intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khối u buồng trứng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khối u buồng trứng, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn sinh viên có thể trình bày đúng các đặc điểm của khối u buồng trứng; Biết cách xử trí một trường hợp khối u buồng trứng; Biết tư vấn cho bệnh nhân về bệnh lý khối u buồng trứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khối u buồng trứng

  1. KHỐI U BUỒNG TRỨNG MỤC TIÊU 1. Trình bày đúng các đặc điểm của khối u buồng trứng. 2. Biết cách xử trí một trường hợp khối u buồng trứng. 3. Biết tư vấn cho bệnh nhân về bệnh lý khối u buồng trứng.
  2. Đại cương • U nang buồng trứng là những khối u buồng trứng có vỏ mỏng, bên trong có chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác. • Có thể gặp ở mọi lứa tuổi của người phụ nữ. • Khối u buồng trứng thường không có triệu chứng đặc hiệu. Đa số được phát hiện một cách tình cờ. • Để phát hiện sớm khối u buồng trứng người phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ.
  3. Đại cương • Khối u buồng trứng có 2 loại: – Khối u buồng trứng cơ năng: thường tự biến mất và không cần phải phẫu thuật trừ khi có biến chứng (xoắn, vỡ, xuất huyết). Nang hoàng thể và nang hoàng tuyến (thai trứng) là u cơ năng. – Khối u buồng trứng thực thể cần phải được phẫu thuật và thử giải phẫu bệnh lý.
  4. GIẢI PHẪU HỌC BUỒNG TRỨNG • Hình hạt, dẹt • Kích thước :3x2x1 cm • Nặng : 4-7gr • Nhẵn khi trước tuổi dậy thì, sau dậy thì trở nên xù xì • Dính vào TC= dây chằng TC-BT, dính vào mặt sau dây chằng rộng = mạc treo BT, dính vào thành chậu hông=dây chằng thắt lưng BT
  5. Triệu chứng cơ năng • Không có biểu hiện lâm sàng, phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc khám phụ khoa. • Cảm thấy nặng vùng chậu. • Đau bụng. • Sờ thấy khối u trên bụng.
  6. Triệu chứng thực thể • Khám bụng có thể sờ thấy 1 khối di động dễ dàng. Khối u có thể nằm ở 1 bên hố chậu hoặc vùng hạ vị (nếu khối u to). • Khám âm đạo sờ thấy 1 khối u mật độ chắc, di động dễ dàng. Lắc cổ tử cung khối u không di động theo.
  7. Cận lâm sàng Siêu âm tử cung – phần phụ: (ngã bụng hoặc ngả âm đạo) • Số lượng • Vị trí • Kích thước • Vỏ bao dầy hay mỏng • Cấu trúc dịch trong khối u: echo trống, echo hỗn hợp • Có chồi sùi, vách ngăn trong lòng khối u hay không • Có dịch ổ bụng đi kèm hay không
  8. Cận lâm sàng Xét nghiệm: CA 125 (Cancer Antigen 125) Giá trị bình thường: < 35 UI/ ml (không loại trừ được ung thư buồng trứng). CA 125 tăng trong. • Bệnh lý không phải là ung thư. – Lạc nội mạc tử cung. – Viêm vùng chậu. – Xơ gan, các bệnh gan mạn – viêm phúc mạc do lao, viêm tụy cấp. – mãn kinh.
  9. Cận lâm sàng Xét nghiệm: CA 125 (Cancer Antigen 125) CA 125 tăng trong. • Bệnh lý là ung thư. – Ung thư gan, phổi, ruột. – Ung thư buồng trứng, – Ung thư nội mạc tử cung. – Ung thư cổ tử cung. Chú ý: CA 125 hiếm khi tăng > 100 – 200 UI/ ml trong những trường hợp không phải là ung thư.
  10. Biến chứng • Xoắn: hay gặp nhất, thường gặp ở những u năng, có cuống dài (u dạng bì). • Vỡ nang: thường xảy ra sau khối u bị xoắn. Khi khối u vỡ có thể gây bệnh cảnh viêm phúc mạc. Khám thấy bụng gồng cứng, thăm âm đạo các túi cùng đau. Trường hợp này có chỉ định mổ khẩn. • Xuất huyết: có thể là xuất huyết trong nang hoặc xuất huyết ngoài nang (do vỡ) gây bệnh cảnh xuất huyết nội. Trường hợp này có chỉ định mổ khẩn. • Chèn ép các cơ quan vùng chậu • Chèn ép lên bàng quang gây tiểu khó, tiểu nhiều lần, bí tiểu. • Chèn ép lên trực tràng gây táo bón, cảm giác mót rặn. • Đẩy lệch niệu quản (u nằm trong dây chằng rộng) • Thoái hóa ác tính (u nang nước)
  11. Chẩn đoán phân biệt • Có thai • Ứ dịch vòi trứng. • Áp xe vòi trứng. • Nhân xơ tử cung dưới thanh mạc có cuống. • Thai ngoài tử cung.
  12. PHÂN LOẠI KHỐI U BUỒNG TRỨNG U buồng trứng cơ năng U buồng trứng thực thể - Thường chỉ có 1 bên. - Có thể 1 hoặc 2 bên. - Không xuất hiện ở tuổi mãn kinh. - Xuất hiện ở tuổi mãn kinh. - Kích thước 6 cm. - Kích thước > 6 cm. - Di động dễ dàng. - Có thể dính. - Siêu âm: vỏ mỏng, không có vách - Siêu âm: vỏ dày, có vách ngăn, có chồi ngăn, không có chồi sùi bên trong, sùi bên trong, echo hỗn hợp. echo trống. - Không có dịch trong ổ bụng. - Có thể có dịch trong ổ bụng. - Thường biến mất sau 3 chu kỳ kinh. - Thường không biến mất sau 3 chu kỳ kinh.
  13. XỬ TRÍ U buồng trứng (nghi) cơ năng. • Theo dõi trong 3 chu kỳ kinh bằng siêu âm tử cung – phần phụ. • Nếu không phân biệt được là u cơ năng hay u thực thể (u nhỏ nhưng không biến mất sau 3 chu kỳ kinh) thì nên nội soi chẩn đoán và xử trí.
  14. XỬ TRÍ U buồng trứng thực thể. • Phẫu thuật. • Các phương pháp phẫu thuật (mổ hở hoặc nội soi) – Bóc u – Cắt u (hiện nay ít áp dụng). – Cắt phần phụ. – Cắt tử cung toàn phần và 2 phần phụ – Cắt tử cung toàn phần, 2 phần phụ và mạc nối lớn (chỉ qua đường bụng).
  15. XỬ TRÍ Những điều cần chú ý: • Không phải tất cả các khối u buồng trứng đều phải phẫu thuật. • Khám phụ khoa định kỳ là phương pháp phát hiện sớm khối u buồng trứng. • Khi có chẩn đoán khối u buồng trứng thực thể thì phải phẫu thuật và khảo sát giải phẫu bệnh.
  16. Khối u buồng trứng và thai Phát hiện khối u buồng trứng trước khi có thai. • Khuyên người phụ nữ không nên có thai ngay • Theo dõi ít nhất 3 chu kỳ kinh • Tiến hành phẫu thuật nếu là khối u buồng trứng thực thể. Phát hiện khối u buồng trứng trong lúc mang thai. • Theo dõi, nếu có biến chứng (xoắn, vỡ) sẽ mổ cấp cứu • Phẫu thuật nếu khối u không biến mất sau tuần thứ 12 của thai kỳ. Trong giai đoạn chuyển dạ sanh. • Theo dõi chuyển dạ sanh bình thường. • Nếu sanh thường thì có thể phẫu thuật sau thời gian hậu sản. • Chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa. Có thể tiến hành bóc khối u khi mổ.
  17. Khối u buồng trứng xoắn • Là trường hợp cấp cứu phụ khoa. • Cần chẩn đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên, chẩn đoán thường trễ vì các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu. Triệu chứng lâm sàng • Buồn nôn và nôn (70%) • Đau đột ngột và đau nhiều ở vùng hạ vị (70%) • Đau lan ra sau lưng, xuống vùng bẹn (51%) • Có dấu hiệu phản ứng phúc mạc (3%) • Sốt (< 2%). Sốt không phải là dấu hiệu thường gặp nhưng nó là dấu hiệu của hoại tử khối u, thường kèm theo với tăng bạch cầu.
  18. Khối u buồng trứng xoắn Triệu chứng lâm sàng Khám lâm sàng: • Nếu khối u to thì có thể sờ thấy trên bụng và khi chạm vào bệnh nhân rất đau. • Thăm âm đạo sờ thấy khối u cạnh tử cung chạm vào rất đau. Cận lâm sàng • SA màu: mất dòng chảy mạch máu buồng trứng. Xuất huyết trong buồng trứng. • Công thức máu: bạch cầu tăng cao.
  19. Khối u buồng trứng xoắn Chẩn đoán phân biệt • Thai ngoài tử cung. • Viêm ruột thừa. • Xuất huyết buồng trứng. • Viêm vùng chậu. • Lạc nội mạc tử cung. Xử trí: Nhập viện và tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.
  20. ĐIỀU TRỊ U BUỒNG TRỨNG XOẮN • Nội soi tháo xoắn • Đánh giá lại sau 10 phút: • Tuần hoàn BT hồi phục: Bóc nang chừa mô lành • Phần phụ bị xoắn đã hoại tử: cắt phần phụ bị xoắn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0