intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Điều trị đau thắt ngực ổn định - ThS. Ngô Minh Hùng

Chia sẻ: ViChaelisa ViChaelisa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Điều trị đau thắt ngực ổn định trình bày các nội dung chính sau: Phân loại lâm sàng đau ngực, phân lớp nguy cơ bệnh nhân đau thắt ngực ổn định, phân lớp nguy cơ qua chụp mạch vành xâm lấn, nguyên tắc và mục tiêu điều trị. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Điều trị đau thắt ngực ổn định - ThS. Ngô Minh Hùng

  1. ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (Management of Stable Angina) ThS Ngô Minh Hùng Khoa Tim mạch Can thiệp – Bệnh viện Chợ Rẫy
  2. 1. Phân loại lâm sàng đau ngực Đau thắt ngực điển hình (1) Đau ngực sau xương ức với tính chất và thời gian điển hình (2) Gây ra bởi gắng sức hoặc kích xúc tâm lý (3) Giảm khi nghỉ ngơi hoặc ngậm nitroglycerine Đau thắt ngực không điển hình Có 2 đặc điểm nêu trên Đau ngực không do tim Không có hoặc có 1 đặc điểm nêu trên
  3. 2. Phân lớp nguy cơ bệnh nhân đau thắt ngực ổn định Tiên lượng phụ thuộc vào 4 yếu tố:  Chức năng thất trái  Mức độ tổn thương  Mức độ lan tỏa trên hệ mạch vành  Biến chứng vỡ mảng xơ vữa
  4. 2. Phân lớp nguy cơ dựa trên các xét nghiệm không xâm lấn Nguy cơ cao (>3% tử vong /năm) 1. Rối loạn chức năng thất trái lúc nghỉ nặng: EF
  5. 2. Phân lớp nguy cơ dựa trên các xét nghiệm không xâm lấn Nguy cơ cao (>3% tử vong /năm) (tt) 6. Vùng mất tưới máu rộng, cố định kèm giãn thất trái hoặc tăng bắt xạ ở phổi (Thallium 201) 7. NPGS làm giảm tưới máu trung bình với giãn thất trái hoặc tăng bắt xạ ở phổi 8. Rối loạn chuyển động vùng trên siêu âm (>2 phân đoạn) với liều thấp dobutamine ( 10g/kg/phút) hoặc với nhịp tim không nhanh lắm ( < 120 lần/phút) 9. Siêu âm tim gắng sức cho thấy có thiếu máu cục bộ lan toả
  6. 2. Phân lớp nguy cơ dựa trên các xét nghiệm không xâm lấn Nguy trung bình (1 - 3% tử vong /năm) 1. Rối loạn chức năng thất trái lúc nghỉ nhẹ hoặc trung bình (EF = 35 – 49%). 2. Chỉ số nguy cơ với thảm lăn trung bình (-11< chỉ số < 5). 3. Nghiệm pháp gắng sức làm giảm tưới máu trung bình, không có giãn thất trái hoặc tăng bắt xạ ở phổi (Thallium 201). 4. Siêu âm tim gắng sức gây thiếu máu cục bộ giới hạn (rối loạn chuyển động vùng chỉ với liều cao dobutamine và xảy ra ở  2 phân đoạn.
  7. 2. Phân lớp nguy cơ dựa trên các xét nghiệm không xâm lấn Nguy cơ thấp (
  8. 3. Phân lớp nguy cơ qua chụp mạch vành xâm lấn Nhóm I 1. Bệnh nhân có CĐTNOĐ CCS 3–4 dù đang điều trị nội khoa. 2. Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao khi thăm dò không xâm lấn. 3. Bệnh nhân có CĐTN sống sót sau đột tử hoặc loạn nhịp thất nặng. 4. Bệnh nhân có CĐTN với triệu chứng cơ năng và thực thể của suy tim. 5. Bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng gợi ý bệnh mạch vành nặng.
  9. 3. Phân lớp nguy cơ qua chụp mạch vành xâm lấn Nhóm IIa 1. Bệnh nhân có RLCN thất trái (EF 45%) và kết quả xét nghiệm không xâm lấn không thuộc nhóm nguy cơ cao.
  10. 3. Phân lớp nguy cơ qua chụp mạch vành xâm lấn Nhóm III • CĐTN CCS I và II đáp ứng tốt với điều trị và không có bằng chứng thiếu máu cục bộ khi thăm dò không xâm lấn • Bệnh nhân không muốn tái lập mạch
  11. 4. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị  Nguyên tắc:  Điều trị nguyên nhân (nếu có),  Tăng tưới máu cơ tim và giảm nhu cầu oxy  Mục tiêu:  Dự phòng NMCT và tử vong  Giảm cường độ và tần suất của cơn đau thắt ngực
  12. 5. Năm khía cạnh điều trị  Nhận biết và điều trị các trình trạng làm nặng thêm thiếu máu cơ tim cục bộ  Giảm yếu tố nguy cơ mạch vành  Điều trị bằng thuốc hay không bằng thuốc và phòng ngừa thứ phát đặc biệt là thay đổi lối sống  Điều trị đau thắt ngực  Tái thông mạch khi có chỉ định
  13. 5.1. Điều trị các bệnh lý hay trình trạng làm nặng thêm thiếu máu cơ tim cục bộ  Thiếu máu, tăng cân, nhiễm độc giáp, sốt, nhiễm trùng, và nhịp nhanh.  Cocaine (co thắt mạch).  Suy tim, hở van hai lá hay loạn nhịp nhanh (bao gồm cả nhịp nhanh xoang).
  14. 5.2. Giảm yếu tố nguy cơ mạch vành và điều trị phòng ngừa thứ phát  Ngưng thuốc lá  Kiểm soát huyết áp và đường huyết  Giữ cân nặng lý tưởng  Chế độ ăn ít chất béo, ít cholesterol, kiểm soát trị số lipid máu  Phân tầng nguy cơ bằng các trắc nghiệm không xâm lấn và xâm lấn
  15. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc) Nhóm I: Aspirin khi không chống chỉ định (CCĐ) (A) Ức chế beta là thuốc đầu tay nếu không có CCĐ (A) Ức chế men chuyển cho các bệnh nhân có bệnh mạch vành có kèm theo đái tháo đường và hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái. (A) Thuốc hạ LDL cholesterol sử dụng cho các bệnh nhân có hoặc nghi ngờ có bệnh mạch vành và có LDL-C > 130 mg/dL, mục tiêu điều trị là LDL < 100 mg/Dl. (A) Theo AHA/ACC
  16. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc) Nhóm I: Nitroglycerin hay nitroglycerin xịt để giảm nhanh cơn đau thắt ngực. (B) Sử dụng kết hợp thuốc ức chế canxi hay nitrate tác dụng kéo dài để giảm triệu chứng khi có chống chỉ định với thuốc ức chế beta. (B) Sử dụng kết hợp thuốc ức chế canxi hay nitrate tác dụng kéo dài với ức chế beta khi sử dụng ban đầu bằng ức chế beta không thành công. (B) Sử dụng kết hợp thuốc ức chế canxi hay nitrate tác dụng kéo dài thay thế ức chế beta khi sử dụng ban đầu bằng ức chế beta có tác dụng phụ đáng kể. (C) Theo AHA/ACC
  17. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc) Nhóm IIa: Clopidogrel khi aspirin có chống chỉ định tuyệt đối. (B) Thuốc ức chế canxi nondihydropyridine tác dụng dài thay thế ưc chế beta ngay từ đầu. (B) Bệnh nhân có hoặc nghi ngờ có bệnh mạch vành và có LDL-C 100 – 129 mg/dL, có các cách điều trị: Thay đổi lối sống và hoặc sử dụng thuốc để đạt LDL < 100 mg/dL; giảm xuống < 70 mg/dL là mục tiêu kế tiếp. Theo AHA/ACC
  18. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc) Nhóm IIa: Giảm cân và tăng hoạt động thể lực ở những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa Điều trị các rối loạn lipid máu khác; xem xét sử dụng nicotinic acid hay fibric acid đối với tăng triglyceride hay giảm HDL cholesterol. (B) Dùng thuốc ức chế men chuyển ở bệnh nhân đã xác định bệnh mạch vành hay các bệnh mạch máu khác. (B)
  19. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc) Nhóm thuốc khác: • Ivabradine • Aminophylline 400 mg/ngày 3-4 lần • Imipramine 50 mg/ngày • Nicoraldil • Ranolazine • Fasudil • Molsidomin
  20. 5.3. Điều trị đau thắt ngực (dùng thuốc theo cơ địa)  Bn hen phế quản, COPD: diltiazem, verapamil  Bn nhịp chậm: amlodipine, nicorandil, nitrate  Bn huyết áp thấp: ivabradine, nicorandil  Bn block AV độ I nhưng nhịp không chậm: amlodipine, nicorandil, nitrate, ivabradine
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2