Bài giảng Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất – Chương 4: Thiết kế công nghệ
lượt xem 35
download
Bài giảng "Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất – Chương 4: Thiết kế công nghệ" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Khái niệm về công nghệ, thiết kế công nghệ, các nguyên tắc tính cân bằng vật chất, tính toán và lựa chọn thiết bị. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở thiết kế nhà máy hóa chất – Chương 4: Thiết kế công nghệ
- CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ I. Khái niệm về công nghệ * Công nghệ: Công là công cụ, máy móc, nhà xưởng. Nghệ là trí tuệ, cách thức, phương pháp, chế tạo ra sản phẩm. * Công nghệ có bốn yếu tố chính: Nguyên liệu: đặc điểm của nguyên liệu và những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình chế biến. Quy trình công nghệ: phương pháp, cách thức, để làm ra sản phẩm (phần mềm) → Quy trình công nghệ có thể thay đổi. Máy móc, thiết bị, dụng cụ (trang bị kỹ thuật): có nhiều loại sản phẩm không có máy móc, thiết bị thì không cho ra sản phẩm được. Trang bị kỹ thuật là phần cứng. Kinh tế: quản lý, điều hành xí nghiệp, tiêu thụ sản phẩm : nói đến hiệu quả sản xuất, quảng cáo, đào tạo, ... Công nghệ không có tính kinh tế sẽ không thành công.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ I. Khái niệm về công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ I. Khái niệm về công nghệ * Mô hình hệ thống hoá khái niệm công nghệ: Các quá trình biến đổi Nguyên liệu Sản phẩm Máy móc, Tổ chức sản thiết bị xuấ, kinh tế t H ệ thống kiểm tra H ệ thống kiểm tra chất lượng chất lượng Hiệu quả kinh tế Số lượng Chất lượng
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ I. Khái niệm về công nghệ * Công nghệ: để làm ra sản phẩm cụ thể: làm như thế nào, bắt chước hay sáng tạo Công nghệ có thể mua bán, trao đổi được. * Ví dụ: ● Từ bột mì → bột nhào : gia công. ● Từ bột mì → bánh mì : chế biến. ● Chiên mì ăn liền : dầu gì, lượng dầu chiên, nhiệt độ chiên, thời gian chiên → bí quyết công nghệ.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 1. Lựa chọn năng suất a. Định nghĩa: Năng suất là lượng sản phẩm mà nhà máy có thể sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Ví dụ : tấn/h, tấn/ngày, tấn/năm, m3/h, m3/ngày, ...(thường dùng là h, ca, năm). b. Các loại năng suất: Năng suất lý thuyết: là năng suất lớn nhất mà nhà máy có thể đạt tới trong điều kiện sản xuất lý tưởng → không dùng trong thực tế sản xuất. Năng suất thiết kế: là năng suất nhà máy có thể đạt được trong những điều kiện sản xuất bình thường thời gian sản xuất khoảng 300 ngày/năm, (số ngày còn lại nhà máy sẽ nghỉ lễ, đại tu, tiểu tu, vệ sinh thiết bị).
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 1. Lựa chọn năng suất b. Các loại năng suất: NS thiết kế = NS lý thuyết (h) x giờ/ca x ca/ngày x ngày/năm Lượng sản phẩm/năm → NS thiết kế trong thực tế khó đạt được. Năng suất thực tế: Năng suất thực tế chỉ lấy 90% năng suất thiết kế có khả năng đạt được. Trong thực tế cũng không đạt tới 90% trong thời gian đầu. Năng suất tối thiểu: là năng suất tương ứng với năng suất hoà vốn. (Lượng sản phẩm sản xuất ra khi tiêu thụ, tiền lời đủ bù lại chi phí trong quá trình hoạt động). Khi chọn năng suất thiết kế cho nhà máy không thể nhỏ hơn năng suất hoà vốn.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 1. Lựa chọn năng suất c. Cơ sở để lựa chọn năng suất thiết kế: Dựa vào các yếu tố : Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm (hiện tại, tương lai, thành phố, nông thôn, trong nước, quốc tế). Khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà máy. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào (nhất là nguyên liệu) : phải đạt số lượng, chất lượng, ít nhất > 10 năm. Khả năng mua công nghệ và thiết bị có năng suất phù hợp. Năng lực tổ chức, điều hành nhà máy, nhân công, ...
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 1. Lựa chọn năng suất c. Cơ sở để lựa chọn năng suất thiết kế: Khả năng vốn đầu tư : thường phân kỳ đầu tư (đầu tư từng giai đoạn) : ● Năm 1 : 50% Năng suất thiết kế ● Năm 2 : 75% Năng suất thiết kế ● Năm 3 : 90% Năng suất thiết kế → Ưu điểm : giảm rủi ro khi thị trường biến động, có thời gian để đào tạo công nhân, củng cố bộ máy tổ chức, giảm vốn đầu tư ban đầu. → Nhược điểm : có thể bị cạnh tranh. ► Trong thiết kế chiến lược sản xuất cho nhà máy phải chú ý phân kỳ đầu tư.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 2. Lựa chọn mặt hàng sản xuất: Khi thiết kế năng suất nhà máy, thì chọn một sản phẩm để làm cơ sở thiết kế nhưng khi thực hiện thì một nhà máy không nên chọn một sản phẩm, mà phải chọn nhiều sản phẩm nhưng các sản phẩm này có mối quan hệ với nhau. Ví dụ : nhà máy sản xuất mì ăn liền, kết hợp với cháo ăn liền, phở ăn liền, ... 3. Nguyên liệu Sản phẩm: a. Nguyên liệu: Giới thiệu tổng quát các nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, phụ gia của nhà máy. Ví dụ : nhà máy sản xuất bia có nguyên liệu chính là nước, malt, nguyên liệu phụ là gạo, phụ gia là chất cho vào để cải thiện về hương vị, màu sắc (caramel).
