
27
TỪ FINTECH ĐẾN REGTECH: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ, CƠ
QUAN ĐIỀU TIẾT VÀ CƠ QUAN GIÁM SÁT
Đinh Thị Thu Hồng
Nguyễn Trí Minh
Trần Ngọc Thơ
Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Khủng hoảng tài chính 2008 đã thức tỉnh các nhà quản lý ở một thị trường tài
chính có thể nói là phát triển bậc nhất thế giới. Từ đó hàng loạt các cải cách đối với
những quy định quản lý thị trường đã được thực thi để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, từ đó
tới nay, hệ thống tài chính – ngân hàng đã có rất nhiều thay đổi dưới những tác động của
fintech. Vào đầu những năm 2010, fintech đã xuất hiện như một ngành mới. Xu thế này
đã làm nảy sinh mối quan ngại về tác động của nó đến ngành dịch vụ tài chính và các
định chế tài chính. Có nhiều luồng quan điểm khác nhau về phát triển fintech, nhưng
chung quy gần như thống nhất là các quốc gia và khu vực không thể cưỡng lại làn sóng
công nghệ đã xâm lấn sâu vào lĩnh vực tài chính. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu hệ thống
luật lệ điều tiết thị trường truyền thống có còn phù hợp, nên quản lý và giám sát ngành
công nghiệp mới này sao cho vừa có thể tận dụng được hiệu quả do fintech mang lại mà
vẫn bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính nội địa; và cách thức mà các định chế tài
chính tuân thủ pháp luật, cách thức mà các cơ quan quản lý giám sát việc thực thi cần có
những thay đổi gì. Mục tiêu của bài viết này là phân tích những cơ hội và rủi ro mà
fintech mang lại cho hệ thống tài chính Việt Nam, vai trò của regtech (regulatory
technology) trong hệ sinh thái fintech, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ
quan điều tiết và giám sát hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh trỗi dậy của
fintech.
Từ khóa: fintech, regtech, các quy định điều tiết
1. Hệ sinh thái fintech (fintech ecosystem) và vai trò của chính phủ, cơ quan điều
tiết và cơ quan giám sát
Fintech là thuật ngữ dùng để mô tả việc sử dụng công nghệ mới (công nghệ
blockchain, robot tư vấn, cho vay P2P, tài trợ đám đông, thanh toán qua điện thoại…) và
ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Hiểu theo nghĩa khác, fintech cũng thường được dùng
để mô tả các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, các công ty này thường là
những người cung cấp các giải pháp chứ không phải chỉ đơn thuần là cung cấp công
nghệ. Để phát triển fintech, chúng ta cần phải xây dựng một hệ sinh thái đầy đủ với các
mối liên kết thật chặt chẽ và có hiệu quả.
Chúng ta có thể hình dung hệ sinh thái fintech bao gồm những thành phần sau:
➢ Người sử dụng: các khách hàng, với tư cách cá nhân lẫn doanh nghiệp, đều muốn
tiếp cận fintech như một cách để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm.
➢ Định chế tài chính: tiếp xúc với các công ty fintech để tận dụng sáng tạo và công
nghệ của họ, bằng nhiều hình thức khác nhau (thuê ngoài, hợp tác…).
➢ Startup: sự nhạy bén và trình độ chuyên môn của các startup đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển fintech. Điều này sẽ giúp chúng ta cải thiện rất nhiều