Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 2: Lý thuyết kinh tế về đầu tư quốc tế
lượt xem 5
download
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 2: Lý thuyết kinh tế về đầu tư quốc tế. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: lý thuyết về hàm sản xuất; mô hình tăng trưởng Harrod – Domar; học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp; lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm; lý thuyết về sản xuất quốc tế của Dunning;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 2: Lý thuyết kinh tế về đầu tư quốc tế
- Chương 2 Lý thuyết kinh tế về đầu tư quốc tế 25
- 26 Nội dung chương 2 2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất 2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp 2.4 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm 2.5 Lý thuyết về sản xuất quốc tế của Dunning
- 27 2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất 2.1.1 Nội dung lý thuyết 2.1.2 Hạn chế của lý thuyết
- 28 2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất (tiếp) 2.1.1 Nội dung lý thuyết ´ Hàm sản xuất Q = f(K, L, R, T..) ´ Hàm sản xuất ngắn hạn: chỉ có 1 đầu vào biến đổi ´ Giả định vốn K là cố định và lao động L biến đổi • Đầu ra Q thay đổi như thế nào khi lao động thay đổi? • Hiệu quả kinh tế đạt được khi nào?
- 29 2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất (tiếp) ´ Tổng sản lượng trong ngắn hạn (Q) ´ Năng suất trung bình (AP=Q/L) ´ Năng suất biên (MP=ΔQ/ΔL) ´ Mối quan hệ giữa AP và MP • Khi MP>AP thì AP tăng • Khi MP0 thì Q tăng • Khi MP
- 30 2.1 Lý thuyết về hàm sản xuất (tiếp) 2.1.2 Hạn chế của lý thuyết ´ Không thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn. ´ Áp dụng lý thuyết cho thấy quy luật năng suất biên của vốn giảm dần, nhưng chỉ trong phạm vi của lý thuyết thì chưa thể giải thích được hoạt động đầu tư quốc tế.
- 31 2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar 2.2.1 Nội dung mô hình 2.2.2 Hạn chế của mô hình
- 32 2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar (tiếp) 2.2.1 Nội dung mô hình ´ Được phát triển riêng rẽ bởi hai nhà kinh tế là Roy Harrod người Anh (1939) và Evsey Domar người Mỹ (1946). Được coi là một phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về vốn đầu tư (số lượng và chất lượng). ´ Mô hình gợi ý rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào: • Mức tiết kiệm (mức tiết kiệm cao cho phép đầu tư cao) • Hiệu quả sử dụng vốn (hệ số ICOR, hệ số vốn – sản lượng)
- 33 2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar (tiếp) 2.2.1 Nội dung mô hình (tiếp) ´ Ý nghĩa của g = s/k • Mô hình H-D cho rằng tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân sẽ có mối quan hệ trực tiếp, tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm, đồng thời có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số gia tăng vốn-sản lượng k (hay hệ số ICOR). • Với giả định k là không đổi, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm hay tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế càng có khả năng tiết kiệm cao, càng đầu tư nhiều thì tốc độ tăng trưởng càng cao. • Với cùng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao (hệ số ICOR càng thấp) thì tốc độ tăng trưởng càng cao.
- 34 2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod – Domar (tiếp) 2.1.2 Hạn chế của mô hình ´ Tăng tỷ lệ tiết kiệm ở các nước có thu nhập thấp là điều không dễ dàng. ´ Nhiều nước đang phát triển thiếu một hệ thống tài chính lành mạnh. Tăng tiết kiệm của các hộ gia đình không nhất thiết có nghĩa là sẽ có nhiều quỹ hơn cho các doanh nghiệp vay để đầu tư.
- 35 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp 2.3.1 Nội dung học thuyết 2.3.2 Hạn chế của học thuyết
- 36 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp (tiếp) 2.3.1 Nội dung học thuyết ´ Năm 1960 MacDougall đã đề xuất một mô hình lý thuyết, phát triển từ những lý thuyết chuẩn của Heckscher Ohlin, về sự vận động vốn. Sau đó được M.C Kemp kế thừa và phát triển năm 1964. ´ Ông cho rằng luồng vốn đầu tư sẽ chuyển từ nước lãi suất (giá vốn) thấp sang nước có lãi suất (giá vốn) cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng, lãi suất (giá vốn) hai nước bằng nhau. M.C Kemp (1964) MacDougall (1960) Quốc gia 1 Quốc gia 2
- 37 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp (tiếp) ´ Mô hình hai quốc gia 1 (đi đầu tư) & quốc gia 2 (nhận đầu tư). Mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất một loại hàng hoá nào đó. ´ Giả định: • Cạnh tranh hoàn hảo ở cả thị trường vốn quốc tế và thị trường hàng hoá quốc tế • Các nhà đầu tư có lượng thông tin như nhau về các cơ hội đầu tư trong nước và nước ngoài. • Vốn có thể tự do di chuyển từ quốc gia thừa vốn sang quốc gia thiếu vốn • Lợi nhuận cận biên của vốn ở nước đi đầu tư (thừa vốn) thấp hơn lợi nhuận cận biên của vốn ở nước tiếp nhận đầu tư (thiếu vốn) • Giá vốn bằng lợi nhuận cận biên của vốn
- 38 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp (tiếp) MPK m MPK của của nước M U nước đi nhận đầu đầu tư tư QG1 QG2 n N T O Q O’ Vốn của nước đi đầu tư Vốn của nước nhận đầu tư
- 39 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp (tiếp) Nhận xét: ´ Việc di chuyển vốn quốc tế đã làm tăng tổng sản lượng của thế giới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên thế giới. ´ Phần tăng lên được chia cho cả hai quốc gia (QG đi đầu tư và QG nhận đầu tư) ´ QG đi đầu tư: sản lượng giảm nhưng thu nhập tăng nhờ thu được nhiều hơn từ đầu tư nước ngoài ´ QG nhận đầu tư: sản lượng tăng và thu nhập tăng ´ Sau đầu tư, cả hai nước trên đều thu được lợi nhuận và làm cho sản lượng chung của thế giới tăng lên so với trước khi đầu tư
- 40 2.3 Học thuyết lợi nhuận cận biên của vốn - MacDougall Kemp (tiếp) 2.3.2 Hạn chế của học thuyết ´ Lý thuyết dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều này không thực tế. ´ Mô hình trên không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào và dòng vốn chảy ra.
- 41 2.4 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm 2.4.1 Nội dung lý thuyết 2.4.2 Hạn chế của lý thuyết
- 42 2.4 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (tiếp) 2.4.1 Nội dung lý thuyết ´ Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác (FDI). Kết quả rất có thể là sản phẩm sau đó sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn : • Gđ 1: Sản phẩm mới xuất hiện • Gđ 2: Sản xuất chín muồi • Gđ 3: Sản phẩm được tiêu chuẩn hoá
- 43 ´ Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện • Cần thông tin phản hồi nhanh nên chủ yếu được bán ở trong nước, thường là ở các quốc gia phát triển (nơi thu nhập tốt). • Qui mô sản xuất còn nhỏ, giá thành cao. • Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể.
- 44 ´ Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi • Nhu cầu sản phẩm tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. • Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). • Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 1: Tổng quan về đầu tư và đầu tư phát triển
24 p | 53 | 15
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 3: Đầu tư công
32 p | 45 | 9
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 5: Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
26 p | 34 | 9
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 4: Đầu tư quốc tế
18 p | 31 | 8
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 2: Các nguồn vốn đầu tư
12 p | 29 | 7
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư - Chương 6: Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư
46 p | 37 | 7
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế
35 p | 30 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 1: Tổng quan về kinh tế đầu tư quốc tế
24 p | 19 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 3 - Nguồn vốn đầu tư
17 p | 20 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 2 - Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển
25 p | 20 | 6
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 3: Môi trường đầu tư quốc tế
31 p | 37 | 5
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 4 - Phương pháp luận về lập và quản lý dự án đầu tư
38 p | 20 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 5 - Đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư
90 p | 34 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 4: Tự do hóa đầu tư và các hiệp định đầu tư quốc tế
24 p | 16 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư quốc tế - Chương 5: Chính sách đầu tư quốc tế
24 p | 14 | 4
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 6 - Đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện bất định
24 p | 11 | 3
-
Bài giảng Kinh tế đầu tư: Chương 7 - Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư
14 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn