intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong: Chương 7 - HV Kỹ thuật quân sự

Chia sẻ: Ryan Smith | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:74

178
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong - Chương 7: Nhóm pít tông trình bày với người học nhiệm vụ, điều kiện làm việc, yêu cầu và vật liệu chế tạo pít tông; đặc điểm kết cấu của pít tông; tính toán bền pít tông; kết cấu, phương án lắp ghép và tính bền chốt pít tông; xéc măng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong: Chương 7 - HV Kỹ thuật quân sự

  1. CHƯƠNG 7. NHÓM PÍT TÔNG 7.1. NHIỆM VỤ, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC, YÊU CẦU  VÀ VẬT LIỆU CHẾ TẠO PÍT TÔNG  7.2. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA PÍT TÔNG  7.3. TÍNH TOÁN BỀN PÍT TÔNG  7.4. KẾT CẤU, PHƯƠNG ÁN LẮP GHÉP VÀ TÍNH  BỀN CHỐT PÍT TÔNG  7.5. XÉC MĂNG
  2. 7.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, yêu cầu và vật liệu chế tạo pít  tông 7.1.1. Nhiệm vụ của nhóm pít tông ­ Cùng với lót XL, nắp máy tạo thành buồng cháy cho ĐC ­ Tiếp nhận lực khí thể, truyền cho TT làm quay TK và ngược lại tiếp  nhận lực từ TK (của bánh đà hoặc XL khác) trong các kỳ tiêu thụ công (nạp, nén, thải). ­ Nhận nhiệt từ môi chất công tác truyền qua xéc măng tới lót XL cho môi  chất làm mát. ­ Bao kín buồng cháy (ngăn khí lọt xuống các­te và dầu nhờn sục lên BC) ­ Đối với ĐC 2 kỳ, PT có tác dụng như  một van trượt làm nhiệm vụ đóng  mở cửa nạp (thải).
  3. 7.1.2. Điều kiện làm việc của pít tông ­ Tải trọng cơ học + Lực khí thể lớn (đạt áp suất 130 bar), tốc độ biến thiên cao (cuối kỳ nén  đầu kỳ cháy giãn nở), có tính chu kỳ (360 hoặc 720 oGQTK). + Lực quán tính lớn (nhất là ĐC cao tốc) + Lực ngang + Lực ma sát  gây nên ứng suất lớn, làm biến dạng PT và có thể làm hư hỏng PT. ­ Tải trọng nhiệt PT trực tiếp tiếp xúc với sản vật cháy có nhiệt độ rất cao (2300­2800 K)  nhiệt độ phần đỉnh PT cao (500­800 K); dễ gây ra các tác hại:
  4. + US nhiệt lớn, rạn nứt PT. + Giảm cơ tính vật liệu chế tạo pít tông. + Biến dạng lớn làm bó kẹt pít tông trong XL, tăng ma sát PT­XL + Giảm hệ số nạp  giảm công suất ĐC + Phân hủy dầu nhờn nhanh + Dễ gây kích nổ với ĐC xăng. ­ Mài mòn cơ học và ăn mòn hóc học + Do lực ngang N ép PT và thành XL, do biến dạng của PT dưới tác dụng  của tải cơ học và tải trọng nhiệt, do thiếu dầu bôi trơn  tăng ma sát và  mài mòn của PT. + Do PT tiếp xúc trực tiếp với sản vật cháy và dầu bôi trơn có chứa các a  xít  PT bị ăn mòn hoá học
  5. 7.1.3. Yêu cầu của PT ­ Đỉnh PT phải tạo ra hình dạng buồng cháy tốt nhất ­ Đảm bảo điều kiện bền, cứng vững  ­ Tản nhiệt tốt để tránh kích nổ, tăng hệ số nạp, giảm trường nhiệt độ,  ứng suất nhiệt ­ Khối lượng nhỏ ­ Đảm bảo bao kín buồng cháy ­ Chịu mài mòn, va đập ­ Giãn nở ít
  6. 7.1.4. Vật liệu chế tạo Yêu cầu về vật liệu: ­ Có SB ở nhiệt độ cao; trọng lượng riêng nhỏ ­ Hệ số giãn nở nhỏ, hệ số dẫn nhiệt lớn. ­ Cơ tính vật liệu giảm ít khi nhiệt độ tăng ­ Chịu mòn tốt trong điều kiện bôi trơn kém và nhiệt độ cao ­ Chịu được ăn mòn hoá học ­ Tính công nghệ tốt Vật liệu thường dùng:  ­ Gang (gang hợp kim­gang xám, gang dẻo­gang rèn, gang graphit­gang  cầu): chế tạo PT ĐC thấp tốc. ­ Thép hợp kim: ít dùng (dẫn nhiệt kém, tính đúc kém) ­ Hợp kim nhẹ (HK nhôm và HK manhê): chế tạo PT ĐC cao tốc.
  7. Gang Hợp kim nhẹ Ưu điểm Ưu điểm ­ Độ bền cao, chịu mài mòn tốt ­ Khối lượng riêng bé ­ Độ bền giảm ít khi nhiệt độ tăng ­ Tính dẫn nhiệt tốt ­ Hệ số giãn nở nhỏ ­ Tính công nghệ tốt ­ Tính công nghệ tốt (đúc, gia công) ­ Hệ số ma sát với gang nhỏ (trừ gang graphit) Nhược điểm ­ Giá thành rẻ ­ Độ bền kém, chịu mài mòn kém Nhược điểm ­ Độ bền giảm mạnh khi nhiệt độ  ­ Khối lượng riêng lớn tăng ­ Dẫn nhiệt kém ­ Hệ số giãn nở lớn ­ Ở nhiệt độ quá cao, cơ tính kém ­ Giá thành đắt ­ Tính công nghệ của gang graphit  ­ Tính công nghệ của HK manhê  kém kém
  8. Biện pháp nâng cao cơ tính của PT sử dụng vật liệu HK nhôm:  ­ Nhiệt luyện tốt, xử lý ô xít hóa (ngâm PT trong dung dich 3% Cr2O3)  ­ Dùng HK nhôm rèn ­ Tăng chiều dày ­ Thêm nguyên tố Si để giảm hệ số giãn nở ­ Dùng các biện pháp công nghệ (xẻ rãnh, thân hình ô van, vành cản nhiệt,  gân tăng cứng, khoét bớt vật liệu ở 2 đầu bệ chốt…)
  9. 7.2. Kết cấu pít tông Hình 6.1. Kết cấu pít tông. 1 ­ Đỉnh pít tông  2 ­ Đầu pít tông    3 ­ Thân pít tông 4 ­ Rãnh lắp xéc măng khí 5 ­ Rãnh lắp xéc măng dầu    6 ­ Bệ  chốt pít tông
  10. 7.2.1. Đỉnh pít tông Hình 6.2.  Các dạng kết cấu đỉnh pít tông.
  11. Các yêu cầu khi thiết kế đỉnh PT:  ­ Có hình dạng thích hợp để tạo hỗn hợp cháy tốt nhất (xoáy lốc, phối hợp  với chùm tia phun, cháy thể tích/màng) để đạt các chỉ tiêu kinh tế ­ năng  lượng cao ­ Tỷ số diện tích buồng cháy/thể tích  buồng cháy nhỏ để giảm tổn thất  nhiệt, phụ tải nhiệt, tăng hệ số nạp ­ Tổ chức truyền nhiệt tốt (góc lượn,  gân tản nhiệt, làm mát…) ­ Phối hợp với các chi tiết,  bộ phận khác: xu páp, vòi phun, bugi… tránh va chạm Hình 6.3.  Piston động cơ B2/B6 (đỉnh khoét lỗ tránh va chạm với xu  páp)
  12. Hình 6.4.  Đỉnh piston dạng chỏm cầu
  13. Hình 6.5.  Các dạng kết cấu đỉnh pít tông.
  14. 7.2.2. Đầu pít tông ­ Bao kín buồng cháy ­ Bố trí rãnh xéc măng khí, xéc măng dầu phía trên ­ Nhận nhiệt từ môi chất công tác và truyền qua đai xéc măng – xéc măng – lót XL – môi chất làm mát ­ Các yêu cầu khi thiết kế phần đầu PT: + Tản nhiệt tốt + Bao kín tốt + Đảm bảo độ bền, độ cứng vững
  15. Hình 6.6. Dòng nhiệt truyền trong pít tông
  16. 7.2.2.1 Tản nhiệt Hình 6.7. Các phương án toả nhiệt cho pít tông. a ­Tăng bán kính chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu. b ­ Dùng gân tản nhiệt. c ­ Dùng rãnh ngăn nhiệt để giảm nhiệt truyền cho xéc măng thứ nhất. d ­ Làm mát bằng dầu bôi trơn.
  17. Hình 6.8. Phương án thiết kế mới để giảm nhiệt độ cho pít tông.
  18. Hình 6.9. Pít tông động cơ 40D Làm mát bằng dầu bôi trơn
  19. Hình 6.10. Pít tông động cơ 61B4 Làm mát bằng dầu bôi trơn
  20. Hình 6.11. Các dạng bố trí gân tản  nhiệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2