TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH<br />
<br />
Bài giảng<br />
<br />
KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
BIÊN SOẠN<br />
TS. Nguyễn Văn Chung<br />
<br />
Quảng Bình 2015<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................................4<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA KINH TẾ QUỐC TẾ ................5<br />
1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học ...................................................... 5<br />
1.2 Khái quát về nền kinh tế thế giới ............................................................................... 5<br />
1.3 Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới .................................................. 6<br />
1.4 Khả năng và điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam ............................ 7<br />
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 8<br />
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ...................................... 10<br />
2.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ............................................................ 10<br />
2.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ........................................................... 12<br />
2.3 Lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler ..................................................................... 16<br />
2.4 Lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế................................................................... 19<br />
2.5 Lý thuyết của Heckcher – Ohlin .............................................................................. 27<br />
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................ 30<br />
CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............ 32<br />
3.1 Ý nghĩa của thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế ........................................ 32<br />
3.2 Tỷ lệ trao đổi của quốc gia trong thương mại quốc tế ............................................. 32<br />
3.3 Chiến lược công nghiệp hoá của quốc gia ............................................................... 34<br />
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................ 36<br />
CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .......................................... 37<br />
4.1 Khái quát chung về chính sách thương mại quốc tế ................................................ 37<br />
4.2 Thuế quan................................................................................................................. 38<br />
4.3 Công cụ phi thuế quan ............................................................................................. 38<br />
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................ 41<br />
CHƯƠNG 5: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ........... 42<br />
5.1 Tỷ giá hối đoái ......................................................................................................... 42<br />
5.2 Thị trường ngoại hối ................................................................................................ 50<br />
5.3 Hệ thống tiền tệ quốc tế ........................................................................................... 53<br />
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................................ 60<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 6: SỰ DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT .................... 61<br />
6.1 Khái niệm và vai trò của di chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất ............................. 61<br />
6.2 Sự di chuyển vốn quốc tế ......................................................................................... 61<br />
6.3 Sự di chuyển lao động quốc tế ................................................................................. 63<br />
CHƯƠNG 7: LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................... 65<br />
7.1 Những vấn đề chung về liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế .................................. 65<br />
7.2 Các hình thức liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế .................................................. 67<br />
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 83<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang<br />
ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoạt động kinh doanh nói<br />
chung, kinh doanh quốc tế nói riêng trở thành một yếu tố khách quan đối với mọi<br />
quốc gia. Trong những thập kỷ gần đây, đã chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động<br />
kinh doanh trên phạm vi toàn cầu.<br />
Kinh tế quốc tế là một môn học không thể thiếu trong chương trình đào tạo<br />
ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu<br />
cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, chúng tôi tổ chức<br />
biên soạn bài giảng “Kinh tế quốc tế” phù hợp với điều kiện kinh doanh trong giai<br />
đoạn hội nhập. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích luỹ qua nhiều năm, cộng với<br />
sự nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, bài giảng có nhiều thay đổi<br />
và bổ sung để đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra. Bài giảng “Kinh tế quốc tế” là<br />
tài liệu chính thức sử dụng giảng dạy và học tập cho sinh viên hệ đào tạo đại học<br />
ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; đồng thời cũng<br />
là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung cuốn sách<br />
gồm 7 chương đề cập đến toàn bộ những kiến thức về Kinh tế quốc tế.<br />
Biên soạn bài gảng là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cao.<br />
Tác giả đã giành nhiều thời gian và công sức với cố gắng cao nhất để hoàn thành.<br />
Tuy nhiên, với nhiều lý do nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất<br />
mong sự chỉ giáo, đóng góp, xây dựng của các đồng nghiệp, anh chị em sinh viên<br />
và bạn đọc để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài<br />
giảng<br />
Xin trân trọng cám ơn!<br />
Quảng Bình, tháng 05 năm 2015<br />
Tác giả<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu môn học<br />
Đối tượng nghiên cứu của nền kinh tế quốc tế chính là nền kinh tế thế giới.<br />
Kinh tế quốc tế nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa<br />
các quốc gia. Kinh tế quốc tế nghiên cứu đối tượng của mình không phải trong<br />
trạng thái tĩnh mà trong trạng thái động, tức là nghiên cứu sự vận động của hàng<br />
hoá, dịch vụ, các yếu tố sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và thanh toán quốc tế giữa<br />
các nước thông qua con đường mậu dịch, đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên kết.<br />
Việc nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc trên còn cần phải xem xét tới những ảnh<br />
huởng của các mối quan hệ về chính trị, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao. Bởi<br />
vì tất cả các mối quan hệ đó nằm trong một chỉnh thể thống nhất, có mối liên hệ<br />
phụ thuộc, tác động lẫn nhau.<br />
Phương pháp nghiên cứu môn học<br />
Kinh tế quốc tế sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện<br />
chứng, phương pháp thống kê, phương pháp mô hình hoá, phuơng pháp trừu tượng<br />
hoá, phương pháp kiểm soát bằng thực nghiệm, phuơng pháp suy diễn và quy<br />
nạp..vv. Thông qua việc sử dụng tổng hợp các phương pháp trên mới có thể tìm<br />
hiểu đuợc các quy luật kinh tế trong tổng thể nền kinh tế thế giới vô cùng phức tạp<br />
và đa dạng<br />
1.2 Khái quát về nền kinh tế thế giới<br />
<br />
Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối<br />
liên hệ hửu cơ và tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau thông qua phân công lao<br />
động. Nền kinh tế thế giới ngày nay là tổng thể nền kinh tế của hơn 200 quốc gia<br />
5<br />
<br />