intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật điều khiển khí nén

Chia sẻ: Thành _Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

67
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kỹ thuật điều khiển khí nén" được biên soạn với mục tiêu cung cấp cho người học về đấu dây vận hành máy nén khí; ; các phần tử trong hệ thống điều khiển; lắp mạch điều khiển điện - khí nén.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật điều khiển khí nén

  1. BÀI 1: ĐẤU DÂY VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ 1.1. Tháo lắp máy nén khí kiểu pistong Trong doanh nghiệp, các máy nén pittông được sử dụng rộng rãi cho cả nén khí và làm lạnh. Các máy nén khí này hoạt động trên nguyên lý của bơm xe đạp và được đặc trung bởi sự ổn định của lưu lượng khi áp suất đẩy thay đổi. năng suất của máy tỷ lệ thuận với tốc độ. Tuy nhiên công suất của máy nén lại thay đổi. a) Cấu tạo - Máy nén một cấp là máy nén có quá trình thực hiện bằng một xylanh đơn hoặc một số xylanh song song Hình 1.2: Máy nén khí kiểu pittong 1 cấp - Rất nhiều ứng dụng yêu cầu vượt quá khả năng thực tế của một cấp nén đơn lẻ. Tỷ số nén quá cao(áp suất đẩy tuyệt đối/ áp suất hút tuyệt đối ) có thể làm nhiệt độ cửa đẩy cao quá mức hoặc gây ra các vấn đề thiết kế khác. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng máy nén hai hay nhiều cấp cho yêu cầu áp suất cao với nhiệt độ khí cấp (cửa đẩy) thấp hơn (1400C – 1600C) so với máy nén một cấp (2050C – 2400C). 1
  2. Hình 2.5: Máy nén khí kiểu pittong 2 cấp b) Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của máy nén kiêu pittông một cấp ( hình 10) Truyền Hình 2.6: Nguyên lý hoạt động của máy nén khí kiểu pittong 1 cấp Không khí được hút vào khi pittong đi xuống, van nạp mở ra, van xả đóng lại do áp suất giảm xuống. Đây gọi là pha hút. + Ở điểm chết dưới của pittông, van nạp đóng, buồng khí đóng kín 2
  3. + Pittông đi lên, áp suất tăng, van xả mở, đây gọi là pha nén + Ở điểm chết trên của pittông, van xả đóng lại, van nạp mở ra. chuẩn bị cho một chu trình mới. - Máy nén khí kiểu pittông một ấp có thể hút lưu lượng đến 10m3/phút bà áp suất nén được 6bar, một số trường hợp áp suất nén đến 10bar. c) Ưu, nhược điểm của máy nén khí kiểu pittông: - Ưu điểm: Cứng, vững, hiếu suất cao, kết cấu vận hành đơn giản - Nhược điểm: Tạo ra khí nén theo xung, thường có dầu, ồn. u 3
  4. BÀI 2: CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 2.1. Tháo lắp xilanh khí nén, động cơ khí nén 2.1.1. Động cơ khí nén Động cơ khí nén là cơ cấu chấp hành, có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thế năng, động năng của khí nén thành năng lượng cơ học- chuyển động quay Động cơ khí nén có những ưu điểm: - Điều chỉnh đơn giản mômen quay và số vòng quay - Đạt được số vòng quay cao và điều chỉnh vô cấp - Không xảy ra hư hỏng, khi có tải trọng quá tải - Giá thành bảo dưỡng thấp Tuy nhiên, động cơ khí nén cũng có nhược điểm: - Giá thành cao (khoảng 10 lần so với động cơ điện) - Số vòng quay phụ thuộc vào tải trọng - Xảy ra tiếng ồn lớn khi xả khí Động cơ quay một chiều Động cơ quay hai chiều Hình 3.7: Ký hiệu động cơ khí nén 2.1.2. Xy lanh a. Xy lanh tác động đơn ( xylanh tác động môt chiều) Xy lanh tác động một chiều là xy lanh mà áp lực tác động vào xylanh chỉ một phía, phía ngược lại do lực của lò xo tác động hay do ngoại lực tác độn Hình 3.2: xy lanh tác động 1 chiều b. Xy lanh tác động 2 chiều (xy lanh tác động kép) Nguyên lý làm việc Nguyên tắc hoạt động của xylanh tác động kép là áp suất khí nén được dẫn vào cả 2 phía của xylanh. Ký hiệu 4
  5. - Xylanh tác động 2 chiều không có giảm chấn Chiều tác động ngược lại do ngoại lực Chiều tác động ngược lại do lực lò xo Hình 3.4: Ký hiệu xy lanh tác động một chiều Hình 3.5: Xylanh tác động 2 chiều không có giảm chấn - Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn: Nhiệm vụ của cơ cấu giảm chấn là ngăn chặn sự va đập của pittong vào thành của xylanh ở vị trí cuối hành trình. Người ta dùng van tiết lưu một chiều để thực hiện giảm chấn. Hình 3.6: Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn điều chỉnh được Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn không điều chỉnh được 5
  6. 2.2. Đấu nối sử dụng các van khí nén 2.2.1. Van đảo chiều Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng, mở hay chuyển đổi vị trí, để thay đổi hướng của dòng năng lượng a. Nguyên lí hoạt động Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều (hình 4.2): khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (12) thì cửa (1) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3). Khi có tín hiệu tác động vào cửa (12), ví dụ tác động bằng dòng khí nén, nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối với cửa (2) và cửa (3) bị chặn. Trường hợp tín hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dưới tác động của lực lò xo, nòng van sẽ trở về vị trí ban đầu. Hình 4.2: Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều b. Ký hiệu van đảo chiều Chuyển đổi vị trí của nòng van được biểu diễn bằng các ô vuông liền nhau với các chữ cái o,a,b,c… hay các chữ số 0, 1, 2, 3…. a o b a b Vị trí “ không” được ký hiệu là vị trí mà khi van chưa có tác động của tín hiệu ngoài vào. Đối với van có 3 vị trí, vị trí ở giữa là vị trí “ không”. Đối với van có 2 vị trí thì vị trí “ không” có thể là “a” hoặc là “ b “, thông thường vị trí “b” là vị trí “ không”. 6
  7. Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường thẳng có hình mũi tên, biểu diễn hướng chuyển động của dòng qua van. Trường hợp dòng van bị chặn được biểu diễn bằn dấu gạch ngang. Hình 4.3: Ký hiệu các cửa van nối của van đảo chiều - Ký hiệu và tên gọi van đảo chiều (như hình vẽ) a o b a b Van đảo chiều 4/3 Van đảo chiều 3/2 Một số van đảo chiều thường gặp Số vị trí Số cửa Hình 4.4: Ký hiệu và tên gọi của van đảo chiều 7
  8. Hình 4.5: Các loại van đảo chiều c. Tín hiệu tác động Nếu ký hiệu lò xo nằm ngay bên phải của ký hiệu van đảo chiều, thì van đảo chiều đó có vị trí “không”, vị trí đó là ô vuông phía bên phải của ký hiệu van đảo chiều và được ký hiệu “0”. Điều đó có nghĩa là khí chưa có tín hiệu tác động vào nòng van thì lò xo tác động giữ vị trí đó. a) Tín hiệu tác động bằng tay 8
  9. b) Tác động bằng cơ c) Tác động bằng khí nén d) Tác động bằng nam châm điện 9
  10. d. Van đảo chiều có vị trí “ không” Van đảo chiều có vị trí “ không” là van có tác động bằng cơ – lò xo nên nòng van và ký hiệu lò xo nằm ngay vị trí bên cạnh ô vuông phía bên phải của ký hiệu van. 2.2.1. Van một chiều a. Nguyên lý làm việc Van một chiều có tác dụng chỉ cho lưu lượng khí nén đi qua theo một chiều, chiều ngược lại bị chặn. Dòng khí nén đi từ A qua B, chiều từ B qua A dòng khí bị chặn Hình 4.14: Van một chiều b. Ký hiệu van một chiều A B 2.3. Van tiết lưu Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, tức là điều chỉnh tốc độ hoặc thời gian chạy của cơ cấu chấp hành. 2.3.1. Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi được Lưu lượng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay đổi được Ký hiệu 2.3.2. Van tiết lưu có tiết diện điều chỉnh được a. Nguyên lý hoạt động Có thể điều chỉnh được lưu lượng dòng khí nén đi qua van. Dòng khí nén đi từ A qua B và ngược lại. Tiết diện A thay đổi bằng vít điều chỉnh 10
  11. Hình 4.18:Van tiết lưu có tiết diện thay đổi (hãng Herion) b. Ký hiệu A B Ký hiệu 2.3.3. Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay a. Nguyên lý hoạt động Tiết diện chảy A thay đổi bằng cách điều chỉnh vít điều chỉnh bằng tay. Khi dòng khí nén từ A qua B, lò xo đẩy màng chắn xuống và dòng khí nén chỉ đi qua tiết diện A. Khi dòng khí nén đi từ B sang A, áp suất khí nén thắng lực lò xo, đẩy màng chắn lên và khi đó dòng khí nén đi qua khoẳng hở giữa màng chắn và mặt tựa màng chắn, lưu lượng không điều chỉnh được Hình 4.19:Van tiết lưu một chiều ( hãng Bosch) 11
  12. b. Ký hiệu van tiết lưu một chiều A B 2.3. Các phần tử điện, điện- khí nén Công tắc thường mở Công tắc thường đóng Tiếp điểm thường mở Tiếp điểm thường đóng Rơ le điểu khiển Rơ le thời gian tác động muộn Rơ le thời gian nhả muộn Cuộn dây điều khiển van Đèn báo hiệu 12
  13. Công tắc hành trình thường mở và thường đóng Nguần điện áp 24V Điện áp 0V 2.3.1. Van đảo chiều điều khiển bằng nam châm điện a/ Ký hiệu Van đảo chiều điều khiển bằng nam châm điện kết hợp với khí nén có thể điều khiển trực tiếp ở hai đầu nòng van hoặc gián tiếp qua van phụ trợ. Hình 5.2 biểu diễn một số ký hiệu loại điều khiển. Hình 5.2: Ký hiệu các loại điều khiển b/ Điều khiển trực tiếp Hình 5.3 biểu diễn cấu tạo và ký hiệu của van 2/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện. Hình 5.3: Van 2/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện 13
  14. Cấu tạo và ký hiệu của van đảo chiều 3/2 điều khiển trực tiếp bằng nam châm điện được biểu diễn ở trong hình 5.4. Hình 5.4: Van 3/2 điều khiển trực tiếp bằng lò xo 2.3.2. Điều khiển gián tiếp Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều 3/2 điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén được biểu diễn ở trong hình 5.5 gồm hai van: van chính và van phụ trợ. Khi van ở vị trí “không” cửa nối với nguồn P sẽ nối với nhánh b, để van chính nằm ở vị trí b. Cấu tạo của van đảo chiều 3/2 điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện được biểu diễn ở hình 5.5. Hình 5.5: Cấu tạo và ký hiệu van đảo chiều 3/2 điều khiển gián tiếp bằng nam châm điện và khí nén d/ Một số van đảo chiều 14
  15. Hình 5.6: Cấu tạo van đảo chiều điều khiển gián tiếp bằng nam châm và khí nén 2.4. Đấu nối, sử dụng cảm biến 2.4.1. Cảm biến cảm ứng từ Nguyên lý hoạt động của cảm biến cảm ứng từ biểu diễn ở hình 5.18. Bộ tạo dao động sẽ phát ra tần số cao. Khi có vật cản bằng kim loại nằm trong vùng từ trường, trong kim loại đó sẽ hình thành dòng điện xoáy. Như vậy, năng lượng của bộ dao động sẽ giảm. Dòng điện xoáy sẽ tăng, khi vật cản càng gần cuộn cảm ứng. Qua đó biên độ dao động của bộ dao động sẽ giảm. Qua bộ so, tín hiệu sẽ được khuếch đại. - Cảm biến điện dung: Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung biểu diễn ở trong hình 5.19. Bộ tạo dao động sẽ phát ra tần số cao. Khi có vật cản bằng kim loại hoặc phi kim loại nằm trong vùng đường sức của điện trường, điện dung tụ điện thay đổi. Như vậy, tần số riêng của bộ dao động thay đổi. Qua bộ so và bộ nắn dòng tín hiệu được khuếch đại. - Cảm biến quang: Nguyên tắc hoạt động của cảm biến quang gồm hai phần: - Bộ phận phát. - Bộ phận nhận. Bộ phận phát sẽ phát đi tia hồng ngoại bằng điốt phát quang, khi gặp vật chắn, tia hồng ngoại sẽ phản hồi lại vào bộ phận nhận. Như vậy, ở bộ phận nhận, tia hồng ngoại phản hồi sẽ được xử lý trong mạch và cho tín hiệu ra sau khi khuếch đại. 15
  16. Hình 5.15: Cảm biến quang 2.4.2. Cảm biển bằng tia rẽ nhánh - Nguyên lý hoạt động của cảm biến bằng tia rẽ nhánh như sau: dòng khí nén sẽ được phát ra ở cửa P (áp suất nguồn), nếu không có vật cản thì dòng khí nén sẽ đi thẳng, nếu có vật cản thì dòng khí nén rẽ nhánh qua cửa X (áp suất rẽ nhánh). Hình MĐ15-04-32 - Cảm biến tia rẽ nhánh. 2.4.3. Cảm biến bằng tia phản hồi - Nguyên lý hoạt động của cảm biến bằng tia phản hồi như sau: khi dòng khí nén P đi qua không có vật cản, tín hiệu phản hồi X = 0, khi có vật cản, tín hiệu X = 1. Đặc điểm của cảm biến bằng tia phản hồi là khi vật cản dịch chuyển theo hướng dọc trục của cảm biến – khoảng cách a hoặc theo hướng vuông góc với trục – khoảng cách s, thì tín hiệu điều khiển vẫn nhận giá trị X = 1. Hình MĐ15-04-33 - Cảm biến bằng tia phản hồi. 16
  17. 2.4.4. Cảm biến bằng tia qua khe hở - Cảm biến bằng tia qua khe hở gồm 2 bộ phận chính: bộ phận phát và bộ phận nhận. Thông thường bộ phận phát và bộ phận nhận có cùng áp suất p khoảng 150 mbar. Nhưng trong một số ứng dụng, áp suất p của bộ phận phát có thể là 4 bar và áp suất p của bộ phận nhận đến 0.5 bar. Trục của cơ cấu phát và nhận phải lắp ráp chính xác đồng tâm. Hình MĐ15-04-34 - Cảm biến bằng tia qua khe hở. - Khi chưa có vật chắn X=0, khi có vật chắn thì X=1. 17
  18. BÀI 3: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN - KHÍ NÉN * Khái quát chung a. Ký hiệu Công tắc ngắt khi nguy hiểm P Phần tử áp suất Nút đóng t Phần tử thời gian Nút đóng và ngắt Nút ngắt Tín hiệu rẽ nhánh Công tắc chọn chế độ làm việc ( bằng tay, tự động) Liên kết OR Nút tự động Liên kết AND Nút ấn Phần tử tác động bằng cơ Đèn báo S Liên kết OR có 1 nhánh phủ Nút ấn tác động đồng thời định Hình 6.1: Ký hiệu biểu diễn biểu đồ trạng thái b. Thiết kế biểu đồ trạng thái - Biểu đồ trạng thái biểu diễn trạng thái các phần tử trong mạch, mối liên hệ giữa các phần tử và trình tự chuyển mạch của các phần tử. - Trục tọa độ thẳng dứng biểu diễn trạng thái (hành trình chuyển động, góc quay, áp suât..). - Trục tọa độ nằm ngang biểu diễn các bước thực hiện hoặc là thời gian hành trình. - Hành trình làm việc được chia thành các bước. Sự thay đổi trạng thái trong các bước được được biểu diễn bằng nét đậm. Sự liên kết các tín hiệu được biểu diễn bằng đường nét nhỏ và chiều tác động biểu diễn bằng mũi tên - Biểu đồ trạng thái của cơ cấu chấp hành Biểu đồ trạng thái của cơ cấu chấp hành biểu diễn trình tự hoạt động và vị trí của chúng theo thời gian hay tại các thời điểm (trạng thái) của hệ thống (hình 2.65). 18
  19. Hoạt động của mỗi cơ cấu chấp hành trong chu kỳ hoạt động của hệ thống được biểu diễn bởi một dãy ô kề nhau; trong đó mỗi ô sẽ biểu diễn một nhịp chuyển động của cơ cấu chấp hành đó. Như vậy, số ô này bằng với tổng số nhịp hoạt động tuần tự trong một chu kỳ. trục thẳng đứng của mỗi ô biểu diễn vị trí (chuyển động thẳng, góc quay….) và trục nằm ngang biểu diễn các thời điểm hay trạng thái theo thời gian. Các ký hiệu: Quy ước về vị trí của Piston: Hinh 2.65 Quy ước vị trí của piston Quy ước về nhịp hoạt động của piston: Piston A đang di chuyển từ vị trí 0 tới vị trí 1 (ký hiệu A+) trong nhịp hoạt động thứ I của hệ thống (hình 2.67) được biểu diễn băng một ô vuông biểu diễn vị trí đầu của piston, cạnh nằm ngang của ô vuông biểu diễn thời điểm hay trạng thái của hệ thống (hình 2.68). Hình 2.67 Piston A di chuyển từ vị trí 0 đến vị trí 1 khi thục hiện nhịp hoạt động thứ nhất I của hệ thống. Hình 2.68 Biểu diễn piston A di chuyển từ vị trí 0 đến 1 trong quá trình hệ thống chuyển trạng thái 1 sang 2 trong nhịp hoạt động thứ I 19
  20. Piston A đang di chuyển từ vị trí 1 tới vị trí 0 (ký hiệu A-) trong nhịp hoạt động thứ I của hệ thống (hình 2.68) được ký hiệu như trên hình 2.69. Hình 2.69 Piston A di chuyển vị trí 1 đến vị trí 0 khi thực hiện nhịp hoạt động thứ I của hệ thống. Hình 2.70 Biểu diễn piston A di chuyển từ vị trí 1 đến 0 trong quá trình hệ thống chuyển trạng thái 1 sang 2 trong nhịp hoạt động thứ I Piston A đang giữ nguyên vị trí 0 khi hệ thống chyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 (hình 2.69) được ký hiệu như trên hình 2.70 Hình 2.70 Piston A giữ nguyên vị trí 0 Hình 2.71 Biểu diễn piston A đang giư nguyên vị trí 0 khi hệ thống chuyển từ trạng thái 1 sang 2. Piston A đang giữ nguyên vị trí 1 khi hệ thống chyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 (hình 2.71) được ký hiệu như trên hình 2.72. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2