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 3. Nguyên liệu Sản phẩm: a. Nguyên liệu: Giới thiệu thành phần, tính chất, đặc điểm, tiêu chuẩn của nguyên liệu, cách và nguồn thu mua nguyên liệu, cách bảo quản nguyên liệu. Ví dụ: * Thóc, bột mì thì phải bảo quản nơi có mái che → nguy cơ bị mối mọt, sâu bọ. * Chế biến rau quả tươi, cá lạnh đông → phải có kho lạnh Kiểm tra chất lượng nguyên liệu của nhà máy : tuỳ theo từng loại nguyên liệu mà đưa ra các thông số cần kiểm tra, phương pháp kiểm tra và yêu cầu: kiểm tra chính xác, nhanh, và đề ra chu kỳ kiểm tra b. Sản phẩm: chính phẩm, thứ phẩm, phế phẩm, cách xử lý, thời gian bảo quản, phương pháp bảo quản.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 3. Nguyên liệu Sản phẩm:
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 4. Quy trình công nghệ: a. Những nguyên tắc để lựa chọn quy trình công nghệ: QTCN phải thể hiện được mức độ hiện đại, mới, được thiết lập từ những kết quả, thành tựu của nghiên cứu khoa học, sáng tạo, đồng thời phải được qua thực tế sản xuất chứng minh có hiệu quả. QTCN có khả năng sử dụng nguyên liệu tối đa, hiệu suất cao, tốn ít thiết bị và năng lượng. QTCN có thể tận dụng các phế liệu một cách hợp lý đồng thời có khả năng xử lý phế liệu đó thành sản phẩm mới. Ví dụ : nhà máy xay xát → cám → trích ly dầu. QTCN phải có mức độ cơ giới hoá cao, sản xuất liên tục. QTCN có giá thành chuyển nhượng thấp, phù hợp với vốn đầu tư. ► Hiện nay có nhiều QTCN trong nước vẫn sản xuất được, giá chuyển nhượng thấp, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ 4. Quy trình công nghệ: b. Cơ sở để lựa chọn QTCN: Tham khảo sách giáo khoa, sách chuyên môn, tạp chí khoa học công nghệ Tài liệu : ● Lấy từ catolog, trong các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm. ● Thu thập trong quá trình tham quan nhà máy, xí nghiệp trong nước và nước ngoài. Từ tài liệu tìm được, phân tích ưu nhược điểm của từng QTCN → lựa chọn QTCN thích hợp. c. Cách mô tả QTCN: QTCN được mô tả bằng các quá trình, và liên hệ có logic giữa đầu vào và đầu ra. Cách 1 : Dạng sơ đồ khối Cách 2 : Dạng sơ đồ thiết bị → biểu diễn sự kết nối của
- Chương 4: THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ II. Thiết kế công nghệ Nguyên liệu 4. Quy trình công nghệ: Nghiền c. Cách mô tả QTCN : Thuỷ phân Ví dụ : Quy HCl trình công Để nguội nghệ sản Na2 CO3 Trung hoà xuất nước Lọc Bã lọc Nấu nước 2 tương bằng Bã lọc phương Muối Dịch lọc 1 Lọc pháp hoá Chai/nút Pha nấu Dịch lọc 2 h ọc Rửa Natri benzoat Thanh trùng Thanh trùng Lắng Bã Làm khô Vô chai, dán nhãn Sản phẩm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 1 - Nội dung, quá trình thiết kế máy và chi tiết máy
11 p | 532 | 160
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm: Chương 4 - Vũ Thị Hoan
7 p | 534 | 53
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 1: Chương 1 - Trần Thiên Phúc
11 p | 392 | 41
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm: Chương 1 - Vũ Thị Hoan
19 p | 398 | 40
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 2: Chương 4 - Trần Thiên Phúc
14 p | 235 | 35
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 2: Chương 6 - Trần Thiên Phúc
24 p | 253 | 31
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 2: Chương 9 - Trần Thiên Phúc
4 p | 180 | 22
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 2: Chương 5 - Trần Thiên Phúc
9 p | 148 | 19
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 2: Chương 7 - Trần Thiên Phúc
16 p | 171 | 14
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy phần 4: Chương 17 - Trần Thiên Phúc
13 p | 372 | 14
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 6 - ThS. Dương Đăng Danh
28 p | 40 | 3
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 1 - ThS. Dương Đăng Danh
26 p | 38 | 3
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 2 - ThS. Dương Đăng Danh
8 p | 33 | 2
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 3 - ThS. Dương Đăng Danh
25 p | 36 | 2
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 4 - ThS. Dương Đăng Danh
30 p | 29 | 2
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 5 - ThS. Dương Đăng Danh
35 p | 24 | 2
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 7 - ThS. Dương Đăng Danh
30 p | 27 | 2
-
Bài giảng Cơ sở thiết kế máy: Chương 8 - ThS. Dương Đăng Danh
30 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn