intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kỳ 1 môn Tài chính quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ 1 môn Tài chính quốc tế" cung cấp kiến thức về các thị trường tài chính toàn cầu, tỷ giá hối đoái, và quản lý rủi ro tài chính quốc tế. Mục tiêu của tài liệu là giúp sinh viên hiểu rõ các yếu tố tác động đến tài chính quốc tế và vận dụng vào phân tích, quản lý tài chính doanh nghiệp đa quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Nội dung ôn tập học kỳ 1 môn Tài chính quốc tế" để biết thêm chi tiết về hệ thống tài chính toàn cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kỳ 1 môn Tài chính quốc tế

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1_14-15 MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ I. Hình thức và thời lƣợng thi hết môn Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan. Thời lượng thi: 60 phút. Thí sinh không được tham khảo tài liệu. II. Nội dung ôn tập: Môn Tài chính quốc tế sẽ được P. Khảo thí tổ chức thi dựa theo bộ đề trắc nghiệm khách quan của Khoa biên soạn. Vì vậy, Khoa không giới hạn nội dung thi, kiến thức sẽ rải đều trong 8 chương được học. Dưới đây là nội dung các chương và câu trắc nghiệm mẫu để sinh viên tham khảo. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Nội dung chƣơng: Các nguyên nhân quốc tế hóa. Đặc điểm quản trị tài chính công ty đa quốc gia. Mục tiêu quản trị tài chính công ty đa quốc gia. Các xu hướng thương mại, đầu tư quốc tế. Sự toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Các phương thức quốc tế hóa. Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Mục tiêu của các công ty đa quốc gia (MNC) là: A. Tối đa hóa doanh thu B. Tối đa hóa lợi ích cổ đông C. Tối đa hóa lợi nhuận D. Cả A và B đều đúng Câu 2. Ba rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm: A. Rủi ro chính trị, rủi ro tài chính và rủi ro thời tiết B. Rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và rủi ro thời tiết
  2. C. Rủi ro chính trị, rủi ro tài chính và rủi ro chính sách D. Rủi ro kế toán, rủi ro quản trị và rủi ro thông tin Câu 3. Mâu thuẫn giữa người chủ, nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng của một công ty được gọi là: A. Vấn đề đại diện (Agency problem) B. Vấn đề mâu thuẫn lợi ích C. Mâu thuẫn văn hóa D. Không câu nào đúng Câu 4. Đối với công ty đa quốc gia, rủi ro tài chính phụ thuộc vào: A. Biến động tỉ giá hối đoái B. Sự khác biệt lãi suất và lạm phát giữa các nước C. Cán cân thanh toán các nước D. Cả A, B, C đều đúng Câu 5. Sự khác biệt giữa công ty nội địa và công ty quốc tế là do khác biệt về: A. Luật lệ của các quốc gia B. Kinh tế C. Chính trị D. Tất cả các yếu tố trên CHƢƠNG 2: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nội dung chƣơng: Khái niệm tỷ giá và cách đo lường biến động tỷ giá. Tỷ giá cân bằng và các yếu tố ành hưởng đến tỷ giá cân bằng. Phương thức đầu cơ dựa trên dự đoán tỷ giá trong tương lai. Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Thị trường ngoại hối là nơi: A. Giao dịch các công cụ tài chính ghi bằng ngoại tệ B. Giao dịch kim loại quý C. Giao dịch các đồng tiền khác nhau D. Giao dịch các thương phiếu ghi bằng ngoại tệ Câu 2. Cuối năm 2012, tỉ giá giữa EUR và USD là EUR = 1,3 USD và tỉ giá giữa GBP và USD là GBP = 1,7 USD. Vậy tỉ giá GBP/EUR là: A. 0,760 B. 0,765 C. 1,308 D. 0,765
  3. Câu 3. Tỷ giá niêm yết gián tiếp cho biết: A. Bao nhiêu đơn vị tiền tệ bạn phải có để đổi lấy 1 USD B. 1 đơn vị ngoại tệ trị giá bao nhiêu USD C. Bao nhiêu đơn vị ngoại tệ cần có để lấy 1 đơn vị nội tệ D. Bao nhiêu đơn vị nội tệ bạn cần để đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ Câu 4. Tỷ giá niêm yết trực tiếp cho biết: A. Bao nhiêu đơn vị tiền tệ bạn phải có để đổi lấy 1 USD B.1 đơn vị ngoại tệ trị giá bao nhiêu USD C. Bao nhiêu đơn vị ngoại tệ cần có để lấy 1 đơn vị nội tệ D. Bao nhiêu đơn vị nội tệ bạn cần để đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ Câu 5. Trên thị trường ngoại hối ngày 30/9/2013, tỷ giá mở cửa là EUR = 1,3423 USD. Tỷ giá đóng cửa là EUR = 1,3434 USD. Như vậy, so với USD đồng EUR: A. Tăng 11 điểm. B. Giảm 11 điểm. C. Giảm 8 điểm. D. Tăng 9 điểm. CHƢƠNG 3: HỢP ĐỒNG PHÁI SINH TIỀN TỆ Nội dung chƣơng: Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Tỉ giá giao ngay của một đồng tiền so với đô Mỹ là $0,37 và tỉ giá kỳ hạn 90 ngày là $0,36. Như vậy, đồng tiền này có điểm kỳ hạn ________ với tỉ lệ ______/năm. A. thâm hụt; 11,11%. B. thặng dư; 11,11%. C. thặng dư; 10,81%. D. thâm hụt; 10,81%. Câu 2. Hợp đồng tương lai bảng Anh vào tháng 9 có giá thực hiện là $1,60, giá trị chuẩn của mỗi hợp đồng là 62.500 bảng. Tại ngày đáo hạn, người bán HĐ tương lai bảng Anh sẽ nhận được: A. USD 39.062,50. B. USD 48.000. C. USD 100.000. D. USD 87.062,50. Câu 3. Khi tỉ giá giao ngay tại ngày thực hiện quyền chọn lớn hơn giá thực hiện, HĐ quyền chọn mua sẽ ________, và HĐ quyền chọn bán sẽ ___________. A. hết giá trị; còn giá trị.
  4. B. hết giá trị; hết giá trị. C. còn giá trị; còn giá trị. D. còn giá trị; hết giá trị. Câu 4. Alice Lee vừa mua một quyền chọn bán bảng Anh với giá thực hiện $1,50, phí thực hiện $0,05/ bảng. Giá trị chuẩn của quyền chọn là 62.500 bảng. Giả sử tỉ giá giao ngay tại ngày thực hiện là $1,62, hãy xác định lời (lỗ) của nhà đầu tư. A. 4.375 USD. B. – 4.375 USD. C. 3.125 USD. D. – 3.125 USD. Câu 5. Vào sáng ngày 25/8, nhà đầu tư bán một hợp đồng tương lai bảng Anh với tỉ giá thực hiện là GBP = 1,20 USD. Giá trị chuẩn của một hợp đồng là GBP 62.500. Nhà đầu tư phải duy trì khoản ký quỹ là $10.000 và hạn mức duy trì tài khoản là 75% của khoản ký quỹ. Cuối ngày, tỉ giá đóng cửa là GBP = 1,23 USD. Số dư khoản ký quỹ vào cuối ngày là: A. 11.875 USD. B. 8.125 USD. C. 13.750 USD. D. 6.250 USD. CHƢƠNG 4: HỌC THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT Nội dung chƣơng: Các hoạt động kinh doanh chênh lệch: kinh doanh chênh lệch tỷ giá địa phương, kinh doanh chênh lệch tỷ giá chéo, kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa. Học thuyết ngang giá lãi suất (IRP). Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá trị đồng ngoại tệ _______ so với nội tệ thì sẽ đầu tư vào thị trường nước ngoài. Nếu người đi vay kỳ vọng giá trị đồng ngoại tệ _______ so với đồng nội tệ thì sẽ đi vay ở thị trường nước ngoài. A. tăng; tăng B. giảm; giảm C. tăng; giảm D. giảm; tăng Câu 2. Học thuyết ngang giá lãi suất phát biểu rằng: A. Lãi suất hai quốc gia bằng nhau. B. Sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay bằng với sự khác biệt giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài. C. Sự khác biệt giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá giao ngay trong tương lai phản ánh sự chênh lệch lãi suất hai nước.
  5. D. Tỷ giá giao ngay trong tương lai phản ánh sự chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Câu 3. Biết rằng lãi suất ở Mỹ là 10%/năm, lãi suất ở Malaysia là 4% và tỷ giá kỳ hạn 90 ngày của đồng ringgit là $0,3864. Như vậy tỷ giá giao ngay hiện tại là: A. $0,3922 B. $0,3855 C. $0,3807 D. $0,3752 Câu 4. Tỷ giá USD/VND niêm yết tại VCB và ANZ như sau: Mua Bán VCB 21.130 21.136 ANZ 21.125 21.128 Nhà đầu tư nên: A. Mua USD tại VCB, bán tại ANZ, lợi nhuận 11VND/USD. B. Mua USD tại ANZ, bán tại VCB, lợi nhuận 2VND/USD. C. Mua USD tại ANZ, bán tại VCB, lợi nhuận 11VND/USD. D. Mua USD tại VCB, bán tại ANZ, lợi nhuận 2VND/USD. Câu 5. Tỷ giá niêm yết của yên Nhật, đô Canada và đô Mỹ như sau: Yên Nhật (¥): $0,007 Đô Canada (C$): $0,821 Đô Mỹ ($): ¥118,00 Nếu số vốn ban đầu là $500.000, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá chéo là: A. $6.053,27. B. $5.030,45. C. $6.090,13. D. Không đủ dữ kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh. CHƢƠNG 5: MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÃI SUẤT, LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nội dung chƣơng: Học thuyết ngang giá sức mua (PPP) Học thuyết Fisher quốc tế(IFE) Tóm tắt mối liên hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Học thuyết ngang giá sức mua phát biểu rằng: A. Tỷ lệ lạm phát của hai quốc gia không liên quan. B. Lãi suất lớn hơn tỷ lệ lạm phát.
  6. C. Tỷ giá sẽ thay đổi để phản ánh sự thay đổi mức giá hai quốc gia. D. Tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất Câu 2. Hiệu ứng Fisher giả định rằng: A. Lãi suất thực bằng với lãi suất danh nghĩa B. Lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa cộng tỷ lệ lạm phát C. Tỷ lệ lạm phát bằng lãi suất thực D. Lãi suất danh nghĩa bằng tỷ lệ lạm phát Câu 3. Biết rằng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tại Mỹ và Campuchia là 5% và 90% một năm, tỷ giá giao ngay hiện tại là 3342,62 riel/USD. Như vậy, tỷ giá giao ngay một năm sau là: A. 6048,55. B. 6350,99. C. 3342,62. D. 6685,24. Câu 4. Biết rằng tỷ lệ lạm phát ở Đức là 4% và lãi suất thực là 5%, như vậy lãi suất danh nghĩa ở Đức là: A. 1%. B. 9%. C. 6%. D. 5%. Câu 5. Lạm phát ở Mỹ là 3% và ở Anh là 5%. Biết rằng các giả thiết PPP tồn tại đồng bảng Anh sẽ: A. Tăng 1,94%. B. Giảm -1,9%. C. Giảm -1,94%. D. Tăng 1,9%. CHƢƠNG 6: PHÒNG NGỪA RỦI RO GIAO DỊCH Nội dung chƣơng: Rủi ro tỷ giá Phòng ngừa rủi ro cho khoản phải thu và khoản phải trả bằng: o Hợp đồng kỳ hạn o Hợp đồng tương lai o Hợp đồng quyền chọn o Phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ Hạn chế của việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá Câu trắc nghiệm mẫu:
  7. Câu 1. Selnet Co. sẽ nhận được 5.000.000 yên Nhật 60 ngày tới và dự định bảo hiểm cho khoản phải thu này bằng hợp đồng kỳ hạn yên Nhật. Tỉ giá giao ngay là JPY = 0,0089 USD và tỉ giá kỳ hạn 60 ngày là USD = 0,0095 JPY. Tỉ giá giao ngay kỳ vọng 60 ngày tới là USD = 0,0090 USD. Giá trị tương ứng theo USD của khoản là phải thu tại thời điểm 60 ngày sau là: A. 44.500 USD B. 45.000 USD C. 46.500 USD D. 47.500 USD Câu 2. Trong các nghiệp vụ sau, nghiệp vụ nào không phải là phương thức bảo hiểm rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn: A. Bảo hiểm khoản phải trả bảng Anh bằng cách ký HĐ kỳ hạn bán bảng Anh. B. Bảo hiểm khoản phải thu peso bằng cách ký HĐ kỳ hạn bán peso. C. Bảo hiểm khoản phải trả đồng yên bằng cách ký HĐ kỳ hạn mua yên. D. Bảo hiểm khoản phải trả đồng peso bằng cách ký HĐ kỳ hạn mua peso. Câu 3. Trong các phương án bảo hiểm rủi ro sau, đâu không phải là phương án để bảo hiểm khoản phải trả bảng Anh: A. Ký HĐ kỳ hạn mua bảng B. Mua HĐ tương lai bảng Anh C. Mua quyền chọn bán bảng Anh D. Mua quyền chọn mua bảng Anh Câu 4. Tỷ giá giao ngay hiện tại EUR/USD = 1,35. Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng: EUR/USD= 1,27. Nếu tỷ giá giao ngay 3 tháng tới EUR/USD = 1,20. Nếu bạn có 100.000 EUR trong 3 tháng tới bạn sẽ: A. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn USD B. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn EUR C. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn EUR D. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn USD Câu 5. Tỷ giá giao ngay hiện tại EUR/USD = 1,3272. Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng EUR/USD = 1,2728. Nếu bạn kỳ vọng tỷ giá giao ngay trong 3 tháng tới EUR/USD = 1,15. Giả sử bạn có 1.000 EUR trong 3 tháng tới bạn sẽ: A. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ tạo: 1150 USD. B. Thiết lập hợp đồng bán kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ tạo: 1272,8 USD C. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ tạo: 1272,8 USD. D. Thiết lập hợp đồng mua kỳ hạn EUR, nếu dự đoán đúng bạn sẽ tạo : 1150 USD. CHƢƠNG 7: ĐẦU TƢ QUỐC TẾ CỦA MNC Nội dung chƣơng: Quan điểm đầu tư của công ty con và công ty mẹ Các yếu tố đầu vào trong thẩm định dự án đa quốc gia Thẩm định dự án đa quốc gia
  8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không trực tiếp ảnh hưởng đến việc phân tích dòng tiền của dự án quốc tế: A. Thuế suất tại quốc gia mà dự án được thực hiện. B. Nhu cầu sản phẩm. C. Thay đổi tỷ giá. D. Thay đổi ban quản trị. Câu 2. Trong phân tích dự án quốc tế, mục tiêu nào sau đây quan trọng nhất: A. Tối đa hóa dòng tiền của dự án. B. Tối đa hóa dòng tiền công ty mẹ nhận được. C. Tối đa hóa lợi nhuận của dự án. D. Tối đa hóa dòng tiền công ty nhận được. Câu 3. MNC sẽ điều chỉnh tăng suất chiết khấu của dự án khi rủi ro của dự án: A. thấp hơn rủi ro của công ty. B. tương tự như rủi ro của công ty. C. lớn hơn rủi ro của công ty. D. chưa thể kết luận. Câu 4. Một dự án đầu tư quốc tế có chi phí $15.000 và kỳ vọng đem lại dòng tiền thuần lần lượt $8.00, $9.000, $10.000 và $11.000 trong vòng 4 năm. Chi phí sử dụng vốn của công ty là 12%; tuy nhiên ban quản trị công ty nhận thấy suất chiết khấu 20% sẽ phù hợp cho dự án. Như vậy NPV của dự án là: A. $9.000 B. $8.500 C. $7.900 D. $7.400 Câu 5. Khi đồng tiền của quốc gia mà tại đó dự án được thực hiện ổn định: A. Rủi ro tỷ giá sẽ được giảm thiểu. B. Việc phân tích dòng tiền trở nên phức tạp hơn. C. Cần phải có giấy phép để mua đồng ngoại tệ. D. Không được chuyển giao lợi nhuận về công ty mẹ. CHƢƠNG 8: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA MNC Nội dung chƣơng: Chi phí sử dụng vốn của MNC Khác biệt về chi phí sử dụng vốn giữa các quốc gia Chi phí sử dụng vốn trong đánh giá dự án đa quốc gia Câu trắc nghiệm mẫu: Câu 1. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn:
  9. A. Chi phí sử dụng vốn cổ phần B. Chi phí sử dụng nợ sau thuế C. Giá trị của nợ D.Giá trị hàng tồn kho Câu 2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần có thể được xác định từ mô hình: A. Mô hình dòng tiền tự do B. Mô hình CAPM C. Mô hình xác định giá trị nợ D. Mô hình xác định giá trị hàng tồn kho Câu 3. Chi phí sử dụng nợ có thể được xác định thông qua: A. Khả năng huy động nợ của công ty. B. Khả năng thanh toán của công ty. C. Tính thanh khoản của công ty. D. Lãi suất sau thuế của công ty. Câu 4. Chi phí sử dụng vốn của công ty đa quốc gia bao gồm: A. Chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi. B. Chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại. C. Chi phí sử dung vốn cổ phần và chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại. D. Chi phí sử dụng nợ, chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và chi phí sử dụng vốn cổ phần phổ thông. Câu 5. Trong xác định tỷ trọng của các nguồn vốn thành phần, phương pháp nào thường được sử dụng: A. Xác định tỷ trọng thông qua giá trị sổ sách của nợ. B. Xác định tỷ trọng thông qua giá trị sổ sách của vốn cổ phần. C. Xác định tỷ trọng thông qua giá trị thị trường của nợ và vốn cổ phần. D. Xác định tỷ trọng thông qua giá trị sổ sách của tài sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1