intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ba Sợi Lông Sư Tử

Chia sẻ: Bupbe Xinhxan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

153
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹ của Segab chết khi cậu mười một tuổi. Cha cậu cưới một người vợ khác tên Bizunesh. Segab không thích Bizunesh. Nhưng Bizunesh bắt đầu yêu thương cậu và cố gắng làm một người mẹ tốt của cậu. Bà nấu những bữa ăn sáng, chiều và tối ngon, nhưng cậu không ăn . Bà mua cho cậu nhiều quần áo đẹp, nhưng cậu không mặc. Bà mua giày mới cho cậu , cậu mang ra sông và ném xuống sông. Khi bà nói chuyện với cậu , cậu luôn luôn bỏ chạy. Một ngày kia người đàn bà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ba Sợi Lông Sư Tử

  1. Ba Sợi Lông Sư Tử Tác giả: Trần Lê Thanh Hà dịch từ Internet Cổ tích Châu Phi Mẹ của Segab chết khi cậu mười một tuổi. Cha cậu cưới một người vợ khác tên Bizunesh. Segab không thích Bizunesh. Nhưng Bizunesh bắt đầu yêu thương cậu và cố gắng làm một người mẹ tốt của cậu. Bà nấu những bữa ăn sáng, chiều và tối ngon, nhưng cậu không ăn . Bà mua cho cậu nhiều quần áo đẹp, nhưng cậu không mặc. Bà mua giày mới cho cậu , cậu mang ra sông và ném xuống sông. Khi bà nói chuyện với cậu , cậu luôn luôn bỏ chạy. Một ngày kia người đàn bà đáng thương ấy nói với Segab : “Mẹ luôn luôn muốn có một đứa con trai và bây giờ mẹ có con, Segab ạ. Mẹ rất yêu con, con trai của mẹ!”. Nhưng Segab giận dữ nói : “Tôi không phải là con trai của bà, và bà không phải là mẹ tôi. Mẹ tôi chết rồi. Tôi không yêu bà. Tôi sẽ không bao giờ yêu thương bà”. Bizunesh rất đau khổ và khóc suốt đêm . Sáng hôm sau bà quyết định đi gặp một cụ già thông thái. Bà kể ông nghe chuyện Segab không thương bà. Ông già nói: “Ông có thể giúp cháu. Nhưng trước hết cháu phải mang cho ông ba sợi lông sư tử ”.
  2. “Nhưng làm sao cháu lấy được? Con sư tử sẽ giết cháu”. “Ông không trả lời được. Ông cần ba sợi lông sư tửû. Hãy cố lấy cho được”. Bizunesh đi ra ngoài nghĩ cách lấy được lông sư tử. Bà đi rất xa và đến một nơi có một con sư tử sống. Con sư tử rất lớn và đang gầm lên giận dữ vì đói. Bizunesh sợ nó, bà bỏ chạy ngay. Nhưng ngày hôm sau bà trở lại mang theo một ít thịt cho con sư tử. Bà đặt thịt không xa chỗ nó rồi bỏ chạy. Con sư tử thấy thịt và đến gần. Nó ăn hết thịt rất nhanh. Ngày hôm sau bà lại mang thịt cho con sư tử và đặt gần hơn một chút, con sư tử lại ăn hết. Mỗi ngày Bizunesh đều mang thịt cho con sư tử và không bao lâu sau nó hiểu người phụ nữ này là bạn nó. Nó tỏ ra vui vẻ khi thấy bà. Đến một ngày Bizunesh đến rất gần con sư tử và đưa thịt cho nó ăn. Cùng một lúc bà nhổ ba sợi lông trên lưng nó. Con sư tử không giận. Bizunesh chạy đến gặp cụ già thông thái và đưa ba sợi lông đó cho ông. “Cháu phải làm gì với những sợi lông này?” Bà hỏi. “Không làm gì hết” cụ già trả lời. “Nhưng cháu đã biết cách đến gần một con sư tử, dần dần, từng bước một. Hãy làm giống như vậy với Segab và ông chắc chắn nó sẽ yêu thương cháu”. Trần Lê Thanh Hà ( dịch từ Internet )
  3. Tiếng Hát Tác giả: Bùi Hoằng Vị Trích Cổ Học Ranh Ma Trong đợt làm cỏ kinh thành Cựu Vương, thủ hạ hai Đại Ma Pôl Pốt, Yêngsari được lệnh không bỏ sót dù chỉ một mạng trong Đền Vua, từ bậc sư sãi cho đến hàng tôi tớ, thị tỳ. Trong số bị nạn có bà lão kia, xưa còn trẻ từng làm mê hồn người với vũ điệu Apsara thần thánh, nay dù không múa nữa, vẫn còn lại tiếng hát, mệnh danh Tiếng Hát Không Tuổi; nếu chỉ được nghe, không ai tưởng tượng tóc bà đã trắng như mây: Tiếng hát trong như nước suối mùa Xuân, tươi thắm như cỏ hoa đồng nội, đầy tràn như hơi thở của Tự Nhiên. Khi quân bắt trói điệu ra, hai Ma Đầu lệnh cho quỳ mà hát. Hôm đó, bà đã cất tiếng hát lần cuối giữa bầu tử khí của cái kinh thành bị nguyền rủa nọ; những kẻ đứng quanh, bị xiềng hay trói, đều lặng người, run rẩy. Yêngsari liền quát bảo ngưng, hỏi: Bài con mụ này vừa hát tên gọi là chi? Bẩm Đại Vương, là Vĩnh Sinh, đại để nghĩa là sống, không bao giờ chết. Bởi đâu lại có tiếng khen về mụ? Chứ như ta vừa nghe thời có chi là tuyệt kỹ, có chi là vô song, có chi là phi thường? Bẩm, Đại Vương chưa rõ đó thôi: Bài này chỉ có mụ ta hát mới nghe ra âm nhạc véo von như vậy. Còn như bất kỳ ai khác, hễ cất lên, thời không cách nào nên tiếng
  4. người cho được; trái lại, chỉ tựa hồ một cuộc bài tiết âm thanh mà chớ, nghĩa là, gần thời nghe như tiểu tiện, xa thời như trung tiện chẳng khác. Lại có như vậy sao ? Nếu thế cũng đáng gọi là kỳ tích đó. Bèn quay sang Pôl Pốt Ma Đầu: Nè Pốt huynh, xét ra có thể thâu dụng con mụ này chăng? Song, đã bị gạt đi: Sari hiền hữu, vội quên ư? Tâm nguyện của ta là gì? Nhổ cỏ, phải nhổ cho tận. Diệt thù, phải diệt cho tuyệt. Bằng chẳng vậy, sao bình thiên hạ? Còn tiện kỹ như mụ kia, có gì mà trầm trồ? Hiền hữu há quên? Thất sắc khả loạn kỳ nhãn. Thất thanh khả loạn kỳ nhĩ. Thất hương khả loạn kỳ tỵ. Thất vị khả loạn kỳ thiệt. Thất tình khả loạn kỳ tâm! Cái Đẹp chỉ giỏi có vậy. Với kẻ nuôi chí lớn như chúng ta đây, rèn can chẳng gì bằng nghe tiếng hót của quạ, cú, diều, luyện đởm chẳng gì bằng nhại tiếng tru của heo lợn, sài lang, linh cẩu; ấy mới đáng gọi anh hùng đại trượng phu vậy. Ờ, ờ,... Không được hiền huynh khéo nhắc, ngu đệ suýt nữa sao nhãng cả đại cuộc. Đa tạ Pốt huynh. Phải đó. Cái Đẹp, quả là đê tiện. Đoạn thét: Quân bay! Cho treo cổ mụ! Từ đó xứ sở im tiếng hát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2