intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sỏi niệu quản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào sỏi niệu quản, bao gồm nguyên nhân, giải phẫu bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử trí ban đầu bệnh nhân sỏi niệu quản tại tuyến y tế cơ sở, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tình trạng bệnh nhân và chuyển viện kịp thời khi cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sỏi niệu quản

  1. Bài 76 SỎI NIỆU QUẢN MỤC TIÊU: 1. Trình bày được nguyên nhân và giải phẫu bệnh của sỏi niệu quản 2. Trình bày được triệu chứng của sỏi niệu quản 3. Trình bày được biện pháp xử trí bệnh nhân sỏi niệu quản ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG: 1. Đại cương - Sỏi niệu quản là bệnh ngoại khoa cấp cứu trì hoãn. - Một số trường hợp sỏi hai bên niệu quản gây tắc phải mổ cẩp cứu, nếu không can thiệp kịp thời người bệnh có thể tử vong do vô niệu. - Sỏi niệu quản phần lớn từ thận rơi xuống 80%. - Có một số trường hợp sỏi nhỏ sỏi di truyền xuống bàng quang người bệnh tiểu ra ngoài, thường sỏi dừng lại ở đoạn hẹp của niệu quản: đoạn bể thận – Niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu, đoạn niệu quản sát bàng quang. 2. Nguyên nhân sinh bệnh 2.1. Sỏi nguyên phát Thường sỏi từ thận rơi xuống 80%. 2.2. Sỏi thứ phát - Do hậu quả của một số bênh mắc phải như: viêm lao, giang mai, thương tổn niệu quản do các phẫu thật gây chít hẹp niệu quản. - Do dị dạng niệu quản: niệu quản dãn to, niệu quản sau tĩnh mạch chủ, niệu quản đôi. Nước tiểu ứ trệ ở phía trên chỗ hẹp lắng cặn hình thành sỏi. 3. Giải phẫu bệnh 3.1. Viên Sỏi - Vị trí viên sỏi: + 70 đến 75% sỏi ở 1/3 dưới niệu quản. + 20 đến 30% sỏi ở 1/3 giữa và 1/3 trên niệu quản. - Hình thể : Thường hình bầu dục , nahữn như hạt lạc hay sù sì như quả dâu. - Màu sỏi: + Sỏi oxalat canxi rắn, đen bóng. + Sỏi phosphat can xi màu trắng ngà. - Kích thước, số lượng sỏi: Thường sỏi đường kính dưới 1cm có trường hợp cá biệt sỏi to như quả trứng gà. Thường chỉ có một viên có trường hợp có hai viên hoặc có trường hợp sỏi xếp thành chuỗi. 3.2. Niệu quản có sỏi - Tại niệu quản thường có tổn thương cấp tính, niêm mạc phù nề, sau đó phản ứng xơ hoá dẫn đến chít hẹp niệu quản ngay dưới sỏi. - Niệu quản trên chỗ có sỏi bi giãn và đài bể thận cung giãn, gây ứ nước, ứ mủ thận, tổ chức thận dần bị phá huỷ. 4. Triệu chứng 4.1. Triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng cơ năng 271
  2. + Cơn đau quặn thận: Thường xuất hiện sau một gắng sức với đặc điểm đau vựng hố thắt lưng, đau lan phía trước vùng hạ sườn phải hoặc hạ sườn trái, lan xuống vùng bẹn, tận cùng ở cơ quan sinh dục ngoài. Đau toát mồ hôi. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ. Nhiều trường hợp đau dữ dội có thể gây sốc. + Khi có ứ đọng nước tiểu ở thận, niệu quản người bênh đau âm ỉ, căng tức vùng thắt lưng. + Khi đau ngươi bệnh có thể có nôn, chướng bụng. + Tiểu ra máu toàn bãi, thoáng qua. + Tiểu buốt, rắt khi sỏi sát bàng quang kích thích. - Triệu chứng thực thể: + Trong cơn đau sỏi niệu quản khám người bệnh thấy co cứng cơ thắt lưng cứng nửa bụng bên niệu quản có sỏi, bụng chướng. + Khi sỏi gây tắc niệu quản, gây ứ nước, ứ mủ thận khám thấy thận to. - Triệu trứng toàn thân: + Thể trạng ít thay đổi khi chỉ có sỏi một bên. + Người bệnh có sốt khi sỏi gây tác niệu quản và có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. + Sỏi niệu quản hai bên gây tắc nước tiểu toàn thân người bệnh suy sụp nhanh vì gây u rê máu cao, thiểu niệu, vô niệu. 4.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Siêu âm thấy hình ảnh sỏi, tình trạng bể thận, niệu quản phía trên sỏi. - Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị thấy hình ảnh sỏi niệu quản cản quang. - Chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang thấy vị trí sỏi, đường đi của niệu quản, đánh giá chức năng thận. - Chụp niệu quản, bể thận ngược dòng phát hiện sỏi, nhất là sỏi không cản quang. 5. Biến chứng - Nhiễm trùng đường tiết niệu. - Thận to ứ nước, ứ mủ. - Vô hiệu khi có sỏi hai bên gây tắc nước tiểu. - Suy thận. - Cao huyết áp. 6. Điều trị ở tuyến y tế cơ sở: Giống xử trí sỏi thận. 6.1. Phòng bệnh - Cần tẩy giun, sán thường xuyên để tránh những rối loạn và chuyển hoá chất. - Đảm bảo chế độ ăn đủ các chất, hợp lý, thức ăn nên thay đổi. - Cho uống đủ nước với những bệnh nhân phải nằm lâu dài (liệt tuỷ, lao cột sống, gãy xương). 6.2. Điều trị nội - Được áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ và có thể di động ra ngoài theo đường tự nhiên hoặc để phòng sỏi tái phát. - Chú ý chế độ ăn: ăn nhiều hoa quả, rau, sữa. Nên hạn chế ăn thịt hay thức ăn có nhiều Canxi (tuỳ theo loại sỏi). - Dùng từng đợt thuốc lợi tiểu đông và tây y. - Dùng kết hợp với thuốc tăng co bóp mạch như Prostigmin hoặc thuốc có tác dụng giãn cơ như Atropin hay Nospa. - Dùng kháng sinh trong những trường hợp có nhiễm khuẩn. 272
  3. 6.3. Điều trị ngoại Cần gửi bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị ngoại khoa. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: 1. Triệu chứng toàn thân, thực thể không đúng của sỏi niệu quản: A- Sỏi gây tắc niệu quản, gây ứ nước, ứ mủ thận, khám thấy thận to. B- Người bệnh sốt khi sỏi gây tắc niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu. C- Sỏi niệu quản hai bên gây tắc nước tiểu, toàn thân suy sụp nhanh. D- Khám bụng người bệnh có cầu bàng quang. 2. Biến chứng của sỏi niệu quản: A-… B- Thận to do ứ nước, ứ mủ. C- Vô niệu. Suy thận cấp D- Cao huyết áp 273
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
431=>2