Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân
lượt xem 20
download
Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội trình bày về các quyền của đại biểu Quốc hội; cách thức tiến hành quyền của đại biểu Quốc hội; căn cứ, kết luận, công bố kết quả giám sát của đại biểu Quốc hội. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các đại biểu Quốc hội và các bạn quan tâm tới chủ đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội - Nguyễn Đình Xuân
- KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN ĐÌNH XUÂN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XI-XII, ĐƠN VỊ TỈNH TÂY NINH
- CÁC QUYỀN CỦA ĐBQH • Theo luật hoạt động giám sát của quốc hội, ĐBQH có các quyền quy định tại chương V: Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây: a) Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH • Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát • Hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; • Hoặc tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
- QUYỀN KIẾN NGHỊ • Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ĐBQH có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. • Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- HẬU QUẢ PHÁP LÝ • Đề nghị xem xét trách nhiệm của người đứng đầu • Yêu cầu QH bỏ phiếu tín nhiệm với một chức danh cụ thể • Công bố với cử tri thông qua báo chí • Quốc hội ra nghị quyết về giám sát
- Kỹ năng giám sát • Thâm nhập thực tế cuộc sống • Lắng nghe nhiều chiều • Thu thập thông tin • Xử lý thông tin • Đưa ra được các kết luận, kiến nghị cụ thể • Trình bày kết quả giám sát sao cho mạc lạc, có sức thuyết phục
- NGUỒN THÔNG TIN – Từ chính cơ quan cần giám sát – từ các cơ quan nghiên cứu (trung tâm thông tin…) – các chuyên gia – các vị lão thành – tra cứu pháp luật, tài liệu trên mạng – Ý kiến của cử tri, dư luận báo chí…
- Xử lý thông tin • Lự̣a chọn và đánh giá nguồn tin. Ví dụ: các nguồn chính thống từ cơ quan nhà nước thường có độ chính xác cao hơn nhưng cũng thường thổi phông ưu điểm, che giấu khuyết điểm. • Các nguồn tin trên internet rất phong phú nhưng thường rất khó kiểm chứng • Báo chí là kênh quan trọng nhưng đừng để bị lôi cuốn. • Ý kiến của cử tri rất khác nhau tùy theo vị trí và nhận thức của họ, đại biểu cần đứng về số đông nhân dân lao động, bảo vệ lợi ích chung,lợi ích lâu dài của đất nước.
- Căn cứ giám sát • Hiến pháp, luật, các nghị quyết của quốc hội, các văn bản dưới luật • Luật pháp quốc tế • Kinh nghiệm các nước • Yêu cầu của cử tri • Thực tiễn cuộc sống
- KẾT LUẬN GIÁM SÁT • Ưu điểm cần được nói trước • Khuyết điểm nói sau nhưng cẩn trọng và chắc chắn (thà khen lầm hơn chê lầm) • Đặc biệt chú trọng đến các kiến nghị. • Không ngại va chạm hay mất lòng, tránh nói chung chung, vô thưởng vô phạt
- CÔNG BỐ KẾT QUẢ GIÁM SÁT • KẾT QUẢ GIÁM SÁT PHẢI ĐẾN ĐƯỢC VỚI QUỐC HỘI, CÔNG CHÚNG VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC • CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG : - TIẾP XÚC CỬ TRI, - HỌP ĐOÀN, HỌP TỔ, PHÁT BIỂU HỘI TRƯỜNG, - TRẢ LỜI BÁO CHÍ, VIẾT BÀI, - TRAO ĐỔI HÀNH LANG VÀ CẦN ĐƯỢC THEO ĐUỔI Ở NHỮNG LẦN SAU: TRUY ĐẾN CÙNG
- VÍ DỤ VỀ NẠN PHÁ RỪNG • Trong vòng 10 năm qua, không kể hàng nghìn khối gỗ bị trộm cắp, mỗi năm chúng ta mất trắng đi 51.000ha rừng, trong đó có khoảng 20 nghìn ha là chuyển sang mục đích khác, phần lớn là rừng tự nhiên ở thượng nguồn • Trong 3 năm tới, Tây Nguyên dự kiến sẽ phá bỏ 100.000ha rừng nghèo để chuyển sang trồng cao su, tất cả đều là rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Các lỗ hổng quản lý • Các quy định về quản lý rừng và đất rừng được quy định rất chặt chẽ trong luật Bảo vệ và phát triển rừng, luật Bảo vệ môi trường, luật Đa dạng sinh học, luật đất đai, nghị quyết số 73/2006/QH11 của QH và NQ số 66/NQ-QH/2006/QH11 về các công trình quan trọng quốc gia do QH quyết định đầu tư. Theo đó, việc chuyển đổi trên 200 đặc dụng, trên 1000 ha rừng sản xuất sang mục đích khác đó là công trình quan trọng quốc gia do QH quyết định chủ trương. • Tuy nhiên, các văn bản dưới luật lại nới lỏng, nhiều điểm trái với văn bản của QH ban hành như: quyết định số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 về việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/09/2009 về việc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp; thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 5/5/2009 về chuyển đổi rừng đặc dụng, phòng hộ sang rừng sản xuất
- NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG • Chuyển sang mục đích khác: trang trại, đồn điền, trồng cao su, cây nguyên liệu giấy, khai mỏ, làm đường, khu dân cư, khu kinh tế, đô thị • phá rừng làm rẫy • di dân tự do • trộm cắp lâm sản • cháy rừng
- NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦA CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG • Qúa chú trọng phát triển kinh tế • Xử lý chưa nghiêm • Không xem trọng đúng mức tầm quan trọng của rừng và sự đa dạng sinh học • Chính sách chưa đầy đủ, hợp lý, nhất là đối với đại phương và người dân nơi có rừng • Chế độ trách nhiệm chưa rõ ràng
- Một số đề xuất sau giám sát • Rà soát các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường • Phân công, phân cấp cụ thể, trách nhiêm, quyền hạn rõ ràng • Đầu tư thỏa đáng cho môi trường, có chính sách riêng cho các địa phương • Xử lý nghiêm các vụ vi phạm, kể cả các cán bộ có trách nhiệm. • Không hợp thức hóa đất do phá rừng mà có • Sự trợ giúp của nhà nước và các chính sách hưởng lợi từ rừng là hết sức quan trọng, không những với người dân mà với cả chính quyền địa phương
- KẾT LUẬN • nhiệm vụ giám sát là một trong 3 nhiệm vụ quan trọng của quốc hội và đại biểu quốc hội. Thiếu chức năng này, nhà nước chúng ta không thể mạnh được, nhân dân ta không thể phát huy quyền làm chủ của mình. • Để giám sát có hiệu quả, cần đi sâu vào bản chất vấn đề, chỉ ra được những vấn đề bất cập, trái luật, cần thay đổi. Tranh thủ thông tin đến đông đảo người dân và dư luận báo chí, các đồng chí lãnh đạo, các đại biểu quốc hội khác. • Hậu giám sát: cần theo đuổi các vấn đề đã được nêu ra cho đến khi nó được giái quyết.
- Bài tập 1. Đề nghị các vị ĐB soạn một bài phát biểu về giám sát tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong năm qua. (không quá 7 phút) 2. Soạn câu hỏi chất vấn Thủ tướng và các Bộ về tình hình an toàn giao thông của đất nước, vấn nạn mãi lộ của cảnh sát giao thông…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ năng dạy học
119 p | 830 | 246
-
Bài giảng Đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo
10 p | 1172 | 55
-
Bài giảng Kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng Nhân dân - GS.TS. Trần Ngọc Đường
12 p | 227 | 50
-
Bài giảng Kỹ năng học tập và phương pháp nghiên cứu khoa học
256 p | 311 | 49
-
Bài giảng Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật - Nguyễn Thị Hằng Nga
32 p | 452 | 42
-
Bài giảng Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát - TS. Huỳnh Ngọc Đáng
23 p | 309 | 40
-
Bài giảng Kỹ năng thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện - ThS. Nguyễn Thuý Anh
38 p | 260 | 39
-
Bài giảng Kỹ năng tư vấn và tham vấn
24 p | 136 | 28
-
Bài giảng Tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn
89 p | 204 | 28
-
Bài giảng Tập huấn: Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh phổ thông
60 p | 202 | 22
-
Bài giảng Kỹ năng thẩm tra báo cáo, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh - ThS. Nguyễn Thuý Anh
42 p | 172 | 22
-
Bài giảng Kỹ năng tiếp xúc cử tri
29 p | 115 | 20
-
Những khó khăn trong hoạt động thực tập giáo dục ở trường trung học phổ thông của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 128 | 10
-
Bài giảng Kỹ năng học tập - Vũ Thanh Hiếu
33 p | 16 | 9
-
Bài giảng Kỹ năng cần thiết của ĐBDC trong việc giữ mối LHCT - Vi Lam Sơn
18 p | 102 | 7
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong học tập môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3 p | 14 | 5
-
Thực trạng nhận thức về kỹ năng hoạt động xã hội của sinh viên Trường Cao đẳng Bắc Kạn
3 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn