thống, tập quán sinh hoạt<br /> của họ, rồi từng bước nâng cao mới hy<br /> vọng mang lại hiệu quả” - Trưởng Phòng<br /> Dạy nghề, Sở LĐTB-XH Lâm Đồng Lê<br /> Quang Hân cho hay.<br /> Vấn đề tiên quyết là mở rộng đối tượng<br /> học nghề, tạo điều kiện cho bà con dân<br /> tộc thiểu số được theo nghề phù hợp với<br /> trình độ văn hóa, điều kiện phát triển<br /> KT-XH ở từng địa phương. “Người dân<br /> muốn “đa canh, đa con” để giảm rủi ro...<br /> (XEM TIẾP TRANG 11)<br /> <br /> 4<br /> <br /> L<br /> <br /> à người tuy không<br /> tường tận từng ngõ<br /> ngách của Cát Tiên<br /> nhưng với “bề dày”<br /> hơn hai mươi năm đi về vùng đất<br /> này, tôi đủ cơ sở để khẳng định<br /> sự “đau đáu” ấy của vị đứng đầu<br /> huyện vùng sâu, vùng xa nhất<br /> tỉnh Lâm Đồng là hoàn toàn<br /> có cơ sở. Hơn thế, đó còn là sự<br /> chuẩn bị cho Cát Tiên một “tâm<br /> thế” sẵn sàng đón đợi những gì<br /> sẽ đến trong tương lai như là<br /> điều tất yếu.<br /> <br /> Thêm một thế mạnh<br /> <br /> Trong chuyến trở lại Cát Tiên<br /> này của tôi, hai điểm đến mà tôi<br /> đã định sẵn và cũng đã ngỏ lời<br /> với anh Sáu Đẩu (cách gọi thân<br /> mật Bí thư Huyện ủy Cát Tiên) là<br /> hang Thoát Y Vũ và khu thánh<br /> địa Cát Tiên. Trong đó, ngày đầu<br /> tôi chọn hang Thoát Y Vũ vì biết<br /> rằng muốn đến được đó quả là<br /> không dễ dàng gì. Trước khi kết<br /> thúc bữa ăn sáng, anh Sáu Đẩu<br /> nhắc lại: “Hang Thoát Y Vũ vừa<br /> được công nhận là di tích danh<br /> lam cấp tỉnh. Điều này rất có<br /> ý nghĩa đối với địa phương Cát<br /> Tiên, sau di tích cấp quốc gia là<br /> khu thánh địa Cát Tiên”.<br /> Thú thật là trong hơn hai<br /> chục năm qua, tôi không thể<br /> nhớ rõ là mình đã viết bao nhiêu<br /> bài báo về Cát Tiên, trong đó có<br /> những bài viết đề cập đến vấn đề<br /> du lịch. Nhưng quả thật, trước<br /> “ý nguyện đặt nền tảng du lịch”<br /> cho Cát Tiên của những lãnh<br /> đạo của huyện, nhất là của người<br /> đứng đầu huyện - Bí thư Huyện<br /> ủy, sự quyết tâm vào hang Thoát<br /> Y Vũ để tìm hiểu “tiềm năng du<br /> lịch tâm linh” trong tôi càng lớn.<br /> Và dĩ nhiên, tôi không muốn bê<br /> nguyên cái tóm tắt của ngành<br /> văn hóa về “lịch sử - văn hóa”<br /> hang Thoát Y Vũ vào bài viết<br /> của mình nên tôi tự dặn lòng<br /> không thể không “dấn thân”,<br /> dẫu biết để đến được hang Thoát<br /> Y Vũ là điều vô cùng khó khăn.<br /> Và có lẽ đọc được suy nghĩ của<br /> tôi nên anh Sáu Đẩu động viên<br /> kiểu dặn dò: “Cố gắng đi về trong<br /> ngày thôi. Nhớ trở ra sớm, trước<br /> khi trời mưa. Vào hang Thoát Y<br /> Vũ mà gặp mưa thì coi như phải<br /> xác định ngủ lại giữa rừng”.<br /> Về hang Thoát Y Vũ thì tôi<br /> đã có nhiều dịp kể chuyện với<br /> bạn đọc nên trong phóng sự này<br /> tôi không muốn nhắc lại. Tuy<br /> vậy, xin được tóm tắt rằng: Đó<br /> là một hang động rất kỳ bí giữa<br /> đại ngàn Nam Trường Sơn, nằm<br /> trong rừng cấm Cát Tiên, thuộc<br /> xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên.<br /> Hang nằm trong một ngọn núi<br /> gọi là núi Chúa; trong lòng hang<br /> đá là một hồ nước khá rộng. Theo<br /> tục lệ, người vào hang phải cởi<br /> bỏ mọi thứ có trên người và cởi<br /> bỏ cả những tham - sân - si vô<br /> hình ở trong đầu. Chúng tôi đi về<br /> trong ngày. Chuyện cái hang có<br /> lẽ chỉ tóm tắt thế thôi. Nhưng còn<br /> chuyện liên quan về hang Thoát<br /> Y Vũ huyền bí mà tôi thu nhặt<br /> được trong chuyến đi này mới là<br /> điều đáng kể ra đây. Ở chuyến đi<br /> lần này, tôi rủ đồng nghiệp cùng<br /> anh cán bộ của Phòng Văn hóa<br /> huyện Cát Tiên tên là Vũ Văn Tự<br /> ghé vào thôn 4 ở gần hang Thoát<br /> Y Vũ để thăm già làng Điểu<br /> K’Khen. Điểu K’Khen không<br /> những là một cựu chiến binh, một<br /> lão thành cách mạng mà hiện<br /> ông còn là một già làng rất có uy<br /> tín đối với bà con dân tộc thiểu<br /> số và cả đối với những cán bộ của<br /> huyện Cát Tiên.<br /> <br /> KINH TEÁ - XAÕ HOÄI<br /> <br /> CUOÁI TUAÀN 8 - 11 - 2014<br /> Bí thư Huyện ủy Cát Tiên mở đầu câu chuyện trong bữa ăn sáng trước<br /> khi tôi và một đồng nghiệp lên đường vào xã Phước Cát 2 để... thám hiểm<br /> hang Thoát Y Vũ nổi tiếng của huyện Cát Tiên rằng: “Ý nguyện của tôi<br /> trước khi về hưu và của mấy anh em lãnh đạo của huyện là phải bằng<br /> mọi cách đặt nền móng cơ bản để phát triển du lịch Cát Tiên. Cát Tiên bây<br /> giờ, du lịch hầu như là con số không, nhưng tiềm năng thì không phải<br /> ít. Hơn thế, du lịch Cát Tiên trong tương lai, theo nhìn nhận của huyện<br /> là loại hình du lịch không phải địa phương nào cũng có được; đó là du<br /> lịch sinh thái và du lịch tâm linh”.<br /> <br /> Mở hướng du lịch Cát Tiên<br /> ª Phóng sự: KHẮC DŨNG<br /> <br /> mới - chặng đường thứ hai đến<br /> với động Thoát Y Vũ đầy thách<br /> thức. Nhìn quanh, tôi lại nhận ra<br /> nơi này rất quen thuộc...<br /> <br /> Vị thế du lịch<br /> <br /> °Già làng Điểu K’Khen.<br /> <br /> Gặp lại già làng Điểu<br /> K’Khen, tôi mừng vì ông vẫn<br /> còn rất khỏe và khá minh mẫn.<br /> Sau vài câu chào hỏi, tôi vào đề:<br /> “Bà con mình mỗi khi làng có lễ<br /> nay còn vô hang Thoát Y Vũ xin<br /> “nước thần” không, thưa già?”.<br /> Già làng Điểu K’Khen nói ngay:<br /> “Thì vẫn như xưa vậy thôi mà!<br /> Cứ mỗi mùa rẫy, dân làng Nhing<br /> Tơng vẫn định ra một ngày để<br /> mang lễ vật vào đó cúng. Lễ vật<br /> lớn thì con heo, nhỏ thì con gà...<br /> Nhà ai có thức gì thì cứ mang<br /> thức ấy đến góp vào lễ”. Rời khỏi<br /> buôn Nhing Tơng của già làng<br /> Điểu K’Khen, tôi và hai anh bạn<br /> đồng hành tiếp tục xuyên rừng.<br /> Rừng nguyên sinh ở đây vẫn đẹp<br /> đến ngỡ ngàng. Con đường xuyên<br /> rừng vẫn chỉ bé bằng vừa đủ để<br /> một cái mình... con khỉ đi lọt. Gia<br /> Bình (PV Báo Thanh Niên) vừa<br /> cầm tay lái chạy theo Vũ Văn Tự<br /> vừa nhắc tôi ngồi sau: “Thấp đầu<br /> xuống anh ơi!”, hoặc: “Thấp đầu,<br /> nghiêng phải!”, hoặc: “Trái!”.<br /> Khẩu lệnh của Bình đưa ra cứ<br /> ngắn dần, cụt dần. Bởi, càng vào<br /> sâu trong rừng, tình huống phải<br /> <br /> °Sinh viên<br /> đi thực tế<br /> làm đề tài<br /> tại khu thánh địa<br /> Cát Tiên.<br /> <br /> xử lý xuất hiện ngày càng dày!<br /> Tôi nhớ lại chuyến đi hai mươi<br /> năm về trước: Hình như vẫn con<br /> đường này, vẫn vượt qua mấy<br /> gốc cây cổ thụ đến mấy người<br /> ôm không xuể đằng kia, vẫn con<br /> đường vượt qua dăm ngôi nhà<br /> sàn giữa hoang vu đại ngàn ở<br /> phía xa xa nơi lưng chừng núi<br /> này... Trong lúc tôi đang “tranh<br /> thủ” quên những cú xốc nảy<br /> người khi ôm chặt vòng tay<br /> qua bụng của Bình để nghĩ đến<br /> những điều lãng mạn (đôi khi<br /> còn nhằm vào mục đích “AQ” để<br /> quên đi chuyện nguy hiểm trên<br /> đường, vì chỉ cần Gia Bình chệch<br /> tay lái là cả hai chúng tôi lẫn<br /> chiếc xe lăn cù xuống vực ngay<br /> lập tức) thì Tự hãm ga đến mức<br /> thấp nhất và ra lệnh: “Dừng ở<br /> đây thôi! Chuẩn bị cuốc bộ!”. Vậy<br /> là hết đường có thể đi bằng xe<br /> máy rồi! Cả ba chúng tôi thở dốc.<br /> Hóa ra, chạy xe máy mà còn hơn<br /> cả đi cày ruộng! Anh chàng Tự<br /> lôi từ trong ba lô ra ba chai nước<br /> suối và ba ổ bánh mì. Tôi biết<br /> đây là lúc cần thực sự thư giãn<br /> để bắt đầu cho một chặng đường<br /> <br /> Sáng hôm sau, tôi quay trở lại<br /> thăm thánh địa Cát Tiên - một<br /> trong những thánh địa rất nổi<br /> tiếng ở Nam Tây Nguyên có thể<br /> sánh cùng thánh địa Mỹ Sơn. Tại<br /> Ban Quản lý di tích khảo cổ học<br /> Cát Tiên, tôi được tiến cận một số<br /> tài liệu khoa học do anh Lương<br /> Nguyên Minh - Trưởng Ban quản<br /> lý di tích - cung cấp. Và tôi đã đọc<br /> được trong một báo cáo khoa học,<br /> một nhà nghiên cứu nêu vấn đề:<br /> “Chỉ riêng việc tự nhiên cả một<br /> quần thể kiến trúc lớn và rất cổ<br /> kính mà từ xưa tới giờ không một<br /> ai biết đến đã nhô lên từ trong<br /> lòng đất và trong rừng già đã<br /> là cả một sự hấp dẫn lớn đối với<br /> mọi người rồi, đặc biệt là đối với<br /> các nhà khoa học và khách nước<br /> ngoài. Rồi thì, những di tích kiến<br /> trúc và các hiện vật đã được phát<br /> hiện và đã được tìm thấy ở Cát<br /> Tiên lại có những giá trị văn hóa<br /> và nghệ thuật đặc sắc độc nhất<br /> vô nhị mang tầm vóc khu vực và<br /> quốc tế của mình...”.<br /> Anh Sáu Đẩu cho biết:<br /> “Những năm gần đây, khi mà<br /> di tích Cát Tiên nằm trên địa<br /> bàn huyện Cát Tiên ngày càng<br /> dần lộ ra từ trong lòng đất thì<br /> vị thế kinh tế du lịch ngày càng<br /> lớn trong bản đồ phát triển kinh<br /> tế của địa phương. Trong định<br /> hướng phát triển kinh tế - xã hội<br /> gần đây, Cát Tiên đã xác định 5<br /> khâu đột phá, trong đó có việc<br /> “Đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với<br /> xây dựng nông thôn mới và thực<br /> hiện xóa đói, giảm nghèo, chỉnh<br /> trang đô thị, tạo tiền đề cho phát<br /> triển dịch vụ - du lịch”.<br /> PGS.TS Ngô Văn Doanh<br /> trong một báo cáo khoa học có<br /> <br /> <br /> <br /> nêu: “Không phải ngẫu nhiên mà<br /> những nhà nghiên cứu và quản lý<br /> văn hóa của Việt Nam cảm thấy<br /> Cát Tiên hội đủ vào mình một<br /> số phẩm chất cơ bản của một di<br /> sản thế giới. Chính vì vậy mà, chỉ<br /> trong vòng một thời gian ngắn, di<br /> tích Cát Tiên đã được giới thiệu<br /> nhiều trên các phương tiện khoa<br /> học và thông tin đại chúng, đã<br /> được Nhà nước công nhận là di<br /> tích quốc gia, đã được quy hoạch<br /> bảo vệ và đã được “chấm” để làm<br /> hồ sơ đưa lên UNESCO đưa vào<br /> danh sách các di sản văn hóa thế<br /> giới. Hiển nhiên là, với những giá<br /> trị lịch sử, văn hóa - nghệ thuật<br /> lớn và rất đặc biệt vốn có, di tích<br /> Cát Tiên chắc chắn sẽ trở thành<br /> một điểm đến hấp dẫn không chỉ<br /> của tỉnh Lâm Đồng mà còn của cả<br /> nước đối với các nhà nghiên cứu<br /> cũng như đông đảo khách du lịch<br /> trong và ngoài nước”.<br /> Sở VH-TT-DL Lâm Đồng<br /> cho biết, theo chỉ đạo của UBND<br /> tỉnh Lâm Đồng, với những giá<br /> trị đặc biệt tiêu biểu của quốc<br /> gia của di tích Cát Tiên, hiện Sở<br /> đang cùng với các cơ quan chức<br /> năng xây dựng kế hoạch và lập<br /> hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT-DL công<br /> nhận di chỉ khảo cổ học Cát Tiên<br /> là di tích quốc gia đặc biệt. Như<br /> vậy, sau lần công nhận di tích<br /> quốc gia năm 1997, đây là lần<br /> đầu tiên Cát Tiên được lập hồ<br /> sơ để công nhận di tích quốc gia<br /> đặc biệt. Tuy nhiên, theo nhiều<br /> nhà khoa học, “đích đến” của Cát<br /> Tiên là di sản văn hóa thế giới;<br /> hoặc cùng với Vườn quốc gia Cát<br /> Tiên (đã được công nhận di sản<br /> quốc gia đặc biệt), “cặp đôi” vườn<br /> quốc gia và di tích Cát Tiên sẽ<br /> trở thành một di sản thiên nhiên<br /> - văn hóa thế giới cũng là điều<br /> mà các nhà khoa học đặt ra ngay<br /> từ lúc này...<br /> <br /> (XEM TIẾP TRANG 11)<br /> <br /> Đầu tháng 11 này, Vườn<br /> quốc gia (VQG) Côn Đảo<br /> chính thức đón nhận Bằng<br /> công nhận là khu Ramsar<br /> của thế giới (Khu đất ngập<br /> nước quan trọng quốc<br /> tế).  Đây là khu Ramsar<br /> thứ 2.203 của thế giới và<br /> là khu Ramsar thứ 6 của<br /> Việt Nam. Đây cũng là khu<br /> Ramsar biển đầu tiên của<br /> nước ta.<br /> <br /> N<br /> <br /> ét độc đáo của hệ sinh<br /> thái tại VQG Côn Đảo<br /> là tính đa dạng về địa<br /> hình và sinh vật, bao gồm cả núi,<br /> rừng, biển, đảo. Đặc biệt, đây là<br /> vùng đất thiêng liêng, thơ mộng<br /> và đầy huyền thoại của Tổ quốc.<br /> VQG Côn Đảo được xét công<br /> nhận bởi thỏa mãn 5/9 tiêu chí<br /> theo công ước Ramsar. Nơi đây<br /> là mẫu chuẩn về sự độc đáo,<br /> hiếm và đại diện cho một kiểu<br /> đất ngập nước tự nhiên ở vùng<br /> biển phía Đông - Nam của Việt<br /> Nam và của khu vực. VQG Côn<br /> Đảo là nơi phân bố của các loài<br /> cực kỳ nguy cấp và các quần xã<br /> sinh thái đang bị đe dọa. Vườn<br /> đóng vai trò hỗ trợ cho các loài<br /> động, thực vật có ý nghĩa trong<br /> việc duy trì đa dạng sinh học<br /> quan trọng tại Việt Nam và<br /> của khu vực. Đồng thời đóng<br /> <br /> <br /> <br /> VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT<br /> <br /> H<br /> <br /> ai cô gái cùng rất đẹp.<br /> Một cô nổi trội hơn<br /> chút ít nhờ gương<br /> mặt nhẹ nhõm, tươi<br /> như hoa. Nếu chỉ có vậy thì cũng<br /> chẳng có gì để bàn. Đằng này, hai<br /> cô cùng yêu đắm đuối một chàng.<br /> Dĩ nhiên chàng đó thật điển trai<br /> và tài giỏi.<br /> Ở cái thị xã nhỏ như bàn<br /> tay này hẳn cũng chỉ có vài<br /> chàng trai như thế. Kết cục,<br /> cô có gương mặt tươi như hoa<br /> đã thắng cuộc. Ngày cưới của<br /> họ được tổ chức sau đó ít ngày.<br /> Ngày cưới của cô này đã trở<br /> thành đám tang tinh thần của<br /> cô kia. Cô gái thua cuộc không<br /> đi dự lễ cưới. Ngày hôm đó cô<br /> khóa trái cửa, ở lì trong phòng.<br /> Cô lấy con dao nhọn khắc vào<br /> cái chân đèn bằng gỗ cẩm lai<br /> hai chữ: Phục thù. Đáng sợ<br /> thật! Sự phục thù của đàn bà<br /> sẽ chẳng ai lường trước được<br /> điều gì. Đón đường đón chợ,<br /> dao phay, đòn gánh, tạt axít,<br /> đánh thuốc độc, thậm chí bắt<br /> cóc con tin. Trời ơi! Khi cơn<br /> tam bành nổi lên thì không<br /> chuyện gì họ từ nan. Khiếp<br /> đảm quá! Khi tình địch đã<br /> khắc cốt ghi xương hai tiếng<br /> “Phục thù” thì hãy dè chừng. <br /> Một năm. Hai năm. Rồi năm<br /> năm. Vẫn chưa động tĩnh gì. Có<br /> vẻ như con hổ mang, con sư tử<br /> còn đang thu mình mai phục.<br /> Cô gái mặt hoa đã lần lượt<br /> sinh ba đứa con. Cô gái kia vẫn<br /> chưa hề tung ra một miếng<br /> đòn nào. Kể cũng lạ. Cô ta đã<br /> quên thù cũ hay là đang giấu<br /> mình trong lối chơi hiểm độc?<br /> Việc này không ai đoán nổi. Có<br /> một điều mà tất cả mọi người<br /> đều thấy là mặc dù không ít<br /> những kẻ đến quỳ thụp xuống<br /> dưới chân cô để cầu hôn nhưng<br /> lòng cô thì vẫn giá băng. Hình<br /> <br /> CUOÁI TUAÀN 8 - 11 - 2014<br /> <br /> Phục thù<br /> ª Truyện ngắn: HỒ THỦY GIANG<br /> <br /> như điều cô quan tâm nhất chỉ<br /> là những bài thể dục mạnh ở<br /> nhà thi đấu. Cô tập không bỏ<br /> buổi nào, nắng cũng như mưa.<br /> Sức lực của cô ngày một sung<br /> mãn trông thấy. Vâng! Sức<br /> lực! Điều hết sức cần thiết cho<br /> một kẻ đang nuôi chí phục thù<br /> rửa hận.<br /> Mười năm trôi qua. Vẫn<br /> chưa hề động tĩnh. Bây giờ<br /> ngoài việc luyện tập cơ bắp<br /> để có một cơ thể nở nang săn<br /> chắc, cô còn tìm đọc rất nhiều<br /> sách về tâm sinh lý con người.<br /> Hỡi ôi! Thật đáng gờm cho kẻ<br /> mang chí phục thù mà lại văn<br /> võ song toàn như cô. Mà hình<br /> như không chỉ có thế, cô còn<br /> quan tâm thường xuyên đến cả<br /> sắc đẹp của mình nữa. Nào củ<br /> đậu, dưa leo, sữa tắm... Không<br /> có thứ gì là cô không sử dụng<br /> để làm cho làn da tươi tắn mịn<br /> màng. Quả là ở cô có nhiều bí<br /> ẩn khôn lường.<br /> Lâu quá, đúng vào cái lúc<br /> mọi người đã tưởng rằng cô nản<br /> chí thì buổi sớm hôm ấy cô vùng<br /> dậy. Cô lấy tay phủi lớp bụi bám<br /> vào hai chữ “phục thù” trên cái<br /> chân đèn. Một lúc sau, cô đi tới<br /> bàn trang điểm. Cô thoa phấn,<br /> kẻ mày, đánh môi rất kỹ. Người<br /> phụ nữ nào mà chẳng vậy. Dù<br /> có chuẩn bị dao búa trong huyết<br /> <br /> Minh họa: PHAN NHÂN<br /> <br /> chiến, thậm chí dù biết sẽ phải<br /> chết thì họ vẫn điểm tô nhan sắc<br /> để được chết đẹp. Âu cũng là một<br /> ưu điểm mà có lẽ cánh mày râu<br /> còn lâu mới có được. <br /> Đã vào tuổi “băm” mà trông cô<br /> vẫn rực rỡ như một ngôi sao màn<br /> bạc. Cơ thể cô lại cân đối và dũng<br /> mãnh như một nữ cầu thủ bóng<br /> chuyền. Một nhà tâm lý học đã<br /> từng nói người phụ nữ đẹp nhất<br /> không phải ở tuổi dậy thì mà<br /> chính là ở tuổi ba lăm quả là quá<br /> chính xác đối với cô trong lúc này. <br /> Cô bỏ mấy thứ vào cái sắc rồi<br /> đi ra cửa, nhằm hướng nhà vợ<br /> chồng cô gái mặt hoa bước tới. <br /> Cô bấm chuông. <br /> <br /> Cửa mở. <br /> Chủ nhà vô tư dẫn cô vào nhà. <br /> Cô nhún nhảy bước, mặt mày<br /> tươi tỉnh như không có chuyện gì. <br /> Vợ chồng cô mặt hoa hình như<br /> đang thu dọn đống rác rưởi mà cả<br /> tuần qua bận rộn họ không kịp<br /> động tay. Cô nhếch mép cười khi<br /> nhìn thấy khuôn mặt lốm đốm<br /> tàn nhang bắt đầu chảy xệ của bà<br /> chủ nhà. “Nào, vẻ mặt tươi như<br /> hoa của mày biến đâu rồi?” - cô<br /> thầm đắc chí. <br /> Cô gái tiến đến ngồi cạnh bà<br /> chủ mặt hoa. Ông chủ thì ngồi<br /> ngay đối diện. <br /> - Dạo này sống khá chứ? khách quay sang khẽ hỏi. <br /> <br /> 5<br /> <br /> - Cũng... tạm... nhưng... - bà<br /> chủ ấp úng. <br /> Chủ, khách ngồi đã yên vị. Cô<br /> gái ngước cặp mắt đen đến nao<br /> lòng đưa về phía ông chủ làm gã<br /> cứ ngồi đực mặt ra. Giời ơi! Sao<br /> lại có cặp mắt tình tứ đến thế, cứ<br /> như thiêu, như đốt. Mắt của vợ gã<br /> bây giờ chỉ còn một màu tối xám<br /> và nhoèn gỉ thôi. Kìa! Cô gái còn<br /> cười với gã nữa chứ. Gã sực nhớ<br /> là ngày xưa cô ấy cũng từng mê<br /> mình. Cặp môi dày của gã run<br /> lên bần bật. “Sao cô ta còn đẹp<br /> đến mê mẩn thế kia nhỉ. Thân<br /> thể cứ săn chắc như thiếu nữ” gã thầm rên lên. <br /> Suốt gần nửa giờ đồng hồ, gã<br /> chỉ nhìn dán vào mỹ nhân chứ<br /> chẳng dành một giây khắc nào<br /> cho cái cơ thể đang ọp ẹp của cô<br /> vợ đã ba con của gã. Đúng là một<br /> con công và một con gà mái già<br /> đứng bên nhau. Mỗi lúc mặt gã<br /> lại thêm nghệt ra như ngỗng...<br /> Cô gái nhìn vẻ mặt si tình của<br /> gã đàn ông, bật cười thành tiếng.<br /> Tiếng cười như muốn nói rằng:<br /> “Anh đã thấy chưa? Đã thấy tôi<br /> là thế nào chưa? Thế mà ngày ấy<br /> anh đã chọn nó chứ không chọn<br /> tôi. Đại ngu. Bây giờ thì cứ việc rỏ<br /> dãi ra nhé”. <br /> Một lúc sau, cô gái cầm cái<br /> sắc đứng dậy. Cô hít hà một cách<br /> khoan khoái. Cô sung sướng đến<br /> đỏ bừng mặt. “Chà! Thôi thế là<br /> đủ. Quá đủ!” - cô thầm kêu lên<br /> đắc chí. <br /> Cô vếch mặt chào hai vợ<br /> chồng rồi ngúng nguẩy ra về. <br /> Tới nhà, việc đầu tiên là cô<br /> ném cái chân đèn có khắc hai chữ<br /> “Phục thù” vào bếp than. Thế là<br /> xong. Hơn mười năm nung nấu<br /> cho một cuộc phục thù, cô chính<br /> là người chiến thắng. Cô hả hê<br /> phấn chấn, luôn mồm nói đi nói<br /> lại mấy câu: “Đã đời quá đi mất!<br /> Đã quá!”.ª<br /> <br /> THEO DÒNG SỰ KIỆN<br /> <br /> VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO:<br /> <br /> Niềm tự hào về vùng đất hoang sơ<br /> mà thơ mộng<br /> <br /> °Vẻ đẹp Vườn quốc gia Côn Đảo. (Nguồn: baodulich.net.vn)<br /> <br /> vai trò hỗ trợ cho các loài động,<br /> thực vật đang trong giai đoạn<br /> quyết định vòng đời, là nơi trú<br /> ẩn cho các loài này khi chúng<br /> gặp điều kiện nguy hiểm. Sự<br /> đa dạng nơi đây đã tạo môi<br /> trường để cung cấp nguồn thức<br /> ăn quan trọng cho các loài động<br /> vật thủy sinh, là nơi sinh sản,<br /> <br /> nuôi dưỡng và đường di cư mà<br /> nhờ đó các loài động vật này có<br /> thể sinh sôi, nảy nở tại khu vực<br /> biển phía Đông - Nam của Việt<br /> Nam và của khu vực.<br /> VQG Côn Đảo có tổng diện<br /> tích gần 20.000ha, trong đó có<br /> 14.000ha biển và gần 6.000ha<br /> rừng… Tại đây còn có vùng đệm<br /> <br /> biển bao quanh các phân khu<br /> khoảng 20.500ha. Nơi đây có hệ<br /> sinh thái điển hình của một vùng<br /> biển nhiệt đới và là sinh cảnh<br /> của nhiều loài động, thực vật đặc<br /> hữu của Việt Nam, khu vực Đông<br /> Nam Á và thế giới. Hệ sinh thái<br /> biển của VQG Côn Đảo rất phong<br /> phú, đa dạng với 285 loài san hô<br /> <br /> cứng, 84 loài rong biển, 202 loài<br /> cá, 153 loài thân mềm, 130 loài<br /> giun nhiều tơ, 110 loài giáp xác,<br /> 46 loài da gai, trong đó có bò biển<br /> Dugong, một trong những loài còn<br /> rất ít trên thế giới. Bên cạnh đó,<br /> hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Côn<br /> Đảo - loài thực vật có hoa ngầm<br /> sống trong môi trường nước biển<br /> - có diện tích khoảng 200ha là<br /> nơi sinh sống của 9/16 loài cỏ biển<br /> trên thế giới.<br /> Từ năm 1995, VQG Côn Đảo đã<br /> được đưa vào danh sách Hệ thống<br /> các khu vực biển quan trọng cần<br /> bảo vệ trên toàn cầu và Côn Đảo<br /> cũng là khu vực trọng điểm nằm<br /> trong Kế hoạch hành động đa dạng<br /> sinh học của Việt Nam đã được<br /> Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.<br /> Về thủ tục, ngày 18/6/2013, Ban<br /> Thư ký Công ước Ramsar thế giới<br /> đã ký quyết định công nhận VQG<br /> Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu<br /> là khu Ramsar thứ 2.203 của thế<br /> giới, khu Ramsar thứ 6 và cũng là<br /> khu Ramsar biển đầu tiên của Việt<br /> Nam. Trước đó, các VQG Tràm<br /> Chim (Đồng Tháp), Mũi Cà Mau<br /> (Cà Mau), Xuân Thủy (Nam Định),<br /> Ba Bể (Bắc Kạn) và vùng ngập<br /> nước Bàu Sấu thuộc VQG Cát<br /> Tiên (Đồng Nai) cũng đã được công<br /> nhận là các khu Ramsar thế giới.<br /> VQG Côn Đảo là điểm đến lý<br /> tưởng để tham quan, nghiên cứu<br /> các hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải<br /> <br /> đảo và các loài động thực vật đặc<br /> hữu quý hiếm. Mỗi năm, Côn Đảo<br /> đón và phục vụ khoảng 1.500 du<br /> khách tham gia bơi, lặn ngắm san<br /> hô và khám phá các loại sinh vật<br /> biển.<br /> Được công nhận là khu<br /> Ramsar vừa là niềm tự hào, đồng<br /> thời đặt ra nhiều nhiệm vụ đối<br /> với chính quyền và người dân địa<br /> phương. Sau khi VQG Côn Đảo<br /> được công nhận là khu Ramsar<br /> thế giới, Ban Quản lý VQG tiếp<br /> tục tổ chức nhiều hoạt động<br /> khuyến khích cộng đồng sử dụng<br /> tài nguyên một cách bền vững<br /> như chuyển đổi ngành nghề ít<br /> ảnh hưởng đến đa dạng sinh học;<br /> khuyến khích và hướng dẫn ghe,<br /> tàu vận chuyển khách du lịch<br /> không thả neo trực tiếp trên rạn<br /> san hô, cỏ biển mà buộc vào các<br /> phao neo cố định… Những điều đó<br /> góp phần giữ gìn sự hoang sơ và<br /> vẻ đẹp tự nhiên - thế mạnh đặc<br /> trưng của nơi này. Từ đó góp phần<br /> cho sự phát triển kinh tế, xã hội,<br /> kỹ thuật...<br /> Việt Nam hiện có 30 VQG<br /> thuộc hệ thống các khu rừng đặc<br /> dụng. Tuy nhiên, không có một<br /> VQG nào ở Việt Nam lại có giá trị<br /> tự nhiên và lịch sử gắn liền với<br /> nhau như ở VQG Côn Đảo.<br /> HẢI YẾN tổng hợp<br /> (Theo http://<br /> vietnamtourism.gov.vn/)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2