Chương 1<br />
CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN<br />
TRONG ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN<br />
1.1 Các khái niệm chung<br />
Đo lường là quá trình đánh giá định lượng về đại lượng cần đo. Ngành khoa học chuyên<br />
nghiên cứu để đo các đại lượng khác nhau được gọi là đo lường học. Ngành kỹ thuật chuyên<br />
nghiên cứu để áp dụng thành quả của đo lường học vào phục vụ vào sản xuất và đời sống gọi là<br />
kỹ thuật đo lường.<br />
Đại lượng đo là thông số xác định một quá trình vật lý nào đó, mỗi quá trình vật lý có thể<br />
có một hay nhiều thông số, tùy trường hợp cụ thể mà ta cần quan tâm đến thông số nào. Dựa trên<br />
tính chất cơ bản của đại lượng đo, người ta phân thành hai loại cơ bản:<br />
§<br />
<br />
Đại lượng điện:<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
§<br />
<br />
Đại lượng điện tác động: là những đại lượng mang năng lượng, có thể cung cấp<br />
năng lượng cho mạch đo như điện áp, dòng điện, công suất. Yêu cầu ở các mạch đo<br />
cần thiết kế sao cho ít ảnh hưởng đến các đại lượng đó nhất.<br />
Đại lượng điện thụ động: là những đại lượng không mang năng lượng như điện trở,<br />
điện cảm, điện dung,… cần phải cung cấp năng lượng để đo. Cần lưu ý khi đo các<br />
đại lượng này là đo phần tử độc lập hay đang nằm trên mạch, đo trên mạch dùng<br />
cách đo “nóng” (trong mạch đang hoạt động) hay đo “nguội” (trong mạch không<br />
hoạt động).<br />
<br />
Đại lượng không điện: Là những đại lượng không mang đặc trưng điện như nhiệt độ,<br />
áp suất, trọng lượng,… Ngày nay, để dễ dàng kiểm soát và thiết lập các hệ thống tự<br />
động ở trong nhà cũng như nhà máy, người ta chuyển đổi các đại lượng này thành các<br />
đại lượng điện.<br />
<br />
Với xu hướng chuyển tất cả các đại lượng đo về thành đại lượng điện, người ta phân loại<br />
các đại lượng đo theo cách thức hoạt động: Đại lượng đo tiền định là đại lượng có quy luật thay<br />
đổi theo thời gian; và Đại lượng đo ngẫu nhiên là đại lượng thay đổi theo thời gian mà không có<br />
quy luật nhất định.<br />
Đo lường tự động (Auto Measurement) là một hệ thống đo lường thực hiện việc tự động<br />
đo định lượng của đối tượng cần đo, hiển thị hay lưu trữ kết quả, tự động đo lại (Hình 1.1). Mỗi<br />
lần đo được như vậy gọi là một lần lấy mẫu hay một chu trình đo.<br />
Đối tượng<br />
đo lường<br />
Sensor<br />
<br />
Chuyển<br />
đổi chuẩn<br />
hóa<br />
<br />
Chuyển<br />
đổi A/D<br />
Bộ xử lý<br />
(Mp/Pc…)<br />
<br />
Hình 1.1: Sơ đồ khối hệ thống đo lường tự động.<br />
Đo lường tự động thường sử dụng các bộ vi điều khiển, các mạch chuyển đổi… có vai trò<br />
quan trọng trong đời sống con người cũng như trong khoa học kỹ thuật. Ví dụ như đo các thông<br />
số độ cao, tốc độ, nhiệt độ, áp suất… trong máy bay.<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 1<br />
<br />
Đo lường tự động điều khiển (ACM: Auto Controller Measurement) là một hệ thống đo<br />
lường tự động chỉ khác ở chỗ giá trị của đối tượng cần đo khi đo được, kết quả đo sẽ được so<br />
sánh với một giá trị mẫu tùy theo sự chênh lệch này mạch điều khiển sẽ tự thực hiện chương<br />
trình đã định sẵn (Hình 1.2).<br />
<br />
Cơ cấu<br />
Chấp hành<br />
<br />
Chuyển đổi<br />
A/D<br />
<br />
Chuyển đổi<br />
chuẩn hóa<br />
<br />
Đối tượng<br />
đo lường<br />
D/A<br />
<br />
Bộ xử lý<br />
(Mp/Pc…)<br />
<br />
Mạch điều<br />
khiển<br />
<br />
Tạo mẫu<br />
Hình 1.2: Sơ đồ khối hệ thống đo lường tự động điều khiển.<br />
ACM được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong công<br />
nghiệp. Ngày nay các khối sensor, chuyển đổi chuẩn hóa, AD thường được tích hợp thành một<br />
khối chuyên dụng vì vậy trong các thiết kế ứng dụng chúng ta quan tâm đến vấn đề này.<br />
Cảm biến đo lường: là thiết bị đo thực hiện biến đổi tín hiệu ở đầu vào thành tín hiệu ra<br />
thuận lợi cho việc xử lý, lưu trử. Phương trình y=f(x) mô tả cảm biến (Hình 1.3).<br />
x(t)<br />
<br />
y(t)<br />
W(t)<br />
<br />
Hình 1.3<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
- x(t): Đại lượng vào (mong muốn) của đối tượng đo.<br />
- y(t): Đại lượng ra.<br />
- w(t): Hàm truyền đạt (cảm biến).<br />
Quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của cảm biến có thể cho dưới dạng bảng giá trị,<br />
đồ thị hoặc biểu thức toán học.<br />
- Hàm tuyến tính:<br />
y = ax + b<br />
- Hàm logarit:<br />
<br />
y = 1 + b.lnx<br />
<br />
- Hàm mũ:<br />
<br />
y = a.ekx<br />
<br />
- Hàm lũy thừa:<br />
<br />
y= a0 + a1kx<br />
<br />
- Hàm phi tuyến, sử dụng các hàm gần đúng hay phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn.<br />
Nhiễu: là đại lượng vào không mong muốn. Khi đó ta có<br />
y=f(x,x1,x2,.) trong đó x1, x2,… lý tưởng chúng bằng không.<br />
Nhiễu trong các bộ cảm biến và mạch là nguồn gốc của sai số.<br />
Nhiễu không thể loại trừ hoàn toàn mà chỉ có thể phòng ngừa<br />
làm giảm ảnh hưởng của chúng. Nhiễu nội tại phát sinh do<br />
không hoàn thiện trong việc thiết kế, công nghệ chế tạo, tính<br />
chất vật liệu… Nhiễu do truyền dẫn, do sóng điện từ, do<br />
nguồn cung cấp…<br />
<br />
Tín hiệu ra y<br />
y0<br />
<br />
dy<br />
dx<br />
x0<br />
<br />
Tín hiệu vào x<br />
<br />
Hình 1.4<br />
<br />
Chuẩn cảm biến: (calibration) nhằm xác định dưới<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 2<br />
<br />
dạng đồ thị, giải tích mối quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của bộ cảm biến có tính đến tất cả<br />
các yếu tố ảnh hưởng (Hình 1.4).<br />
Độ nhạy S: (sensitivity) là tỉ số giữa biến thiên ngõ ra theo biến thiên ngõ vào. Đối với tín<br />
hiệu vào x ta có độ nhạy chủ đạo Sx, với tín hiệu nhiễu xi ta có độ nhạy phụ thuộc Sxi. Cảm biến<br />
chất lượng tốt có độ nhạy Sx càng lớn và Sxi càng nhỏ.<br />
Sx = lim<br />
<br />
Dx ® 0<br />
<br />
Dy ¶y<br />
=<br />
Dx ¶x<br />
<br />
Sxi = lim<br />
<br />
Dx ®0<br />
<br />
Dy ¶y<br />
=<br />
Dxi ¶xi<br />
<br />
Độ lựa chọn Ki: là tỉ số giữa độ nhạy chủ đạo và độ nhạy phụ thuộc. Cảm biến có Ki càng<br />
lớn càng tốt.<br />
Ki =<br />
<br />
Sx<br />
Sxi<br />
<br />
Thí dụ chọn cảm biến nào trong hai loại cảm biến sau theo độ lựa chọn :<br />
C.biến<br />
<br />
Sx<br />
<br />
Sxi<br />
<br />
CB1<br />
<br />
8.10-3mV/0C 4.10-6mV/0C<br />
<br />
CB2<br />
<br />
9.10-3mV/0C 8.10-6mV/0C<br />
<br />
Sx CB 1 Sx CB 2<br />
ñ<br />
Sx i CB 1 Sx iCB 2<br />
<br />
Þ Chọn CB1<br />
<br />
Ngưỡng nhạy: là giá trị nhỏ nhất Δx của đại lượng đo tác động ở đầu vào để cảm biến làm việc<br />
với độ chính xác yêu cầu.<br />
Giới hạn đo: là giới hạn biến thiên ngõ vào mà<br />
phương trình biến đổi còn nghiệm đúng.<br />
Tính tuyến tính: (Hình 1.5) bộ cảm biến được gọi là<br />
tuyến tính trong một dải đo khi đó độ nhạy không phụ<br />
thuộc vào giá trị của đại lượng đo. Hay nói cách khác độ<br />
nhạy S=const.<br />
Trong kỹ thuật đo lường chúng ta luôn mong muốn<br />
cảm biến đạt độ tuyến tính cao. Nếu cảm biến không<br />
tuyến tính, chúng ta cần hiệu chỉnh bằng các mạch điện tử,<br />
hay các thiết bị khác với mục đính làm cho cảm biến có<br />
đặc tuyến tuyến tính gọi là tuyến tính hóa.<br />
<br />
Hình 1.5<br />
<br />
Sai số: là sai lệch gữa giá trị thực và giá tri đo. Nguyên nhân do tính tuyến tính, do môi<br />
trường đo: nhiệt độ, độ ẩm…, tính lão hóa của thiết bị.<br />
Hiện tượng trễ, độ nhanh và thời gian đáp ứng: Một số cảm biến không đáp ứng cùng<br />
thời điểm với tín hiệu kích thích. Độ rộng (thời gian) của sự sai lệch được gọi là hiện tượng<br />
trễ. Độ nhanh của cảm biến cho phép đánh giá đại lượng ngõ ra có đáp ứng được về mặt<br />
thời gian với độ biến thiên của đại lượng đo hay không. Thời gian đáp ứng là đại lượng xác<br />
định giá trị của độ nhanh.<br />
Giới hạn sử dụng cảm biến: Trong quá trình sử dụng, các cảm biến luôn chịu ứng lực<br />
cơ khí hoặc nhiệt độ tác động lên chúng. Nếu các ứng lực này vượt quá ngưỡng cho phép sẽ<br />
làm thay đổi các đặc trưng của cảm biến. Do đó người sử dụng phải biết các giới hạn ngưỡng<br />
của cảm biến.<br />
- Vùng làm việc danh định: ứng với điều kiện sử dụng bình thường của cảm biến.<br />
- Vùng không gây nên hư hỏng.<br />
- Vùng phá hủy.<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 3<br />
<br />
Dải đo của cảm biến được xác định bởi giá trị giới hạn của vùng đại lượng đo mà trong vùng<br />
đó cảm biến đáp ứng các yêu cầu đề ra. Thông thường dải đo trùng với vùng danh định.<br />
<br />
1.2 Chuẩn hóa trong đo lường<br />
Các thiết bị đo lường cần được chuẩn hóa với các thiết bị đo lường chuẩn để đảm bảo độ<br />
chính xác của phép đo theo đúng định nghĩa của các đơn vị đo được hội nghị quốc tế về đo lường<br />
định ra. Có 4 cấp chuẩn hóa thiết bị đo lường như sau:<br />
§<br />
<br />
Cấp 1 - Chuẩn Quốc tế: Các thiết bị chuẩn hóa theo cấp quốc tế được thực hiện định<br />
chuẩn tại Trung tâm đo lường Quốc tế đặt tại Paris – Pháp và định kì kiểm tra để bảo đảm<br />
việc hoạt động bình thường.<br />
<br />
§<br />
<br />
Cấp 2 - Chuẩn Quốc gia: Các thiết bị đo lường tại các Viện định chuẩn quốc gia được<br />
chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế, còn các thiết bị theo chuẩn quốc gia thì được Viện định<br />
chuẩn quốc gia kiểm tra và đánh giá.<br />
<br />
§<br />
<br />
Cấp 3 - Chuẩn khu vực: Tương tự chuẩn quốc gia, các thiết bị chuẩn khu vực được định<br />
chuẩn theo các thiết bị chuẩn quốc gia.<br />
<br />
§<br />
<br />
Cấp 4 - Chuẩn phòng thí nghiệm: Trong từng khu vực chuẩn hóa sẽ có những phòng thí<br />
nghiệm được công nhận để chuẩn hóa các thiết bị đo lường đang sử dụng trong nhà máy,<br />
trường học, bệnh viện,…<br />
<br />
Các thiết bị đo lường sau khi xuất xưởng được định chuẩn theo cấp nào thì sẽ mang tiêu<br />
chuẩn chất lượng đo lường của cấp đó. Ngoài ra, phòng kiểm nghiệm sẽ xác định sai số cho từng<br />
tầm đo của thiết bị, và từ đó định ra cấp chính xác của thiết bị, nhằm giúp người sử dụng đánh<br />
giá được sai số của kết quả đo. Các thông tin này được ghi trực tiếp trên thiết bị hoặc trong sổ<br />
tay kỹ thuật đi kèm.<br />
<br />
1.3 Phương pháp đo<br />
Các bước cơ bản để thực hiện một phép đo như sau:<br />
§<br />
<br />
Lấy mẫu: Chuyển đổi đơn vị của đại lượng cần đo thành một giá trị mẫu cụ thể.<br />
<br />
§<br />
<br />
Biến đổi: Chuyển đổi đại lượng đo về cùng dạng với giá trị mẫu.<br />
<br />
§<br />
<br />
So sánh: So sánh đại lượng cần đo với giá trị mẫu.<br />
<br />
§<br />
<br />
Hiển thị kết quả hoặc chuyển về bộ điều khiển trung tâm để xử lý.<br />
Có 2 loại phương pháp đo: kiểu biến đổi thẳng và kiểu so sánh:<br />
<br />
§<br />
<br />
Kiểu biến đổi thẳng: Đại lượng cần đo X biến đổi thẳng thành con số Nx mà không có<br />
khâu phản hồi. Kết quả đo thể hiện trên tỉ lệ Nx/N0 với N0 chính là đơn vị của đại lượng đo<br />
X0 chuyển đổi thành: X = X0 x Nx/N0.<br />
X<br />
BĐ<br />
<br />
§<br />
<br />
Nx<br />
<br />
X<br />
A/D<br />
<br />
Nx/No<br />
SS<br />
<br />
No<br />
Xo<br />
Xo<br />
Kiểu so sánh: Sử dụng khâu phản hồi để thực hiện phép đo.<br />
X<br />
<br />
SS<br />
Xk<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
DX<br />
<br />
BĐ<br />
<br />
A/D<br />
<br />
Nk<br />
<br />
KQ<br />
<br />
D/A<br />
<br />
Trang 4<br />
<br />
Tín hiệu đo X được so sánh với đại lượng Xk tỷ lệ với đại lượng mẫu X0. Qua bộ so sánh<br />
ta có: ∆X = X – Xk.<br />
Tùy thuộc vào cách so sánh ta có các phương pháp sau:<br />
-<br />
<br />
So sánh cân bằng:là phép so sánh mà đại lượng cần đo X và đại lượng mẫu Xk sao cho<br />
∆X = 0.<br />
Khi đó X = Xk = NkX0<br />
Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào Xk và độ nhạy của thiết bị chỉ thị cân bằng. Các<br />
dụng cụ đo theo phương pháp này có cầu đo, điện thế kế, …<br />
<br />
-<br />
<br />
So sánh không cân bằng: Chọn Xk không đổi (đã biết trước). Khi đó X = Xk + ∆X<br />
Kết quả của phép đo được đánh giá qua ∆X. Phương pháp này được sử dụng đo các đại<br />
phương không điện như nhiệt độ (dùng mạch cầu không cân bằng).<br />
<br />
-<br />
<br />
So sánh đồng thời: là phương pháp đo mà các giá trị đo X được thay bằng đại lượng mẫu<br />
Xk. Các giá trị đo X và giá trị mẫu được đưa vào thiết bị không cùng một thời gian, thông<br />
thường giá trị mẫu Xk được đưa vào khắc độ trước, sau đó qua các vạch khắc độ để xác<br />
định giá trị của đại lượng cần đo. Vôn kế và ampe kế chỉ thị kim là các thiết bị đánh giá<br />
trực tiếp sử dụng phương pháp này.<br />
<br />
-<br />
<br />
So sánh không đồng thời: là phương pháp so sánh cùng một lúc đại lượng đo X và đại<br />
lượng mẫu Xk. Khi X và Xk trùng nhau, ta đọc giá trị của X thông qua Xk .<br />
<br />
1.4 Các đơn vị đo<br />
Đơn vị đo là giá trị đơn vị tiêu chuẩn về một đại lượng đo nào đó được hiệp hội đo lường<br />
quốc tế quy định mà mọi quốc gia đều phải tuân thủ.<br />
Hệ thống đơn vị gồm 2 nhóm:<br />
§<br />
<br />
Nhóm đơn vị cơ bản: các đơn vị này độc lập với nhau và khi kết hợp ở dạng biểu thức sẽ<br />
tạo ra các hệ đơn vị khác. Gồm có 7 đơn vị: mét (m– chiều dài), kilogram (kg– khối<br />
lượng), giây (s– thời gian), ampe (A– cường độ dòng điện), Kelvin (K– nhiệt độ), mol<br />
(đơn vị số lượng vật chất), Candela (Cd – cường độ ánh sáng).<br />
<br />
§<br />
<br />
Nhóm đơn vị kéo theo: gồm các đơn vị có liên quan và được xác định dựa trên các đơn vị<br />
cơ bản.<br />
Bảng 1.1 giới thiệu một số đơn vị đo được quy định theo hệ thống đơn vị quốc tế SI.<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 5<br />
<br />