intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giám sát tư pháp - TS. Dương Ngọc Ngưu

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

122
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giám sát tư pháp do TS. Dương Ngọc Ngưu thực hiện trình bày về khái quát hoạt động giám sát của Quốc hội; thực trạng hoạt động giám sát và một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giám sát tư pháp. Đây là bài giảng hữu ích dành cho các bạn chuyên ngành Chính trị và những bạn quan tâm tới lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giám sát tư pháp - TS. Dương Ngọc Ngưu

  1. GIÁM SÁT TƯ PHÁP TS. Dương Ngọc Ngưu Uỷ viên chuyên trách UBPL
  2. I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH Hoạt  động  giám  sát  là  một  trong  những  chức  năng quan trọng của QH và HĐND các cấp. Theo  quy định của HP và Luật tổ chức QH thì QH có  chức năng thực hiện quyền giám sát tối cao đối  với  toàn  bộ  hoạt  động  của  Nhà  nước,  trong  đó  có nội dung giám sát hoạt động của các cơ quan  tư pháp. Luật tổ chức QH cũng quy định  ỦBPL  có nhiệm vụ giám sát hoạt động điều tra, truy tố,  xét xử và thi hành án. Để cụ thể hóa quyền giám  sát  tối  cao  của  QH,  ngày  17­6­2003  QH  đã  ban  hành Luật hoạt động giám sát của QH. 
  3. I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH (tiÕp) Ngày  26­11­2003, QH đã ban hành Luật tổ chức  HĐND và UBND, trong đó cũng đã quy định về  chức  năng  giám  sát  của  HĐND  đối  với  hoạt  động của TAND, VKSND cùng cấp. Qua hơn hai năm tổ chức thực hiện, Luật hoạt  động giám sát của QH ngày càng đi vào cuộc  sống, mang lại hiệu quả thiết thực, tiếp tục có  những chuyển biến hết sức tích cực. 
  4. I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH (tiÕp) Nhìn chung hoạt động giám sát của QH, các cơ  quan của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH bước đầu đã  phát huy tác dụng, từng bước góp phần làm thay  đổi nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cán  bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp khi thực  hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hạn chế  hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến oan sai, tiếp  tục tạo nên sự thống nhất cao về nhận thức tư  tưởng và phối hợp hành động giữa các cơ quan  tiến hành giám sát với các cơ quan chịu sự giám  sát. 
  5. I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QH (tiÕp) Trên cơ sở kết quả giám sát, QH, UBTVQH cũng  có thêm căn cứ để hoàn thiện hệ thống văn bản  quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động, về  các chế độ, chính sách đối với các CQTP, góp  phần quan trọng vào công cuộc cải cách tư pháp,  khắc phục được những vướng mắc trong thực  tiễn hoạt động của các CQTP. Tuy nhiên, hoạt  động giám sát (trong đó có giám sát tư pháp) so  với yêu cầu của cuộc sống,đòi hỏi của nhân dân  và quy định của PL thì vẫn còn nhiều hạn chế và  chưa đạt được kết quả mà chúng ta mong muốn.
  6. 1. Khái niệm giám sát của QH Giám sát là một trong ba chức năng cơ bản của  QH. Điều 83 HP 1992 đã ghi nhận “ QH thực  hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt  động của nhà nước”. Tại khoản 1 Điều 2 Luật  hoạt động giám sát của QH đã khẳng định: giám  sát là việc QH, UBTVQH, HĐDT, UB của QH,  Đoàn ĐBQH và ĐBQH theo dõi, xem xét, đánh  giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu  sự giám sát trong việc thi hành HP, luật, NQ của  Quốc hội, pháp lệnh, NQ của UBTVQH. 
  7. 1. Khái niệm giám sát của QH (tiếp) Như  vậy,  cơ  quan  giám  sát  không  làm  thay  cho  cơ  quan  chịu  sự  giám  sát  mà  cơ  quan  chịu  sự  giám  sát  phải  thực  hiện  đúng  và  đầy  đủ  chức  năng,  nhiệm  vụ  đã  được  pháp  luật  quy  định.  Hoạt  động  giám  sát  của  QH  với  tư  cách  là  cơ  quan xem xét, đánh giá từ bên ngoài đối với hoạt  động  của  các  cơ  quan  chịu  sự  giám  sát  theo  phương  thức  thẩm  tra,  giám  sát  và  kiến  nghị  đồng thời theo dõi, đôn đốc cơ quan chịu sự giám  sát thực hiện các kiến nghị giám sát.
  8. 2. Khái niệm tư pháp Tư  pháp  là  một  lĩnh  vực  hoạt  động  độc  lập  được tổ chức và hoạt động để bảo đảm thực  hiện quyền lực nhà nước nhằm duy trì, bảo vệ  công  lý.  Các  CQTP  trong  phạm  vi  chức  năng,  nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ bảo vệ pháp  chế  XHCN,  bảo  vệ  chế  độ  XHCN,  bảo  vệ  quyền  làm  chủ  của  nhân  dân,  bảo  vệ  tài  sản  của nhà nước, của tập thể, bảo vệ các quyền  tự  do  cơ  bản,  tính  mạng,  tài  sản,  danh  dự  và  nhân  phẩm  của  công  dân.  Khi  hoạt  động,  các  CQTP độc lập và tuân theo PL nhưng phải chịu  sự giám sát của nhân dân, của QH, các cơ quan  của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH và HĐND  cùng 
  9. 2. Khái niệm tư pháp (tiếp) Hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ yếu là giải  quyết  các  vụ  án  hình  sự,  dân  sự,  hành  chính,  thương mại, lao động. Thông qua việc thực hiện  chức  năng  giám  sát,  QH  sẽ  trực  tiếp  góp  phần  khắc  phục  những  khó  khăn,  khuyết  điểm  và  chấn chỉnh về mặt tổ chức, hoạt động, nâng cao  hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các CQTP,  xây  dựng  nền  tư  pháp  trong  sạch,  vững  mạnh,  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  10. 3. Khái niệm giám sát tư pháp Giám sát tư pháp là việc QH, các cơ quan của QH,  Đoàn ĐBQH, ĐBQH theo dõi, xem xét, đánh giá  hoạt  động  của  các  cơ  quan  điều  tra,  VKSND,TAND, cơ quan thi hành án dân sự, hình  sự  và  hành  chính.  Như  vậy,  hoạt  động  của  VKSND, TAND, hoạt động điều tra, thi hành án  đều  là  đối  tượng  chịu  sự  giám  sát  của  QH,  các  cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH, ĐBQH.
  11. 4. Nội dung giám sát của QH,  UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH Việc  xác  định  nội  dung  giám  sát  đối  với  hoạt  động  của  các  cơ  quan  tư  pháp  phải  căn  cứ  vào  HP, Luật tổ chức QH, Luật hoạt  động giám sát  của  QH,  Luật  tổ  chức  TAND,  Luật  tổ  chức  VKSND, pháp luật điều tra hình sự, thi hành án,  pháp luật về tố tụng và các VBPL khác. Trên cơ  sở các VBPL này, nội dung giám sát đối với hoạt  động  của  các  CQTP  là  giám  sát  việc  chấp  hành  pháp  luật  trong  các  hoạt  động  sau  đây  của  các  CQTP:
  12. 4. Nội dung giám sát của QH,  UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH (tiếp) ­  Việc  bắt,  tạm  giữ,  tạm  giam,  khởi  tố,  điều  tra,  truy  tố,  xét xử và thi hành án các vụ án hình sự; việc giải quyết  các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao  động, hành chính và thi hành án trong các lĩnh vực này; ­ Việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bao  gồm kiểm sát hoạt động điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm  sát thi hành án, kiểm sát việc bắt, giam, giữ, cải tạo và  việc  áp  dụng  các  biện  pháp  ngăn  chặn  khác  trong  hoạt  động tố tụng, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo  trong lĩnh vực tư pháp;
  13. 4. Nội dung giám sát của QH,  UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH (tiếp) ­ Việc  ban  hành  VBQPPL  quy  định  chi  tiết  và  hướng  dẫn  thi  hành  luật,  pháp  lệnh, nghị  quyết  của QH,UBTVQH; ­ Việc BTTH cho những người bị oan do người có  thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây  ra; ­   ­ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm  quyền của CQTP; ­ Việc  xây  dựng  tổ  chức  bộ  máy,  đào  tạo,  bồi  dưỡng  cán  bộ;  việc  thực  hiện  chỉ  tiêu  biên  chế  do UBTVQH quyết định và quản lý sử dụng kinh  phí do Ngân sách cấp.
  14. 5. H×nh thø c  g i¸m s ¸t c ña QH, c ¸c   c ¬ quan c ña QH, §o µn §BQH vµ  §BQH Tùy theo nhiệm vụ, quyền hạn do HP và pháp  luật quy định mà mỗi chủ thể giám sát tư pháp  có thể lựa chọn các hình thức giám sát sau đây  phù hợp với phạm vi thẩm quyền của mình: ­ Xem xét hoặc thẩm tra các báo cáo công tác của  TANDTC, VKSNDTC; các báo cáo của CP về  tình hình tội phạm, VPPL và công tác đấu tranh  phòng chống tội phạm và VPPL; về công tác thi  hành án; ­ Xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án  TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC;
  15. 5. Hình thức giám sát của QH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH (tiếp) ­ Thành lập UB lâm thời để điều tra về một  vấn đề nhất định; ­ Ra NQ giám sát chuyên đề hoặc thành lập  Đoàn giám sát chuyên đề hoặc giám sát vụ  án cụ thể; ­ Xem xét các VBQPPL của TANDTC,  VKSNDTC và các CQTP khác ở trung  ương có dấu hiệu trái pháp luật. 
  16. 6. Mục đích, ý nghĩa của việc giám  sát hoạt động của các CQTP Nhận  thức  rõ  tầm  quan  trọng  của  hoạt  động  tư  pháp,  trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh  công cuộc cải cách tư pháp, đồng thời tăng cường giám  sát đối với hoạt động của các CQTP nhằm xây dựng một  nền  tư  pháp  trong  sạch,  vững  mạnh,  dân  chủ,  nghiêm  minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân  dân.  Nhiều  văn  kiện,  NQ  của  Đảng  về  tổ  chức  hoạt  động  của  các  CQTP  như  NQ  số  08  ngày  2/1/2002  của  BCT  về  một  số  nhiệm  vụ  trọng  tâm  công  tác  tư  pháp  trong thời gian tới; NQ số 49 ngày 2/6/2005 của BCT về  chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020…đã thể hiện  tinh thần đó.
  17. 6. Mục đích, ý nghĩa của việc giám  sát hoạt động của các CQTP (tiếp) Thông qua việc thực hiện chức năng giám sát,  QH, các cơ quan của QH đối với hoạt động của  các CQTP, QH có căn cứ để đánh giá hiệu quả  của PL, phát hiện sự bất cập trong các quy định  của PL. Trên cơ sở kết quả giám sát,QH ,  UBTVQH sẽ có sự điều chỉnh các chính sách,  sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và quyết định  những vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt  động tư pháp. 
  18. 7. Trách nhiệm của QH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH trong việc thực hiện quyền giám Tại Đisát tưậpháp ều 4 Lu t hoạt động giám sát quy định:  “Việc thực hiện quyền giám sát của QH,  UBTVQH, HĐDT, UB của QH, Đoàn ĐBQH và  ĐBQH phải bảo đảm công khai, khách quan,  đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định  của PLvà không làm cản trở hoạt động bình  thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự  giám sát. UBTVQH, HĐDT, UB của QH, Đoàn  ĐBQH và ĐBQH chịu trách nhiệm về quyết  định, yêu cầu, kiến nghị của mình”. 
  19. 7. Trách nhiệm của QH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH trong việc thực hiện quyền giám sát tư pháp (tiếp) Có thể nói, đây là những nguyên tắc cơ bản  được áp dụng trong việc giám sát đối với hoạt  động của các CQNN nói chung (trong đó có hoạt  động của cơ quan tư pháp) như: nguyên tắc công  khai khách quan; nguyên tắc tuân thủ đúng trình  tự, thủ tục; nguyên tắc thực hiện đúng thẩm  quyền của cơ quan giám sát; nguyên tắc bảo  đảm hoạt động bình thường của các CQTP. 
  20. 7. Trách nhiệm của QH, các cơ quan của QH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH trong việc thực hiện quyền giám sát tư pháp (tiếp) Những nguyên tắc này cần được quán triệt trong  suốt  quá  trình  tổ  chức  thực  hiện  các  hoạt  động  giám  sát  (cả  chủ  thể  giám  sát  và  người  chịu  sự  giám sát), góp phần bảo đảm cho hoạt động này  được  tiến  hành  một  cách  đúng  đắn,  minh  bạch,  khách quan và có hiệu quả. Ngoài  ra  chủ  thể  giám  sát  còn  có  trách  nhiệm  xem xét, đánh giá và báo cáo về hoạt động giám  sát của mình theo quy định tại Điều 4 Luật hoạt  động giám sát của Quốc hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0