Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 2 - ThS. Lê Thị Giang
lượt xem 10
download
"Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam - Bài 2: Chủ thể quan hệ pháp luật Dân sự" trình bày quy định của pháp luật về cá nhân; Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật Dân sự; phân tích được các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 về pháp nhân; xác định đúng vai trò của hộ gia đình, tổ hợp tác trong Bộ Luật dân sự năm 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 2 - ThS. Lê Thị Giang
- BÀI 2 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày và phân tích được các 01 02 Nắm được các quy định của quy định của Bộ Luật dân sự năm pháp luật về cá nhân. 2015 về pháp nhân. Lý giải được vì sao Nhà nước Xác định đúng vai trò của hộ 03 được coi là chủ thể đặc biệt của 04 gia đình, tổ hợp tác trong Bộ Luật quan hệ pháp luật dân sự. dân sự năm 2015. 2
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 2.1. Cá nhân 2.2. Pháp nhân 2.3. Nhà nước 2.4. Một số lưu ý về chủ thể trong Bộ luật dân sự 2015 3
- 2.1. CÁ NHÂN 2.1.1. Năng lực chủ thể của cá nhân 2.1.1 Giám hộ 2.1.3 Phân loại 2.1.2. 2.1.3. Nơi cư trú của cá nhân 4
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN Năng lực chủ thể của cá nhân là khả năng để cá nhân có thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách một chủ thể. a. Năng lực pháp luật dân sự Năng lực chủ thể b. Năng lực hành vi dân sự 5
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Do Nhà nước quy định − Quyền nhân thân; Năng lực pháp luật dân trong các văn bản − Quyền sở hữu, quyền sự của cá nhân là khả pháp luật, gắn liền với thừa kế và quyền khác năng của cá nhân có cá nhân từ khi sinh ra đối với tài sản; quyền dân sự và nghĩa đến khi chết đi. Các − Quyền tham gia quan vụ dân sự. cá nhân có năng lực pháp hệ dân sự và có nghĩa vụ luật như nhau. phát sinh từ quan hệ đó. 6
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân • Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân Ngoại lệ: Đối với trường hợp thai nhi được bảo lưu quyền thừa kế (theo quy định tại Điều 613 Bộ Luật dân sự năm 2015). 7
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân • Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết Tuyên bố mất tích Hậu quả pháp lý khi 1 Hậu quả pháp lý khi Điều kiện tuyên bố người bị tuyên bố người bị tuyên bố mất tích mất tích trở về Một người biệt tích 02 năm 1 Tư cách chủ thể: tạm dừng Tư cách chủ thể: Khôi liền trở lên phục Quan hệ hôn nhân: vợ, 2 Quan hệ hôn nhân: công Đã áp dụng các biện pháp chồng của người bị mất tích nhận cho cuộc hôn nhân thông báo, tìm kiếm có quyền nộp đơn yêu cầu sau tòa giải quyết ly hôn 3 Đã có yêu cầu của người có Quan hệ tài sản: được quyền, lợi ích liên quan Quan hệ tài sản: Giao tài sản lấy lại tài sản từ người cho người khác quản lý quản lý 8
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân • Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết (Tiếp) Tuyên bố chết : Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 9
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 19 Bộ Luật dân sự 2015) 10
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân • Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân Người thành niên: là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Người chưa thành niên: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 11
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ Luật dân sự năm 2015) • Điều kiện tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự: Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi; Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; Có kết luận giám định pháp y tâm thần. Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. • Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 12
- 2.1.1. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN (tiếp theo) b. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 Bộ Luật dân sự năm 2015) Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 Bộ Luật dân sự năm 2015) Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 13
- 2.1.2. GIÁM HỘ a. Khái niệm Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc do chính người được giám hộ lựa chọn (gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung là người được giám hộ). 14
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) b. Người được giám hộ • Người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; Người mất năng lực hành vi dân sự; Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lưu ý: Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. 15
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) c. Người giám hộ • Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định được làm người giám hộ; • Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; • Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người. 16
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) c. Người giám hộ • Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau đây: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. 17
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) c. Người giám hộ • Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ; Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. 18
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) c. Người giám hộ • Cử, chỉ định người giám hộ Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ; Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Lưu ý: • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. • Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. 19
- 2.1.2. GIÁM HỘ (tiếp theo) c. Người giám hộ • Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. • Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ; Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 khái niệm luật dân sự việt nam
7 p | 388 | 98
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 1 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
24 p | 113 | 23
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 4 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
19 p | 81 | 16
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 2 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
26 p | 90 | 13
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 8
19 p | 124 | 13
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.3: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Dân sự Việt Nam)
41 p | 69 | 12
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 1: Khái quát về Luật Dân sự Việt Nam
10 p | 35 | 11
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 6 - ThS. Nguyễn Hữu Mạnh
37 p | 107 | 11
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 6 - ThS. Lê Thị Giang
48 p | 79 | 9
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 5 - ThS. Lê Thị Giang
31 p | 66 | 8
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 4 - ThS. Lê Thị Giang
59 p | 65 | 8
-
Bài giảng Luật hiến pháp Việt Nam: Chương 12 - Nguyễn Minh Nhật
10 p | 21 | 8
-
Bài giảng Những vấn đề chung về Luật Dân sự
9 p | 57 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8 - ThS. Trần Minh Toàn
22 p | 17 | 6
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 3 - ThS. Lê Thị Giang
36 p | 74 | 5
-
Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 1 - TS. Lâm Tố Trang
283 p | 44 | 5
-
Bài giảng môn Pháp luật đại cương: Bài 8 - Luật dân sự
22 p | 24 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn