Bài giảng học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
lượt xem 0
download
Bài giảng học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp gồm hai nội dung lớn: Kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp. Trong đó, kiến trúc dân dụng được chia thành hai phần là kiến trúc nhà ở và kiến trúc nhà công cộng. Bài giảng giúp người học có cái nhìn tổng quan nhất về các loại hình công trình kiến trúc, nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở, kiến trúc nhà công cộng trong kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp. Người học nắm bắt rõ ràng vị trí, vai trò của các bộ phận cấu tạo công trình giúp người học đọc hiểu, thiết lập phương án kiến trúc và thể hiện được hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA XÂY DỰNG VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KIẾN TRÚC BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Theo chương trình 150 TC Sử dụng cho năm học 2023-2024 Tên bài giảng: Kiến trúc dân dụng và công nghiệp Số tín chỉ: 2 Thái Nguyên, năm 2023 1
- Tên các tác giả: Ngô Thị Thu Huyền BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KIẾN TRÚC DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP (LƯU HÀNH NỘI BỘ) Theo chương trình 150 TC Sử dụng cho năm học 2023-2024 Tên bài giảng: Kiến trúc dân dụng và công nghiệp Số tín chỉ: 2 Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2023 Trưởng bộ môn Trưởng khoa (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) 2
- MỤC LỤC Nội dung *Mục lục 3 *Đề cương chi tiết học phần 5 PHẦN 1: KIẾN TRÚC NHÀ Ở Chương 1: Khái niệm nhà ở và nguyên tắc thiết kế 11 1.1. Khái niệm, phân loại 11 13 1.2. Căn nhà và các bộ phận của căn nhà 20 1.3. Yêu cầu chung và nguyên tắc thiết kế 24 Chương 2: Kiến trúc nhà ở thấp tầng 24 2.1. Khái niệm nhà ở thấp tầng và phân loại nhà ở thấp tầng 2.2. Nhà ở nông thôn 24 2.3. Nhà ở liên kế, chia lô 26 27 2.4. Nhà ở biệt thự Chương 3: Kiến trúc nhà ở cao tầng – nhà chung cư 30 30 3.1. Khái niệm và phân loại nhà ở cao tầng 3.2. Các bộ phận của nhà chung cư 31 32 3.3. Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc 34 3.4. Yêu cầu tổ chức hệ thống kỹ thuật của nhà chung cư 35 3.5. Ký túc xá, nhà nghỉ, khách sạn PHẦN 2: KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG Chương 4: Khái niệm nhà công cộng và các bộ phận của nhà công 36 cộng 36 4.1. Khái niệm 4.2. Đặc điểm nhà công cộng 36 37 4.3. Phân loại nhà công cộng Chương 5: Nguyên tắc thiết kế trong nhà công cộng 39 39 5.1. Các bộ phận của nhà công cộng, nguyên tắc thiết kế các bộ phận 5.2. Các giải pháp tổ chức không gian – mặt bằng nhà công cộng 48 5.3. Thiết kế nhìn rõ trong nhà công cộng 53 PHẦN 3: KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP 3
- Chương 6: Khái niệm kiến trúc công nghiệp, nhiệm vụ thiết kế nhà 56 công nghiệp và phân loại 6.1.Khái niệm kiến trúc công nghiệp 56 6.2. Nhiệm vụ của thiết kế kiến trúc công nghiệp 56 6.3. Phân loại nhà công nghiệp 57 Chương 7: Thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp 59 7.1. Nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu và cơ sở thiết kế tổng mặt bằng XNCN 59 7.2. Nguyên tắc chung và các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng XNCN 63 7.3. Tổ chức mạng lưới giao thông vận chuyển trong xí nghiệp 69 7.4. Tổ chức mạng lưới cung cấp kỹ thuật trong xí nghiệp và san nền cho 74 khu đất Chương 8: Nguyên tắc thiết kế nhà sản xuất và giải pháp kết cấu 77 chịu lực cho nhà sản xuất 8.1. Các tham số cơ bản của nhà công nghiệp 77 8.2. Nguyên tắc thiết kế nhà sản xuất 79 8.3. Giải pháp kết cấu chịu lực cho nhà sản xuất 93 4
- CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO : KỸ SƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN – ĐHTN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA XD&MT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT / ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN: KIẾN TRÚC DÂN DUNG VÀ CÔNG NGHIỆP (Dành cho các môn lý thuyết) 1. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: Kiến trúc dân dụng và công nghiệp - Tên tiếng Anh: Civil and Industrial Architecture - Mã học phần: … (PĐT cung cấp) - Số tín chỉ: 02 - Các học phần học trước: Cơ sở quy hoạch – Kiến trúc - Các học phần song hành: - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: Giảng lý thuyết : 16 tiết Hướng dẫn bài tập trên lớp : 8 tiết Thảo luận : 6 tiết Thực hành, thực tập (ở PTN): 8 tiết Hoạt động theo nhóm : 6 tiết Tự học : 32 tiết (mỗi tiết lên lớp = 2 tiết tự học) Kiểm tra : 2 tiết - Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần: bộ môn kiến trúc Khoa Xây dựng và Môi trường 2. Mô tả tóm tắt học phần (Course description): Nội dung học phần gồm hai nội dung lớn: Kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp. Trong đó, kiến trúc dân dụng được chia thành hai phần là kiến trúc nhà ở và kiến trúc nhà công cộng Học phần giúp người học có cái nhìn tổng quan nhất về các loại hình công trình kiến trúc, nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở, kiến trúc nhà công cộng trong kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp. Người học nắm bắt rõ ràng vị trí, vai trò của các bộ phận cấu tạo công trình giúp người học đọc hiểu, thiết lập phương án kiến trúc và thể hiện được hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc. Học phần Kiến trúc dân dụng và công nghiệp thuộc nhóm cơ sở ngành. Học phần này trang bị cho người học những kiến thức nền tảng để thiết kế công trình kiến trúc và giải pháp kết cấu chịu lực, làm tiền đề cho các học phần tiếp theo là Cấu tạo công trình kiến trúc và Thiết kế kiến trúc. 5
- 3. Mục tiêu học phần (Course objective) Mục tiêu Mô tả (Goal description) Chuẩn đầu (Goals) Học phần này trang bị cho sinh viên: ra CTĐT G1 Kiến trúc dân dụng: Kiến trúc nhà ở và Kiến trúc nhà CĐR2,4 công cộng trong nhóm kiến trúc dân dụng; Kiến trúc công nghiệp. G2 Lên ý tưởng tổ chức không gian và giải quyết được sơ CĐR9 đồ cơ cấu chức năng; Giải pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình; Thuyết trình phương án thiết kế. G3 Nhận thức tổng quát tác động của phương án kiến trúc CĐR13 tới điều kiện tự nhiên, xã hội. 4. Chuẩn đầu ra của học phần Mục CĐR Mô tả Mức độ tiêu Sau khi hoàn thành học phần này, người học có thể: G1 G1.1 Trình bày được khái niệm Kiến trúc nhà ở, phân T loại và các bộ phận của nhà ở. G1.2 Nắm được nguyên lý thiết kế kết hợp với cơ sở U sáng tác kiến trúc trong việc lập ý tưởng thiết kế. G1.3 Trình bày được khái niệm Kiến trúc nhà công T cộng, phân loại và các bộ phận của nhà công cộng. G1.4 Nắm được nguyên lý thiết kế kết hợp với cơ sở U sáng tác kiến trúc trong việc lập ý tưởng thiết kế. G1.5 Trình bày được khái niệm Kiến trúc công nghiệp, T phân loại và các bộ phận của nhà công nghiệp. G1.6 Nắm được nguyên lý thiết kế kết hợp với cơ sở U sáng tác kiến trúc trong việc lập ý tưởng thiết kế. G2 Phân tích và tổ chức được sơ đồ cơ cấu chức U năng. Vận dụng được nguyên lý thiết kế công trình cho ý tưởng thiết kế không gian chức năng nhà và lựa chọn giải pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình. Thể hiện ý tưởng tổ chức không gian chức năng trên máy tính, bố cục bản vẽ và thể hiện theo đúng quy cách kỹ thuật của bản vẽ kiến trúc G3 G3 Nhận thức được ảnh hưởng của phương án kiến I trúc tới môi trường, xã hội. 6
- 5. Đánh giá học phần Hình Nội dung Thời điểm Công cụ CĐR Tỷ lệ thức kiểm tra1 kiểm % kiểm tra tra Bài tại Phần 1: Kiến trúc nhà ở Tuần 1-4 Bài tập G1 70% lớp Phần 2: Kiến trúc công cộng Tuần 5-8 nộp, G2 (Bài tập Phần 3: Kiến trúc công Tuần 9-11 bài tập G3 nộp nghiệp nhỏ trên 20%, thi lớp; 50%) Thi cuối kỳ Bài về Phần 4: Thực hành thiết kế Tuần 12- Bài tập G4 30% nhà sơ bộ phương án tổ chức 15 lớn không gian chức nằng nhà và đề xuất giải pháp kết cấu chịu lực chính của nhà dân dụng và công nghiệp 6. Nội dung giảng dạy (dùng ở đề cương tổng quát) Stt Nội dung CĐR học phần 1 Phần 1: Kiến trúc nhà ở G1,3 Chương 1: Khái niệm nhà ở và nguyên tắc thiết kế Chương 2: Kiến trúc nhà ở thấp tầng Chương 3: Kiến trúc nhà ở cao tầng Phần 2: Kiến trúc công cộng G1,3 Chương 4: Khái niệm nhà công cộng và các bộ phận của nhà công cộng Chương 5: Nguyên tắc thiết kế trong nhà công cộng Phần 3: Kiến trúc công nghiệp G1,3 Chương 6: Khái niệm kiến trúc công nghiệp, nhiệm vụ và phân loại thiết kế nhà công nghiệp Chương 7: Thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp Chương 8: Nguyên tắc thiết kế nhà sản xuất và giải pháp kết cấu chịu lực cho nhà sản xuất 2 Phần 4: Thực hành thiết kế sơ bộ phương án tổ chức không gian G2 chức nằng nhà và đề xuất giải pháp kết cấu chịu lực chính của nhà dân dụng và công nghiệp 3 Phân tích ảnh hưởng của phương án quy hoạch, kiến trúc tới môi G3 trường và xã hội 1 Công cụ kiểm tra có thể bao gồm: bài tập nộp, bài tập nhỏ trên lớp; bài tập lớn; bài kiểm tra quá trình; thi cuối kỳ, tiểu luận, báo cáo. 7
- 6*. Kế hoạch thực hiện (Nội dung chi tiết) học phần theo tuần (dùng ở đề cương chi tiết) Tuần Nội dung CĐR học phần 1-4 Phần 1: Kiến trúc nhà ở (6/2/12) G1,3 A. Các nội dung giảng dạy trên lớp Nội dung lý thuyết Chương 1: Khái niệm nhà ở và nguyên tắc thiết kế 1.1. Khái niệm và cách phân loại nhà ở 1.2. Căn nhà và các bộ phận của căn nhà 1.3. Yêu cầu chung và nguyên tắc thiết kế Chương 2: Kiến trúc nhà ở thấp tầng 2.1. Khái niệm và phân loại nhà ở thấp tầng 2.2. Nhà ở kiểu nông thôn 2.3. Nhà ở liên kế, chia lô 2.4. Nhà ở biệt thự Chương 3: Kiến trúc nhà ở cao tầng – nhà chung cư 3.1. Khái niệm và cách phân loại 3.2. Các bộ phận của nhà chung cư 3.3. Đặc điểm và yêu cầu kiến trúc 3.4. Yêu cầu tổ chức hệ thống kỹ thuật của nhà chung cư 3.5. Ký túc xá, nhà nghỉ, khách sạn Nội dung bài tập, thực hành, thí nghiệm Vẽ tại lớp Phương pháp giảng dạy chính Giảng, phát vấn B. Các nội dung về nhà: Câu hỏi về nhà 5-8 Phần 2: Kiến trúc công cộng (6/2/12) G1,3 A. Các nội dung giảng dạy trên lớp Nội dung lý thuyết Chương 4: Khái niệm nhà công cộng và các bộ phận của nhà công cộng 4.1. Khái niệm 4.2. Đặc điểm nhà công cộng 4.3. Phân loại nhà công cộng Chương 5: Nguyên tắc thiết kế trong nhà công cộng 5.1. Các bộ phận của nhà công cộng và nguyên tắc thiết kế 5.2. Các giải pháp tổ chức không gian - mặt bằng nhà công cộng 5.3. Thiết kế nhìn rõ trong phòng khán giả 8
- Nội dung bài tập, thực hành, thí nghiệm Vẽ tại lớp Phương pháp giảng dạy chính Giảng, phát vấn B. Các nội dung về nhà : Câu hỏi về nhà 9-11 Phần 3: Kiến trúc công nghiệp (4,2,8) G1,3 A. Các nội dung giảng dạy trên lớp Nội dung lý thuyết Chương 6: Khái niệm kiến trúc công nghiệp, nhiệm vụ thiết kế nhà công nghiệp và phân loại 6.1. Khái niệm kiến trúc công nghiệp 6.2. Nhiệm vụ của thiết kế kiến trúc công nghiệp 6.3. Phân loại nhà công nghiệp Chương 7: Thiết kế tổng mặt bằng xí nghiệp công nghiệp 7.1. Nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu và cơ sở thiết kế tổng mặt bằng XNCN 7.2. Nguyên tắc chung và các giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng XNCN 7.3. Tổ chức mạng lưới giao thông, mạng lưới kỹ thuật của XNCN và yêu cầu san nền cho khu đất Chương 8: Nguyên tắc thiết kế nhà sản xuất và giải pháp kết cấu chịu lực cho nhà sản xuất 8.1. Các tham số và bộ phận cơ bản của nhà sản xuất 8.2. Nguyên tắc thiết kế nhà sản xuất 8.3. Giải pháp kết cấu chịu lực cho nhà sản xuất Nội dung bài tập, thực hành, thí nghiệm Vẽ tại lớp Phương pháp giảng dạy chính Giảng, phát vấn B. Các nội dung về nhà : Câu hỏi về nhà 12-15 Phần 4: Thực hành thiết kế sơ bộ phương án tổ chức không G2 gian chức năng nhà và đề xuất giải pháp kết cấu chịu lực chính của nhà dân dụng và công nghiệp (0,8,0) A. Các nội dung giảng dạy trên lớp Nội dung lý thuyết Nội dung bài tập, thực hành, thí nghiệm Sơ đồ cơ cấu và ý tưởng tổ chức không gian nhà ở, nhà dân dụng, nhà công nghiệp Phương pháp giảng dạy chính Hướng dẫn bài tập, bài thực hành B. Các nội dung về nhà: Bài tập về nhà 9
- 7. Nguồn học liệu 7.1. Sách, giáo trình chính: 1.PGS,KTS Nguyễn Minh Thái – Thiết kế kiến trúc công nghiệp - NXB Xây Dựng 2004. 2. Đặng Thị Phúc Tiến, Đỗ Thị Minh Phúc – Giáo trình thiết kế kiến trúc dân dụng – NXB Xây dựng 2008. 7.2. Sách tham khảo: 1. PGS.TS Nguyễn Đức Thiềm – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng – NXB Khoa học Kỹ thuật 2007 2. PGS,TS Nguyễn Đức Thiềm – Kiến trúc nhập môn - NXB Xây Dựng 2000 8. Quy định của học phần Nhiệm vụ của sinh viên: Dự lớp: tối thiểu 80 % số tiết giảng Bài tập: phải hoàn thành 100% bài tập thực hành và bài tập về nhà do GV giao. - Đạo đức khoa học: Bài kiểm tra tại lớp nếu bị phát hiện là sao chép của nhau sẽ bị trừ 100% điểm quá trình, nếu ở mức độ nghiêm trọng (cho nhiều người chép- 3 người giống nhau trở lên) sẽ bị cấm thi cuối kỳ cả người sử dụng bài chép và người cho chép bài. SV không hoàn thành nhiệm vụ về nhà sẽ không có điểm quá trình Sinh viên thi hộ thì cả 2 người – thi hộ và nhờ thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập - Thang điểm: 10 9. Phụ trách học phần - Bộ môn: Kiến trúc - Giảng viên chính: Ngô Thị Thu Huyền 10
- PHẦN I: KIẾN TRÚC NHÀ Ở CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM NHÀ Ở VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ 1.1. Khái niệm, phân loại 1.1.1. Khái niệm nhà ở Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện rất sớm, gồm những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người. 1.1.2. Phân loại nhà ở 1. Phân theo tính chất a. Nhà ở kiểu gia đình + Nhà ở nông thôn: Là loại hình nhà ở dành cho những người lao động nông nghiệp, thường gắn liền với ruộng đồng, chuồng trại - nơi sản xuất chủ yếu của gia đình người nông dân. Nhà đồng bào dân tộc Mường - Hòa Bình 11
- + Nhà ở biệt thự: Là loại nhà ở gia đình độc lập, tiện nghi sang trọng, có sân vườn. Nhà ở biệt thự thường được đặt trong những khu vực yên tĩnh, có nhiều cây xanh + Nhà ở liên kế: Là loại nhà ở gần như biệt thự nhưng tiêu chuẩn thấp hơn, không có sân vườn, thường được gọi là nhà khối ghép, nhà kiểu dãy, nhà chia lô + Nhà chung cư: Là loại nhà dành cho tập thể nhiều gia đình trong đó mỗi căn hộ là một tổ hợp các không gian chức năng đảm bảo cho một gia đình sinh hoạt khép kín như một ngôi nhà độc lập. Mỗi một căn hộ là tế bào tạo nên tập thể đó. 12
- b. Nhà ở ký túc xá : Là loại nhà ở dành cho những người độc thân, công nhân, quân nhân, học sinh, sinh viên, thường được thiết kế đơn giản theo kiểu block (theo số lượng người/phòng). Trong nhà ở ký túc xá có hai khu vực chính khu vực dịch vụ công cộng và khu vực ở. c. Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ Loại hình này phục vụ nhu cầu ở theo hình thức thuê trong khoảng thời gian nhất định và phục vụ cho nhiều đối tượng có nhu cầu cũng như khả năng kinh tế rất đa dạng và khác biệt. Tiêu chuẩn, chất lượng sống trong nhóm nhà ở này có độ khác biệt rất lớn. Thấp nhất là loại hình nhà trọ, phòng trọ, chất lượng cao hơn là nhóm các nhà nghỉ, cao nhất là các loại khách sạn và khu nghỉ dưỡng. 2. Phân loại theo tầng cao - Nhà ở thấp tầng: 1-2 tầng (biệt thự nhỏ, nhà chia lô, nhà ở nông thôn). - Nhà ở nhiều tầng: 3-6 tầng (nhà tấm). - Nhà ở cao tầng và cao tầng lớn : 8-30 tầng (nhà tấm và nhà tháp). - Nhà ở siêu cao tầng: trên 30 tầng (chủ yếu là dạng tháp). 1.2. Căn nhà và các bộ phận của căn nhà Căn nhà là một tập hợp không gian kiến trúc có chức năng phục vụ riêng cho một gia đình. Tùy theo đặc điểm của loại hình nhà ở mà các không gian kiến trúc đó sẽ có sự khác biệt, nhưng về cơ bản các không gian đều phải thỏa mãn được các nhu cầu sinh hoạt độc lập, khép kín cho mỗi gia đình như nghỉ ngơi, ăn uống, học tập, giải trí... Các bộ phận của căn nhà: - Bộ phận ở; - Bộ phận phục vụ; - Bộ phận giao thông. 1.2.1. Bộ phận ở Bộ phận ở bao gồm những không gian có vai trò tổ chức các hoạt động chính cho các thành viên trong gia đình. Chiếm địa vị chủ yếu của căn nhà gồm phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc a. Phòng khách Là loại phòng lớn và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện rõ tính cách, sở thích của chủ nhân. Phòng khách thường là trung tâm của các mối giao thông trong nhà, thường được liên hệ trực tiếp với hiên, sảnh, giếng trời… Diện tích phòng khách biến thiên từ 14-30m2. 13
- b. Phòng ngủ - Phòng ngủ là nơi chủ yếu để nghỉ ngơi nên cần đảm bảo yên tĩnh, tiếp xúc với thiên nhiên song cần phải kín đáo. Khi bố trí hướng đầu giường tránh kê sát tường ở hướng nắng nóng - Phòng ngủ có thể chia thành các phòng sau : + Phòng ngủ vợ chồng: Diện tích 12-18m2, phải ở vị trí kín đáo, có khu vệ sinh riêng, giường đôi, bàn trang điểm. Hệ số chiếm đồ trong phòng tối đa là 0,4-0,45% + Phòng ngủ cá nhân: Diện tích 10-12m2, có giường cá nhân(80- 120200), giá sách treo, tủ quần áo. Hệ số chiếm đồ trong phòng tối đa là 0,4-0,45% + Phòng ngủ tập thể: Là phòng ngủ chứa trên 3 người, có thể sử dụng giường tầng. Diện tích 10-12m2 là vừa đủ, 12-14m2 là tiện nghi, 16-18m2 là thoải mái, sang trọng. 14
- c. Phòng sinh hoạt chung Là nơi sum họp gia đình mang tính chất kín đáo, ấm cúng. Diện tích thường nhỏ hơn phòng khách và thường thể hiện rất rõ cá tính, ý thích, thói quen hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Không gian này cần đủ ánh sáng và mát mẻ, thường liên hệ trực tiếp với tiền phòng hoặc phòng ăn, logia. d. Phòng làm việc Là không gian yên tĩnh nên thường được bố trí kín đáo, đầy đủ ánh sáng. Diện tích 12-16m2 hoặc tùy theo yêu cầu nghề nghiệp. Phòng làm việc thường liên hệ với phòng khách, phòng sinh hoạt chung. Không gian này có thể là một góc trong nhà, cũng có thể là một phòng độc lập. 15
- 1.2.2. Bộ phận phục vụ a. Bếp nấu Diện tích 6-15m2. Cần liên hệ trực tiếp với phòng ăn và phòng khách, thuận tiện với giao thông phụ trong nhà liên hệ ra ngoài trời. Một số lưu ý khi thiết kế và bố trí bếp: + Tránh tiếng ồn của bếp, tránh mùi vị ảnh hưởng tới các phòng, không gian khác trong nhà. + Ánh sáng và thông gió tốt. + Thoát khói, thoát mùi và phòng hỏa tốt. + Gần khu vệ sinh để tiết kiệm chiều dài đường ống nước. + Quan hệ nhắn nhất với phòng ăn. 16
- b. Phòng ăn Là nơi diễn ra sinh hoạt ẩm thực của ngôi nhà, thường không lớn lắm 14-25m2 (cần tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng). Yêu cầu trang trí bằng những vật liệu, hình ảnh tạo không gian tươi, mát trong gia đình. Phòng ăn thường đặt liền kề với bếp và phòng sinh hoạt chung. c. Kho, tủ tường Tổng diện tích chiếm 4-5% tổng diện tích sàn (1-6m2). Thường tận dụng những diện tích vô ích hay những góc xấu trong nhà d. Khối vệ sinh Diện tích 2-10m2. Trần thấp 2,4 -2,7m, cửa sổ đặt cao hơn mặt sàn trên 1,5m. Nền khu vệ sinh phải thấp hơn phòng ngoài và phải xử lý chống thấm đặc biệt 1.2.3. Bộ phận giao thông a. Tiền phòng Là đầu mối giao thông trong căn nhà, có tác dụng liên hệ trong và ngoài nhà. Tiền phòng thuộc khu cửa vào căn hộ (3,5- 6m2) nên cần tạo tính trang trọng, làm lớp đệm cho căn nhà. 17
- b. Ban công, logia Ban công: Là phần nhô ra khỏi căn nhà, là nơi tiếp cận với thiên nhiên. Không gian ban công sẽ thoáng từ 2-3 mặt và có tổ chức hệ thống lan can để bảo vệ người sử dụng. Diện tích 2-3m2. Lô gia: Là phần nằm thụt trong nhà nhưng không gian mở ra bên ngoài (có 3 mặt giới hạn bởi tường và trần nhà – mái nhà). Phần mặt thoáng của bộ phận này có tổ chức hệ thống lan can để bảo vệ người sử dụng. Diện tích 3,5 - 6m2 c. Sân trời, giếng trời Sân trời là những khoảng sân thoáng tổ chức trên các phần mái bằng, còn gọi là sân thượng. Giếng trời là khoảng không gian thông theo chiều đứng giữa các tầng nhà nhằm tạo sự thông thoáng trong sử dụng. 18
- Giếng trời tăng cường chiếu sáng trong lõi nhà và trang trí nội thất và thường bố trí gần cầu thang, hành lang để tăng cường thông thoáng d. Hành lang Là bộ phận giao thông nằm ngang, yêu cầu sáng sủa, đảm bảo vận chuyển được đồ đạc, đi lại. e. Cầu thang Là bộ phận giao thông theo chiều đứng. Giao thông theo chiều đứng trong nhà ở có thể tổ chức thang bộ và thang máy (thang máy cho công trình từ 6 tầng trở lên). Giao thông theo chiều đứng cần tổ chức ở trung tâm công trình, nơi liên hệ thuận tiện với các phòng hoặc các căn hộ. 19
- 1.3. Yêu cầu chung và nguyên tắc thiết kế 1.3.1. Yêu cầu chung - Tính độc lập, khép kín, đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích của từng gia đình. - Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều đối tượng. - Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần. 1.3.2. Phân khu và sơ đồ công năng Việc phân khu công năng có ý nghĩa rất quan trọng và cần được thực hiện rõ ràng. Thường gồm 2 khu chính - Khu sinh hoạt ngày: Khai thác chủ yếu vào ban ngày, mang tính chất tập thể và thường liên hệ mật thiết với bên ngoài ( bao gồm các không gian như sảnh, tiền phòng, gara để xe, phòng khách, bếp, phòng ăn,) - Khu sinh hoạt đêm: Yêu cầu kín đáo, yên tĩnh, riêng tư, thường gắn với sân trời, ban công, logia (bao gồm các cơ bản như phòng ngủ, phòng sinh hoạt gia đình, phòng làm việc, nghiên cứu, các phòng vệ sinh) Sơ đồ phân khu công năng cơ bản trong nhà ở LỐI VÀO Mặt bằng một căn hộ tổ chức theo phân khu công năng ngày và đêm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc: Dẫn nhập nguyên lý và cấu tạo kiến trúc
43 p | 479 | 102
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng và công nghiệp: Chương 1 và 2 - ĐH Xây Dựng
39 p | 342 | 73
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng và công nghiệp: Chương 5 và 6 - ĐH Xây Dựng
48 p | 220 | 67
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng và công nghiệp: Chương 7 và 8 - ĐH Xây Dựng
41 p | 224 | 65
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc nhà dân dụng và công nghiệp: Chương 3 và 4 - ĐH Xây Dựng
35 p | 216 | 60
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc: Bài 1 - ThS.KTS. Nguyễn Mạnh Thế Vinh
33 p | 138 | 11
-
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc - Chương 1: Giới thiệu phân loại, phân cấp công trình
27 p | 29 | 6
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 3 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
23 p | 16 | 6
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 2): Chương 3 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
32 p | 8 | 5
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 2 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
16 p | 13 | 5
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 1 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
35 p | 10 | 5
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 4 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
9 p | 13 | 4
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 6 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
23 p | 16 | 4
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 2): Chương 2 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
44 p | 12 | 4
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 3): Chương 2 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
38 p | 9 | 4
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 1): Chương 5 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
37 p | 14 | 3
-
Bài giảng Vật lí kiến trúc (Phần 2): Chương 1 - Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
30 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn