Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 4: Tự do hóa đầu tư và các hiệp định đầu tư quốc tế
lượt xem 4
download
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 4: Tự do hóa đầu tư và các hiệp định đầu tư quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: tự do hóa đầu tư và các khu vực đầu tư tự do; tổng quan về hiệp định đầu tư quốc tế; nội dung chính của các hiệp định đầu tư quốc tế; một số Hiệp định đầu tư quan trọng Việt Nam tham gia;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 4: Tự do hóa đầu tư và các hiệp định đầu tư quốc tế
- Chương 4 Tự do hoá đầu tư và các hiệp định đầu tư quốc tế 86
- 87 Nội dung chương 4 4.1 Tự do hoá đầu tư và các khu vực đầu tư tự do 4.2 Tổng quan về hiệp định đầu tư quốc tế 4.3 Nội dung chính của các hiệp định đầu tư quốc tế 4.4 Một số Hiệp định đầu tư quan trọng Việt Nam tham gia
- 88 4.1 Tự do hoá đầu tư và các khu vực đầu tư tự do 4.1.1 Khái niệm và nội dung tự do hoá đầu tư 4.1.2 Xu hướng tự do hoá đầu tư 4.1.3 Các khu vực đầu tư tự do tiêu biểu
- 89 4.1.1 Khái niệm và nội dung tự do hoá đầu tư Khái niệm tự do hoá đầu tư ´ Tự do hóa đầu tư là một phần của quá trình tự do hóa rộng lớn hơn, đó là tự do hóa thương mại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và tự do hóa các dòng tài chính, công nghệ, tri thức. ´ Theo giới kinh doanh Anh và Châu Âu, chế độ đầu tư tự do là một chế độ đầu tư đáp ứng các yêu cầu sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, ổn định (TUKP, 1998). ´ Theo Murray Dobbin (1998), tự do hóa về thương mại và đầu tư được hiểu là không bị ràng buộc bởi các quy định của luật pháp, chính sách. ´ Theo APEC “đầu tư và thương mại mở và tự do được thực hiện bằng cách giảm dần các rào cản đối với thương mại và đầu tư, khuyến khích sự lưu chuyển tự do về hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nền kinh tế thành viên” (APEC, 1994)
- 90 4.1.1 Khái niệm và nội dung tự do hoá đầu tư (tiếp) Nội dung tự do hoá đầu tư (1) Loại bỏ dần các rào cản và những ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trong hoạt động đầu tư; (2) Thiết lập các tiêu chuẩn đối xử tiến bộ đối với hoạt động đầu tư; (3) Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường để đảm bảo sự vận hành đúng đắn của thị trường.
- 91 4.1.2 Xu hướng tự do hoá đầu tư ´ Tự do hoá đầu tư gắn liền với quá trình toàn cầu hoá • Trên bình diện quốc tế: từ những năm 1990 • Từ phía quốc gia: mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ´ Tự do hoá đầu tư gắn liền với tự do hoá thương mại: quy định về đầu tư đi kèm với các hiệp định thương mại tự do FTA
- 92 4.1.2 Xu hướng tự do hoá đầu tư (tiếp) ´ Tự do hoá đầu tư song phương, khu vực và đa phương • Tự do hoá đầu tư song phương: gắn liền với hiệp định đầu tư song phương (BIT), hoặc FTA song phương; rất phổ biến. • Tự do hoá đầu tư khu vực: gắn liền với hình thành các cộng đồng kinh tế, hiệp định thương mại và đầu tư khu vực. • Tự do hoá đầu tư đa phương: gắn liền với hiệp định đầu tư đa phương; khó đạt được. ´ Chưa có nước nào có chế độ FDI tự do hoá hoàn toàn, các nước vẫn còn duy trì những ngoại lệ nhất định đối với FDI.
- 93 4.1.3 Các khu vực đầu tư tự do tiêu biểu ´ Khu vực đầu tư ASEAN ´ Khu vực đầu tư EU ´ Khu vực đầu tư Bắc Mỹ
- 94 4.1.3 Các khu vực đầu tư tự do tiêu biểu (tiếp) ´ Khu vực đầu tư ASEAN • Cơ chế tự do hóa đầu tư và cởi mở là chìa khoá để nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN trong việc thu hút dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực, cũng như đầu tư nội khối. • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA, 2012) • ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực: Chế tạo (manufacturing); Nông nghiệp; Nghề cá (fishery); Lâm nghiệp (forestry); Khai mỏ (mining and quarrying); Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên; Và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu tất cả các Thành viên đồng ý Ponciano (2015), AEC Investment Liberalization, eria.org
- 95 4.1.3 Các khu vực đầu tư tự do tiêu biểu (tiếp) ´ Khu vực đầu tư EU • Mục tiêu của Cộng đồng EU là “bãi bỏ những rào cản tự do hoá việc di chuyển con người, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nhà nước thành viên” • Kể từ năm 2009, EU thay mặt các thành viên EU xử lý các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, như một phần của chính sách thương mại chung của EU.
- 96 4.1.3 Các khu vực đầu tư tự do tiêu biểu (tiếp) ´ Khu vực đầu tư Bắc Mỹ • NAFTA (North American Free Trade Agreement) là Hiệp định thương mại tự do được ký kết năm 1992 và bắt đầu có hiệu lực từ 1994, nhằm loại bỏ các rào cản về thương mại và đầu tư giữa Canada, Mexico và Mỹ. • Hiệp định này đánh dấu một xu hướng mới đối với các hiệp định thương mại tự do, đó là đưa FDI vào phạm vi điều chỉnh. • Về đầu tư, NAFTA yêu cầu các bên phải tôn trọng 5 nguyên tắc: NT; MFN; tiêu chuẩn đối xử tối thiểu; cấm một số yêu cầu về hoạt động đối với các nhà đầu tư; và các quy định quản lý việc tịch thu, trưng thu.
- 97 4.2 Tổng quan về hiệp định đầu tư quốc tế 4.2.1 Bản chất hiệp định đầu tư quốc tế 4.2.2 Mục đích hiệp định đầu tư quốc tế 4.2.3 Phân loại hiệp định đầu tư quốc tế
- 98 4.2.1 Bản chất Hiệp định Đầu tư Quốc tế ´ Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs – International Investment Agreements): là thỏa thuận giữa các nước đề cập tới các vấn đề liên quan tới đầu tư quốc tế nhằm điều chỉnh các hoạt động này (trong đó về cơ bản là FDI) và các quy định được các bên thiết lập có ảnh hưởng tới nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia. ´ IIAs thường tập trung vào các nội dung như đãi ngộ, xúc tiến và bảo hộ đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp, các quy định thâm nhập và hoạt động.
- 99 4.2.2 Mục đích Hiệp định Đầu tư Quốc tế ´ Bảo hộ đầu tư: bảo vệ nhà đầu tư ´ Xúc tiến và tự do hoá đầu tư: gỡ bỏ các rào cản đối với hoạt động đầu tư, thúc đẩy dòng vốn đầu tư
- 100 4.2.3 Phân loại Hiệp định Đầu tư Quốc tế Xét về các vấn đề được điều chỉnh, IIAs gồm 2 nhóm: ´ Các hiệp định quốc tế chỉ dành cho đầu tư ´ Các thoả thuận quốc tế khác có liên quan/điều khoản về đầu tư
- 101 4.3 Nội dung chính của các hiệp định đầu tư quốc tế 4.3.1 Các điều khoản nhằm tự do hóa đầu tư 4.3.2 Các điều khoản nhằm bảo hộ đầu tư
- 102 4.3.1 Các điều khoản nhằm tự do hóa đầu tư Các quy định có ảnh hưởng tới việc gia nhập, thành lập hoặc hoạt động của DN của NĐT trên lãnh thổ của nhau. ´ Tiếp cận thị trường (Market Access) ´ Quy tắc đối xử quốc gia (National Treatment - NT) ´ Quy tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) ´ Điều khoản về đối xử công bằng và thoả đáng (Fair and Equitable Treatment - FET)
- 103 4.3.2 Các điều khoản nhằm bảo hộ đầu tư ´ Quốc hữu hoá và trưng thu tài sản ´ Điều khoản về chuyển tiền ra nước ngoài của NĐT ´ Điều khoản về giải quyết tranh chấp
- 104 4.3.2 Các điều khoản nhằm bảo hộ đầu tư (tiếp) Điều khoản về Tước quyền sở hữu (trưng thu) ´ Tước đoạt trực tiếp (tước đoạt triệt để quyền sở hữu, bằng việc quốc hữu hoá và trưng thu tài sản) # Tước đoạt gián tiếp (chính phủ can thiệp vào hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, làm mất quyền kiểm soát, sử dụng hoặc quản lý hoặc làm giảm nghiêm trọng giá trị tài sản của nhà đầu tư nước ngoài) ´ Nhằm chống lại việc nước sở tại tước đoạt hoặc tịch thu tài sản của NĐTNN mà không bồi thường. ´ Theo luật pháp quốc tế, hành vi tước đoạt quyền sở hữu được coi là hợp pháp khi thoả mãn 4 điều kiện: vì mục đích công cộng; không phân biệt đối xử; có bồi thường; và việc tước đoạt quyền sở hữu phải tuân theo thủ tục hợp lệ.
- 105 4.3.2 Các điều khoản nhằm bảo hộ đầu tư (tiếp) Điều khoản về giải quyết tranh chấp Trong quan hệ đầu tư quốc tế, thường xuất hiện 3 loại tranh chấp: ´ Một là, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và một bên tư nhân khác ´ Hai là, tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng IIAs. ´ Bà là, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư, là loại tranh chấp rất phức tạp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 3: Lập và quản lý dự án đầu tư
64 p | 172 | 24
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 1: Tổng quan về đầu tư và đầu tư phát triển
24 p | 52 | 15
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 3: Đầu tư công
32 p | 40 | 9
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 5: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
26 p | 34 | 9
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 4: Đầu tư quốc tế
18 p | 31 | 8
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 3 - Nguồn vốn đầu tư
17 p | 19 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 2 - Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
25 p | 20 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế
35 p | 30 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kinh tế đầu tư quốc tế
24 p | 18 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 1 - Các khái niệm cơ bản
14 p | 14 | 5
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 2: Lý thuyết kinh tế về đầu tư quốc tế
30 p | 19 | 5
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 3: Môi trường đầu tư quốc tế
31 p | 27 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 5 - Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư
90 p | 33 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 4 - Phương pháp luận về lập và quản lý dự án đầu tư
38 p | 18 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 5: Chính sách đầu tư quốc tế
24 p | 12 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 7 - Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư
14 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 6 - Đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện bất định
24 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn