TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
<br />
ĐỊNH MỨC VÀ TIÊU CHUẨN TRONG<br />
XÂY DỰNG<br />
<br />
Biên soạn: TS. Đồng Kim Hạnh<br />
<br />
Hà Nội 2012<br />
1<br />
<br />
PHẦN I: ĐỊNH MỨC TRONG XÂY DỰNG<br />
Chương I. Khái niệm chung<br />
1.1 Định nghĩa, phạm vi áp dụng, đối tượng phục vụ<br />
1.1.1 Định nghĩa<br />
Như đã biết, năng suất lao động, xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự<br />
gia tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, muốn tăng năng suất lao động phải giải quyết các<br />
vấn đề như:<br />
- Người lao động<br />
- Công cụ lao động<br />
- Phương pháp tổ chức sản xuất<br />
Điều đó có nghĩa là phải xây dựng con người lao động mới, phải cải tiến công cụ lao<br />
động, thực hiện cơ giới hóa trong lao động. Về đối tượng lao động, ngành xây dựng phải<br />
áp dụng các kết cấu và vật liệu tiên tiến, thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến<br />
như: tổ chức sản xuất theo dây chuyền, thực hiện phương châm công xưởng hóa sản xuất<br />
vật liệu xây dựng, tiêu chuẩn hóa khâu thiết kế và cơ giới hóa khâu thi công, nhưng tất cả<br />
thành tựu của tiến bộ kỹ thuật nói trên muốn đưa vào áp dụng một cách thường xuyên và<br />
có tính chất pháp lệnh thì tính toán, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu số lượng.<br />
Định mức là lượng lao động sống và lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động,<br />
bằng giá trị hoặc hiện vật được phép sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc thực<br />
hiện một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định và theo quy trình<br />
công nghệ hợp lý, trong những điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức sản xuất và trình<br />
độ quản lý của thời kỳ kế hoạch. (Theo NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 201-CP NGÀY<br />
26 THÁNG 5 NĂM 1981 VỀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT)<br />
<br />
Định mức là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, hoặc xí nghiệp, công trường quy định:<br />
nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong một thời kỳ nhất định, dùng để<br />
khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị máy móc, nhân lực một cách hợp lý.<br />
Trong thi công thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng<br />
bình thường về nhân lực, vật lực (sức lao động, máy móc, vật liệu, động lực v.v..) với số<br />
lượng sản phẩm có chất lượng hợp quy cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý (tức<br />
là dùng phương thức tổ chức lao động chính xác phù hợp với phương pháp thi công ở<br />
<br />
2<br />
<br />
trình độ hiện tại và thiết bị, máy móc công cụ lao động hiện có).<br />
Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ thi công và<br />
hạ thấp giá thành công trình, là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý<br />
xây dựng cơ bản; nó cho phép áp dụng những biện pháp tổ chức lao động tiên tiến và<br />
nâng cao năng lực sản xuất. Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là dùng phương<br />
pháp khoa học để nghiên cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao bình<br />
thường về nhân vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý hoặc phát hiện những vấn đề tồn<br />
tại trong việc sử dụng bình thường nhân vật lực, đề ra các biện pháp cải tiến tổ chức lao<br />
động, điều kiện lao động, phương pháp thi công, và các biện pháp nâng cao năng suất lao<br />
động.<br />
Định mức kỹ thuật có vai trò quan trọng sau:<br />
a. Các định mức kỹ thuật góp phần thống nhất và tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất.<br />
b. Định mức kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng năng suất lao động và tiết<br />
kiệm lao động xã hội.<br />
c. Định mức kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và là cơ sở<br />
đúng đắn để tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất.<br />
d. Định mức kỹ thuật rất cần thiết và là tiền đề cho công tác kế hoạch hóa, các kế<br />
hoạch được tính toán từ các chỉ tiêu định mức góp phần quản lý và sử dụng một<br />
khối lượng lớn về nhân công, vật tư, máy móc của ngành xây dựng, mang lại hiệu<br />
quả kinh tế cao.<br />
e. Các định mức kỹ thuật phản ảnh đúng đắn các hao phí lao động xã hội trung bình<br />
cần thiết là cơ sở để xây dựng đơn giá và giá thành công trình xây dựng một cách<br />
chính xác, là cơ sở để so sánh, lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xây dựng.<br />
f. Định mức kỹ thuật là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu một cách đúng đắn và<br />
đánh giá kết quả các thành tích đạt được trong quá trình lao động của từng cá nhân<br />
và đơn vị.<br />
g. Định mức kỹ thuật là cơ sở để thanh toán lương theo sản phẩm, thực hiện đúng đắn<br />
sự phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của<br />
người lao động khi tham gia sản xuất.<br />
1.1.2 Phạm vi áp dụng<br />
Phạm vi ứng dụng của định mức kỹ thuật trong xây dựng rất rộng rãi. Biên soạn dự toán,<br />
sơ toán công trình, lập kế hoạch tiến độ thi công hay ký hợp đồng giao thầu nhận khoán,<br />
<br />
3<br />
<br />
kết toán tiền lương hoặc xác định tổ chức lao động, truyền đạt nhiệm vụ thi công, kiểm<br />
tra hiệu quả công tác và phân tích các mặt hoạt động kinh tế của cơ cấu thi công của công<br />
ty xây dựng đều phải dùng đến định mức kỹ thuật.<br />
1.2 Phân loại định mức<br />
1.2.1 Nội dung phân loại định mức<br />
<br />
Định mức được chia thành các loại sau đây:<br />
1) Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy định cho những<br />
sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất quản lý, có liên quan đến các cân<br />
đối chung của nền kinh tế quốc dân.<br />
2) Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những sản phẩm (công việc)<br />
khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước,hoặc cho những<br />
sản phẩm (công việc) của ngành được phân cấp quản lý.<br />
3) Định mức tỉnh,thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) áp<br />
dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa có<br />
định mức Nhà nước, định mức ngành; khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước, định mức<br />
ngành; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của tỉnh, được phân cấp quản lý.<br />
4) Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện)<br />
áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa<br />
xó định mức Nhà nước, định mức ngành, định mức tỉnh, thành phố; khi cần cụ thể hoá<br />
định mức của cấp trên, hoặc cho những sản phẩm (công việc) của huyện được phân cấp<br />
quản lý.<br />
5) Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị xơ sở được quy định cho những sản<br />
phẩm (công việc ) khi chưa có định nức Nhà nước, định mức ngành (đối với xí nghiệp<br />
quốc doanh trung ương), định mức địa phương (đối với xí nghiệp quốc doanh địa<br />
phương); khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên; hoặc cho những sản phẩm (công<br />
việc) của đơn vị cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý.<br />
1.2.2 Nội dung phân loại định mức kỹ thuật<br />
1. Mức tiêu phí lao động: Trong quá trình sản xuất, để thu lượm sản phẩm thì phải<br />
tiêu phí một lượng lao động (một số yếu tố sản xuất về vật liệu, nhân công và máy<br />
thi công). Vậy yếu tố sản xuất tiêu phí để thu lượm một đơn vị sản phẩm, hoặc số<br />
sản phẩm thu lượm được khi tiêu phí một yếu tố sản xuất được gọi là Mức tiêu phí<br />
lao động<br />
<br />
4<br />
<br />
2. Định mức kỹ thuật: Các tiêu phí lao động được xây dựng trên cơ sở đúng đắn của<br />
quá trình sản xuất, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý về mọi mặt, đảm bảo chất<br />
lượng sản phẩm, loại bỏ những tiêu phí bất hợp lý,mang tính chất tiên tiến và hiện<br />
thực thì được gọi là Định mức kỹ thuật.<br />
3. Xây dựng định mức kỹ thuật là nghiên cứu tỷ mỉ quá trình sản xuất, loại trừ<br />
những tiêu phí bất hợp lý nhằm biến nó thành quá trình tiêu chuẩn đặc trưng cho<br />
một trình độ sản xuất nhất định mà trong đó người lao động, công cụ lao động, đối<br />
tượng lao động được sắp xếp một cách hợp lý nhất theo thời gian và không gian.<br />
Sau đó dùng các phương pháp và phương tiện để quan sát, đo lường, xử lý số liệu<br />
và tính toán thành các định mức cụ thể.<br />
4. Công tác định mức kỹ thuật là một khái niệm chung để chỉ các công việc sau:<br />
- Nghiên cứu tổ chức xây dựng các định mức mới để đưa chúng vào áp dụng thường<br />
xuyên<br />
- Vận dụng các định mức mới đưa vào áp dụng để nghiên cứu điều chỉnh các định mức<br />
chưa hợp lý.<br />
- Nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến nhằm phổ biến áp<br />
dụng và làm cơ sở xây dựng định mức mới.<br />
5. Các tiêu chuẩn thời gian và định mức gốc: Trong quá trình xây dựng định mức,<br />
với những công việc cố định lặp đi lặp lại, người ta xây dựng thời gian tiêu chuẩn<br />
để thực hiện phần việc đó, ngoài ra còn sử dụng các tài liệu gốc có sẵn, đặc biệt là<br />
của máy móc thiết bị (tốc độ quay, tốc độ chạy có tải, tốc độ chạy không tải…) để<br />
đưa vào tính toán định mức. Các loại thời gian tiêu chuẩn và tài liệu sử dụng đó<br />
gọi là Tiêu chuẩn thời gian và định mức gốc.<br />
6. Các định mức biến loại: có những công việc mà tính chất làm việc hoàn toàn<br />
giống nhau, nhưng có một vài nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi. Ví dụ vận chuyển<br />
đất với phương tiện và trọng lượng không đổi, nhưng cự ly thay đổi; hoặc công tác<br />
làm cốt thép với các đường kính khác nhau. Các loại định mức như vậy gọi là định<br />
mức biến loại. Lợi dụng tính chất biến loại này, người ta có thể quan sát tính toán<br />
một số điển hình, sau đó nội suy cho các loại khác.<br />
Cách phân loại khác của định mức kỹ thuật<br />
a. Theo yếu tố chi phí sản xuất: định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại<br />
- Định mức lao động<br />
<br />
5<br />
<br />