YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
ACIAR in Vietnam
41
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
ACIAR là tên viết tắt của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia. Tài liệu gồm các phần chính: Phần 1-Tin tức, Phần 2-Cập nhật từ dự án, Phần 3-Tin đào tạo. Mời các bạn cùng xem nội dung chi tiết tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ACIAR in Vietnam
ACIAR<br />
in Vietnam<br />
<br />
January Tháng 1 2016<br />
<br />
<br />
No matter where they work, on the fields, in laboratories or in management positions, women have always been an essential part in ACIAR Vietnam program<br />
Bất kể là ở vị trí nào, trên đồng ruộng, trong phòng thí nghiệm hay ở vị trí quản lý, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong chương trình ACIAR ở Việt Nam<br />
<br />
News<br />
Regional workshop on beef markets and trade (p.2)<br />
Rice farming in the Mekong Delta – adapting to climate stresses (p.4)<br />
Retirement of Dr Nguyen Van Hao (p.6)<br />
Story of Mrs Luyen – the vegetables grower in Moc Chau (p.8)<br />
Project updates<br />
First forum round towards sustainably developed<br />
temperate fruits industry (p.12)<br />
Mid-term review of the rice-shrimp project (p16)<br />
Improving policies for forest plantations in Lao PDR and Vietnam (p.20)<br />
Enhancement of production of Acacia and Eucalypt veneer processing (p.22)<br />
Preliminary results of the oysters project (p.24)<br />
Training corner<br />
John Allwright fellowship (p.26)<br />
John Dillon fellowship (p.28)<br />
Australia, full of love from my heart (p.30)<br />
<br />
Tin tức<br />
Hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt (p.3)<br />
Trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long - ứng phó với biến đổi khí hậu (p.5)<br />
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nghỉ hưu (p.7)<br />
Chuyện cô Luyến - nông dân trồng rau ở Mộc Châu (p.9)<br />
Cập nhật từ dự án<br />
Diễn đàn cấp tỉnh lần thứ nhất hướng tới phát triển bền vững<br />
cây ăn quả ôn đới (p.13)<br />
Đánh giá giữa kỳ của dự án tôm-lúa (p.17)<br />
Hoàn thiện chính sách rừng trồng ở Lào và Việt Nam (p.21)<br />
Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ keo và bạch đàn (p.23)<br />
Kết quả bước đầu của dự án hàu (p.25)<br />
Tin đào tạo<br />
Chương trình học bổng John Allwright (p.27)<br />
Chương trình học bổng John Dillon (p.29)<br />
Australia, tình yêu tràn đầy trong tim tôi (p.31)<br />
<br />
TIN TỨC<br />
<br />
<br />
<br />
Hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt<br />
<br />
Dr Rodd Dyer facilitating the discussion about impact of beef demand in<br />
Asia on Australian beef industry<br />
TS Rodd Dyer thúc đẩy thảo luận ảnh hưởng của nhu cầu về thịt bò tại<br />
Châu Á đối với ngành bò thịt Úc<br />
<br />
Bài viết của Phạm Lương, HELVETAS Swiss Intercooperation<br />
<br />
Từ ngày 30 tháng 11 năm 2015 đến ngày 3 tháng 12 năm 2015 tại<br />
Bến Tre, một hội thảo quốc tế về thị trường bò thịt khu vực Đông<br />
Nam Á và Trung Quốc đã được tiến hành nhằm xác định các cơ<br />
hội và thách thức liên quan đến nghiên cứu, phát triển và hợp<br />
tác trong ngành bò thịt khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Buổi<br />
