Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - TS. Nguyễn Việt Hồng Anh
lượt xem 0
download
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 4: Mô hình đa nhân tố và kinh doanh chênh lệch giá, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Mô hình một nhân tố; mô hình đa nhân tố; ước lượng các nhân tố; beta nhân tố; mô hình chênh lệch giá APT (arbitrage pricing theory);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - TS. Nguyễn Việt Hồng Anh
- 06/10/2021 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ TS. NGUYỄN VIỆT HỒNG ANH NỘI DUNG CHƯƠNG 4.1 MÔ HÌNH MỘT NHÂN TỐ 4.2 MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ 4.3 ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ 4.4 BETA NHÂN TỐ MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH GIÁ 4.5 APT (Arbitrage Pricing Theory) 1
- 06/10/2021 4.1. MÔ HÌNH MỘT NHÂN TỐ Mô hình một nhân tố đánh giá lợi nhuận của chứng khoán bị ảnh hưởng bởi 2 nguồn rủi ro: Rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống; Rủi ro hệ thống được phản ánh qua 1 nhân tố vĩ mô của nền kinh tế (F). (F là biến ngẫu nhiên, có lợi nhuận kỳ vọng bằng 0) ri E ri i F ei • 𝑟 : Lợi nhuận của chứng khoán i; • E(𝑟 ): Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán i; • F: yếu tố vĩ mô của nền kinh tế; • 𝛽 : Độ nhạy của chứng khoán i đối với biến vĩ mô (F) • 𝑒 : Nhân tố đặc thù của chứng khoán i (𝑒 là biến ngẫu nhiên; 𝑒 và F không có tương quan với nhau) 3 4.1. MÔ HÌNH MỘT NHÂN TỐ Mô hình một nhân tố chính là mô hình chỉ số đơn (SIM). Trong mô hình chỉ số đơn, yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán chính là lợi nhuận của danh mục thị trường mô tả ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô. Ví dụ 4.1: Giả sử, yếu tố F trong mô hình chứng khoán đơn tố được lượng hóa bởi tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP. Với giá trị bêta của cổ phiếu CTCP sữa Vinamilk là 1,2; Goldman Sachs dự báo rằng GDP Việt Nam sẽ tăng khoảng 8,2% trong năm 2010 (theo VnExpress). Nếu GDP chỉ tăng 7,2% trong năm 2010, hãy xác định yếu tố F và lợi nhuận thực của cổ phiếu Vinamilk? Giải: Nếu GDP chỉ tăng 7,2% trong năm 2010, lúc đó giá trị F sẽ là -1% (7,2% - 8,2%), giảm 1% tăng trưởng thực so với tăng trưởng kỳ vọng. Với bêta của Vinamilk là 1,2 sẽ làm cho lợi nhuận của Vinamilk giảm 1,2% (𝛽 F = 1,2 x −1% = −1,2%) so với lợi nhuận kỳ vọng của nó. Lưu ý rằng yếu tố vĩ mô F này, cùng với lợi nhuận đặc thù của doanh nghiệp ei, sẽ xác định toàn bộ lợi nhuận của Vinamilk. 4 2
- 06/10/2021 4.1. MÔ HÌNH MỘT NHÂN TỐ Ví dụ 4.2: Giả sử, bạn kỳ vọng lợi nhuận của cổ phiếu Vinamilk trong ví dụ trên sẽ là 10%. Lúc đó, tăng trưởng GDP sẽ là 9,2% thay vì 8,2% như Goldman Sachs đã dự báo trong năm 2010. Vậy, bạn sẽ điều chỉnh ước lượng của mình như thế nào về lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu Vinamilk? Giải: Tăng trưởng GDP là 1% so với dự báo trước đây. Vì thế, chúng ta sẽ gia tăng dự báo về lợi nhuận của Vinamilk lên đến 1,2% (= 1,2 × 1%), nghĩa là dự báo được điều chỉnh cho lợi nhuận của cổ phiếu Vinamilk là 11,2% (= 10% + 1,2%). Lợi nhuận kỳ vọng được điều chỉnh của cổ phiếu = lợi nhuận kỳ vọng chưa điều chỉnh + (thay đổi bất thường trong các yếu tố × hệ số nhạy cảm) 4.2. MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ Trong thực tế, có nhiều yếu tố vĩ mô khác nhau ảnh hưởng đến TSSL của chứng khoán. Mô hình đa nhân tố cho rằng rủi ro hệ thống được lượng hóa bởi lợi nhuận thị trường chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái,…Lợi nhuận thị trường phản ánh cả các yếu tố vĩ mô và độ nhạy cảm bình quân của các doanh nghiệp trong ngành đối với các yếu tố vĩ mô này. Trong mô hình chỉ số đơn, chúng ta đã ngụ ý giả định sai rằng mỗi cổ phiếu đều có cùng độ nhạy cảm tương đối so với mỗi yếu tố trên. Mô hình đa nhân nhân tố (multifactor models of security returns) được xây dựng với giả định rằng các chứng khoán khác nhau sẽ có độ nhạy cảm khác nhau đối với các yếu tố vĩ mô. 6 3
- 06/10/2021 4.2. MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ Mô hình đa nhân tố sẽ mô tả tốt hơn về lợi nhuận của chứng khoán. Mô hình đa nhân tố được sử dụng để thiết lập các mô hình định giá chứng khoán ở trạng thái cân bằng, lượng hóa các nguy cơ tiềm ẩn (potential exposure) đối với rủi ro hệ thống, và xây dựng danh mục để phòng vệ các loại rủi ro này. Ta có công thức chung của mô hình đa nhân tố: 𝒓 𝒊 = 𝑬(𝑹 𝒊 ) + 𝜷 𝒊𝟏 𝑭 𝟏 + 𝜷 𝒊𝟐 𝑭 𝟐 + … + 𝜷 𝒊𝒌 𝑭 𝒌 + 𝒆 𝒊 • 𝑟 : Lợi nhuận của chứng khoán i; • E(𝑟 ): Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán i; • 𝐹 (j= 1, 𝑘): các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế; • 𝛽 : Độ nhạy của chứng khoán i đối với nhân tố vĩ mô thứ j • 𝑒 : Nhân tố đặc thù của chứng khoán i 7 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Trường hợp mô hình 2 nhân tố: Xem xét 2 nhân tố: chu kỳ KD (lượng hóa bởi sự tăng trưởng bất thường của GDP), và % thay đổi lãi suất IR. Mô hình 2 nhân tố: ri E ri iGDP GDP iIR IR ei Lưu ý: 𝛽 và 𝛽 đo lường độ nhạy cảm của lợi nhuận CK đối với các nhân tố GDP và IR. 𝑒 phản ánh các yếu tố đặc thù của chứng khoán. 8 4
- 06/10/2021 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Ví dụ 4.3: Giả sử, chúng ta ước lượng mô hình 2 nhân tố cho tổng công ty kinh doanh dịch vụ hàng không Vietnam Airline với kết quả như sau: r 0,152 1, 2 GDP 0, 4 IR e Hãy xác định lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận thực của cổ phiếu Vietnam Airline dựa trên các thông tin đã cho. Giải: Lợi nhuận kỳ vọng là 15,2%. Cứ mỗi điểm phần trăm gia tăng của GDP ngoài mức kỳ vọng hiện tại, lợi nhuận của cổ phiếu Vietnam Airline tăng bình quân 1,2%; trong khi đó, cứ mỗi điểm phần trăm gia tăng của lãi suất thì lợi nhuận của cổ phiếu Vietnam Airline giảm bình quân 0,4%. 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Mô hình CAPM: E r rf E rM rf Hoặc E r rf RPM Trong đó, 𝑅𝑃 là phần bù rủi ro thị trường. Đối với mô hình 2 nhân tố trong trường hợp trên, lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán sẽ là tổng của: 1. Lãi suất phi rủi ro. 2. Độ nhạy cảm đối với rủi ro GDP (ví dụ, bêta của GDP) nhân với phần bù rủi ro của rủi ro GDP. 3. Độ nhạy cảm đối với rủi ro lãi suất (ví dụ, bêta của lãi suất) nhân với phần bù rủi ro của rủi ro lãi suất E r rf GDP RPGDP IR RPIR 10 5
- 06/10/2021 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Ví dụ 4.4: Giả sử, chúng ta ước lượng mô hình 2 nhân tố cho tổng công ty kinh doanh dịch vụ hàng không Vietnam Airline với kết quả như sau: r 0,152 1, 2 GDP 0, 4 IR e Giả sử, phần bù rủi ro cho 1 đơn vị rủi ro của GDP là 7% trong khi đó phần bù rủi ro cho 1 đơn vị rủi ro của lãi suất là -8%. Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu Vietnam Airline là bao nhiêu nếu lãi suất phi rủi ro là 5% ? Giải: Tỷ lệ phần bù rủi ro đối với rủi ro GDP là 8,4% (=1,2 × 7%) và tỷ lệ phần bù rủi ro đối với rủi ro lãi suất là 3,2% (-0,4 × -0,8). Tổng phần bù rủi ro sẽ là 11,6%. Vì thế, lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu Vietnam Airline sẽ là: E r 5% 1, 2 7 0, 4 8 16, 6% 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Ta có TSSL thị trường phản ánh tất cả các nhân tố vĩ mô cũng như độ nhạy trung bình của các chứng khoán đối với các nhân tố này. Do đó, mô hình hồi quy chỉ số đơn hoàn toàn áp đặt giả định mỗi chứng khoán có độ nhạy tương đối giống nhau đối với mỗi nhân tố rủi ro. Mô hình đa nhân tố khắc phục được điểm hạn chế này trong mô hình chỉ số bằng cách ước lượng độ nhạy của các chứng khoán đối với mỗi nhân tố. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc ước lượng 𝛽 của các biến số có liên quan trực tiếp đến chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (1986) cho thấy tác động của 5 nhân tố vĩ mô đến lợi tức của chứng khoán theo mô hình đa nhân tố sau: 6
- 06/10/2021 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ 𝒓 𝒊 = 𝑬(𝑹 𝒊 )+𝜷 𝒊𝑰𝑷 𝑰𝑷 𝒕 + 𝜷 𝒊𝑬𝑰 𝑬𝑰 𝒕 + 𝜷 𝒊𝑼𝑰 𝑼𝑰 𝒕 + 𝜷 𝒊𝑪𝑮 𝑪𝑮 𝒕 + 𝜷 𝒊𝑮𝑩 𝑮𝑩 𝒕 + 𝒆 𝒊 (*) Trong đó: o IP: % thay đổi trong sản xuất công nghiệp; o EI: % thay đổi trong lạm phát dự báo trước; o UI: % thay đổi trong lạm phát không được dự báo trước; o CG: Tỷ suất lợi tức vượt trội của trái phiếu công ty dài hạn so với trái phiếu Chính phủ dài hạn; o GB: Tỷ suất lợi tức vượt trội của trái phiếu Chính phủ so với tín phiếu kho bạc. Phương trình (*) là đường đặc trưng chứng khoán với 5 nhân tố rủi ro. 4.3. ƯỚC LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ Để ước lượng các 𝛽 của một chứng khoán cho trước, chúng ta sử dụng phân tích hồi quy. Vì có nhiều hơn một nhân tố nên phương pháp hồi quy bội được sử dụng để ước lượng TSSL của chứng khoán trong thời kỳ t. Phần dư trong mô hình hồi quy phản ánh rủi ro đặc thù của công ty. Phương pháp hồi quy yêu cầu phải xác định chắc chắn các biến số vĩ mô là các nhân tố rủi ro có liên quan đến TSSL của chứng khoán: 1. Nếu xác định quá nhiều biến số vĩ mô trong mô hình có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả hồi quy; 2. Các biến số vĩ mô trong mô hình phải là những nhân tố rủi ro quan trọng liên quan đến NĐT và họ sẽ yêu cầu phần bù rủi ro tương ứng với các rủi ro này. 7
- 06/10/2021 4.4. BETA NHÂN TỐ Các hệ số beta của các nhân tố trong DMĐT là giá trị bình quân gia quyền các hệ số beta theo tỷ trọng của những chứng khoán trong danh mục. Ví dụ 4.5: Cho hệ số beta của chứng khoán A đối với lạm phát là 2, của chứng khoán B là 3. Một DMĐT có tỷ trọng của chứng khoán A và B đều là 0,5 thì hệ số beta nhân tố lạm phát của danh mục sẽ là: 𝛽 = 0,5 * 2 + 0,5 * 3 = 2,5 4.4. BETA NHÂN TỐ Cho mô hình k nhân tố, mỗi chứng khoán i có phương trình: 𝒓 𝒊 = 𝑬(𝑹 𝒊) + 𝜷 𝒊𝟏 𝑭 𝟏 + 𝜷 𝒊𝟐 𝑭 𝟐 + … + 𝜷 𝒊𝒌 𝑭 𝒌 + 𝒆 𝒊 Một DMĐT gồm n chứng khoán, chứng khoán i có tỷ trọng 𝑤 : 𝒓 𝑷 = 𝑬(𝑹 𝑷) + 𝜷 𝑷𝟏 𝑭 𝟏 + 𝜷 𝑷𝟐 𝑭 𝟐 + … + 𝜷 𝑷𝒌 𝑭 𝒌 + 𝒆 𝑷 Trong đó: 𝐸(𝑅 ) = 𝑤 𝐸(𝑅 ) + 𝑤 𝐸(𝑅 ) + …+ 𝑤 𝐸(𝑅 ) 𝛽 = 𝑤 𝛽 + 𝑤 𝛽 + …+ 𝑤 𝛽 𝛽 = 𝑤 𝛽 + 𝑤 𝛽 + …+ 𝑤 𝛽 … 𝛽 = 𝑤 𝛽 + 𝑤 𝛽 + …+ 𝑤 𝛽 𝑒 = 𝑤 𝑒 + 𝑤 𝑒 + …+ 𝑤 𝑒 8
- 06/10/2021 4.5. MÔ HÌNH CHÊNH LỆCH GIÁ APT (Arbitrage Pricing Theory) 4.5.1 4.5.2 4.5.3 4.5.4 Cơ hội và lợi Lý thuyết Danh mục Mô hình nhuận kinh kinh doanh được đa dạng CAPM và doanh chênh lệch giá hóa tốt APT mở rộng arbitrage (APT) 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Cơ hội Arbitrage xuất hiện khi 1 NĐT có thể xây dựng một DMĐT có giá trị đầu tư ròng bằng 0 (không bỏ vốn ra khi đầu tư) nhưng mang lại lợi nhuận chắc chắn. NĐT phải bán khống 1 TS và sử dụng thu nhập đó để mua dài hạn 1 hay 1 số tài sản khác. Cơ hội Arbitrage sẽ xuất hiện khi Luật một giá bị vi phạm, nghĩa là: Một tài sản được mua bán ở hai mức giá trên hai thị trường khác nhau (sự chênh lệch giá vượt quá chi phí giao dịch). Sự mua bán đồng thời trên 2 thị trường này có thể tạo ra lợi nhuận chắc chắn. => Bán khống các tài sản trên thị trường giá cao và mua dài hạn ở thị trường giá thấp. 18 9
- 06/10/2021 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Ví dụ 4.6: Cổ phiếu ngân hàng ACB được bán với giá 35.700 đồng trên sàn giao dịch Hà Nội (HNX) nhưng chỉ với 35.000 đồng trên sàn giao dịch TP.HCM (HOSE). Lúc đó, NĐT có thể đồng thời mua cổ phiếu ACB trên sàn TP.HCM và bán chúng trên sàn Hà Nội để hưởng lợi 700 đồng mỗi cổ phiếu. Lưu ý: Khi định luật một giá bị vi phạm, nhiều NĐT sẽ tham gia vào hoạt động kinh doanh chênh lệch giá, nghĩa là đồng thời mua tài sản ở nơi giá thấp và bán lại nó ở nơi giá cao để hưởng chênh lệch. => Điều này làm cho giá tài sản ở nơi giá thấp tăng cao và giá tài sản ở nơi giá cao giảm xuống cho đến khi cơ hội kinh doanh chênh lệch giá biến mất. 19 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage 01 02 HNX HOSE Mua CP ACB ở HOSE CP ACB: bán lại ở HNX CP ACB: 35.700 đồng 35.000 đồng Giá CP ACB giảm xuống Giá CP ACB tăng lên 20 10
- 06/10/2021 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Ví dụ 4.7: Giả định có 4 cổ phiếu được mua bán với 4 tình huống khác nhau. Lãi suất thực cao Lãi suất thực thấp Lạm phát cao Lạm phát thấp Lạm phát cao Lạm phát thấp Xác suất 0,25 0,25 0,25 0,25 Cổ phiếu - AGF (A) -20 20 40 60 - BBC (B) 0 70 30 -20 - COM (C) 90 -20 -10 70 - DRC (D) 15 23 15 36 21 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Ví dụ 4.7(tt): Thống kê tỷ suất lợi tức: Cổ Giá hiện Lợi tức Độ lệch Ma trận hệ số tương quan phiếu tại kỳ vọng chuẩn (VND) (%) (%) A B C D A 30.000 25,00 29,58 1,00 -0,15 -0,29 0,68 B 30.000 20,00 33,91 -0,15 1,00 -0,87 -0,38 C 30.000 32,50 48,15 -0,29 -0,87 1,00 0,22 D 30.000 22,25 8,58 0,68 -0,38 0,22 1,00 22 11
- 06/10/2021 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Ví dụ 4.7(tt): Kết hợp 3 cổ phiếu A, B, C vào 1 danh mục (tỷ trọng bằng nhau) và so sánh với cổ phiếu D: Lãi suất thực cao Lãi suất thực thấp Lạm phát Lạm phát Lạm phát cao Lạm phát thấp cao thấp Danh mục (A, B, C) 23,33% 23,33% 20,00% 36,67% Cổ phiếu D 15,00% 23,00% 15,00% 36,00% 23 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Giá trị trung Độ lệch Hệ số tương bình chuẩn quan Danh mục (A, B, C) 25,83% 6,40% 0,94 Cổ phiếu D 22,25% 8,58% Trong trường hợp này, bởi vì đây là 2 loại tài sản khác nhau nên không có sự vi phạm Luật 1 giá. Tuy nhiên, có thể thấy DM với tỷ trọng 3 cổ phiếu A, B, C bằng nhau sẽ tốt hơn so với cổ phiếu D ở bất kỳ trường hợp nào. 24 12
- 06/10/2021 4.5.1. Cơ hội và lợi nhuận kinh doanh arbitrage Ví dụ 4.7(tt): Cơ hội kinh doanh arbitrage: NĐT bán cổ phiếu D và dùng doanh thu đó để mua DM (A,B,C). Giả sử bán 300.000 cổ phiếu D và dùng 9 tỷ đồng doanh thu mua 100.000 đồng cổ phiếu A, B,C. Lợi nhuận thu được là: Số tiền đầu Lãi suất thực cao Lãi suất thực thấp tư (1000 Lạm phát cao Lạm phát thấp Lạm phát cao Lạm phát thấp VND) Cổ phiếu A 3.000.000 -600.000 600.000 1.200.000 1.800.000 Cổ phiếu B 3.000.000 0 2.100.000 900.000 -600.000 Cổ phiếu C 3.000.000 2.700.000 -600.000 -300.000 2.100.000 Cổ phiếu D 9.000.000 -1.350.000 -2.070.000 -1.350.000 -3.240.000 Tổng cộng 0 750.000 30.000 450.000 60.000 4.5.2. Danh mục được đa dạng hóa tốt Nếu một danh mục được đa dạng hóa tối ưu, lúc đó rủi ro đặc thù sẽ bị triệt tiêu nhưng rủi ro hệ thống vẫn tồn tại. Một danh mục có n cổ phiếu và tỷ trọng 𝑤 , ∑ 𝑤 =1, lợi nhuận của danh mục được xác định như sau: 𝑹 𝑷 = 𝑬(𝑹 𝑷 ) + 𝜷 𝑷 F + 𝒆 𝑷 𝛽 =∑ 𝑤 𝛽 là tỷ trọng bình quân của 𝛽 của n chứng khoán. Rủi ro đặc thù của doanh nghiệp, 𝑒 = ∑ 𝑤 𝑒 , là tỷ trọng bình quân của 𝑒 của n chứng khoán (𝑒 và F không có tương quan với nhau) 26 13
- 06/10/2021 4.5.2. Danh mục được đa dạng hóa tốt Phương sai của danh mục có thể được tách thành 2 phần: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. 𝝈 𝟐𝑷 = 𝜷 𝟐𝑷 𝝈 𝟐 + 𝝈 𝟐 𝒆 𝑷 𝑭 𝜎 là phương sai của nhân tố F và 𝜎 𝑒 là rủi ro phi hệ thống của danh mục; Để xác định phương sai của 𝑒 , giả định rằng rủi ro đặc thù của chứng khoán không có tương quan với nhau. Nếu DMĐT có n tài sản với tỷ trọng bằng nhau, 𝑤 = , phương sai rủi ro phi hệ thống của danh mục là: 𝜎 𝑒 =∑ 𝑤 𝜎 𝑒 =∑ 𝜎 𝑒 = ∑ = 𝜎 𝑒 Phương sai đặc thù của danh mục bằng với phương sai đặc thù bình quân chia cho n. Khi n càng lớn thì phương sai đặc thù sẽ tiến đến 0, DMĐT được đa dạng hóa, 𝑒 = 0: 𝑹 𝑷 = 𝑬(𝑹 𝑷 ) + 𝜷 𝑷 F; 𝝈 𝟐𝑷 = 𝜷 𝟐𝑷 𝝈 𝟐 ; 𝝈 𝑷 = 𝜷 𝑷 𝝈 𝑭 𝑭 27 4.5.2. Danh mục được đa dạng hóa tốt Ví dụ 4.8: a) Một danh mục có số lượng lớn chứng khoán (n); trong đó, một nửa số lượng chứng khoán của danh mục được đầu tư vào cổ phiếu 1 và số cổ phiếu còn lại được chia đều trong số n-1 cổ phiếu khác. Vậy, danh mục này có được đa dạng hóa tối ưu? b) Một danh mục khác cũng được đầu tư n cổ phiếu (n rất lớn). Thay vì đầu tư với tỷ trọng bằng nhau (1/n) vào danh mục, chúng ta đầu tư với tỷ trọng 1,5/n cho một nửa số lượng chứng khoán, và tỷ trọng của những chứng khoán khác là 0,5/n. Vậy danh mục này có được đa dạng hóa? 28 14
- 06/10/2021 4.5.2. Danh mục được đa dạng hóa tốt Giải: a) Danh mục này không được đa dạng hóa tốt. Tỷ trọng của chứng khoán 1 không giảm khi n tăng. Cho dù có bao nhiêu cổ phiếu được đa dạng hóa trong phần còn lại của danh mục, chúng ta sẽ không làm giảm thiểu được rủi ro đặc thù của chứng khoán 1. b) Danh mục này được đa dạng tốt. Mặc dù một vài cổ phiếu có tỷ trọng gấp 3 lần tỷ trọng cổ phiếu khác (1,5/n so với 0,5/n), tỷ trọng của tất cả cổ phiếu tiến đến 0 khi n tăng. Ảnh hưởng của rủi ro đặc thù của bất kỳ chứng khoán nào đều tiến đến 0 khi n trở nên lớn hơn. 29 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) APT mô tả đường thị trường chứng khoán (SML) như là các tổ hợp giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro. Các giả định của APT: 1. Lợi nhuận chứng khoán được xác định bằng một mô hình nhân tố; 2. Có đủ số lượng chứng khoán để đa dạng hóa danh mục nhằm loại bỏ rủi ro phi hệ thống; 3. Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá không tồn tại lâu trong các thị trường chứng khoán 30 15
- 06/10/2021 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Lý thuyết APT cho rằng có nhiều nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức của chứng khoán, khác với CAPM chỉ có một nhân tố rủi ro liên quan (hệ số beta của chứng khoán). APT cũng giả định rằng các 𝑒 là độc lập và sẽ bằng 0 khi DMĐT được đa dạng hóa: 𝑬(𝑹 𝒊) = 𝑹 𝑭 + 𝝀 𝟏 𝜷 𝒊𝟏 + 𝝀 𝟐 𝜷 𝒊𝟐 + … + 𝝀 𝒌 𝜷 𝒊𝒌 (*) 𝑅 : Lợi tức kỳ vọng của tài sản phi rủi ro; 𝜆 : Phần bù trên rủi ro của nhân tố rủi ro thứ j; 𝛽 : Độ nhạy của TSSL trên tài sản i đối với nhân tố rủi ro j 31 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Phương trình (*) chính là phương trình của lý thuyết APT, thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro và TSLT kỳ vọng mà không có các cơ hội kinh doanh chênh lệch. Phương trình (*) cho thấy nếu 2 tài sản có hệ số beta bằng nhau, TSLT kỳ vọng của 2 tài sản sẽ bằng nhau. Ngược lại, NĐT sẽ tiến hành kinh doanh chênh lệch giá và điều này sẽ làm cân bằng TSLT của 2 tài sản này. CAPM APT Dạng phương trình Tuyến tính Tuyến tính Số lượng nhân tố rủi ro 1 k (k>1) Phần bù rủi ro E(𝑅 ) - 𝑅 𝜆 Độ nhạy nhân tố rủi ro 𝛽 𝛽 Tỷ suất lợi tức phi rủi ro 𝑅 𝑅 (𝜆 ) 32 16
- 06/10/2021 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) MÔ HÌNH APT MỘT NHÂN TỐ Lợi nhuận kỳ vọng (%) Xét DMTT (M) là danh mục đa dạng hóa tối ưu. Beta của M =1, và M nằm trên đường thẳng tuyến tính. E rM M Phương trình của đường thẳng này E rM rf là: rf E rp rf E rM rf p (tỷ lệ với chỉ Khác với CAPM, APT không yêu 𝛽 số thị trường) cầu DMĐT tối ưu nằm trên đường SML là DMTT mà bất kể DM được 1 đa dạng hóa hiệu quả nằm trên Đường thị trường chứng khoán đơn tố (SML) SML đều có thể là DM tối ưu. 33 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Hệ số beta và lợi tức kỳ vọng Bởi vì rủi ro phi hệ thống sẽ bị triệt tiêu khi thực hiện đa dạng hóa DMĐT, chỉ còn lại rủi ro hệ thống là đòi hỏi phải có phần bù rủi ro tương ứng trong trạng thái cân bằng thị trường. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có mối liên hệ với rủi ro hệ thống. 34 17
- 06/10/2021 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Hình A biểu diễn lợi nhuận của DMĐT được Hình B mô tả lợi nhuận của chứng khoán S đa dạng hóa hiệu quả với 𝛽 = 1,0; 𝐸(𝑅 ) = với 𝛽 = 1,0. Chứng khoán S không được đa 10%. Lợi nhuận của DMĐT này là: dạng hóa sẽ phụ thuộc vào rủi ro đặc thù, nên 𝐸(𝑅 ) + 𝛽 𝐹 = 10% + 1,0*F phân tán xung quanh đường thẳng. 35 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Trường hợp 2 DMĐT có hệ số beta bằng nhau DMĐT A được đa dạng hóa có TSLT kỳ vọng là 10%, 𝛽 =1 DMĐT B được đa dạng hóa có TSLT kỳ vọng là 8%, 𝛽 =1 => Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Mua 100.000.000 đồng DM A (0,10 + 1,0*F) *100.000.000 Bán 100.000.000 đồng DM B -(0,08 + 1,0*F) *100.000.000 Số tiền ròng 0,02* 100.000.000 = 2.000.000 36 18
- 06/10/2021 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Trường hợp 2 DMĐT có hệ số beta khác nhau: DMĐT A được đa dạng hóa có với 𝛽 = 1, E(𝑅 ) = 10% DMĐT C được đa dạng hóa có với 𝛽 = 0,5, E(𝑅 ) = 6% Xây dựng 1 DMĐT D được đầu tư với tỷ trọng 50% vào DM A (E(𝑅 ) = 10%) và 50% còn lại vào 𝑟 = 4%. E( 𝑅 ) = 0,5 ∗ 4% + 0,5 ∗ 10%=7%. 𝛽 = 0,5*0 + 0,5*1 = 0,5 DMĐT C và DMĐT D có hệ số beta bằng nhau nhưng lợi tức kỳ vọng của D lớn hơn C. Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá xuất hiện. 37 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Nguyên tắc chung: Phần bù rủi ro = lợi nhuận kỳ vọng của tài sản (danh mục) – 𝑅 . Phần bù rủi ro =0 khi beta=0 và sẽ tăng dần khi hệ số beta tăng lên. Các DMĐT đa dạng hóa tốt, có 𝜷 bằng nhau thì lợi nhuận kỳ vọng phải bằng nhau ở trạng thái cân bằng thị trường. Nếu không, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện. Các DMĐT đa dạng hóa tốt, có 𝜷 khác nhau thì phần bù rủi ro của nó phải tỷ ( ) ( ) lệ với hệ số 𝛽: = (P và Q là 2 DMĐT được đa dạng hóa hiệu quả). Nếu không, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện. 19
- 06/10/2021 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Ví dụ 4.9: Giả sử danh mục thị trường là một danh mục được đa dạng hóa có lợi nhuận kỳ vọng 𝐸(𝑅 ) = 10% và độ lệch của lợi nhuận thực so với lợi nhuận kỳ vọng (ví dụ, 𝑅 – 10%) có thể xem như yếu tố rủi ro hệ thống. Lãi suất tín phiếu kho bạc 4%. Lúc đó, đường thị trường chứng khoán (SML) có dạng: 𝐸(𝑅 ) = 𝑅 + 𝛽 𝐸(𝑅 ) − 𝑅 = 4% + 𝛽 10% − 4% Một DMĐT được đa dạng hóa (E) có hệ số beta = 2/3. Các NĐT đang kỳ vọng DM (E) có lợi nhuận kỳ vọng là 9%. Ta có: DM (E) đa dạng hóa hiệu quả, lợi nhuận kỳ vọng là (E nằm trên SML): 𝐸(𝑅 ) = 4% + 2/3 10% − 4% = 8%. Như vậy, DM (E) đang bị định giá thấp. Ta có thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá như sau: 39 4.5.3. Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT) Ví dụ 4.9: Lợi nhuận kỳ Đầu tư $1 vào DM (E), lợi [0,09 + 2/3*(𝑅 – vọng (%) nhuận kỳ vọng 9%, 𝛽=2/3 10%)] *$1 10 Bán DMĐT (B) với tỷ trọng -[1/3*0,04 9 E 8 M 1/3 tín phiếu và 2/3 vào +2/3*𝑅 ] *$1 B DMTT (M) Rf=4 Số tiền ròng 0,01* $1 Lợi nhuận mỗi đô la được đầu tư sẽ không phải 1 𝛽 2/3 chịu rủi ro và bằng với độ lệch của lợi nhuận kỳ vọng từ đường thị trường chứng khoán. 40 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 5
12 p | 119 | 14
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 6
11 p | 84 | 13
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4
15 p | 97 | 10
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - Trần Tuấn Vinh
7 p | 51 | 9
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính
25 p | 16 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 0 - ThS. Nguyễn Thị Hải Bình
8 p | 22 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
7 p | 51 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3
7 p | 120 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - Trần Tuấn Vinh
38 p | 39 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
21 p | 55 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hải Bình
23 p | 22 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2
7 p | 110 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 4: Phân tích đầu tư cổ phiếu
26 p | 11 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 2: Phân tích cấu trúc thông tin trên thị trường tài chính
10 p | 19 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
24 p | 40 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 3: Phân tích đầu tư trái phiếu
37 p | 9 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
16 p | 73 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Oanh
83 p | 14 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn