Bài giảng Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng KTQLNN ngạch chuyên viên
lượt xem 63
download
Bài giảng Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng KTQLNN ngạch chuyên viên trình bày về một số vấn đề chung về tiểu luận giải quyết tình huống QLNN; cấu trúc chung của tiểu luận tình huống; trình tự và nội dung viết tiểu luận tình huống; yêu cầu về hình thức trình bày tiểu luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng KTQLNN ngạch chuyên viên
- HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KTQLNN NGẠCH CHUYÊN VIÊN Tháng 11 - 2014
- I. Một số vấn đề chung về tiểu luận giải quyết tình huống QLNN 1. Tình huống QLNN là gì? Tình huống QLNN là một sự kiện, vụ việc xảy ra trong đời sống xã hội đòi hỏi cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền, trách nhiệm phải xem xét, phân tích tìm ra phương án giải quyết nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước
- 2. Mục đích, yêu cầu của việc viết tiểu luận theo tình huống Kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản của học viên sau khóa học bồi dưỡng Kiểm tra, đánh giá kỹ năng của học viên về phân tích, giải quyết các tình huống phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước Giúp học viên nắm vững và vận dụng đúng đắn, hợp lý đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào giải quyết các vụ việc, tình huống cụ thể trong thực tiễn Cung cấp những kinh nghiệm, đề xuất những kiến nghị cho cấp có thẩm quyền để nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN
- II. Cấu trúc chung của tiểu luận tình huống Mở đầu I. Mô tả tình huống II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả từ tình huống III. Xác định mục tiêu xử lý tình huống IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống V. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án giải quyết tình huống VI. Kết luận và kiến nghị, đề xuất (nếu có)
- III. Trình tự và nội dung viết tiểu luận tình huống
- 1. Phần mở đầu Phần này nhằm thể hiện sự cần thiết và lý do lựa chọn tình huống Nên viết ngắn gọn (trong khoảng 1 trang)
- 2. Mô tả tình huống Là việc kể lại (viết lại) câu chuyện về một sự kiện, vụ việc nào đó đã xảy ra trong đời sống xã hội phát sinh yêu cầu tác động quản lý hành chính nhà nước
- Một số lưu ý trong phần mô tả tình huống Tình huống được mô tả có thể là tình huống diễn ra trong thực tế, tình huống hư cấu hoặc kết hợp giữa thực tế và hư cấu nhưng phải gắn với thực tiễn và thể hiện được yêu cầu phát sinh tác động quản lý hành chính nhà nước.
- Nên mô tả tình huống theo lối kể chuyện để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn nhưng cần đảm bảo văn phong, ngôn ngữ hành chính. Cần thể hiện rõ ràng, chặt chẽ, hợp lý về nhân vật, thời gian, không gian diễn ra tình huống Sự kiện, vụ việc được mô tả trong tình huống phải xuất hiện các vấn đề đòi hỏi cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước phân tích và tìm ra các phương án, biện pháp giải quyết phù hợp
- Các vấn đề mà tình huống đặt ra cần gợi mở ra nhiều phương án giải quyết. Cố gắng tránh các tình huống chỉ có một cách giải quyết duy nhất đúng hoặc tình huống quá đơn giản mà sau khi đọc đã thấy ngay cách giải quyết Việc mô tả tình huống cần chi tiết, cụ thể, làm nổi bật những yêu cầu tác động quản lý nhà nước nhưng không nên quá dài hoặc sa vào kể lể những tình tiết vụn vặt không cần thiết (chỉ nên trong khoảng 2 đến 4 trang).
- Những trường hợp mô tả tình huống không phù hợp trong tiểu luận tình huống Tường thuật lại một sự kiện, vụ việc đã được giải quyết xong, không còn phát sinh nhu cầu tác động quản lý hành chính nhà nước Nội dung tình huống quá xa rời thực tế Nội dung tình huống được mô tả không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.
- 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả từ tình huống Đây là nội dung quan trọng của quá trình xử lý tình huống, thể hiện trình độ lý luận, chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tiễn của học viên. Làm tốt nội dung này là cơ sở để xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống cũng như đề xuất các kiến nghị đúng đắn, hợp lý Việc phân tích các nguyên nhân và hậu quả của tình huống là hết sức đa dạng gắn với mỗi tình huống. Tuy nhiên có thể định hướng phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống như sau:
- 3.1. Nguyên nhân Có thể có nhiều nguyên nhân làm phát sinh tình huống nhưng nên chia thành 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân khách quan: Có thể từ + Bất cập từ chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý + Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóaxã hội + Hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan cấp trên …
- Nguyên nhân chủ quan: Có thể từ + Phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức + Tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tác phong, lề lối làm việc… của cán bộ, công chức + Trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân + Sự mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan nhà nước hoặc mâu thuẫn trong nhân dân. …
- 3.2. Hậu quả từ tình huống Hậu quả phát sinh từ tình huống có thể xem xét dưới góc độ cụ thể (trước mắt) hoặc lâu dài. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả có thể dựa trên các khía cạnh sau: + Xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tổ chức + Ảnh hưởng đến ổn định chính trị + Ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường + Làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ, công chức, giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong dư luận + Ảnh hưởng đến trật tự pháp luật và pháp pháp chế XHCN…
- 4. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Việc xác định mục tiêu xử lý tùy thuộc vào nội dung, tính chất, đặc điểm của từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, thường trong quá trình xử lý mỗi tình huống chúng ta đều cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài.
- Ví dụ: Giải quyết tình huống vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình công cộng thì rõ ràng mục tiêu cụ thể, trước mắt là phải giải phóng được mặt bằng kịp thời hạn để thi công theo tiến độ đã định. Nhưng mục tiêu lâu dài, sâu xa hơn là để tăng cường pháp chế, kỷ cương, để bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước, xã hội, công dân cũng như ngăn ngừa các tình huống đó tái diễn trong thực tế…
- 5. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Đây có thể xem là phần trọng tâm của tiểu luận tình huống Giúp học viên rèn luyện được kỹ năng xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết các tình huống QLNN.
- Trên thực tế, mỗi tình huống có thể được giải quyết theo nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án đều sẽ luôn có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Học viên cần xây dựng ít nhất 2 phương án, sau đó phân tích làm rõ từng phương án để lựa chọn phương án tối ưu.
- Một phương án được lựa chọn đúng (tối ưu) cần đảm bảo một số yêu cầu sau: + Đáp ứng được nhiều nhất các mục tiêu đặt ra, ưu điểm là cơ bản, các nhược điểm, khuyết điểm là không cơ bản và có thể chấp nhận được. + Có lý, có tình + Có tính khả thi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý nguồn nhân lực xã hội - TS Tạ Thị Hương
97 p | 757 | 83
-
Lý luận về pháp luật
20 p | 158 | 18
-
Bài giảng Chương 1: Dân số - Cơ sở tự nhiên hình thành nguồn nhân lực xã hội
106 p | 286 | 17
-
Đề cuơng môn học chủ thể kinh tế
10 p | 144 | 15
-
Bài giảng Hướng dẫn viết tình huống quản lý Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính
25 p | 107 | 15
-
Tài liệu về Thuế tiêu thụ đặc biệt
7 p | 136 | 12
-
Jean Jacques Rousseau
4 p | 126 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn