intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 3 - Tạ Châu Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018), cung cấp cho người học những kiến thức như Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986); Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1986-2018); Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế (1986-2018);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 3 - Tạ Châu Phú

  1. I. Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1986) 1.1. Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1981) a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước • Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đặt tên nước ta là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kỳ, Thủ đô, Quốc ca, Quốc huy và Thành phố Sài Gòn được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
  2. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV được tổ chức, quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành ĐCSVN. Lê Duẩn
  3. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - Đại hội nêu 3 đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới; đường lối xây dựng, phát triển kinh tế.
  4. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - Đại hội nêu 3 đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: Nước ta từ sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn TBCN Tổ quốc đã hòa bình, độc lập, thống nhất, tiến lên CNXH vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn CMXHCN nước ta tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” còn gay go, quyết liệt
  5. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng - ĐH xác định đường lối chung của cách mạng XHCN trong giai đoạn mới: • Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng • Công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm • Xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền sản xuất lớn XHCN. • Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN • Xóa bỏ chế độ người bóc lột người • Củng cố quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự xã hội; • Xây dựng thành công XHCN - 4 đặc trưng cơ bản của XHCN: (1) chế độ làm chủ tập thể, (2) nền sản xuất lớn, (3) nền văn hoá mới, (4) con người mới XHCN
  6. b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng • Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV: • Tháng 8-1979, Hội nghi Trung ương 6 nhận thức và chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa (được coi là bước đột phá đầu tiên trong tư duy đổi mới kinh tế) • Trước hiện tượng “khoán chui”, tháng 1-1981, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100- CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. • Trước các hiện tượng “xé rào” bù giá và lương ở Long An và TPHCM, Tháng 1-1981, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ về tài chính và Quyết định số 26-CP về việc trả lương khoán.
  7. c. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976-1981) • Tháng 4-1975, tập đoàn Pôn Pốt thi hành chính sách diệt chủng ở Campuchia và tăng cường chống Việt Nam. • Từ ngày 26-12-1978 đến ngày 7-1-1979, quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. • Ngày 18-2-1979, Việt Nam và Campuchia kí Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
  8. c. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1976-1981) • Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân đồng loạt tấn công toàn biên giới nước ta từ Lai Châu đến Quảng Ninh. • Từ 18-4-1979, Việt Nam và Trung Quốc từng bước đàm phán, giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ, khôi phục quan hệ hòa bình, hữu nghị.
  9. 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tể a. Đại hội lần thứ V của Đảng và quá trình thực hiện - Đại hội V họp từ ngày 27-31/3/1982, bầu đồng chí Lê Duẩn làm TBT. - Đại hội khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH. - Cách mạng Việt Nam có 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN - Nội dung, cách làm, bước đi thực hiện TBT Lê Duẩn CNHXHCN trong chặng đường đầu tiên là: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
  10. b. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế • Tháng 7-1984, Hội nghị Trung ương 6 chủ trương tập trung giải quyết về phân phối lưu thông. • Tháng 12-1984, Hội nghị Trung ương 7 xác định tiếp tục coi mặt trận sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu • Tháng 6-1985, Hội nghị Trung ương 8 khoá V chủ trương xoá bao cấp trong giá và lương (được coi là bước đột phá thứ hai trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng)
  11. b. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế • Tháng 8-1986, Hội nghị Bộ Chính trị khoá V đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ 3 về đổi mới kinh tế. - Về cơ cấu sản xuất: tập trung lực lượng thực hiện cho được 3 chương trình kinh tế: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: lựa chọn bước đi và hình thức phù hợp - Về cơ chế quản lý kinh tế: bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
  12. II. Lãnh đao công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cống nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1986-2018) 1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (1986-1996) a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và thực hiện đường lối đổi mới toàn diện - Đại hội diễn ra từ ngày 15- >18/12/1986, bầu Nguyễn Văn Linh làm TBT. - Đại hội đã nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ 1975-1986. Nguyễn Văn Linh
  13. II. LÃNH ĐAO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CỐNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HỎA VÀ HỘI NHẬP QUỔC TẾ (1986-2018) 1. Đổi mới toàn diện, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội (1986-1996) a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và bước đầu thực hiện đổi mới (1986-1991) - Đại hội rút ra 4 bài học: o Một là, quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”. o Hai là, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. o Ba là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại o Bốn là, xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền Nguyễn Văn Linh
  14. Đại hội VI khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện: Kinh tế - Xóa bỏ cơ chế kế hoạc hóa, tập trung, bao cấp; chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh, kết hợp với thị trường, phát triển nhiều thành phần kinh tế. - Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
  15. Đại hội VI khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện Chính sách xã hội - Phải bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người - Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội
  16. Đại hội VI khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện • Quốc phòng và an ninh: Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. • Đối ngoại: hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc; tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương; giữ vững hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới • Xây dựng Đảng: đổi mới công tác tư tưởng; công tác cán bộ và phong cách làm việc; giữ vững các nguyên tắc tổ chức Đảng và tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.
  17. - Trong những năm 1986, 1987,1988, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn diễn ra. Đặc biệt, tháng 3-1988, Trung Quốc gây ra cuộc thảm sát trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, chiếm đảo Gạc Ma, bãi cạn Châu Viên, chữ Thập, Tư Nghĩa,... - Sự dao động về tư tưởng chính trị trong nhân dân diễn biến phức tạp, niềm tin về Đảng, niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
  18. - Những đổi mới về kinh tế - Hội nghị Trung ương 2 (4-1987) về phân phối lưu thông. Thực hiện bốn giảm: bội chi ngân sách, tăng giá, lạm phát, khó khăn về đời sống. - Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4-1988) về khoán sản phẩm đến hộ xã viên (Khoán 10) - Năm 1988, Nhà máy thủy điện Hòa Bình kích hoạt tổ máy số 1; Liên doanh dầu khí Việt-Xô khai thác những thùng dầu thô đầu tiên.
  19. - Những đổi mới hệ thống chính trị - Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 chính thức dùng khái niệm hệ thống chính trị, đề ra chủ trương cụ thể và xác định nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân. - Tháng 3-1990, trong bối cảnh khủng hoảng ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Hội nghị Trung ương 8 đã kịp thời phân tích tình hình và đề ra nhiệm vụ của Đảng là giữ vững con đường đi lên CNXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2