hội thảo do ACIAR tài trợ và do HELVETAS Việt Nam, Trường Đại<br />
học Queensland, và ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đồng tổ chức.<br />
Hội thảo đã thu hút đông đảo khách mời từ các nước trong khu<br />
vực bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonsia, Cambodia, Laos,<br />
Myanmar, Thailand, Indonesia và Đông Timo, và các cơ quan<br />
phát triển/thương mại Úc gồm đại diện Bộ Nông Nghiệp Úc, Bộ<br />
Ngoại Giao và Thương Mại Úc, Hiệp hội Thịt và Gia súc Úc, Hội<br />
đồng Xuất Nhập khẩu Gia súc Úc và đại diện của chính quyền các<br />
bang Queensland, Bắc Úc, Tây Úc và các bên tham gia dự án do<br />
ACIAR tài trợ cùng các chuyên gia tư vấn đầu ngành.<br />
Các báo cáo của các chuyên gia trong lĩnh vực cho thấy thị trường<br />
bò thịt trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đã trải qua<br />
những thay đổi lớn trong những năm qua. Tăng trưởng kinh tế và<br />
đô thị hoá dẫn đến việc tiêu thụ thịt bò tăng cao trong khu vực.<br />
Cụ thể từ năm 2000 đến 2013, trung bình lượng thịt bò tiêu thụ<br />
tại Việt Nam và Trung Quốc tăng 8% và 4%, trong khi giá thịt tăng<br />
tương ứng 8% và 11%.<br />
Tuy nhiên, số lượng bò trong khu vực không tăng, đặc biệt, số<br />
lượng bò thịt tại Trung Quốc (chiếm 69% trong khu vực) và các<br />
nước giảm trong cùng thời kỳ. Nguyên nhân bao gồm việc chi phí<br />
cơ hội của lao động tăng ở những nước có tăng trưởng rộng, cơ<br />
giới hoá nông trại làm giảm nhu cầu bò kéo, và nông dân bán bò<br />
lúc giá cao nhằm tăng thu nhập. Ngành bò thịt trong khu vực chủ<br />
yếu gồm các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn cung không tăng<br />
tương ứng với giá, đặc biệt về mảng chăn nuôi bò sinh sản, như<br />
là với các ngành khác như gia cầm và chăn nuôi lợn.<br />
Việc mất cân đối cung cầu dẫn đến một số xu hướng quan<br />
trọng sau đây. Trong khi số lượng bò giảm (-0.3%), lượng bò<br />
xuất chuồng tăng (1.9%) và lượng thịt tăng (2.9%), điều này đồng<br />
<br />
nghĩa với việc tăng tỉ lệ xuất chuồng và trọng lượng bò, những chỉ<br />
số đánh giá hiệu quả chăn nuôi. Trong khi ngành bò thịt khu vực<br />
chủ yếu gồm các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vẫn có những điểm<br />
sáng trong tăng trưởng ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực vỗ béo<br />
và một số lĩnh vực chế biến và tiêu thụ.<br />
Quan trọng hơn cả, thương mại và xuất nhập khẩu đã và đang<br />
tăng mạnh trong những năm qua. Khối lượng thịt bò nhập<br />
khẩu chính thức vào Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia tăng<br />
từ 100,000 tấn năm 2008 lên 430,000 tấn năm 2013. Ngoài ra<br />
khoảng một triệu tấn được nhập khẩu vào Trung Quốc theo<br />
đường tiểu ngạch từ các nước Brazil, Ấn Độ và Mỹ. Số lượng bò<br />
nhập chính thức vào Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia đạt hơn<br />
900,000 con, ngoài ra khoảng 300,000 con được vận chuyển từ<br />
Myanmar qua các nước Thái Lan, Lào và Campuchia để vào Việt<br />
Nam và Trung Quốc.<br />
Các chuyên gia đều thống nhất rằng tình trạng giao thương bò<br />
và thịt bò trong khu vực dẫn đến tăng khả năng tiếp cận thịt đỏ<br />
cho các hộ gia đình và cơ hội phát triển cho vùng nông thôn. Tuy<br />
nhiên điều này cũng mang lại những hệ luỵ về bệnh dịch, an ninh<br />
sinh học và lạm phát giá thức ăn trong khu vực. Cùng lúc đó, các<br />
xu hướng của thị trường khu vực và tăng trưởng thương mại<br />
cũng có những tác động trực tiếp lên thị trường gia súc và/hoặc<br />
thị trường bò của Úc, tuy nhiên phần lớn những tác động này còn<br />
chưa được đo lường và hiểu rõ.<br />
Các đại biểu tại hội thảo cũng thảo luận và xác định những lỗ<br />
hổng và thách thức đối với sự tham gia của nông hộ nhỏ trong<br />
chăn nuôi bò, hội nhập và hợp tác trong khu vực, an ninh sinh học<br />
và tính chính xác của dữ liệu và số liệu thống kê. Những yếu tố<br />
trên sẽ giúp định hình các ý tưởng và hoạt động của dự án trong<br />
tương lai cũng như những ưu tiên ngắn và dài hạn của các nước<br />
trong khu vực.<br />
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ TS Phạm Lương<br />
<br />
<br />
3<br />
3<br />
<br />
TIN TỨC<br />
<br />
<br />
<br />
Trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu<br />
Bài viết của Ngô Đằng Phong, IRRI<br />
<br />
Các giống lúa có triển vọng và kỹ thuật nông nghiệp đột phá<br />
có thể giúp nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)<br />
thích ứng với thách thức khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu đã<br />
được trình bày trong hội thảo ngày 14 tháng 9 năm 2015 tại<br />
khách sạn Daewoo, Hà nội, Việt Nam. Các kỹ thuật canh tác lúa<br />
đã được xác định thông qua các thí nghiệm của nông dân trong<br />
bốn năm vừa qua tại An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang và thành<br />
phố Cần Thơ trong khuôn khổ một dự án của ACIAR.<br />
Tham dự hội thảo có TS Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), và Ông Layton Pike,<br />
Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam, cùng các đại diện của các Bộ liên<br />
quan đến chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, các<br />
đối tác và thành viên tham gia dự án, và các cơ quan tài trợ.<br />
Vựa lúa của Việt Nam, ĐBSCL chiếm một nửa sản lượng lúa<br />
hàng năm của cả nước. Nhưng nông dân trong khu vực đang<br />
đương đầu với các tác động do thay đổi thời tiết như mực nước<br />
biển dâng, là nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn cho ruộng lúa.<br />
Điều này đe dọa sự ổn định của sản xuất lúa trong cả nước.<br />
Hội thảo đã thảo luận các kết quả của dự án “Ảnh hưởng của<br />
biến đổi khí hậu lên sử dụng đất ở ĐBSCL: Thích ứng của các<br />
hệ thống canh tác có lúa (CLUES)”. Đây là một dự án 4 năm vừa<br />
kết thúc, do Trung Tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc<br />
(ACIAR) tài trợ và được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Lúa Quốc<br />
tế (IRRI), cùng với các cơ quan nghiên cứu của Úc và Việt Nam.<br />
“Áp dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành bao gồm các<br />
nghiên cứu về thủy văn, giống, quản lý cây trồng và kinh tế xã<br />
hội’ dự án CLUES đã cho ra các kết quả cụ thể ứng dụng cho<br />
tương lai để hạn chế rủi ro từ nước biển dâng cũng như đưa<br />
ra chiến lược thích ứng và giảm nhẹ rủi ro cho hệ thống lúa”,<br />
Reiner Wassmann, Giám đốc dự án và Điều phối viên BĐKH<br />
IRRI, đã phát biểu.<br />
<br />
Các thẩm định viên đã đánh giá dự án “đạt chất lượng cao”,<br />
thông qua một số kết quả nghiên cứu của dự án như sau:<br />
• Tác động của nước biển dâng được số hóa thành bản đồ độ<br />
phân giải cao theo không gian và mùa cho các kiểu ngập lũ và<br />
rủi ro do xâm nhập mặn. Bằng các giống lúa cải tiến và điều<br />
chỉnh việc quản lý cây trồng thích hợp, các bản đồ này có thể<br />
được dùng cho việc thay đổi các kỹ thuật đã định trong các<br />
hệ thống canh tác lúa ở đồng bằng.<br />
• Các giống lúa ngắn ngày chống chịu mặn, ngập và năng suất<br />
cao được phát triển, thử nghiệm ngoài đồng và đã đệ trình<br />
xin đăng ký nhà nước để được sản xuất đại trà (2014).<br />
• Kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ, dễ sử dụng và tiết kiệm chi<br />
phí, rất tiềm năng trong chiến lược thích ứng và giảm thiểu.<br />
Kỹ thuật này có thể tiết kiệm 25% lượng nước sử dụng và<br />
giảm đến 50% lượng khí metan phát thải từ ruộng lúa.<br />
• Giống lúa ngắn ngày và chống chịu mặn có thể cho năng<br />
suất cao hơn và thay thế cho giống lúa truyền thống Một Bụi<br />
Đỏ trong hệ thống canh tác lúa tôm vùng mặn Bạc Liêu.<br />
• Dự án cũng đưa ra số liệu khí thải nhà kính và giảm thiểu<br />
phát thải đối với sản xuất lúa. Phát thải từ ruộng lúa cũng<br />
chiếm tỉ lệ đáng kể trong các hoạt động gây khí thải nhà kính<br />
tại Việt Nam.<br />
Tiếp nối các nghiên cứu trước của IRRI và các cơ quan đối tác dự<br />
án từ Úc và Việt Nam, mục tiêu của dự án CLUES là tăng cường<br />
khả năng thích ứng của các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL và<br />
cung cấp cho nông dân và cán bộ khuyến nông các kỹ thuật và<br />
kiến thức nhằm cải thiện an ninh lương thực, không chỉ cho<br />
vùng nghiên cứu mà còn mở rộng ra toàn cầu - Việt Nam đang<br />
là nơi sản xuất lúa lớn thứ hai trên thế giới.<br />
Hội thảo được xem là một diễn đàn để thu thập các góp ý của<br />
các tác nhân khác nhau trong việc chuyển giao các kết quả<br />
nghiên cứu một cách rộng rãi và được xem như một động tác<br />
để hiệu chỉnh các phương thức nhân rộng và chiến lược kết<br />
thúc dự án của CLUES.<br />
Hiểu biết về những kết quả quan trọng của dự án có thể giúp<br />
hạn chế các thách thức của biến đổi khí hậu đối với ngành sản<br />
xuất lúa gạo tại Việt Nam.<br />
Các thông tin về CLUES có thể tham khảo ở địa chỉ trang web<br />
của dự án:<br />
http://irri.org/networks/climate-change-affecting-land-use-inthe-mekong-delta<br />
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ TS Ngô Đằng Phong <br />
<br />
Prof To Phuc Tuong answering participants' questions<br />
GS Tô Phúc Tường trả lời câu hỏi của đại biểu<br />
<br />
5<br />
5 5<br />
5<br />
<br />
TIN TỨC<br />
<br />
<br />
<br />
Dr Hao and A/Prof Jes Sammut co-led the rice-shrimp farming<br />
project; this was Dr Hao’s last major project before retirement<br />
TS Hảo và PGS Jes Sammut đồng chủ nhiệm dự án tôm-lúa; đây là<br />
dự án quan trọng cuối cùng của TS Hảo trước khi nghỉ hưu<br />
<br />
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo nghỉ hưu<br />
Bài viết của Jes Sammut, Trường đại học New South Wales (UNSW)<br />
<br />
TS Nguyễn Văn Hảo vừa nghỉ hưu sau nhiều năm cống hiến<br />
cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản ở<br />
Việt Nam cũng như trong khu vực. Trước khi nghỉ hưu, ông<br />
giữ cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy<br />
sản 2 (NCNTTS 2) ở Tp. Hồ Chí Minh, nơi ông đã xây dựng một<br />
chương trình nghiên cứu vững mạnh. Ông cũng đảm trách<br />
việc phát triển mối liên kết và hợp tác với các cơ quan trong<br />
và ngoài nước làm nền tảng cho những chương trình nghiên<br />
cứu thành công. TS Hảo được nhiều người ở ngoài Việt Nam<br />
biết đến thông qua vai trò quan trọng mà ông đã nắm giữ<br />
trong việc nghiên cứu quản lý nguồn lợi thủy sản ở vùng sông<br />
Mekong.<br />
Trong suốt thời gian làm việc với TS Hảo, tôi ấn tượng nhất<br />
ở ông bởi sự tận tâm ông dành cho cho công việc phát triển<br />
và truyền cảm hứng cho những cán bộ nghiên cứu trẻ. Ông<br />
là người đã đào tạo những thế hệ cán bộ nghiên cứu kế tụcnhững người bây giờ đang nắm giữ cương vị quan trọng trong<br />
quản lý và lãnh đạo. Tầm nhìn xa trông rộng về kế hoạch tiếp<br />
theo cho tương lai của ông đã mang lại sự thuận lợi cho Viện<br />
NCNTTS 2 và ngành nuôi trồng thủy sản.<br />
<br />
NCNTTS 2 và Đại học Charles Sturt đã có thời gian làm việc rất<br />
tốt dưới sự lãnh đạo của TS Hảo. Quan điểm ‘chúng ta phải làm<br />
cho xong việc’ của ông đã truyền nguồn cảm hứng cho nhóm<br />
làm việc tích cực để đạt được những mục tiêu của dự án. Mặc<br />
dù đã nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục tham gia vào dự án tôm lúa để<br />
chuyển giao dần dần tất cả các trách nhiệm và sự lãnh đạo cho<br />
TS Sáng và những cán bộ khác của Viện NCNTTS 2.<br />
Dự án tôm lúa được phát triển từ ý tưởng của TS Hảo về cải<br />
thiện sản lượng của tôm và lúa thông qua việc cải tiến lại thiết<br />
kế đồng ruộng. Mục đích của nhóm nghiên cứu dự án là thực<br />
hiện ý tưởng của ông khi bước vào giai đoạn hai năm cuối của<br />
dự án. Chúng tôi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với TS Hảo vì ông<br />
đã dành nhiều thập niên cống hiến cho sự nghiệp phát triển<br />
nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và mong ước những điều tốt<br />
đẹp cho ông khi nghỉ hưu. Ông vẫn sẽ là người bạn của chúng<br />
tôi và là nguồn cảm hứng cho chúng tôi làm việc để hướng tới<br />
thành công!<br />
<br />
Một trong những dự án hợp tác quốc tế cuối cùng của TS Hảo<br />
là đối tác với tổ chức ACIAR. Nhóm nghiên cứu dự án tôm<br />
lúa sẽ nhớ sự lãnh đạo của ông. Những thành viên của dự án<br />
từ trường Đại học New South Wales, Đại học Cần Thơ, Viện<br />
Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (CLDRRI), Đại học Griffith, Viện<br />
<br />
7<br />
7<br />
<br />
TIN TỨC<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyện cô Luyến - nông dân trồng rau ở Mộc Châu<br />
Kết nối thị trường, nâng cao giá trị nông sản và cải thiệt cuộc sống cho các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc Việt Nam là<br />
một trong những ưu tiên của chương trình ACIAR. Trong những năm gần đây ACIAR đã nghiên cứu và xây dựng<br />
thành công một số chuỗi giá trị nông sản cho vùng đất nhiều tiềm năng nhưng còn nhiều khó khăn này. Một trong<br />
số các dự án ở đây đã giúp nông dân Mộc Châu nâng cao thu nhập nhờ bán rau trái vụ tại một số siêu thị ở Hà Nội<br />
và bước đầu xây dựng được thương hiệu rau an toàn Mộc Châu. Cô Nguyễn Thị Luyến, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX)<br />
Lưu Luyến ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La là một trong những nhân tố tích cực đóng góp cho thành công này. Sau đây là<br />
tâm sự của cô qua cuộc trò chuyện với chúng tôi vào tháng 12 năm 2016 về những khó khăn thách thức cũng như<br />
sự nỗ lực của cô trong thời gian qua.<br />
<br />
Bài viết của Đinh Thị Huyền Trâm<br />
<br />
Trước khi tham gia dự án này thì cô làm gì? Tại sao cô lại<br />
quyết định tham gia dự án này ạ?<br />
Trước đây mình trồng ngô, đậu là chủ yếu, rau cũng có nhưng<br />
ít. Một lần cô được xã cử đi tham gia một lớp học về rau an<br />
toàn, thấy được tầm quan trọng và tiềm năng của nó rồi nảy<br />
ra ý tưởng thành lập 1 tổ nhỏ trồng rau an toàn. Cùng lúc đó<br />
thì dự án rau trái vụ của ACIAR bắt đầu được triển khai ở Mộc<br />
Châu. Vì thế cô quyết đinh kết hợp với dự án, và từ đó mới<br />
tập trung vào rau trái vụ. Ban đầu nhóm chỉ có 19 người thôi.<br />
Lúc đầu khi mới chuyển sang trồng rau an toàn trái vụ thì cô<br />
có gặp khó khăn gì ạ?<br />
Khó khăn thì nhiều, nhưng mà khó nhất vẫn là làm sao để cho<br />
dân tin vào mô hình này. Ban đầu cách nghĩ, cách làm của mọi<br />
người khó thay đổi lắm. Mà họ cũng sợ làm rau này không<br />
bán được. Ngay cả cán bộ của bản cũng không ủng hộ. Lúc tổ<br />
chức tập huấn cho bà con, trưởng bản còn khóa cả nhà văn<br />
hóa, không cho mượn phòng. Khó khăn, nhưng cô vẫn quyết<br />
tâm làm. Ban đầu cô còn lấy sổ đỏ nhà ra để thế chấp vay ngân<br />
hàng, đầu tư trang thiết bị sơ chế đóng gói, rồi mua ô tô vận<br />
chuyển.<br />
Bên cạnh đó thì lúc mới chuyển sang trồng rau an toàn nó<br />
khác lắm, quy trình trồng phức tạp với khắt khe hơn nhiều.<br />
Ngay từ ban đầu đã phải kiểm tra mẫu đất, nước, nếu dư<br />
lượng hóa học đạt mức cho phép mới được cấp chứng nhận<br />
là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Lúc dùng phân bón<br />
với thuốc trừ sâu phải đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng<br />
loại, chỉ được dùng thuốc có trong danh mục cho phép của Bộ<br />
Nông nghiệp.<br />
Rồi thì nếu như trước kia chỉ trồng rau đơn thuần thì bây giờ<br />
vừa trồng rau vừa phải ghi chép cẩn thận nữa. Dùng loại phân<br />
nào, thuốc nào phải ghi lại tên, mã, mua ở đại lý nào, nơi sản<br />
xuất, ngày sản xuất, quá trình bón hàng ngày. Ngoài ra mỗi hộ<br />
còn có một mã nông dân, khi thu mua cô phải ghi lại để sau<br />
<br />
Mrs Luyen in her garden<br />
Cô Luyến tại vườn nhà<br />
<br />
này nếu cần có thể truy ra lô rau này là do ai trồng. Nghe đơn<br />
giản thế thôi nhưng ban đầu mất nhiều thời gian lắm. Trong<br />
bảy, tám tháng đầu cô và cán bộ dự án phải vận động, khuyến<br />
khích, theo sát bà con từng bước để họ quen dần. Đến bây giờ<br />
thì bà con thành thạo rồi, ghi chép ổn định.<br />
Dự án đã hỗ trợ như thế nào trong thời gian đó ạ?<br />
Đầu tiên dự án giúp nhóm của cô mang tất cả các giống rau về<br />
trồng thử nghiệm tại vườn nhà. Trong quá trình sản xuất thì<br />
Xem tiếp trang 11 >><br />
<br />
9<br />
9<br />
<br />
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)