Bệnh học và điều trị đột quỵ<br />
(phần 1)<br />
<br />
PGS.TS Cao Phi Phong<br />
<br />
Cập nhật – 2015 YHCT<br />
Tham khảo trang web: thuchanhthankinh.com<br />
<br />
ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU<br />
<br />
Mục tiêu bài giảng<br />
Bệnh học đột quỵ thiếu máu<br />
Chẩn đoán, điều trị đột quỵ thiếu máu<br />
Chiến lược phòng ngừa đột quỵ thiếu máu tái phát<br />
<br />
“Não là cơ quan duy nhất, cần có sự nuôi dưỡng<br />
<br />
cao. Não lệ thuộc sự cung cấp glucose và oxygen để<br />
duy trì hoạt động. Nó rất nhạy với trạng thái hệ<br />
thống, vì vậy bất cứ tổn thương nội khoa nào sẽ tác<br />
động nặng nề đến biến dưỡng não, bất cứ cấp cứu<br />
nội khoa đều là cấp cứu thần kinh”<br />
<br />
Lịch sử<br />
<br />
Trên 2400 năm trước, Hippocrates đã nhận biết được đột<br />
quỵ và gọi là “apoplexy”<br />
(sự mất cảm giác hay vận động đột ngột do tắc nghẽn hay vỡ động<br />
mạch ở não)<br />
<br />
Greek: “struck down by violence”<br />
<br />