intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của viêm phúc mạc; lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh mổ viêm phúc mạc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc người bệnh viêm phúc mạc

  1. MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của viêm phúc mạc. 2. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh mổ viêm phúc mạc. 2
  2. ĐẠI CƯƠNG - Phúc mạc là một màng trơn láng, lót mặt trong thành bụng, bao bọc một phần hay toàn bộ các tạng trong khoang bụng bao gồm: + Lá thành + Lá tạng + Các nếp đi từ phúc mạc thành đến ống tiêu hoá gọi là mạc treo. + Các nếp nối từ tạng nọ đến tạng kia gọi là mạc nối. Thiết đồ đứng dọc qua ổ bụng 3
  3. ĐẠI CƯƠNG - chức năng bảo vệ: bao bọc, khu trú ổ nhiễm trùng. - khả năng hấp thu → lọc thận nhân tạo bằng thẩm phân phúc mạc. - Nhiễm khuẩn phúc mạc: - Tại chỗ: tiết dịch có kn diệt khuẩn và chất kết dính. - Toàn thân: thấm hút các độc tố vi khuẩn gây tình trạng nhiễm độc, nhiễm trùng 4
  4. HẬU QUẢ VIÊM PHÚC MẠC + Liệt ruột gây ứ đọng dịch trong lòng ruột. + Chướng bụng, giảm lưu lượng tuần hoàn, rối loạn nước điện giải. + Suy tim mạch do giảm lưu lượng tuần hoàn. + Khó thở do trướng bụng. + Suy thận do giảm lưu lượng tuần hoàn, do độc tố vi khuẩn. + Toan chuyển hoá. + Vàng da trong tình trạng nhiễm trùng nặng, tổn thương tế bào gan do độc tố vi khuẩn. 5
  5. NGUYÊN NHÂN VIÊM PHÚC MẠC NGUYÊN PHÁT THỨ PHÁT NK trực tiếp của phúc mạc từ Xảy ra sau các bệnh lý của các cơ đường máu, đường bạch mạch quan trong ổ bụng Thủng đường tiêu hóa/đường mật, Thường do liên cầu, phế cầu, trực vỡ ổ abcess, NT ổ bụng, biến khuẩn lao chứng sau PT Điều trị nội khoa/ không ổn định Điều trị ngoại khoa →ngoại khoa 6
  6. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG ▪ Đau bụng: Người bệnh đau khắp bụng, liên tục và tăng dần. Khởi điểm đau, vị trí đau tuỳ nguyên nhân gây bệnh. ▪ Nôn: nôn nhiều→ mất nước và điện giải ▪ Bí trung đại tiện: 1 số TH tiêu phân lỏng 7
  7. TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN - Biểu hiện nhiễm - Biểu hiện nhiễm - Muộn có sốc: trùng: độc: + Mạch nhanh nhỏ + Vẻ mặt hốc hác. + Da xanh tái. khó bắt. + Môi khô, lưỡi bẩn. + Lờ đờ, thờ ơ với + Huyết áp tụt. + Thường sốt cao 38- ngoại cảnh. + Chân tay lạnh, vã 39C. mồ hôi. 8
  8. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ - Nhìn bụng chướng, nếu người bệnh đến muộn bụng chướng căng. - Nắn bụng có phản ứng thành bụng. - Gõ bụng vang vùng chướng, đục vùng thấp. - Thăm trực tràng, âm đạo túi cùng Douglas phồng đau. - Chọc dò ổ bụng có dịch, mủ. 9
  9. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG - Chụp ổ bụng thấy khung đại tràng dãn, nhiều hơi. - Tuỳ từng nguyên nhân gây viêm phúc mạc có thể thấy: + Hình ảnh mức nước, mức hơi trong bệnh tắc ruột hoại tử. + Hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành trong bệnh thủng dạ dày tá tràng hoặc thủng ruột. - Siêu âm ổ bụng phát hiện nguyên nhân gây viêm phúc mạc: + Có thể thấy hình ảnh sỏi ống mật chủ trong viêm phúc mạc mật. + Có thể thấy hình ảnh viêm túi mật trong viêm phúc mạc do hoại tử túi mật... 10
  10. 11
  11. NHẬN ĐỊNH TRƯỚC MỔ - Tìm hiểu nguyên nhân - DHST có ổn định không? Nhiệt độ rất cao? - Thể trạng bệnh nhân gầy hay béo, có suy kiệt không? - Sờ bụng có cứng như gỗ không? Có đau không? Cảm ứng phúc mạc (+) - Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không? Biểu hiện choáng, nhiệt độ - Gõ vùng đục trước gan có mất tăng rất cao, tri giác xấu dần? không? - Có biểu hiện mất nước không? - Nghe nhu động ruột giảm? - Sự trung đại tiện của bệnh nhân? Bí - Nôn ói, nôn khan? trung đại tiện? 12
  12. CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỚC MỔ Nguy cơ thể tích dịch giảm do tích tụ trong khoang phúc mạc thứ phát do chấn thương, nhiễm trùng hay thiếu máu Biến đổi dinh dưỡng do nôn, ói Kiểu thở không hiệu quả do đau Người bệnh sốt, môi khô lưỡi bẩn do nhiễm trùng nhiễm độc Đau liên quan đến phúc mạc và bụng căng chướng Người bệnh lo lắng về cuộc mổ sắp tới và kết quả sau mổ 13
  13. NGUY CƠ THỂ TÍCH DỊCH GIẢM - Thẩm định lại người bệnh, cảnh giác với những dấu hiệu mất nước, điện giải, tình trạng nhiễm toan, choáng giảm thể tích do chấn thương, mất dịch, chướng ruột, nhiễm trùng. - Bù nước điện giải, máu, huyết thanh theo y lệnh. - Dấu chứng sinh tồn, CVP, áp lực máu, nước tiểu, sonde dạ dày mỗi giờ. Ghi vào hồ sơ diễn biến bệnh. - Cung cấp năng lượng vitamin và protein cho người bệnh bằng mọi cách. 14
  14. BIẾN ĐỔI DINH DƯỠNG DO NÔN, ÓI - Theo dõi số lượng tính chất dịch nôn ói, tránh chất nôn tràn vào khí quản - Theo dõi ion đồ, dấu mất nước. - Thực hiện đặt sonde dạ dày giúp người bệnh giảm ói. Theo dõi dịch dạ dày chảy ra. - Giúp người bệnh sạch sẽ, khô ráo. - Thực hiện bù nước đủ và đúng. 15
  15. NGƯỜI BỆNH SỐT, MÔI KHÔ LƯỠI BẨN - Nhanh chóng hạ thân nhiệt cho bệnh nhân: Lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân theo y lệnh. - Thực hiện y lệnh dùng kháng sinh. - Theo dõi nhiệt độ mạch nhịp thở bệnh nhân, nếu bất thường phải báo bác sĩ để xử trí kịp thời. 16
  16. ĐAU LIÊN QUAN ĐẾN PHÚC MẠC VÀ BỤNG CĂNG CHƯỚNG - Thẩm định lại các vùng đau và các dấu khám lâm sàng ổ bụng: Đau tăng hay giảm đi, căng chướng, gồng cứng. - Giúp bệnh nhân giảm đau ở tư thế thích hợp. - Hạn chế thăm khám nhiều lần. - Tránh những cử động bất thình lình, di chuyển người bệnh nhẹ nhàng. - Thực hiện thuốc giảm đau cho người bệnh. 17
  17. NGƯỜI BỆNH LO LẮNG VỀ CUỘC MỔ SẮP TỚI VÀ KẾT QUẢ SAU MỔ - Công tác tư tưởng: Giúp người bệnh an tâm qua những thông tin cần thiết về cuộc mổ về bệnh tật, cho gặp gỡ trao đổi cùng người nhà. - Giải thích những biến chứng có thể xảy ra. - Thực hiện thuốc giảm đau, an thần theo y lênh cho bệnh nhân. 18
  18. TRƯỚC MỔ - Lấy lại dấu hiệu sinh tồn. - Đặt ống sonde dạ dày hút dịch dạ - Giải thích. dày. - Không cho người bệnh ăn uống. - Truyền dịch và tiêm thuốc theo y lệnh - Ghi rõ những diễn biến, triệu chứng của người bệnh vào hồ sơ. - Thông tiểu (theo dõi lượng nước tiểu và nước xuất nhập). - Làm khẩn các xét nghiệm tiền phẫu - Thực hiện kháng sinh. - Vệ sinh vùng da sắp mổ. 19
  19. NHẬN ĐỊNH SAU MỔ - Tình trạng người bệnh khi bàn giao từ phòng mổ → phòng hồi sức: Tri giác, dấu khó thở, dấu sinh tồn, dẫn lưu bụng, ống Levine, những diễn biến của cuộc mổ. - Tình trạng người bệnh từ phòng hồi sức về khoa ngoại: Dấu hiệu sinh tồn, tình trạng nhu động ruột, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng bụng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2