![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 5 - ThS. Lê Thị Giang
lượt xem 8
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
"Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam - Bài 5: Quyền khác đối với tài sản" thông tin đến các bạn những kiến thức về các nội dung về quyền đối với bất động sản liền kề; phân tích được các kiến thức liên quan đến quyền hưởng dụng; các kiến thức liên quan đến quyền bề mặt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 5 - ThS. Lê Thị Giang
- BÀI 5 QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN ThS. Lê Thị Giang Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC 01 Nắm bắt được các nội dung về quyền đối với bất động sản liền kề. 02 Trình bày và phân tích được các kiến thức liên quan đến quyền hưởng dụng. 03 Trình bày và phân tích được các kiến thức liên quan đến quyền bề mặt. 2
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Quyền đối với bất động sản liền kề 5.2. Quyền hưởng dụng 5.3. Quyền bề mặt 3
- 5.1. QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ 5.1.1. Khái niệm Nguyên tắc thực hiện 5.1.2. 5.1.3. Căn cứ xác lập Các quyền đối với bất động sản liền kề 5.1.4. 5.1.5. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề 4
- 5.1.1. KHÁI NIỆM Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ Khái niệm cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại Nhà A bị vây bọc xung quanh bởi các bất động sản khác nên không Ví dụ có lối đi ra đường công cộng. Trong trường hợp này, A có quyền sử dụng bất động sản của người khác để có lối đi ra đường công cộng. 5
- 5.1.2. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN QUYỀN Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề gồm: • Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên; • Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền; Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền; Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn. 6
- 5.1.3. CĂN CỨ XÁC LẬP Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề gồm: • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo quy định của luật; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận; • Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập theo di chúc. 7
- 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác 8
- 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại. 9
- 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường. 10
- 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Quyền về lối đi qua Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền. 11
- 5.1.4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ (tiếp theo) Mặc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 12
- 5.1.5. CHẤM DỨT QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người. 2.1.1 Việc sử dụng, khai thác bấtĐặc điểm động sản không còn làm phát Phân loại sinh nhu cầu hưởng quyền. Theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp khác theo quy định của luật. 13
- 5.2. QUYỀN HƯỞNG DỤNG 5.2.1. Khái niệm Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng 5.2.2. 5.2.3. Hiệu lực, thời hạn của quyền hưởng dụng Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản và của 5.2.4. người hưởng dụng Chấm dứt quyền hưởng dụng và vấn đề hoàn 5.2.5. trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng 14
- 5.2.1. KHÁI NIỆM Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng Khái niệm và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. 2.1.1 Khái niệm 2.1.2 Đặc điểm Phân loại A có căn hộ chung cư không sử dụng. A thỏa thuận với con mình là anh B để cho anh B được quyền hưởng dụng căn hộ chung cư trong Ví dụ thời gian 5 năm Anh B được coi là người có quyền hưởng dụng đối với căn hộ chung cư nên anh B được khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ căn hộ. 15
- 5.2.2. CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN HƯỞNG DỤNG Quyền hưởng dụng được xác lập theo thỏa thuận Quyền hưởng dụng được xác lập theo di chúc 16
- 5.2.3. HIỆU LỰC, THỜI HẠN CỦA QUYỀN HƯỞNG DỤNG a. Hiệu lực Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 17
- 5.2.3. HIỆU LỰC, THỜI HẠN CỦA QUYỀN HƯỞNG DỤNG (tiếp theo) a. Hiệu lực Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn mà họ có quyền hưởng dụng. 18
- 5.2.4. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG TÀI SẢN a. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Định đoạt tài sản nhưng không Không được cản trở, thực hiện hành vi khác được làm thay đổi quyền hưởng gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi dụng đã được xác lập. ích hợp pháp của người hưởng dụng. Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo trong trường hợp người hưởng dụng vi đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản. 19
- 5.2.4. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ CỦA NGƯỜI HƯỞNG DỤNG TÀI SẢN (tiếp theo) b. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng Quyền của người hưởng dụng Nghĩa vụ của người hưởng dụng Tự mình hoặc cho phép người khác khai Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối có quy định; tượng của quyền hưởng dụng. Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản. Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình; Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản định kỳ để bảo đảm việc sử dụng bình thường; Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng. 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
114 p |
577 |
195
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam - ThS. Vũ Thế Hoài
166 p |
561 |
191
-
Bài giảng Luật dân sự Việt Nam (Nguyễn Xuân Quang)
56 p |
713 |
178
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - ĐH Thương Mại
0 p |
509 |
86
-
Bài giảng Luật dân sự 2 - ĐH Thương Mại
0 p |
414 |
80
-
Bài giảng Luật dân sự Việt Nam - TS. Bùi Quang Xuân
48 p |
199 |
32
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương 19 - ThS. Trần Đức Thìn
24 p |
138 |
32
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 1 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
24 p |
117 |
24
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 4 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
19 p |
84 |
16
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương XIII (tt)
22 p |
109 |
15
-
Bài giảng Luật Dân sự 1: Bài 2 - ThS. Kiều Thị Thùy Linh
26 p |
95 |
14
-
Bài giảng Luật dân sự 1 - Chương 1: Khái quát về Luật Dân sự Việt Nam
10 p |
40 |
11
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 2 - ThS. Lê Thị Giang
41 p |
89 |
10
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 6 - ThS. Lê Thị Giang
48 p |
86 |
9
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 4 - ThS. Lê Thị Giang
59 p |
67 |
8
-
Bài giảng Luật Dân sự Việt Nam: Bài 3 - ThS. Lê Thị Giang
36 p |
74 |
5
-
Bài giảng Luật dân sự 1: Phần 1 - TS. Lâm Tố Trang
283 p |
48 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)