Bài giảng Chương 2 (tt): Lý thuyết thương mại quốc tế và sự hợp nhất kinh tế - Đinh Công Khải
lượt xem 10
download
Bài giảng Chương 2 (tt) Lý thuyết thương mại quốc tế và sự hợp nhất kinh tế trình bày các nội dung về hợp nhất kinh tế và các thể chế thương mại khác, các mức độ hợp nhất kinh tế và các nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 2 (tt): Lý thuyết thương mại quốc tế và sự hợp nhất kinh tế - Đinh Công Khải
- Chương 2 (tt) Lý thuyết thương mại quốc tế và sự hợp nhất kinh tế GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- C) Hợp nhất kinh tế và các thể chế thương mại khác 1) Khái niệm về hợp nhất kinh tế (HNKT) Là sự thỏa thuận chung giữa các quốc gia nhằm xoá bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất dịch chuyển tự do giữa các nước đó. a) Lợi ích của HNKT Xóa bỏ các rào cản TM, tạo nên những thị trường rộng lớn Chuyên môn hóa, tận dụng được lợi thế do tăng quy mô Tạo thuận lợi cho chuyển giao CN, marketing, và quản lý Tăng cường hợp tác chính trị giữa các nước láng giềng GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- b) Bất cập của hợp nhất kinh tế Ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm lợi ích Giảm đi quyền tự quyết của các quốc gia Gia tăng thương mại và phân tán thương mại 2) Các mức độ hợp nhất kinh tế 2.1) Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area- FTA) Các rào cản thuế quan và phi thuế quan giữa các nước trong khu vực đều bị xóa bỏ Duy trì rào cản thuế quan khác nhau đối với các nước ngoài khu vực GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- Vd: AFTA, EFTA, NAFTA, MERCOSUR AFTA (1992, 6 thành viên Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore , và Thailand; 1995, Vietnam; 1997, Laos và Myanmar; 1999, Cambodia) Thị trường 500 triệu dân với tổng GDP là 740 tỷ USD Giảm thiểu thiểu thuế quan xuống dưới 5% và 2003 và 0% vào 2010 đối với các nước gia nhập đầu tiên Các thành viên mới giảm dưới 5% trong 10 năm, 0% vào 2015 Hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật và thu hút FDI GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- NAFTA (1989, với Mỹ và Canada; 1993, Mexico) Thị trường có 444 triệu dân với tổng GDP 17 ngàn tỷ USD Bãi bỏ thuế quan của 90% hàng hoá Tháo dỡ rào cản đối với dịch vụ và đầu tư Thực thi luật sở hữu trí tuệ 1993-2004, TM của NAFTA tăng 250%, Canada 70%, Mexico 66-80% Năng suất lao động ở Mexico tăng 50% FTAA, 2005, 34 nước với gần 900 triệu dân? GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- EFTA Được thành lập vào 1960 bởi 7 nước Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy sĩ, và Anh. Phần Lan gia nhập (1961), Iceland (1970), Liechtenstein (91) Hiện nay, EFTA chỉ còn Na Uy, Iceland , Thụy sĩ, và Liechtenstein (các quốc gia còn lại gia nhập vào EC và EU) Thị trường có 13 triệu dân, GDP (PPP) 568 tỷ USD, thu nhập đầu người (PPP) là 44.828 USD (số liệu 2007) EFTA chỉ chú trọng vào các SP công nghiệp GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- 2.2) Liên hiệp thuế quan (Custom Union) Giống như các điều kiện của FTA nhưng áp dụng chính sách thương mại chung đối với các nước không phải là thành viên (vd: Andean Pact) 2.3) Thị trường chung ( Common Market) Giống như các điều kiện của liên hiệp thuế quan, thêm Đảm bảo sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên. Vd: EC và MERCOSUR GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- 2.4) Liên hiệp kinh tế (Economic Union) Giống như các điều kiện của thị trường chung, cộng thêm Thống nhất về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Có 1 đồng tiền chung (hoặc 1 tỷ giá cố định) Hoà hợp các suất thuế giữa các nước thành viên Vd: Liên hiệp kinh tế Châu Âu- EU Tiền thân là Cộng động thép và than Châu Âu, 1951, bao gồm Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Luxembourg, và Hà Lan GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- 1957, trở thành EC và 1992 , EC trở thành EU EU có 27 thành viên, 500 triệu dân, GDP 16 ngàn tỷ USD (09) Luật Một Châu Âu (The Single European Act), 1992 Xóa bỏ biên giới giữa các quốc gia thành viên Thiết lập hệ thống nhận biết tiêu chuẩn SP của nhau; một tiêu chuẩn được tạo ra bởi 1 nước phải được các nước khác chấp nhận (Cassis-de-Dijon, Crème de casis, 190 vào Đức) Khuyến khích cạnh tranh trong các dịch vu ngân hàng và bảo hiểm GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- Tháo rỡ cản trở TM do tỷ giá hối đoái vào 1992 Đồng tiền chung Châu Âu, EURO 1992, Hiệp ước Maastrict quy định các nước thuộc EU sẽ sử dụng đồng tiền chung (euro) vào 1999 Có 12 nước tham gia tạo nên khu vực tiền tệ lớn thứ 2 sau Mỹ Lợi ích của đồng tiền chung Châu Âu Giảm chi phí giao dịch (45 tỷ USD mỗi năm) Tăng năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Tăng tính thanh khoản của thị trường vốn Châu Âu, giảm chi phí vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư Kết quả: 1999, tỷ giá đồng euro = 1.33 USD 2000, tỷ giá đồng euro = 0.83 USD 2005-2010, tỷ giá đồng euro = 1.33 USD 2.5) Liên hiệp chính trị (Political Union) Có 1 bộ máy chính trị chung để thống nhất các chính sách kinh tế, xã hội, và ngoại giao (Mỹ và EU) GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- 3) Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 3.1) GATT, 1948-1994 Dựa trên sự thỏa thuận đa phương nhằm giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan Cơ chế kiểm soát lẫn nhau Qua 7 vòng đàm phán, thuế quan giảm xuống rõ rệt, TMQT tăng trưởng trung bình 6-7%/năm; thu nhập thế giới tăng trưởng 5% GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Xu hướng bảo hộ 1980-1993 (XK vượt trội của Nhật trong ngành ô tô và chất bán dẫn; và thâm thụt cán cân thanh toán của Mỹ vào 1992; VER) Vòng đàm phán Uruguay, 1983-1993 Thuế quan hàng công nghiệp giảm hơn 1/3 Thuế quan trung bình hàng CN ở các nước phát triển dưới 4% Trợ cấp trong nông nghiệp giảm đáng kể Tự do hoá dịch vụ được đưa vào đàm phán GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Thảo luận về quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, bằng phát minh sáng chế Giảm thiểu thuế quan hàng dệt may trong 10 năm, đến 2005 Thành lập WTO vào 1/1/1995 3.2) Tổ chức thương mại thế giới, WTO Nguyên tắc hoạt động Nguyên tắc tối huệ quốc (MNF): giữa các quốc gia thành viên Ưu đãi quốc gia (National Treatment): hàng trong nước và nước ngoài GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO o Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công của hệ thống thương mại đa phương. Đảm bảo hệ thống những luật lệ, ràng buộc, và cam kết của WTO được thực thi một cách triệt để. Làm cho hệ thống thương mại an toàn hơn và dễ dự báo hơn. o Tranh chấp xảy ra khi 1 thành viên của WTO vi phạm những thỏa thuận, cam kết trong WTO, hoặc sử dụng những chính sách thương mại (rào cản phi thuế quan, trợ giá, hoặc cản trở về hành chính). GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- • Tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong WTO được thụ lý và giải quyết bởi Hội Đồng Giải Quyết Tranh Chấp (Dispute Settlement Body- DSB), bao gồm tất cả các thành viên của WTO. GATT: phán xử của DSB được thực hiện nếu không vấp phải 1 sự phản đối nào. WTO: phán xử của DSB sẽ được tự động thực hiện; nó chỉ được đình chỉ khi có 1 sự phản đối được sự đồng thuận của tất cả các thành viên của WTO. o Quan điểm giải qyết tranh chấp của DSB khuyến khích sự thương lượng và tự dàn xếp. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Quy trình giải quyết tranh chấp 1. Tự thương lượng, nhờ trung gian dàn xếp (60 ngày) 2. DSB sẽ thiết lập tổ giải quyết tranh chấp (45 ngày) 3. Tổ giải quyết tranh chấp sẽ điều tra và đưa ra kết luận và các phán xử cho các bên tranh chấp (6 tháng) 4. Tổ giải quyết tranh chấp sẽ gửi báo cáo điều tra với những kết luận và hình thức phán xử cho tất cả các thành viên của WTO (3 tuần). 5. Báo cáo điều tra sẽ được gửi cho DSB và các phán xử sẽ được thực thi nếu không bị sự phản đối với sự đồng thuận của tất cả các thành viên WTO. GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
- 6. Các bên có quyền chống án. Khiếu nại chống án sẽ được xem xét bởi Ủy ban Thụ Lý Chống Án trong 60 ngày (tối đa là 90 ngày) 7. DSB sẽ ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối các kiến nghị của Ủy ban Thụ Lý Chống Án trong vòng 30 ngày. o Nước vi phạm phải sửa đổi chính sách thương mại của mình theo những yêu cầu của DSB. o Mức độ đền bù cho những thiệt hại về lợi ích thương mại có thể thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu không thỏa thuận được thì DBS sẽ ra quyết định về mức đền bù. GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Thành tựu của WTO Tiếp tục giảm thiểu thuế quan các mặt hàng công nghiệp ở các nước đang phát triển (xem chương I) Tự do hoá được thị trường dịch vụ (68 nước, 90% doanh thu, mở cửa thị trường viễn thông; 102 nước, 95% doanh thu, tự do hoá thị trường tài chính) Thực thi bước đầu về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) GV. Đinh Công Khải - Khoa Quản Trị Kinh Doanh - UEH
- Những vấn đề cần giải quyết tiếp theo Xiết chặt việc sử dụng luật chống bán phá giá Bảo hộ trong ngành nông nghiệp Thuế quan: Canada, 21,2%; EU, 15,9%; Mỹ, 10,3%; Nhật, 16,8% (2003) Trợ cấp: trên chi phí, Canada, 17%; Mỹ 21%; EU, 35%; Nhật, 59%; OECD, 300 triệu USD năm 2003 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ GV. Đinh Công Khải - Khoa Qu ản Trị Kinh Doanh - UEH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 2 : Luật Thuế xuất nhập khẩu
80 p | 214 | 58
-
Bài giảng Lý thuyết hệ thống và điều khiển học: Phần 1 - ĐH CNTT&TT
87 p | 399 | 34
-
Bài giảng Quản lý chuỗi cung ứng: Chương 2(tt) - Lê Văn Phong
51 p | 151 | 25
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Phần 2 - ĐH CNTT&TT
63 p | 145 | 17
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 – ĐH CNTT&TT
75 p | 95 | 8
-
Bài giảng Mạng thông tin máy tính và ứng dụng trong các hệ thống thông tin kinh tế: Phần 1 - ĐH CNTT&TT
40 p | 75 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn