intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 10: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 10 "Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học" được biên soạn với mục đích cung cấp cho các em học sinh nội dung kiến thức về: Cấu tạo bảng tuần hoàn; Sự biến đổi tuần hoàn; Định luật tuần hoàn;... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 10: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh

  1. BÀI 10 LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
  2. I. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử NGUYÊN TẮC SẮP XẾP Các nguyên tố có cùng số lớp electron CÁC NGUYÊN TỐ TRONG trong nguyên tử được xếp thành một BẢNG TUẦN HOÀN hàng Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột
  3. Ô nguyên tố STT của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó Chu kì CẤU TẠO CỦA BẢNG Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp TUẦN HOÀN electron, được xếp theo chiều điện tích CÁC NGUYÊN TỐ hạt nhân tăng dần HÓA HỌC STT chu kì = Số lớp electron trong nguyên tử Nhóm nguyên tố Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành một cột STT nhóm A = số electron hóa trị
  4. II. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình lectron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố
  5. II. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân Bán kính nguyên tử giảm → lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng lên → nguyên tử dễ thu electron (tính phi kim mạnh dần) → nguyên tử khó mất electron (tính kim loại yếu dần)
  6. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một nhóm A BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Bán kính nguyên tử tăng Chiều tăng của → lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng điện tích giảm xuống hạt nhân → nguyên tử dễ mất electron (tính kim loại mạnh dần) → nguyên tử khó thu electron (tính phi kim yếu dần)
  7. III. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
  8. Căn cứ vào đâu mà người ta sắp xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm? Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử mà người ta sắp xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm? Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tinh chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột
  9. VD. Nguyên tố flo có số thứ tự là 9 thuộc chu kì 2, nhóm VIIA Vị trí của nguuyên tố flo trong Cấu tạo nguyên tử lưu huỳnh bảng tuần hoàn Ô nguyên tố: 7 Có 9 proton và 9 electron Chu kì: 2 Có 2 lớp electron Nhóm: VIIA Có 7 electron ở lớp ngoài cùng
  10. Vd: Xác định vị trí của clo trong bảng tuần hoàn biết Z = 17 STT ô nguyên tố: 17 (Z = 17) Cấu hình electron Clo Chu kì 3 nguyên tử Z = 17 (có 3 lớp electron trong nguyên tử) 1s22s22p63s23p5 Nhóm VIIA (nguyên tố p, nguyên tử có 7 electron hóa trị)
  11. VD. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố carbon là:1s22s22p2 Vị trí của nguuyên tố carbon trong bảng tuần hoàn Ô nguyên tố: 6 (nguyên tử có 6 electron) Chu kì: 2 (nguyên tử có 2 lớp electron) Nhóm: IVA (nguyên tố p, có 4 elctron ở lớp ngoài cùng)
  12. VD. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tử sau: χX = 0,93; χY = 0,82; χZ = 1,31; χT = 1,61. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại (từ trái sang phải) có giải thích ngắn gọn. Độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ tính kim loại của các nguyên tố càng mạnh → Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại (từ trái sang phải): T, Z, X, Y
  13. VD. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tử sau: χA = 3,16; χB = 1,90; χC = 2,58; χD = 2,19. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim (từ trái sang phải) có giải thích ngắn gọn. Độ âm điện của nguyên tử càng lớn tính phi kim của các nguyên tố càng mạnh → Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính phi kim (từ trái sang phải): B, D, C, A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2